Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập các nhân 1 thuong mại 1- Đặc điểm một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.44 KB, 4 trang )

BÀI LÀM
1. Khái niệm
Theo khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 : “ Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh ”.
Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 : “Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, DNTN không
được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được
quyền thành lập một DNTN ”. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư
nhân là một cá nhân.
2. Đặc điểm một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân
Vì DNTN có một chủ sở hữu, do vậy xét trong nội hàm tổ chức, DNTN
có những đặc điểm sau :
2.1. Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn thành lập. Cá nhân ở đây
có thể bao gồm hai nhóm sau:
Một là, nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: người nước ngoài (công dân
nước ngoài, người không quốc tịch); người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Hai là, công dân Việt Nam.
Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài
sản của một cá nhân và theo quy định tại Điều 142 Luật Doanh nghiệp thì
phần vốn này do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng ký kinh
doanh và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Như
vậy, cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đưa vào kinh doanh một số vốn
nhất định trong khối tài sản thuộc sở hữu cá nhân mình và về nguyên tắc,
tài sản đưa vào kinh doanh đó là tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Nhưng
Page 1
1


trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tăng
hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh
trong trường hợp giảm vốn xuống tới mức đã đăng ký (khoản 3 Điều 142
Luật Doanh nghiệp).
Như vậy, có thể thấy hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và
tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn
lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Và do vậy, không có sự phân biệt
rõ ràng giữa hai phần tài sản này. Điều này có ý nghĩa trong việc nhìn
nhận về khối tài sản của doanh nghiệp tư nhân, khẳng định vấn đề không
thể tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chính
doanh nghiệp tư nhân đó. Chính điều này đã dẫn đến một đặc điểm tiếp
theo của doanh nghiệp tư nhân, đó là, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu
trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp tư nhân.
2.2. Về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
Một là, Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào chủ doanh
nghiệp. Do doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, nên chủ
doanh nghiệp có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và
hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền định đoạt
đối với tài sản doanh nghiệp cũng như có toàn quyền quyết định việc tổ
chức quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Doanh nghiệp thì: “Chủ
doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc
quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp”.
Hai là, Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp tư nhân. (khoản 4 Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2005).
Page 2

2
Trong trường hợp thuê người quản lí chủ doanh nghiệp vẫn là người phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Giới hạn trách nhiệm được phân giữa chủ doanh nghiệp và người
được thuê quản lí thông
2.3. Về phân phối lợi nhuận
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân,
bởi lẽ doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình
chủ doanh nghiệp, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước
và các bên thứ ba, cụ thể là các khoản thuế đối với Nhà nước và các
khoản nợ đối với các bên thứ ba.
Việc một cá nhân duy nhất có quyền hưởng lợi nhuận cũng có nghĩa là
cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi trong kinh doanh mà không
thể yêu cầu người khác gánh đỡ những rủi ro này. Đây là một điểm hạn chế
lớn, là nguyên nhân khiến cho không ít nhà đầu tư không muốn kinh doanh
dưới hình thức DNTN.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể thấy đặc điểm “một chủ sở
hữu” là một đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân, giúp phân biệt doanh
nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác. Với đặc điểm này,
doanh nghiệp tư nhân mang trong mình những ưu điểm và hạn chế nhất
định so với các loại hình doanh nghiệp khác, cụ thể là ở doanh nghiệp tư
nhân chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ quyền quản lý doanh
nghiệp đối với bất cứ đối tượng nào khác; về việc phân phối lợi nhuận
như đã phân tích ở trên cũng là một ưu điểm khi kinh doanh dưới hình
thức doanh nghiệp một chủ, tuy nhiên, việc một cá nhân duy nhất có
quyền hưởng lợi nhuận cũng có nghĩa là cá nhân đó sẽ có nghĩa vụ chịu
mọi rủi ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ
những rủi ro này. Đây cũng là một điểm hạn chế lớn khiến cho không ít
nhà đầu tư không muốn kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân.

Page 3
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại, tập 1,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2007;
2. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
3. Luật gia Đặng Nguyên Hùng, 225 câu hỏi và trả lời về Luật doanh
nghiệp năm 2005 và vấn đề cổ phần hóa công ty nhà nước, Nxb Lao đông
– xã hội, 2006.
4. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Hỏi và đáp luật thương mại, Nxb
Chính trị - hành chính, 2011.
5. Nghị định của chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010
hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.
Page 4
4

×