Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.27 KB, 7 trang )

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng
Sau những tháng đầu quen với vú mẹ hay bình sữa,
bé bắt đầu hình thành một số cảm giác về mùi vị. Bé
đang lớn và đã đến lúc bạn chuẩn bị cho bé bước
sang giai đoạn tập ăn dặm. Nhưng nên bắt đầu từ lúc
nào và ăn như thế nào cho phù hợp với cơ thể còn
quá yếu ớt của bé ?

Không nên đốt cháy giai đoạn!

Các bà mẹ chỉ nên cho con ăn các thức ăn bổ sung
ngoài sữa sớm nhất là sau 4 tháng đầu (tốt nhất là sau
6 tháng). Vì cơ thể của các bé khi đó rất dễ có những
phản ứng không tích cực (dị ứng) đối với các loại
thực phẩm mới.

Bạn cũng cần chú ý tới thành phần của bữa ăn hàng
ngày, tránh không cho bé dùng các món ăn mà cơ thể
chúng chưa thể tiêu hoá, như ngũ cốc chứa nhiều
protein (cho ăn sau khi bé 6 tháng tuổi), trứng (sau
tháng thứ mười).



Mỗi bữa ăn chỉ nên thay đổi một loại thức ăn mới.
Tuy nhiên cũng đừng quên thay đổi thực đơn vì bé
cũng cần được đổi món liên tục như người lớn chúng
ta vậy. Hơn nữa nếu bé đã gắn bó quá lâu với một số
món ăn quen thuộc sẽ khó chấp nhận những mùi vị
của thức ăn mới.


Chọn thức ăn cho từng giai đoạn tăng trưởng của


Từ 4 đến 5 tháng tuổi: Một số loại ngũ cốc chứa ít
protein, Rau quả nghiền nhuyễn.

Từ 6 tháng tuổi: Thịt và cá, sữa chua, phomát trắng.

Từ 8 tháng tuổi: Thực đơn phong phú hơn, nhưng chỉ
nên cho trẻ ăn một vài món đơn giản.

Từ 12 tháng tuổi: Trẻ có thể ăn theo thực đơn phức
tạp, trứng.

Tất nhiên ở độ tuổi trên dưới 1 năm, sữa vẫn là nguồn
năng lượng chủ yếu trong bữa ăn của bé. Các loại
thực phẩm khác chỉ là thức ăn bổ sung với liều lượng
tăng dần theo thời gian phù hợp.

Không quên bổ sung chất béo vào bữa ăn

Nhiều bà mẹ băn khoăn rằng nếu thay đổi liên tục các
món ăn cho con nhỏ sẽ rất khó xác định chính xác
được tỷ lệ chất dinh dưỡng mà cơ thể đòi hỏi. Điều
này cũng đúng, vì trong thành phần của sữa mẹ và
các loại sữa thay thế khác, tỷ lệ dưỡng chất cần thiết
đã được tính toán cân đối.

Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé bạn cũng nên có biện
pháp ước lượng thành phần dinh dưỡng phù hợp.

Chẳng hạn, nếu bạn thấy bé có vẻ thiếu chất béo, bạn
không nên ngần ngại thêm vào bữa ăn hàng ngày
một muỗng dầu ăn.

Nghiên cứu của một số nhà khoa học Pháp cho thấy
thức ăn của trẻ từ 4 tháng đến 2 năm tuổi chỉ chứa 29
- 33 % chất béo, trong khi tỷ lệ này ở sữa là 45 %.
Nguồn cung cấp các axit béo Oméga 3 và Oméga 6
(hai chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
trí não) cũng không đầy đủ. Có thể bổ sung hai chất
này bằng cách thêm vào thực đơn của con bạn các
món ăn từ cá.

Cẩn thận với sự thừa thãi

Trái với chất béo, lượng protein trong những bữa ăn
đầu tiên của bé nhiều khi quá cao, có thể gấp ba đến
bốn lần mức cho phép. Điều này có thể gây nên tình
trạng béo phì ở trẻ về sau. Vì thế, nên hạn chế các
loại thực phẩm giàu protein và bổ sung nhiều rau quả
vào bữa ăn.

Thông thường đối với những bữa ăn đầu tiên, thực
đơn của các em bé được cha mẹ kiểm soát khá chặt,
nhưng càng về sau mối quan tâm này có vẻ như ngày
càng lơi lỏng và điều này sẽ tác động xấu đến thói
quen ăn uống của trẻ khi lớn. Một số nghiên cứu mới
cho thấy 50% trẻ em ở đô thị nạp lượng calo quá mức
cho phép mỗi ngày. Đây quả thực là con số đáng báo
động cho tương lai thế hệ trẻ.


Những bữa ăn đầu tiên của trẻ em đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc xác lập thói quen ăn uống
và sự phát triển của chúng về sau. Nếu các gia đình
thực sự quan tâm và bố trí phù hợp thực đơn hàng
ngày, các em sẽ thấy được niềm vui mỗi khi ngồi vào
bàn ăn.


×