Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Y học cổ truyền NAM KINH Part 8 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.43 KB, 6 trang )

Y học cổ truyền NAM KINH Part 8



NAN 56
Điều 56 Nan viết: “Tích của ngũ tạng đều có tên không riêng mình không ? Nó đắc
(bệnh) vào tháng nào, ngày nào ?”.
Thực vậy: “Tích của Can tên gọi là Phì khí, nằm ở dưới hông sườn bên trái, hình như
cái ly úp xuống, có đầu có chân, bệnh lâu không lành sẽ làm cho người bệnh phát ra
chứng ho nghịch, sốt rét năm này qua năm khác không khỏi. Nó đắc (bệnh) vào Mậu
Kỷ nhật của mùa qúy hạ”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Phế bệnh truyền cho Can, Can phải truyền cho Tỳ, gặp lúc mùa qúy hạ Tỳ đang
Vượng, mà vượng thì Tỳ sẽ không thọ tà. Thế là Can muốn trả trở lại cho Phế, Phế
không chịu nhận, vì thế mà lưu kết thành chứng Tích. Do đó chúng ta biết được chứng
Phì khí đắc (bệnh) vào Mậu Kỷ nhật của mùa qúy hạ.
Tích của Tâm tên gọi là Phục lương, khỏi lên từ ở phía trên rún to như cánh tay, lên
trên đến dưới Tâm, bệnh lâu ngày không khỏi, khiến cho người bệnh bị phiền Tâm. Nó
đắc (bệnh) vào Canh Tân nhật của mùa Thu.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Thận bệnh truyền cho Tâm, Tâm phải truyền cho Phế, gặp lúc mùa thu Phế đang
vượng, mà vượng thì phế sẽ không thọ tà. Thế là Tâm muốn trả trở lại cho Thận. Thận
không chịu nhận, vì thế mà lưu kết thành chứng Tích. Do đó chúng ta biết được chứng
phục lương đắc (bệnh) vào Canh Tân nhật của mùa thu.
Tích của Tỳ tên gọi là Bĩ khí, nằm ở vùng vị hoãn, to như cái mân, bệnh lâu không
dứt sẽ khiến cho bệnh nhân tứ chi không co duỗi được, phát chứng hoàng đản, ăn
uống không bồi bổ được cho cơ nhục và bì phu. Nó đắc (bệnh) vào Nhâm Qúy nhật
của mùa đông”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Can bệnh truyền cho Tỳ, Tỳ phải truyền cho Thận, gặp lúc mùa đông Thận đang
vượng, mà vượng thì Thận sẽ không thọ tà. Thế là Tỳ muốn trả trở lại cho Can. Can


không chịu nhận, vì thế mà lưu kết thành chứng Tích. Do đó chúng ta biết được chứng
Bĩ khí đắc (bệnh) vào Nhâm Qúy nhật của mùa đông”.
Tích của Phế tên gọi là Tức bôn, nằm ở dưới hông sườn phía hữu, nằm úp lại to như
cái ly, bệnh lâu ngày không dứt sẽ khiến cho bệnh nhân hay bị ớn ớn hàn nhiệt, ho
suyễn phát ra phế ủng. Nó đắc (bệnh) vào Giáp Ất nhật mùa xuân”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Tâm bệnh truyền cho phế, phế phải truyền cho Can, gặp lúc mùa xuân Can đang
vượng, mà vượng thì Can sẽ không thọ tà. Thế là phế muốn trả trở lại cho Tâm. Tâm
không chịu nhận, vì thế mà lưu kết thành chứng Tích. Do đó chúng ta biết được chứng
Tức bôn đắc bệnh vào Giáp Ất nhật của mùa xuân”.
Tích của Thận tên gọi là Bôn độn, nó phát ra ở vùng thiếu phúc, lên trên đến dưới
Tâm, giống như hình trạng của con “đôn : heo con” hoặc lên hoặc xuống không biết lúc
nào, bệnh lâu ngày không dứt sẽ khiến cho bệnh nhân bị suyễn nghịch, cốt nuy, bị thiếu
khíq. Nó đắc bệnh vào Bính Đinh nhật của mùa hạ’.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Tỳ bệnh truyền cho Thận, Thận phải truyền cho Tâm, gặp lúc mùa hạ Tâm đang
vượng, mà vượng thì Tâm sẽ không thọ tà. Thế là Thận muốn trả trở lại cho Tỳ, Tỳ
không chịu nhận vì thế lưu kết thành chứng Tích. Do đó chúng ta biết được chứng Bôn
độn đắc bệnh vào Bính Đinh nhật của mùa hạ.
Đây là những phép chẩn quan trọng của ngũ tích”.
NAN 57
Điều 57 Nan viết: “Tiết gồm có bao nhiêu loại ? Có tên gọi hay không ?”.
Thực vậy: “Tiết gồm có 5 loại, tên gọi đều khác nhau, có Vị tiết, có Tỳ tiết, có Đại
trường tiết, có Tiểu trường tiết, có Đại hà tiết, còn gọi là Hậu trọng.
Vị tiết là chứng mà ăn uống không hóa, phân vàng.
Tỳ tiết là chứng mà bụng bị trướng, mãn, khi đi tiêu thì chảy ra, ăn vào xong tức thì ói
nghịch trở ra.
Đại trường tiết là chứng mà ăn vừa xong thì bụng như bị quẫn bách như bắt buộc
phải tiêu ra ngay, đại tiện ra phân sắc trắng, sôi ruột, đau như cắt.
Tiểu trường tiết là chứng mà tiểu tiện thông, đại tiện ra máu mủ, đau vùng thiếu phúc.

Đại hà tiết là chứng mà lý cấp hậu trọng, nhiều lần đi đến cầu tiêu nhưng không thể
đại tiện được, giữa dương vật bị đau. Đây là phép lớn để hiểu về các chứng tiết.
NAN 58
Điều 58 Nan viết: “Thương hàn có mấy loại ? Mạch của nó có biến không ?”.
Thực vậy: “Thương hàn có 5 loại, đó là có trúng phong, có thương hàn, có thấp ôn,
có nhiệt bệnh, có ôn bệnh, mỗi loại có sự biểu hiện hiểm nguy của nó khác nhau.
Mạch trúng phong thì Dương phù mà hoạt, Âm nhu mà nhược, Mạch thấp ôn thì
Dương nhu mà nhược, Âm tiểu mà cấp. Mạch thương hàn thì Âm Dương đều thịnh mà
khẩn sắc. Mạch nhiệt bệnh thì Âm Dương đều phù, phù mà lại hoạt, trầm mà lại tán
sắc. Mạch ôn bệnh thì vận hành ở các kinh mà không biết động ở kinh nào, đều phải
dựa vào tình hình của kinh đó trong lúc chẩn để dựa vào đó mà trị”.
“Bệnh thương hàn, có trường hợp cho ra mồ hôi thì khỏi mà cho xổ lại chết; có
trường hợp cho ra mồ hôi thì chết mà cho xổ lại khỏi, tại sao vậy ?”.
Thực vậy: “Khi Dương hư Âm thịnh mà cho ra mồ hôi thì khỏi, cho xổ thì chết; khi
Dương thịnh Âm hư mà cho ra mồ hôi thì chết, cho xổ lại khỏi”.
“Bệnh về hàn nhiệt, sự biểu hiện của nó như thế nào ?”.
Thực vậy: “Bì phu hàn nhiệt làm cho bì phu không thể tiếp xúc được với chiếu nằm,
lông tóc bị khô, mũi khô, không được cho ra mồ hôi; cơ nhục hàn nhiệt làm cho bì phu
bị thống, môi lưỡi bị khô, không được cho ra mồ hôi; cốt hàn nhiệt bệnh làm cho người
bệnh không được an tĩnh, mồ hôi ra không dứt, gốc răng khô và đau nhức”.
NAN 59
Điều 59 Nan viết: “Bệnh Thuộc cuồng và điên phải phân biệt như thế nào ?”.
Thực vậy: “Bệnh cuồng lúc bắt đầu làm cho bệnh nhân ít chịu những8, không đói tự
cho mình là bậc hiền ở trên cao, tự phân biệt mình là người trí, tự cho mình là tôn qúy,
ngông láo, cười ngây, ham ca nhạc, làm những việc liều lĩnh.
Bệnh điên tật lúc bắt đầu làm cho bệnh nhân ý không vui, ngó thẳng, té xuống cứng
như xác chết, tất cả 3 bộ mạch Âm Dương đều thịnh”.
NAN 60
Điều 60 Nan viết: “bệnh ở đầu và Tâm có Quyết thống, có Chân thống, nghĩa là thế
nào ?”.

Thực vậy: “Mạch của Thủ tam Dương thọ phong hàn, núp lại, lưu lại không đi, gọi là
Quyết đầu thống, nó nhập để liên hệ với não, gọi là Chân đầu thống. Khí của ngũ tạng
can thiệp vào nhau gọi là Quyết Tâm thống. Khi nào sự đau nhức nhiều chỉ ở Tâm, tay
chân lạnh, gọi là Chân Tâm thống. Khi mà bị chứng Chân Tâm thống thì buổi sáng phát
bệnh, buổi chiều chết, buổi chiều phát, buổi sáng chết”.
NAN 61
Điều 61 Nan viết: “Kinh nói: Vọng để biết gọi là thần, văn (nghe) để biết gọi là thánh,
vấn (hỏi) để biết gọi là công, thiết mạch để biết gọi là xả. Nói thế nghĩa là thế nào?”.
Thực vậy: “Khi nói “vọng để biết” ý nói nhờ vọng mà thấy được ngũ sắc, từ đó biết
được bệnh.
Khi nói “văn để biết” ý nói nhờ văn mà nghe được ngũ âm nhằm phân biệt được
bệnh.
Khi nói “vấn để biết” ý nói nhờ vấn mà chúng ta hỏi được người bệnh thích vị nào
trong ngũ vị, từ đó ta biết được bệnh khởi lên từ đâu ? Đang nằm ở đâu ?
Khi nói “thiết mạch để biết” ý nói nhờ chẩn mạch Thốn khẩu mà biết được tình trạng
hư thực nhằm biết được bệnh, belänh đó đang ở tạng phủ nào ? Kinh đã nói “nhờ ở
ngoại mà biết gọi là thánh, nhờ ở nội mà biết gọi là thần” là như thế!”.
NAN 62
Điều 62 Nan viết: “Các huyệt Tỉnh Vinh của tạng chỉ có 5, riêng ở phủ lại có đến 6,
nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “phủ thuộc Dương. Kinh Tam tiêu vận hành ở các kinh Dương, cho nên
phải đặt thêm 1 du huyệt gọi tên là Nguyên. Như vậy nếu phủ có đến 6 thì đó cũng chỉ
vì nó cùng một khí với Tam tiêu mà thôi”.
NAN 63
Điều 63 Nan viết: “Các huyệt Vinh Hợp trong ngũ tạng lục phủ đều lấy Tỉnh làm
huyệt bắt đầu. (Như thế) nghĩa là gì ?”.
Thực vậy: “Tỉnh là mùa xuân, phương đông, lúc vạn vật bắt đầu sinh ra. Các con sâu
kỷ bò ngoằn ngoèo, suyễn tức, sâu quyên bay lên, sâu nhu động đậy. Các vật phải
sống không vật nào không dựa vào mùa xuân để sinh.
Cho nên tính theo tuế thì bắt đầu từ xuân, tính theo nguyệt (có bản viết là nhật) thì

bắt đầu ở Giáp. Vì thế (cổ nhân) lấy huyệt Tỉnh làm huyệt bắt đầu”.

×