Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.83 KB, 6 trang )

Dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não



Mỗi năm, có khoảng 0,2% dân số thế giới bị tai biến
mạch máu não. Riêng đối với người trên 65 tuổi, tỷ lệ
này là 5%. Số người tử vong do bệnh này đứng hàng
thứ ba, sau ung thư và bệnh tim. BS CK I Phạm Văn
Chín – khoa Dinh dưỡng lâm sàng (Trung tâm Dinh
dưỡng TP.HCM) sẽ hướng dẫn cách chăm sóc dinh
dưỡng tại nhà cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu
não.
 Ăn óc coi chừng tai biến mạch máu não
Đối với người ăn được
Cho người bệnh ăn uống như người bình thường, nếu
ăn ít thì tăng thêm bữa. Thực phẩm chế biến phải phù
hợp với khả năng nhai: cắt nhỏ, băm nhuyễn, nấu
mềm Thức ăn phải cân đối và đáp ứng các chất
dinh dưỡng cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng,
đậu ; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì ; chất béo
như dầu, mỡ ; rau củ quả và trái cây.
Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn
chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với bình
thường. Năng lượng cần trong ngày khoảng 25 - 30
kcal/kg. Ví dụ, một người nặng 50kg thì tỷ lệ khẩu
phần dinh dưỡng trong ngày là: chất bột đường: 60%
- 65% (bốn chén cơm); chất đạm: 15% – 20% (200g
thịt nạc hoặc cá); chất béo (sáu muỗng cà phê);
vitamine và chất xơ: 400g rau củ quả (hai trái cà chua
hoặc 1/2 bó rau muống hoặc ba cây cải), 200g trái
cây (nửa trái thanh long hoặc bốn múi bưởi).


Chú ý: ăn lạt, uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày.
Dấu hiệu đủ nước: tiểu nhiều, đêm tiểu một - hai lần;
môi không khô, không khát nước.
Thực đơn gợi ý:
- Sáng: cháo trắng hột vịt muối (cháo một tô vừa,
trứng vịt nửa quả); một quả chuối.
- Trưa: 1,5 chén cơm; bò xào bông cải (thịt bò 50g,
bông cải cà rốt 100g); canh mướp nấu nghêu (mướp
100g, nghêu 20g); đu đủ 100g.
- Chiều: một chén cơm; cá lóc kho tộ (cá 100g,
đường 20g, dầu ăn 5g); rau sống một đĩa nhỏ 100g,
canh chua cá (cá 20g, rau 100g, đường 2g), sương
sâm một ly (1/2 muỗng cà phê đường).
- Tối: 200 ml sữa bò tươi.
Nếu ngán, có thể thay thế: một chén cơm bằng nửa
chén xôi hoặc một chén bún đầy hay một ổ bánh mì
nhỏ; 100g thịt bằng 100g cá, hoặc 200g tôm, hoặc hai
trứng vịt hay ba trứng gà (chú ý: người tăng mỡ máu
chỉ được ăn tối đa một lòng đỏ trứng/ngày, ăn hai -
bốn trứng/tuần); một muỗng canh dầu ăn bằng 20g
đậu phộng, mè; một tô cháo và nửa trứng vịt muối
bằng một tô phở nhỏ, hoặc tô hủ tiếu vừa.
Ăn đúng sẽ giúp da người bệnh hồng hào, không
viêm loét; niêm mạc không bị lở loét; cân nặng đạt
mức lý tưởng; cơ chắc; tóc mượt, không rụng. Nếu ăn
chưa đúng, người bệnh sẽ sụt cân dần; da xanh; niêm
mạc nhợt; da dễ lở loét; cơ nhão; tóc rụng.
Đối với người không ăn được
Phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạ dày, để giúp
người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm trong ngày.

Mỗi ngày cung cấp khoảng 1.800 - 2.000 ml sữa (nên
dùng sữa bột) hoặc một lít cháo xay (nên sử dụng
men amylaz để làm lỏng cháo, nhằm tránh nghẹt
ống). Ngoài ra, còn có các loại bột dinh dưỡng cao
năng lượng, cần 750 - 1.500 ml/ngày.
Tư thế khi cho ăn là nửa nằm nửa ngồi, chia đều
lượng thực phẩm ra thành năm bữa ăn trong ngày;
bơm 15 - 20 phút/bữa. Khoảng cách giữa các bữa ăn
từ hai - ba giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Kiểm tra
lượng thức ăn ứ đọng trước bữa ăn mới, nếu còn trên
một nửa thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Xử trí biến chứng khi cho ăn qua ống thông: khi bệnh
nhân nôn, sình bụng, phải giảm khối lượng mỗi bữa
ăn, giảm tốc độ khi cho ăn bằng cách nhỏ giọt liên
tục. Khi tiêu chảy, phải giảm độ đậm của thức ăn,
giảm tốc độ khi cho ăn Những biến chứng trên nếu
không cải thiện, cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và bác
sĩ dinh dưỡng.

×