Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy bé học toán mọi lúc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.97 KB, 5 trang )

Dạy bé học toán mọi lúc
Những hoạt động vui vẻ hàng ngày giúp thúc đẩy kỹ năng
toán học cho bé mẫu giáo nhà bạn.
Chẳng hạn, phân loại đồ chơi theo hình dạng, kích thước
hoặc màu sắc. Sau đó, cùng bé đếm đến 10. Bạn có thể vun
đắp khái niệm toán học cho bé từ sớm bởi những trò vui
trong nhà. Đừng chỉ cứng nhắc dạy con bằng sách, đồ chơi
toán học mua sẵn. Nếu bạn muốn bé yêu thích những con
số, hãy cho bé thấy toán là một phần gần gũi trong cuộc
sống thường ngày và bé sẽ háo hức khám phá dù chưa bước
vào tiểu học.
Dưới đây là những gợi ý hướng dẫn bé nhà bạn đến với
toán. Bởi vì các bé thích học theo nhiều cách nên việc sáng
tạo khi dạy con sẽ mang hiệu quả cao nhất:

Học bằng thị giác
‘Săn' các con số: Khi bạn cùng bé đi dạo phố, hãy chỉ cho
bé thấy những con số trên đường, những biển hiệu cửa
hàng Đọc to con số nếu bạn nhìn thấy chúng. Bé của bạn
có thể nhận diện con số tới 10 ngay cả khi bé chưa đi mẫu
giáo.
Nối các số: Đây là trò chơi đơn giản giúp bé hiểu những
con số được nối tiếp với nhau; ví dụ, từ số 1 nối tới số 2, số
3 Những cửa hàng sách vô vàn sách màu dạy bé nối số
thành hình đẹp mắt (và đừng ngạc nhiên nếu bé nhà bạn chỉ
thích nối số hình khủng long hay Pokemon - quan trọng là
từ đó bé biết nối số theo đúng thứ tự).
Quay số điện thoại: Hãy viết số điện thoại của ông bà hay
một người bạn thân của bé lên một mảnh giấy. Dạy bé quay
số điện thoại đồ chơi, giúp bé ghi nhớ trật tự số từ bên trái
sang bên phải trên điện thoại.


Đếm mọi thứ xung quanh bé: Đếm số người đứng chờ trên
vỉa hè, số bậc thang trong siêu thị, số đèn xanh - đèn đỏ
trên đường đi
Học bằng thể chất
Đếm và phân loại vật dụng trong nhà: Trộn lẫn thìa, dĩa,
đũa trong một cái hộp. Sau đó, bạn gợi ý để con phân loại
và đếm số lượng ở mỗi loại. Làm tương tự với những đôi
tất (phân thành cỡ và màu), bộ sưu tập thú nhồi bông (phân
thành con to - con bé, nhóm gấu bông - vịt bông). Dạy bé
gập và phân loại quần áo: Có bao nhiêu áo phông? Bao
nhiêu áo sơmi? Hướng dẫn bé chia áo thành 2 nhóm chính.
Tìm các loại hình xung quanh nhà: Dạy bé tìm những vật
hình vuông, tam giác, tròn, hình ngôi sao hay bất kỳ hình
nào.
Vui chơi với những khối xếp hình: Những khối xếp hình
có nhiều kích cỡ đa dạng, hình vuông hay hình chữ nhật
chẳng hạn giúp bé nhà bạn xây dựng khái niệm hình học cơ
bản cũng như thúc đẩy các kỹ năng vận động.
Tạo sách đếm số: Hoạt động này giúp bé phát triển đồng
thời 2 kỹ năng: đọc và toán học. Bạn đưa cho con những
cuốn tạp chí cũ, cùng bé xé (cắt) những chữ trong tạp chí
bắt đầu bằng chữ "A"; sau đó, dán chúng vào một quyển số
nhỏ.
Trò vui bữa ăn nhẹ: Chẳng hạn, đưa cho bé nhà bạn mấy
chiếc bánh quy hình con cá được đặt trong một chiếc bát do
bạn vẽ trên một tờ giấy trắng. Đặt cá vào hình chiếc bát và
dạy bé đếm từng con cá. Gạt cá sang bên cạnh và đếm lại từ
đầu.
Chơi theo mô hình: Ví dụ, đưa cho bé nhà bạn những quả
nho màu xanh và màu tím. Dạy bé xếp thành mẫu khác

nhau: tím - xanh - tím - xanh hoặc xanh - xanh - tím - xanh
- xanh. Có thể tìm những mẫu tự nhiên: hạt vòng trên một
chiếc vòng nhiều màu sắc, sọc kẻ caro trên áo và những
gì có đôi như mắt, tai, hai nắp vỏ của một con sò Hoạt
động này giúp bé giải quyết các vấn đề toán học và hiểu
khái niệm trừu tượng.
Học với ‘khán giả nhỏ tuổi'
Hát cho bé những bài có số đếm: Rất nhiều giai điệu có chữ
số mà bạn hát được cho con. Ngoài ra, nên chọn băng đĩa
nhạc dành cho thiếu nhi có nhiều con số để cho bé nghe.
Lên thực đơn với bé: Dạy bé đong nguyên liệu với môi
(thìa), cốc (bát) để chế biến một món ăn. Trò chơi này hấp
dẫn lại ngon miệng nên chắc chắn được nhiều bé yêu thích.
Theo mevabe

×