Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết hợp món ăn giúp bé ngon miệng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.12 KB, 5 trang )

Kết hợp món ăn giúp bé ngon miệng
Bên cạnh yêu cầu “ngon” mắt, ngon miệng, món ăn
cho bé còn phải thỏa mãn hai điều kiện: đủ dinh
dưỡng và tăng cường sức lực để bé đề kháng với các
bệnh nhiễm trùng.
Để “ngon”mắt và ngon miệng, món ăn của trẻ cần có
màu sắc và hương vị. Giai đoạn ăn dặm đến một tuổi,
thông thường các bà mẹ rất thích nấu một nồi cháo
rồi cho dần vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn để bé ăn
ngán do phải cả ngày phải ăn hoài một món, vừa dễ
bị đau bụng vì khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.

Để có những bữa ăn ngon miệng, thay đổi khẩu vị,
sáng sớm, chỉ cần nấu một nồi cháo trắng và mỗi bữa
sẽ thêm các chất đạm như tôm, thịt, cá, cua và các
lọai rau… để có các món cháo cá, cháo tôm… vào
các buổi sáng, trưa, chiều



Các loại “nhân” như: thịt, cá, tôm… cần băm nhuyễn,
sau đó hòa trong chút nước sôi, cuối cùng cho thêm
rau cho hợp khẩu vị (rau dền, mồng tơi, rau
muống…) và dầu ăn. Cháo thịt nạc nấu với bí đỏ;
cháo thịt bò nấu bí đỏ, đậu cô ve, cháo lươn nấu với
cà rốt, cháo tôm nấu với cải ngọt. Riêng món cháo
trứng chỉ để dành nấu trong tình thế cấp bách không
đủ thời gian băm thịt cá.

Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh dưỡng


TP.HCM cho biết: “Cần cho thêm từ một đến hai
muỗng canh dầu vào cháo của bé để đảm bảo đủ năng
lượng và giúp cơ thể hấp thu những sinh tố tan trong
dầu”.

Bên cạnh các món đủ dinh dưỡng còn lưu ý các loại
thực phẩm có công dụng “tăng lực” cho “đội quân”
miễn dịch của bé. Theo giáo sư Botran Rafael –
Fernandez thuộc Đại học Louis Ville, bang Kentucky
(Hoa Kỳ) thì men bánh mì, nấm, táo, ngũ cốc chứa
hỗn hợp sinh học polysaccharide có khả năng liên kết
với bạch cầu và tăng cường sức mạnh cho chúng.
Nhờ vậy bé vượt qua bệnh tật dễ dàng, nhất là các
bệnh về đường hô hấp.

Như vậy, trong thực đơn của bé cần có thêm các
món: bánh mì pate, gà xốt pate, khoai tây (trong
thành phần pate có ruột bánh mì) bánh mì dầm sữa
công thức và cháo nấu với nấm (nấm rơm, nấm bào
ngư, nấm linh chi…), cháo bồ câu hạt sen, đậu xanh.

Khi bé đã ăn được cơm nát, nên cho bé ăn cùng với
gia đình, vừa đỡ công nấu nướng riêng vừa có không
khí gia đình. Các món ăn, vì vậy cũng đặc biệt hơn
một chút như” trứng hấp thịt nạc nấm rơm (cả thịt
nạc và nấm rơm đều băm nhuyễn), trứng mặn hấp thịt
cho thêm bún tàu, nấm mèo băm nhuyễn nên làm một
tuần một lần – hai lần để bé được tăng cường miễn
dịch.


Các bữa phụ nên cho bé ăn các loại trái cây chứa
nhiều chất xơ, sinh tố và dễ ăn như: chuối, đu đủ,
táo… Thỉnh thoảng nên làm rau câu cho bé để vừa có
thêm canxi, chất xơ, i-ốt vừa “tăng lực”. Các món
xúp như xúp gà nấu nấm, xúp bắp… là những món
rất tốt cho bé và cả nhà.

Món ăn cho bé không được nêm mặn, nhất là thời kỳ
ăn dặm để thận của bé không phải “làm việc” quá tải.
Món ăn mặn khi còn bé sẽ làm bé “nghiện” và khi
lớn lên bé sẽ luôn nêm thêm gia vị vào món ăn. Thói
quen này dẫn đến khả năng bé sẽ phải đối mặt với
nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch khi lớn
tuổi.


×