Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con ứng xử với đồng tiền pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.6 KB, 5 trang )

Dạy con ứng xử với đồng tiền
Nếu bạn có con, hãy dạy cho con những điều quý giá sau
về tiền bạc, như một hành trang bước vào cuộc sống.
1. Tiền không tốt cũng không xấu
Tiền chỉ là một công cụ. Tiền không thể giúp ta khám phá
ra bản chất con người. Giá trị của một con người không thể
được đo bằng việc anh ta có bao nhiêu tiền, vì vậy không
thể đánh giá ai đó dựa trên số tài sản mà họ có.
2. Tiền không phải là một mục tiêu
Đừng dạy con bạn xây dựng mục đích của bản thân là tiền.
Một người khi được hỏi mục đích cuộc sống của mình là gì,
câu trả lời lập tức là "giàu có", thì anh ta sẽ làm mọi cách
để trở nên giàu có, bất chấp mọi giá. Dĩ nhiên anh ta sẽ
không bao giờ có được hạnh phúc khi đã đạt được mục tiêu
giàu có của mình.

Nếu bạn có con, hãy dạy cho con những điều quý giá sau
về tiền bạc, như một hành trang bước vào cuộc sống
3. Tiền không làm cho bạn hạnh phúc
Một người giàu có chưa chắc đã hạnh phúc hơn người
nghèo. Trong thực tế, người giàu thường căng thẳng hơn.
Những người hạnh phúc nhất là những người luôn cảm thấy
hài lòng với những gì mình có, khi bạn còn muốn nhiều
điều hơn nữa, chắc chắn bạn sẽ phải đấu tranh với chính
bản thân mình. Người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi
không ngừng phấn đấu nhưng sẽ không thể hạnh phúc nếu
mục tiêu đó là tiền, là sự giàu có, là chức danh, là địa vị.
4. Không ghen tị với tiền của người khác
Nếu có nhận thức về tiền bạc tốt, bạn sẽ thấy rằng tình
trạng tài chính của mình an toàn hơn những người cố gắng
phô trương sự giàu có bằng xe đẹp, nhà cao - có thể họ


đang nợ một khoản tiền khổng lồ trong ngân hàng để có
những thứ đó.
Ghen tị là một thứ cảm xúc rất dễ khiến bạn mất tập trung,
chính vì thế tốt nhất là suy nghĩ về bản thân mình hơn là
nhìn và so sánh với người khác, đặc biệt khi bạn chỉ có thể
nhìn vào những gì thuộc về bề ngoài của họ.
5. Nếu khá giả, hãy tìm cách giúp đỡ người khác
Bạn may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả,
có thời kỳ làm ăn thịnh vượng, đừng quên trách nhiệm giúp
đỡ của mình với những đối tượng thiệt thòi hơn. Đừng chần
chừ hay tiếc rẻ bỏ ra chút ít tài chính ủng hộ những nạn
nhân sau một cơn bão lũ kinh hoàng, một trận động đất,
sóng thần trên đất nước mình cũng như trên thế giới mà
chúng ta đang sống.
6. Phân bổ ngân sách hợp lý
Một khi bạn đã kiếm được tiền, hãy cân nhắc sử dụng hợp
lý. Nên có kế hoạch các khoản cần tiêu, các khoản cần tiết
kiệm. Xây dựng thói quen này sớm sẽ giúp bạn nhận ra
rằng bạn chỉ có thể an toàn về tài chính nếu tiêu ít hơn số
tiền mình kiếm ra.
7. Đừng mong một bữa trưa miễn phí
Không ai cho không ai cái gì, bạn đang được trả lương cho
những gì bạn cam kết tại công ty, và bạn sẽ được trả lương
nhiều hơn nếu bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Bạn
không phải là giám đốc nên bạn không thể được nhận
lương tương đương với vị giám đốc.
8. Tiết kiệm nhiều nhất có thể cho tương lai
Có thể tiết kiệm khiến bạn thấy phiền phức, không thoải
mái trong thời điểm hiện tại nhưng đó là cách tốt nhất để
hạn chế những khó khăn và phiền phức trong tương lai.

9. Tránh vay mượn tiền bạc
Tiền vốn dĩ không tốt cũng không xấu nên việc vay mượn
tiền không tốt cũng không xấu. Vay tiền có những nhược
điểm của nó, nhưng trong cuộc sống thật khó tránh hoàn
toàn việc vay mượn tiền. Trở thành con nợ chắc chắn sẽ
không thoải mái chút nào, chính vì thế hãy tự lực tối đa có
thể hoặc cân nhắc lí do vay mượn một cách hợp lý.
10. Tiền không phải là quan trọng nhất
Mặc dù tiền rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc
sống nhưng không nên tập trung quá nhiều thời gian vào
nó. Đừng để tiền điều khiển mọi quyết định của bạn. Nhiều
người sẽ khuyên bạn nên nghĩ về khoản "lợi tức đầu tư",
tuy nhiên chỉ nên tính toán đến tiền với những quyết định
tài chính, còn với những quyết định khác liên quan đến
cuộc sống, tiền chỉ nên là một trong số những thứ cần cân
nhắc.
Theo Dân Tr

×