Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ độ tuổi tiểu học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.24 KB, 7 trang )

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
cho trẻ độ tuổi tiểu học

Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hoá,
đời sống của nhân dân ta được cải thiện hơn, tình trạng
thiếu ăn, nghèo đói đã giảm đi đáng kể, song nhiều
thách thức mới về dinh dưỡng lại nảy sinh. Những mô
hình mới về “dinh dưỡng và bệnh tật”, đan xen giữa
“thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng”, hay “dinh
dưỡng không hợp lý” đã xuất hiện.

Đòi hỏi phải có những giải pháp can thiệp toàn diện, đồng
bộ và khả thi trong đó giải pháp dinh dưỡng là một thành tố
quan trọng.

Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển
và tăng trưởng của trẻ.

Trẻ béo phì và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Ở nước ta, thừa cân béo phì ở trẻ em đang có xu hướng gia
tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học, khi vực
đô thị. Theo kết quả khảo sát của đề tài cấp Bộ Y tế năm
2009 trên 8.000 học sinh tiểu học ở 14 quận huyện của Hà
Nội cũ đã cho thấy: 10,7% các em bị thừa cân béo phì và
9,3% bị thiếu dinh dưỡng. Như vậy, bên cạnh tình trạng
thiếu dinh dưỡng thì một tỉ lệ trẻ thừa cân - béo phì chiếm
đáng kể, tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng ở nước ta.

Để giải quyết gánh nặng béo phì ở trẻ em và hậu quả của
nó cần một sự quan tâm thỏa đáng của gia đình và toàn xã


hội. Bởi tình trạng béo phì có liên quan tới các rối loạn về
chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
khác như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… Ở trẻ
nhỏ cũng như khi trưởng thành. Để góp phần phòng chống
tình trạng thừa cân béo phì cho trẻ cần có một chế độ dinh
dưỡng hợp lí.

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Do không nắm vững “nhu cầu dinh dưỡng của trẻ” nên bố
mẹ thường mắc sai lầm trong việc xác định loại thực phẩm
và số lượng từng loại thức ăn cho trẻ. Chẳng hạn như nhu
cầu chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ dưới 3 tuổi vượt
trội hơn hẳn so với trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Nếu các bậc phụ
huynh không nắm được, chỉ “đóng khung” theo một tiêu
chuẩn chung thì đó chính là nguyên nhân gây tích mỡ, thừa
cân, béo phì ở trẻ.

Nhu cầu về dưỡng chất mà trẻ ở lứa tuổi tiểu học cần được
chú ý là đủ năng lượng, protein (đối với trẻ 7-9 tuổi cần
1825Kcal và 55-64g protein/ngày trong đó ≥50% protein
nguồn động vật), các vitamin như vitamin A, D, E, B1, B6,
B9, B12, và các khoáng chất như canxi, iốt, sắt, kẽm,
magiê… Đủ để giúp trẻ tăng trưởng và học tập tốt.


Phô mai Con Bò Cười chứa đầy đủ các dư
ỡng chất thiết
yếu cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.


Nhu cầu canxi cho trẻ là 700 mg/ngày, tương đương với
lượng canxi có trong 600ml sữa bò tươi (3 cốc sữa đầy).
Nhiều trẻ không thích uống nhiều sữa hoặc đối với những
trẻ bị bất dung nạp sữa thì cha mẹ nên lựa chọn nguồn thực
phẩm dồi dào canxi (thường là các chế phẩm từ sữa) để
đảm bảo đầy đủ canxi cho trẻ.

Các thực phẩm nên ưu tiên là phô mai (với cùng một trọng
lượng như nhau thì lượng canxi trong phô mai cao gấp 6
lần ở sữa), tôm, cua, cá… Ngoài canxi, phô mai là sản
phẩm từ sữa chứa nhiều protein (25,5g/100g phô mai), các
axit amin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ như lysine,
nhiều vitamin và khoáng chất cho sự phát triển thể lực và
học tập của trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

Từ 6 tuổi trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên
các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

• Cho trẻ ăn đủ vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở
đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh
hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong
giờ học).

• Nên cho trẻ ăn đa dạng, nhiều loại thực phẩm khác
nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.

• Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng
thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự

phát triển của trẻ.

• Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, uống
nước ngọt trước bữa ăn

• Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập cho trẻ thói quen
ăn nhạt.

• Nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc
quá nhiều.

• Tập thói quen uống đủ nước kể cả khi chưa có cảm giác
khát, trung bình mỗi ngày nên uống 1 lít -1,3 lít nước.

• Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay
trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

• Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa
phụ.

Việc thiếu các chất dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng
tới sự phát triển tối ưu của trẻ. Sự thiếu hụt này kéo dài sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể lực và thành
tích học tập của các bé.

×