Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.28 KB, 5 trang )
Y học cổ truyền phòng trị thủy đậu
Thủy đậu là bệnh do virus, lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián
tiếp, hay gặp ở trẻ em 2 - 10 tuổi, ít gặp ở người lớn.
Cây dâu tằm - vị thuốc quý cho người bị thủy đậu
- Thời kỳ mang bệnh: 15 - 18 ngày.
- Thời kỳ xâm nhập: sốt nhẹ 37,5 - 38 độ trong vài ngày, kèm theo sổ mũi,
kém ăn.
- Thời kỳ mọc đậu:
Mới đầu là những nốt mẩn đỏ như sởi, sau vài giờ chuyển thành các nốt
phỏng với đặc điểm: Nóng như hạt sương, tròn hay hình bầu dục, có vòng đỏ bao
quanh. Các nốt phỏng mọc ở ngực, bụng, lưng, mặt, da đầu, chân, trừ gan bàn
chân, gan bàn tay. Cuối cùng các nốt phỏng này vỡ ra, khô đi và không để lại sẹo
vĩnh viễn như đậu mùa, trừ trường hợp các nốt phổng bị nhiễm trùng do gãi hoặc
để mất vệ sinh.
Các nốt thủy đậu mọc thành từng đợt, cách nhau 2 - 3 ngày, do đó cùng một
nơi, có những nốt khác tuổi nhau. Trường hợp các nốt thủy đậu bị vỡ loét bôi
thuốc sát khuẩn như dung dịch xanh metylen (Blue metylen).
Thủy đậu, y học cổ truyền còn gọi là thủy hoa là một bệnh truyền nhiễm
hay gặp ở trẻ em vào mùa đông xuân, chủ yếu là mọc những nốt dạ (Bào chẩn).
Theo y học cổ truyền: Nguyên nhân do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua
đường miệng. Thủy đậu là một bệnh nông nhẹ thường ở phần vệ và phần khí, rất ít
khi gặp ở phần huyết.
Triệu chứng
Lúc bắt đầu sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, vài ngày sau xuất hiện rải
rác những nốt đỏ ở lưng, sau đó lan ra khắp chân tay (nhưng tay chân ít hơn). Sau
khi nổi lên, ở chính giữa có một hình bầu dục chứa một chất nước trong, không
mưng mủ, có vành đỏ xung quanh, kéo dài độ 3 - 4 ngày thì khô và bong ra. Đặc