Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực phẩm cho trẻ có thực sự tốt? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.63 KB, 7 trang )

Thực phẩm cho trẻ có thực sự tốt?
Chúng ta luôn nghĩ rằng ngũ cốc ăn sáng, bánh ngọt,
sữa tươi có đường là lựa chọn tốt cho sức khỏe của
trẻ nhưng nếu nhìn kỹ nhãn sản phẩm một chút, bạn
sẽ muốn đổi món ngay. Tại sao vậy?
Thói quen có hại

Một đứa trẻ ăn bột ngũ cốc cho bữa sáng, bánh
biscuit cho bữa phụ và sữa chua, đồ uống ngọt cho
bữa trưa… thì cơ thể chúng đang phải hấp thụ một
lượng đường rất lớn.

Hãy nhìn vào bảng thành phần của hộp bánh biscuit,
sữa chua và đồ uống dành cho trẻ, bạn sẽ thấy lượng
đường luôn vượt quá 10% tổng khối lượng. Còn
trong báo cáo tiết lộ mới đây, một số loại ngũ cốc ăn
sáng, bánh biscuit có lượng đường tương đương với 1
thanh chocolate.

Trong khi đó, tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị:
trẻ không được tiêu thụ vượt quá 10% lượng đường
(tức là cứ 100g thực phẩm cho trẻ, chỉ nên có tối đa
là 10g đường).

Như vậy, theo cách tính mới này, rất nhiều loại thực
phẩm dành cho trẻ đã vượt quá tiêu chuẩn khuyến
nghị. Và việc tích lũy “đường” một cách từ từ và liên
tục như vậy đang khiến nhiều chuyên gia lo lắng.


Hậu quả



Hai chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nước Mỹ cảnh
báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều chất ngọt có thể dẫn
tới những hậu quả khôn lường về cân nặng và thói
quen cư xử.

Nhà dinh dưỡng học Jane Clarke, người đang cộng
tác với chương trình Bữa ăn tối tại trường của 1 kênh
truyền hình Mỹ mới đây đã phát hành một cuốn sách
trong đó kết tội “đường là thủ phạm ảnh hưởng đến
hành vi của trẻ nhỏ” mà “nhiều cha mẹ không tin
rằng nó có thể gây bất hạnh cho con cái mình”.

Tại phòng khám của mình, bà Jane thường xuyên gặp
những đứa trẻ “có vấn đề và sự tập trung, tính khí
thất thường, hay cáu giận" và khi gia đình quản lý
chặt lượng đường trẻ tiêu thụ thì chúng hoàn toàn trở
thành những đứa trẻ khác”.

Còn TS Alex Richardson đang làm việc tại ĐH
Oxford là một cựu giáo viên sinh học và là một
chuyên gia trong lĩnh vực về mối quan hệ giữa dinh
dưỡng với hành vi cư xử của trẻ cũng khẳng định sự
liên quan giữa hành vi với lượng đường trẻ ăn.

Khi còn là giáo viên, Richardson thường rất "sợ"
những tiết học buổi chiều khi mà các học sinh trở về
lớp học sau một bữa ăn trưa nhiều đường.

“20% học sinh nằm trong danh sách những đứa trẻ

cần sự giáo dục đặc biệt nhưng nếu chúng ta chú ý tới
chế độ ăn và dinh dưỡng thì chắc chắn con số này sẽ
giảm xuống trông thấy”, bà cho biết.

Chế độ ăn tác động rất lớn tới não bộ

TS Richardson cho biết: Khi bạn ăn đồ ngọt, đường
sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu, điều này sẽ
làm sự tập trung và tâm tính hưng phấn lên chút ít.
Nhưng cơ thể sẽ phải sản xuất ra nhiều insulin hơn để
chuyển hóa lượng đường này sang dạng dự trữ để
lượng đường trong máu về mức cân bằng.

Tuy nhiên, nếu đường trong máu sụt giảm quá chậm,
cơ thể sẽ tăng tiết hormone adrenaline để cảnh báo
nguy cơ quát tải lượng đường trong cơ bắp và gan.

Sự cáu kỉnh và hiếu động thái quá trong giờ học sau
bữa ăn trưa chính là biểu hiện rõ nhất cho thấy những
phản ứng của cơ thể với lượng đường trong máu tăng
quá cao mà lại giảm đi quá chậm và không đáng kể.

Sự lựa chọn “tốt cho sức khỏe”

Những thông tin trên hẳn làm bạn e ngại. Bạn cố nhớ
chính xác lượng đường con mình ăn hằng ngày
nhưng có vẻ như rất khó. Nhưng với những thực
phẩm ít béo, bạn tin tưởng rằng mình đã đúng?

"Thực tế, những thực phẩm ít béo lại thường tăng

lượng đường để tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn. Ví
dụ lượng đường trong bánh biscuit ít béo thường cao
hơn mức thông thường tới 50%”, TS Clarke cho biết.

Còn rất nhiều lựa chọn được xem là “tốt cho sức
khỏe” nhưng thực chất lại hoàn toàn mang tính cảm
tính bởi nó thể chứa rất nhiều đường.

Vậy thì trẻ sẽ ăn gì khi tất cả mọi thứ đều có hại đến
vậy? Đừng quá lo lắng, “các sản phẩm khuyến cáo
cho trẻ chắc chắc tốt hơn đồ uống có ga và bạn chỉ
cần lưu ý rằng trẻ phải được uống thật nhiều nước để
giảm nồng độ đường trong máu".

Còn nếu bạn kiên quyết loại bỏ đường ra khỏi chế độ
ăn của trẻ thì cũng cần bổ sung đường tự nhiên trong
hoa quả tươi, hoa quả sấy khô, hạt khô.

Xin lưu ý rằng bạn không được nóng vội, đột ngột
giảm lượng đường trẻ ăn hằng ngày bởi bé sẽ ăn lén
và bạn không thể kiểm soát. Hãy thực hiện một cách
từ từ và bạn sẽ thấy tâm tính của bé khác biệt như thế
nào sau một tháng thử nghiệm nhé.

×