Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Hệ thống thông tin môi trường part 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.78 KB, 34 trang )



23
Mức quần thể (toàn bộ các sinh vật cùng nòi giống trong một vùng giới hạn, các sinh
vật này có khả năng tự sinh trong một khoảng thời gian dài),
Mức quần xã (toàn bộ các sinh vật của các loài khác nhau, sống trong cùng một khu
vực và trong cùng thời gian, có khả năng cùng tồn tại ổn định và tái sinh lâu dài),
Mức hệ sinh thái hay mức sinh học quần lạc (quần xã sinh vật có sự tác động qua lại
với thế giới vô sinh có trong tự nhiên từ lâu đời, là thành phần riêng (bên trong) của quần thể
này).
Trong từng mức độ này có thể nói về các đối tượng có phạm vi không gian – thời gian
khác nhau: ở mức quần thể – từ mức quần thể địa phương đến tập hợp các quần thể, tạo nên
dạng cơ thể sống tương ứng; ở mức quần xã – từ tập hợp tương đối thuần nhất cụ thể với kích
thước tuyến tính trong phạm vi từ vài chục mét đến các biom; ở mức hệ sinh thái – từ các hệ
sinh thái cụ thể với kích thước tuyến tính của một quần xã cụ thể đến cả sinh quyển.
Tương ứng có thể thu thập thông tin sinh thái ở mức quần thể, mức quần xã và ở mức
hệ sinh thái có lưu ý tới các đối số tương ứng. Thêm vào đó đối với mức quần thể đối số có
thể là thông tin phản ánh trạng thái của quần xã.
Chặt chẽ nhất là thông tin về thực vật, mà tập hợp các loài này rất dễ quan sát như một
khối thống nhất. Thông tin về các sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) ở mức quần xã được biểu
diễn chủ yếu thông qua tập hợp các chỉ số riêng. Mức phân loại thông tin sinh thái chia nhỏ
nó ở quần thể và quần xã, chứ không có trong mức hệ sinh thái. Ở mức hệ sinh thái, các dạng
chức năng của các sinh vật tạo thành một vùng không gian đặc trưng.
Thông tin sinh thái có thể phân loại theo các dạng sinh học. Cách phân loại này nhiều
khi trùng hợp với cách phân loại độc tính, ví dụ;
Thực vật > (thực vật bậc cao ((cỏ (…,…), cây (…,…), bụi cây (…,…))), thực vật bậc
thấp (…,…)))))
Sinh vật dị dưỡng > (thực vật bậc 1 (không xương sống, có xương sống),…
Tên gọi của dạng sinh vật ở từng mức phản ảnh mối quan hệ của đối tượng đối với cấu
trúc của toàn bộ hệ thống và tương ứng là ý nghĩa chức năng thông tin của nó.
Trong thông tin ở mức quần thể và ở mức quần xã, thông tin về các thông số môi


trường thường được đưa vào theo các loại biến số và ở mức khối lượng thông tin cần thiết
tương ứng với quan điểm chung để phản ánh các mối quan hệ.
Ví dụ như, đối với thực vật, đó là các loại thông tin như tổng lượng bức xạ quang hợp
trực tiếp và tán xạ, nhiệt độ trung bình, tổng nhiệt độ hoạt tính sinh học, nhiệt độ tới hạn trung
bình, biên độ nhiệt độ trung bình trong một khoảng thời gian xác định, độ ẩm củ
a không khí
(các giá trị tới hạn) theo các thời kỳ trong năm, tổng lượng mưa trong năm, các chỉ số cân
bằng bức xạ và chỉ số đặc trưng cho độ khô,… Đó là các biến số được giả thuyết là có thể ảnh
hưởng đến trạng thái và chức năng của các loài thực vật. Hoàn toàn dễ hiểu là trong nhiều
trường hợp, loại thông tin này là kết quả của sự biến đổi
đặc biệt của các thông tin thu thập
được trong phạm vi hẹp. Trong đa số các trường hợp, các đối số được thể hiện qua loại thông
tin thứ cấp.
Trong mức hệ sinh thái, thông tin sinh thái có kiểu phân loại hoàn toàn khác. Ở đây,
trong từng phần của hệ thống, không chỉ quan sát đến các sinh vật mà còn quan tâm đến các
biến số vô sinh, và giá trị của biến vô sinh là các hàm số của mối tương tác giữa vật chất sống
với các thông số bên ngoài trong dòng bức xạ mặt trời. Bản thân vât chất sống về mặt cấu trúc
đã là biến số, còn về mặt chức năng (quá trình sản xuất) lại là hàm số của chính vất chất sống
và các biến số còn lại.


24
Các biến số chính làm cơ sở cho sự phân loại chung của thông tin sinh thái là vật chất
sống, các thông số nhiệt động học, thành phần pha, nguyên tố hóa học. Nếu phân loại theo các
thành phần môi trường thì có: khí quyển, thủy quyển, môi trường đất (sự phong hóa vỏ quả
đất theo thời gian), môi trường không khí trong đất.
Tương ứng các thông số nhiệt động học tạo nên các tổ hợp sau đây với các thành phần
môi trường: nhiệt độ và áp suất của khí quyển, nhiệt độ và áp suất của thủy quyển, nhiệt độ và
áp suất của đất, thành phần pha của các loại môi trường trên, thành phần khí của các loại môi
trường, thành phần hóa học của các loại môi trường,…

Tổng hợp các thông số này có thể xác định được nội dung của thông tin. Ví dụ, thông
số nhiệt động học, mức hệ sinh thái địa phương, khí quyển, thành phần hóa học; mức hệ sinh
thái toàn cầu (khí quyển, pha khí),…
Như đã nói ở trên, có thể xác định thứ tự phát biểu cho mỗi loại khái niệm như sau:
- Thứ nhất: đặt tên chung cho biến số;
- Thứ hai: mức hệ thống;
- Thứ ba: mức không gian (không gian – thời gian);
- Thứ tư: môi trường thành phần;
- Thứ năm: vùng đối tượng chính (hàm số).
- Tất nhiên là có thể có các kiểu sắp xếp khác.
Các hàm số phải được thể hiện trong các hệ thống đo đạc với mức độ chi tiết cao, với
khối lượng thông tin lớn hơn biến số bên ngoài. Nói chung, các biến số bên trong nằm trong
phạm vi không gian – thời gian của hệ thống là các biến số bên ngoài của hệ thống cùng loại
nhưng ở mức thấp hơn: các hệ sinh thái địa phương là thành phần của sinh quyển, còn các
biến số của sinh quyển cũng là các đối số của chúng. Nói chung, dạng thông tin được xác định
tương ứng theo các biến số.
2.6 Các cơ quan thu thập thông tin môi trường trên ví dụ Tp. Hồ Chí Minh

Thông thường việc thu thập, đo đạc, xử lý các số liệu về môi trường thường được thực
hiện bởi một số cơ quan nhà nước. Tuy nhiên việc tiếp cận chúng rất khó khăn do những
thông tin này ít được phổ biến rộng rãi và bị phân tán trong nhiều đề tài, dự án khác nhau. Lý
do chính là bởi mỗi cơ quan chỉ quản lý một vài thông số về một môi trường nhất định, hệ quả
là xã hội hiểu biết rất ít về các vấn đề môi trường ở mức độ tổng quan.
Dưới đây giới thiệu một số cơ quan thu thập và lưu trữ các dữ liệu môi trường trên ví
dụ của Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả giáo trình này nhận thức rằng, những thông tin dưới đây
chưa phải là đầy đủ. Rất nhiều Viện, Trung tâm khác đóng trên địa bàn Tp. HCM hàng năm
đã thực hiện nhiều đề tài, dự án cho ra những thông tin môi trường quí giá. Bạn đọc quan tâm
sẽ có thể tìm hiểu thêm trong phần tài liệu tham khảo dưới đây:

Phân Viện khí tượng thủy văn


Chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao ở đây là thực hiện việc điều tra, khảo sát,
phân tích, tiến hành thực nghiệm về khí tượng thủy văn, hải văn, môi trường không khí và
nước theo kế hoạch. Trong thời gian qua đơn vị này đã thực hiện quan trắc, thu thập số liệu về
khí tượng, thủy văn và môi trường. Một số đề tài tiêu biểu được thực hiện trong thời gian qua
như: điều kiện khí tượng thủy văn nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, điều tra khảo sát chất lượng
nước hệ thống sông Sài gòn - Đồng nai, nghiên cứu một số yếu tố khí tượng thủy văn ảnh


25
hưởng tới xâm nhập mặn vào trong sông và nội đồng, nghiên cứu sự lan truyền mặn trên hệ
thống sông Sài gòn - Đồng nai.

Đài khí tượng thủy văn Nam bộ

Tại Tp. Hồ Chí Minh đây là một trong những cơ quan nhà nước thu thập nhiều số liệu
nhất liên quan tới môi trường. Chức năng và nhiệm vụ được giao là:
Quản lý, tổ chức đo đạc, chỉnh lý lưu trữ các dữ liệu điều tra cơ bản về khí tượng thuỷ
văn, hải văn, môi trường, bức xạ, ozone và tia cực tím ;
Dự báo khí tượng thuỷ văn ngắn hạn, hạn vừa, dài hạn và các hiện tượng thời tiết thuỷ
văn nguy hiểm, phục vụ nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống xã hội;
Ký kết các hợp đồng dịch vụ kinh tế trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt
nam, kể cả trên đất liền, trên biển và trên không trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, điều tra
cơ bản, tính toán cung cấp số liệu khí tượng thuỷ văn ….
Địa bàn hoạt động: 18 tỉnh thành Nam Bộ, lãnh hải và bầu trời Việt Nam từ Phan
Thiết trở vào.
Là cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đo đạc, khảo sát, đánh giá cơ sở dữ liệu khí
tượng thuỷ văn, hải văn và thực hiện các dịch vụ tư vấn khí tượng thuỷ văn trên địa bàn rộng
lớn. Với một lực lượng hùng hậu bao gồm: 4 phòng chức năng chính, 17 trung tâm dự báo khí
tượng thuỷ văn tại 17 tỉnh, 1 trạm Ra đa thời tiết, 1 trạm thu ảnh vệ tinh, 28 trạm khí tượng,

51 trạm thuỷ văn, 25 trạm kiểm soát môi trường nước, 4 trạm đo chất lượng không khí, 32
trạm đo mặn và 92 điểm đo mưa cùng nhiều công cụ trợ giúp hiện đại khác, đây là nơi cung
cấp thông tin chất lượng cao về các vấn đề khí tượng, khí hậu, thuỷ văn, hải văn và giám sát
môi trường.

Viện môi trường và tài nguyên - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Cùng với Phân viện khí tượng thủy văn và Đài khí tượng thủy văn Nam bộ, Viện môi
trường và tài nguyên thuộc Đại học quốc gia Tp. HCM là đơn vị thu thập rất nhiều số liệu liên
quan tới môi trường thuộc khu vực phía Nam. Đây là Cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện
quan trắc môi trường quốc gia khu vực phía Nam và hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai.
Trong thời gian qua Viện đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp khác nhau và
đã thu thập được một khối lượng lớn các dữ liệu.

Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường

Là một trong số những Viện tại Tp. HCM tiến hành nhiều công trình trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Trong số chức năng nhiệm vụ được giao có:
- Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước và đất, đáp ứng yêu cầu
phục vụ nền kinh tế quốc dân. Đánh giá tác động môi trường cho các dự án kinh tế
quốc dân.
- Nghiên c
ứu, thiết kế, thi công, triển khai công nghệ xử lý ô nhiễm khí thải, nước thải,
chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Trong hơn 10 năm qua, Viện đã được giao 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước, hơn 50 đề tài nghiên cứu cấp Tỉnh, Thành, Bộ, nhiều đề tài hợp tác quốc tế về bảo vệ


26
môi trường. Một số đề tài nghiên cứu về khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường không khí,

nước được đánh giá cao như các đề tài khảo sát, quan trắc nước sông Sài gòn - Đồng nai,
nghiên cứu vùng thượng lưu sông Đồng Nai, khảo sát môi trường hầu hết các tỉnh thành phía
Nam.

2.7 Một số ấn phẩm chứa đựng thông tin môi trường tại Việt Nam

Tạp chí Khí tượng - Thủy văn

Đây là tạp chí chuyên ngành do Tổng cục khí tượng thủy văn trước đây phát hành (nay
gọi là Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia). Hàng tháng tạp chí này đều công bố số liệu
quan trắc chất lượng nước và không khí cũng như số liệu về khí tượng - thủy văn trung bình
tháng tại các trạm do Tổng cục khí tượng - thủy văn quản lý.

Tạp chí Hóa học

Đây là tạp chí do Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam phát hành, mỗi năm 4 số.
Tạp chí Hoá học đăng những công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn trong lĩnh
vực hoá học và công nghệ hoá học.

Tạp chí Các khoa học về trái đất

Đây là tạp chí do Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam phát hành 4 số trong một
năm. Tạp chí Các khoa học về trái đất đăng các kết quả các công trình nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu triển khai, ứng dụng, giới thiệu phương pháp điều tra nghiên cứu mới, trao đổi về
các công trình đã công bố; phê bình và giới thiệu sách mới; đưa tin về các hội nghị trong và
ngoài nước thuộc các ngành địa học.

Tạp chí Khoa học và công nghệ Biển

Tạp chí này do Viện khoa học và công nghệ Việt nam phát hành, đăng các bài tổng

quan, nêu các kết quả khoa học các công trình nghiên cứu và thông tin ngắn về Khoa học và
Công nghệ biển.

Tạp chí khoa học và công nghệ

Tạp chí này do Viện khoa học và công nghệ Việt nam phát hành, đăng các bài tổng
quan, nêu các kết quả khoa học các công trình nghiên cứu và thông tin ngắn về Khoa học và
Công nghệ. Với tần xuất 12 số trong một năm tạp chí này có một số chuyên mục về hoá học,
sinh học, công nghệ thông tin, môi trường,…

Tạp chí Bảo vệ môi trường

Đây là tạp chí do Cục bảo vệ môi trường thuộc Bộ tài nguyên và môi trường ấn phẩm
với chu kỳ hàng tháng một số. Một số chuyên mục của tạp chí này là: Điều tra nghiên cứu, Sự


27
kiện, Trao đổi kinh nghiệm, Thông tin hoạt động,Văn bản. Một số số liệu quan trắc liên quan
tới chất lượng nước các con sông chính của đất nước như sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy,
sông Sài gòn - Đồng nai (lấy từ các đề tài, dự án khác nhau). Trong trang Web của Cục Bảo
vệ môi trường ( www.nea.gov.vn) chứa đựng nhiều thông tin môi trường rất hữu ích cho
nghiên cứu, ứng dụng như: CSDL các văn bản quy phạm pháp Luật về Bảo vệ môi trường,
CSDL các chỉ tiêu thống kê môi trường, CSDL an toàn hóa chất, CSDL quản lý cán bộ,
chuyên gia môi trường, CSDL công nghệ môi trường, CSDL dự án môi trường, CSDL các
báo cáo đánh giá tác động môi trường, CSDL quan trắc môi trường, CSDL thanh tra môi
trường, CSDL đề tài nhiệm vụ nghiên cứu về môi trường, CSDL tin tức về môi trường,
CSDL tạp chí Bảo Vệ Môi Trường, CSDL sách đỏ Việt Nam, CSDL, GIS môi trường: Hệ
thống các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt nam, rừng ngập mặn, dân số và môi trường, khu
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với quan điểm chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng

đến 2020 : "Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển" trong thời gian tới, định
hướng của tạp chí này là tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin nhằm
nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường. Các số liệu điều tra, thống kê, đánh giá và
phân loại các nguồn gây ô nhiễm chính, các giải pháp quản lý và kỹ thuật để xử lý các nguồn
thải; các hoạt động quan trắc, thanh tra kiểm soát cũng sẽ được thông tin trên tạp chí. Trong
tạp chí cũng công khai thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm môi trường ở lưu
vực sông.

Tiêu chuẩn Việt nam

Trong điều kiện và khả năng hiện nay của công nghệ, chưa thể loại trừ hoàn toàn chất
thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, dựa vào các kết quả nghiên cứu về vệ
sinh dịch tễ người ta đã xây dựng các tiêu chuẩn đảm bảo cho môi trường không khí tương
đối trong sạch. Mức độ sạch của không khí, nước được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại
chứa trong một đơn vị trọng lượng hay một đơn vị thể tích không khí, nước. Đơn vị đo lường
thường là trọng lượng chất ô nhiễm chứa trong 1 m
3
không khí (mg/m
3
) đối với nước là
(mg/l).
Người ta thường phân ra nồng độ từng lần (cực đại), nồng độ trung bình 1 giờ, nồng
độ trung bình 8 giờ, trung bình ngày và trung bình qua một thời gian dài như trung bình tháng,
trung bình năm. Nồng độ từng lần là nồng độ chất độc hại chứa trong không khí đi qua ống
hút trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (10 – 20 phút). Trị số nồng độ lớn nhất nhận
được trong quá trình quan trắc từng lần gọi là nồng độ cực đại từng lần.
Dựa theo mức độ tác hại của chất độc hại đối với cơ thể con người, người ta phân
thành : giới hạn cho phép, giới hạn nguy hiểm đối với sự sống và mức gây tử vong.
Trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí người ta thường dùng trị số nồng

độ cực đại cho phép, đó là nồng độ lớn nhất của chất độc hại trong không khí mà không gây
tác tại đối với con nguời. Năm 1995, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi truờng nước ta đã ban
hành Tiêu chuẩn môi truờng. Đến năm 2001, một số tiêu chuẩn môi trường được bổ sung.
(xem www.nea.gov.vn ).

2.8 Thông tin về các vấn đề môi trường đặc trưng



28
Trong mục này chúng ta xem xét thông tin môi trường đặc trưng cũng như các phương
pháp nhận thông tin môi trường cũng như các nguồn có thông tin liên quan tới môi trường :
chất lượng môi trường, hoạt động của các xí nghiệp gây ô nhiễm. Mục này có ý nghĩa quan
trọng cho mục tiêu ứng dụng trong phần 2 của cuốn giáo trình này. Các nội dung chính được
trình bày trong chương này gồm: thế nào là chất lượng môi trường, thông tin về các cơ sở sản
xuất (CSSX) như là một trong những nguồn thông tin môi trường quan trọng, các thông tin
môi trường quan trọng trong mỗi CSSX và vấn đề sức khỏe của người dân như là chỉ số quan
trọng phản ánh chất lượng môi trường.

2.8.1 Chất lượng nước, không khí, đất

Hiện nay không ai có thể phủ nhận rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất xác
định chất lượng cuộc sống chính là chất lượng môi trường. Vấn đề môi trường thường đứng
đầu trong sự quan tâm của dân chúng trong nhiều trường hợp vượt qua nhiều vấn đề chính trị
xã hội. Không ngạc nhiên khi các chương trình quảng cáo trên các phương tiện nghe nhìn
thường chọn những thảm cỏ xanh hay những vùng có môi trường cho các chương trình.
Thực vậy có một khối lượng rất lớn thông tin liên quan tới thông tin môi trường phản
ánh mức độ sạch hay nói chính xác hơn mức độ ô nhiễm môi trường. Chính các thông tin này
trong nhiều trường hợp chiếm vị trí đầu tiên trong các phiếu thăm dò xã hội. Nếu đặt vấn đề
một cách chính xác hơn thì ở đây muốn nói tới độ lệch các đặc trưng hóa, lý, sinh học của

không khí, nước, đất so với một số giá trị mà ta gọi là chuẩn.
Chúng ta đưa ra một số định nghĩa như sau. Cụm từ chất lượng không khí được hiểu là
tập hợp các tính chất của khí quyển xác định mức độ tác động của các yếu tố vật lý, hóa học
và sinh học lên con người, thực vật và thế giới động vật, cũng như lên vật liệu, kết cấu và môi
trường nói chung. Chất lượng không khí được xác định bằng các tiêu chuẩn, ví dụ như giới
hạn cho phép nồng độ các chất độc hại trong khu vực sản xuất, khu dân cư,…
Cụm từ chất lượng nước được hiểu là đặc trưng thành phần và các tính chất của nó,
cho phép xác định tính sử dụng của nó cho các đối tượng sử dụng nước cụ thể. Theo tiêu
chuẩn vệ sinh người ta thiết lập chỉ số vi sinh và ký sinh trùng của nước (số vi sinh và vi trùng
của nhóm vi khuẩn đường ruột trên một đơn vị thể tích). Các chỉ số độc hại của nước đặc
trưng cho mức độ độc hại thành phần hóa học của nó, được xác định bởi hàm lượng các chất
hóa học, hàm lượng này không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cuối cùng khi xác định
chất lượng nước người ta lưu ý tới một số tính chất khác như: nhiệt độ, độ đục, màu, mùi, vị
và độ cứng.
Nguyên lý chuẩn hóa hàm lượng các hợp chất hóa học trong đất dựa trên sự gia nhập
của chúng vào cơ thể diễn ra chủ yếu thông qua các môi trường tiếp xúc với đất. Các khái
niệm cơ bản của ô nhiễm hóa học của đất xem trong các tài liệu qui phạm.
Nói chung, trong những vấn đề liên quan tới chất lượng môi trường người ta lưu ý tới
một số khía cạnh sau đây:
- về đại lượng các đặc trưng cần quan tâm (ví dụ như nồng độ chất ô nhiễm) trong môi
trường cụ thể (ví dụ như môi trường nước).
- về đại lượng và bản chất của các qui phạm được xây dựng cho các đặc trưng này.
- về các tính chất của các chất ô nhiễm được phát hiện và các yếu tố khác của sự tác
động - mức độ nguy hiểm của chúng đối với con người và các cơ thể khác, về nguồn
gốc phát sinh của chúng và về các con đường lan truyền của chúng,…


29
Phần dưới đây chúng ta xem xét một số vấn đề liên quan tới các nguồn gốc thông tin
liên quan tới từng vấn đề được nêu ra ở trên. Trong một số vấn đề sẽ gặp phải một số vấn đề

liên quan tới hoạt động của các xí nghiệp gây ô nhiễm và các yếu tố tác động khác.
Việc tìm kiếm thông tin, như người ta vẫn hay thường tiến hành thường bắt đầu từ tài
liệu tham khảo. Công việc đọc tài liệu tham khảo giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về
các vấn đề quan tâm, trong một số trường hợp khác có thể nhận được các dữ liệu cần thiết.
Sau đó có thể tới các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện quan trắc, thu thập số liệu với
những yêu cầu cụ thể để tìm thông tin mà mình cần. Có thể lưu ý tới một đặc điểm là phần lớn
các công trình được công bố có dẫn ra các số liệu thực tế của chính các tổ chức thu thập số
liệu. Mục tiêu và nhiệm vụ của các tổ chức này cùng các nguyên lý làm việc được phản ánh
trong cấu trúc và nội dung các công bố.

2.8.2 Thông tin về các xí nghiệp gây ô nhiễm

Trước khi đi vào phân tích các nguồn thông tin cơ bản phản ánh tác động của xí
nghiệp lên môi trường ta xem xét một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong các nguồn
thông tin này.
Trong tài liệu khoa học kỹ thuật dưới cụm từ tác động lên môi trường xung quanh
người ta hiểu là những dòng vật chất bất kỳ, năng lượng và thông tin trực tiếp được hình
thành trong môi trường hay dự kiến sẽ hình thành do kết quả hoạt động của con người và dẫn
tới những thay đổi theo chiều hướng xấu cho môi trường cũng như những dẫn tới những hậu
quả của các thay đổi này.
Các nguồn cơ bản tác động lên môi trường được chia thành:
Các nguồn phát thải chất ô nhiễm - những chất liên quan tới sự lan truyền và khuếch
tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, trong số này còn phải kể tới sự lan truyền do việc chôn
các nguồn thải;
Các nguồn xả thải chất ô nhiễm, nghĩa là liên quan tới sự gia nhập và pha loãng các
chất ô nhiễm xuống nước mặt hay nước ngầm cũng như trong các con kênh mương, từ các
cống thải;
Các nguồn tác động hóa – lý lên môi trường như các nguồn gây ồn, rung, bức xạ ion,
trường điện từ, các nguồn phát thải và xả thải nhiệt;
Các nguồn ô nhiễm sinh học cho môi trường;

Trong thuật ngữ được ứng dụng cho khí quyển có thể chỉ nói về phát thải, ứng dụng
cho các đối tượng nước chỉ nói về xả thải. Lưu ý rằng chất có thể gọi là chất bẩn, có hại hay
độc hại.
Các nguồn được phân loại thành nguồn cố định và nguồn di động. Vị trí của các nguồn
di động thay đổi trong không gian thay đổi phụ thuộc vào thời điểm tác động của chúng; ví dụ
như các tàu di chuyển hay sự loang của chất lỏng (ví dụ như dầu trong môi trường nước).
Các nguồn cố định phát thải và xả thải chất ô nhiễm được chia ra thành các nguồn có
tổ chức và không có tổ chức (bãi cháy, khối cháy). Ví dụ của nguồn thải cố định là ống khói
của một nhà máy cố định hay một con kênh mương xả chất ô nhiễm xuống sông của một xí
nghi
ệp nào đó. Ví dụ của nguồn không có tổ chức như một bãi cháy thuộc xí nghiệp. Các chất
có hại từ các sản phẩm dầu, chất lỏng độc hại có thể rơi vào môi trường nước và có thể bốc
hơi vào không khí.


30
Các chất thải — cặn bã của nguyên liệu, các chất thải từ các xí nghiệp chế biến thực
phẩm, rác sinh hoạt,… Người ta chia ra làm hai loại chất thải là chất thải sản xuất và chất thải
tiêu thụ phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành.
Bản thân chất thải không nhất thiết phải là các nguồn tác động lên môi trường, nhưng
chúng tạo ta các nguồn thải trong quá trình phân bổ và xử lý. Người ta phân biệt sự phân bổ
chất thải ra làm hai loại là có tổ chức và không có tổ chức. Sự phân bổ có tổ chức chất thải
được hiểu là sự tuân thủ theo lịch trình và được thực hiện tương ứng với các chuẩn và qui tắc
rõ ràng trong việc tách, thu thập, vận chuyển, chôn cất (hay xử lý), có lưu ý tới việc sử dụng
tiếp theo hay không sử dụng tiếp (chôn luôn).
Quá trình phân bố không có tổ chức là quá trình diễn ra không tuân thủ theo qui trình
hay lịch trình.
Xử lý chất thải – là tổng hợp các quá trình phân bổ, xử lý, sử dụng, xóa bỏ hay chôn
chất thải. Khi xử lý chất thải người ta có thể áp dụng nhiểu biện pháp và công nghệ khác
nhau.

2.8.3 Thông tin về cơ sở sản xuất - các dạng chính của báo cáo môi trường

Trong thực tế tại bất cứ xí nghiệp nào cũng có các dạng nguồn tác động lên môi
trường được mô tả ở trên. Ngoài ra, bản thân xí nghiệp cũng có thể xem xét như một tập hợp
các nguồn. Tồn tại một số các văn bản quy định cũng như phản ánh thực tế tác động của xí
nghiệp lên môi trường. Trong số này các đánh giá phát thải giới hạn cho phép, các thiết kế qui
hoạch chất thải, giấy phép môi trường, cũng như các dạng báo cáo thống kê.
Phát thải cho phép và nồng độ giới hạn cho phép

Qui phạm tác động lên môi trường đối với một số đối tượng sản xuất được qui định
(có cơ sở khoa học) trong phát thải cho phép và nồng độ giới hạn cho phép. Các qui phạm này
có liên quan tới các tiêu chuẩn chất lượng môi trường.
Phát thải giới hạn cho phép (PTGHCP)– là lượng chất chứa trong khí thải, cực đại
cho phép phát thải vào khí quyển trong một đơn vị thời gian. Xả thải giới hạn cho phép
(XTGHCP) – là lượng chất chứa trong nước thải, cực đại cho xả qua cống vào đối tượng nước
với chế độ định trước trong một đơn vị thời gian. Các tiêu chuẩn phát thải giới hạn cho phép
và xả thải giới hạn cho phép được thiết lập đối với mỗi nguồn thải của mỗi xí nghiệp và đối
với từng loại chất ô nhiễm có lưu ý tới sự tổ hợp của tác động.
Nguyên lý chung thiết lập PTGHCP và XTGHCP là ở chỗ kết quả của phát thải (xả
thải) các qui phạm được thiết lập đối với không khí và nước không được phép vượt PTGHCP
(đối với không khí) và XTGHCP (và đối với nước)
Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định PTGHCP và XTGHCP là phương pháp tính
toán nồng độ chất ô nhiễm do nguồn sinh ra tại các điểm được kiểm soát có lưu ý tới sự phát
tán (pha loãng), sự đóng góp từ các nguồn khác, viễn cảnh phát triển,…
Trong trường hợp khi mà các giá trị PTGHCP và XTGHCP vì nguyên nhân nào đó
không thể tiến hành được, thì đối với các xí nghiệp đó người ta thiết lập các phát thải tạm thời
theo thỏa thuận (các xả thải tạm thời theo thỏa thuận) đối với các chất độc hại và người ta đưa
ra sự giảm theo từng giai đoạn chỉ số phát thải (xả thải) các chất độc hại tới các giá trị đảm
bảo sự tuân thủ PTGHCP và XTGHCP.



31
Công việc thiết lập PTGHCP và XTGHCP thường được tiến hành ở giai đoạn thiết kế
và bắt buộc phải xem xét lại trong trường hợp thay đổi công suất, công nghệ sản xuất hay chế
độ làm việc của xí nghiệp.
Tương tự như trên đối với chất thải cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, qui phạm cho
phép giới hạn chất thải.

Hình 2.7. Báo cáo môi trường đối với từng CSSX

Giấy phép môi trường của xí nghiệp

Mỗi xí nghiệp bắt buộc phải có một tài liệu đặc biệt - giấy phép môi trường. Giấy
phép môi trường của mỗi xí nghiệp công nghiệp là một văn bản mang tính pháp lý được cấp
phép và đưa vào thực hiện theo qui định của nhà nước. Tài liệu này được xây dựng với mục
tiêu hệ thống hóa thông tin xác định ảnh hưởng của xí nghiệp lên môi trường, kiểm soát các
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và các qui tắc trong quá trình sản xuất.
Giấy phép môi trường thường chứa thông tin tổng quát về công nghệ được sử dụng
(của các quá trình khác nhau được thực hiện tại xí nghiệp), về các nguồn tác động (các nguồn
phát thải, các nguồn xả thải, tạo ra chất thải). Trong tài liệu này dẫn ra sơ đồ vị trí các nguồn
thải, kết quả tính toán phát thải chất ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trong đa số các trường hợp giấy phép môi trường là tài liệu mở và được lưu trữ trong
Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương. Một số nhà máy xí nghiệp có những thông tin bảo
mật sẽ có chế độ bảo vệ đặc biệt.

Báo cáo thống kê

Trách nhiệm của mỗi xí nghiệp là phải nộp báo cáo tổng kết về hoạt động bảo vệ môi
trường tương ứng với các biểu mẫu thống kê quốc gia.
Các dạng chính của biểu mẫu thống kê môi trường gồm các mẫu sau:

Biểu mẫu về môi trường không khí. Báo cáo tổng kết về bảo vệ môi trường không khí.
Đây là báo cáo hàng năm trong đó dẫn ra số liệu về các phát thải chất ô nhiễm vào không khí,
quá trình xử lý, làm sạch chúng, dữ liệu về phát thải vào môi trường không khí các chất khí
đặc biệt; các nguồn phát thải các chất ô nhiễm; quá trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu
phát thải.


32
Biểu mẫu về tình trạng sử dụng nước. Báo cáo tổng kết về sử dụng nước. Đây là báo
cáo hàng năm và chứa các dữ liệu cấp nước cho các xí nghiệp, dữ liệu về hệ thống dẫn nước,
hệ thống cung cấp nước, các giới hạn lấy nước.
Biểu mẫu về các chất thải độc hại. Báo cáo tổng kết về sự tạo thành và xử lý chất thải
độc hại. Đây là báo cáo hàng năm và chứa các dữ liệu về các chất thải loại I, II, III và IV theo
mức độ nguy hiểm (sự tạo thành, sự gia nhập từ các xí nghiệp khác, sử dụng, khử trùng, phân
loại hữu cơ và vô cơ, chôn).
Biểu mẫu về hệ thống kênh mương. Báo cáo tổng kết về hệ thống kênh mương. Báo
cáo bao gồm phần giới thiệu các công trình đào kênh mương trong một năm.
Biểu mẫu về hệ thống ống dẫn nước. Báo cáo tổng kết về ống dẫn. Bao gồm các dữ
liệu các công trình xây dựng ống dẫn nước và công việc đào trong một năm.
Biểu mẫu về Chi phí môi trường. Báo cáo tổng kết về chi phí cho công tác bảo vệ môi
trường và tình hình thu phí môi trường.
Tất cả các dạng báo cáo thống kê đều được nộp cho Trung tâm thống kê quốc gia.
Ngoài ra các tài liệu trên cần thiết phải nộp cho Cơ quan bảo vệ môi trường.

Hình 2.8. Các dạng báo cáo môi trường

Lưu ý rằng ngoài các tài liệu trên còn có rất nhiều các tài liệu khác liên quan tới các
quá trình công nghệ của quá trình vận hành. Tuy nhiên đối với người dân và các tổ chức xã
hội thì khả năng được tiếp cận với các số liệu thực tế được giới hạn bởi PTGHCP và
XTGHCP cũng như vị trí và giới hạn chất thải rắn cũng như các biểu mẫu báo cáo thống kê

hàng năm.
Cần lưu ý rằng các tài liệu được mô tả ở trên chứa rất nhiều mảng thông tin quí giá.
Nếu biết cách khai thác sử dụng tốt các dữ liệu này thì có thể nắm được những thông tin quí
giá về tình hình môi trường của xí nghiệp. Để kiểm soát ô nhiễm cần thiết phải tính toán sự
phát tán ô nhiễm. Tuy nhiên trên thực tế để tính toán này có thể thực hiện cần phải tiến hành
khảo sát lượng phát thải. Tuy nhiên đây là việc làm không phải lúc nào cũng đơn giản bởi vì
lượng phát thải luôn có thể thay đổi (phụ thuộc vào nhiên liệu và công nghệ được sử dụng)
Những lưu ý trên quan trọng khi phân tích hoạt động bảo vệ môi trường của xí nghiệp
cũng như khi xây dựng các báo cáo tóm tắt và tổng quát hoá các số liệu
Các nguồn thông tin khác về ô nhiễm công nghiệp
Các biểu mẫu của Tổng cục thống kê quốc gia là những biểu mẫu quan trọng nhất
những chúng không phải là duy nhất chứa thông tin về xí nghiệp.


33
Thông tin về xí nghiệp gây ô nhiễm hay về tình trạng môi trường xung quanh xí
nghiệp có thể năm ở một số các tổ chức nhà nước khác. Ví dụ thông tin về chất ô nhiễm có
thể nằm trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường do Vụ thẩm định môi trường (cấp Trung
ương) hay Phòng quản lý môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý hay trong
một số tạp chí, nếu các nhà máy này gần các vị trí quan trắc thuộc các Đài khí tượng thủy văn
các tỉnh. Do vậy để nhận được thông tin cần quan tâm về tác động của các nhà máy gây ô
nhiễm tới môi trường xung quanh nên lập các phiếu điều tra và gửi trực tiếp tới các Cơ quan
nhà nước này. Ưu điểm nổi bật của các nguồn thông tin này là nó hoàn toàn dựa vào kết quả
quan trắc đo đạc.
Bên cạnh thông tin về tác động của một chất ô nhiễm cụ thể, trong thực tiễn luôn cần
thiết phải nắm được các qui luật tổng quát sự tác động các nguồn thải lên môi trường xung
quanh. Điều này quan trọng bởi vì, thứ nhất để hiểu đúng và diễn giải đúng thông tin về xí
nghiệp cụ thể. Thứ hai, các kiến thức này có thể giúp một cách chính xác và cụ thể đặt câu hỏi
cho các tổ chức khác nhau (ví dụ như yêu câầ thông tin về nồng độ các chất xác định trong
nước sông nằm dưới nguồn xả nước bẩn vào sông theo dòng chảy).

Một số thông tin về các tác động đặc trưng của các ngành và các vấn đề liện quan có
thể nhận trong các báo cáo về tình trạng môi trường mức vùng và mức quốc gia. Các báo cáo
này chức thông tin tổng quát về các xả thải và phát thải của các xí nghiệp trong phạm vi đất
nước hay phạm vi vùng. Trong các báo cáo này có thể lưu ý tới một số xí nghiệp lớn.
2.8.4 Sức khoẻ của nhân dân

Vấn đề sức khoẻ của người dân và tình trạng môi trường liên quan chặt chẽ với nhau.
Chính sự tác động của các yếu tố môi trường lên sức khoẻ người dân là một khía cạnh của các
vấn đề môi trường. Đây cũng là mối quan tâm của đại bộ phận người dân. Chính vì vậy chúng
ta xem xét vấn đề này khi đề cập tới thông tin môi trường.
Các khái niệm cơ bản

Trong Điều lê của tổ chức Y tế thế giới cụm từ sức khoẻ được định nghĩa như là trạng
thái hoàn toàn khoẻ mạnh về mặt thể lực, tinh thần và xã hội, mà không chỉ là sự không có
bệnh tật hay khuyết tật gì đó. Tuy nhiên bất kỳ một định nghĩa nào về sức khoẻ thậm chí kể cả
định nghĩa trên được coi là tuyệt đối. Người ta phân biệt “sức khoẻ của cá thể” và “sức khoẻ
của dân chúng”. Khái niệm “sức khoẻ của cá thể” rất khó định nghĩa một cách chính xác bởi
vì nó liên quan tới một phạm vi rất rộng giao động các chỉ tiêu quan trọng nhất của cuộc sống
con người với khả năng thích nghi của cơ thể. Chính vì lý do vậy ở đây xuất hiện khái niệm
“con người khoẻ trên thực tế”, được hiểu ở đây là có m
ột số chênh lệch trong cơ thể theo một
chuẩn nào đó nhưng không gây nguy hiểm cho sự tồn tại và khả năng làm việc của con người
và không được xem xét như là có bệnh.
Sức khoẻ của người dân nói chung hay một nhóm người dân (sức khoẻ xã hội) thường
được mô tả bởi các chỉ số thống kê vệ sinh dịch tễ như:
- Mức sinh sản
- Tỷ lệ tử vong
- Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
- Tỷ lệ bệnh tật
- Mức độ phát triển thể chất của con người

- Tuổi thọ trung bình
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng lên sức khoẻ người dân như các yếu tố sinh học, thiên
nhiên và xã hội. Sức khoẻ người dân phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xã hội và chế độ


34
sống sinh hoạt của người dân, vào các điều kiện của cuộc sống, sự phát triển của y tế và của
tình trạng môi trường.
Trong một thời gian dài các thông tin về ảnh hưởng của môi trường lên tình trạng sức
khoẻ người dân không được công bô. Chỉ sau khi có Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại
Brazil năm 1992 người ta mới quan tâm nhiều hơn tới ảnh hưởng của môi trường lên tình
trạng sức khoẻ của dân. Một khái niệm được các chuyên gia đưa ra ở đây là vùng có môi
trường sống không thuận lợi. Ví dụ tại Liên xô cũ các chuyên gia đã xác định có từ 50 – 70
triệu người sống trong vùng có môi trường không thuận lợi. Người ta đưa ra 4 mức theo thứ
tự tăng dần đối với những vùng có môi trường không thuận lợi :
- Vùng có tình trạng môi trường ở mức báo động
- Vùng có tình trạng môi trường ở mức báo động cao
- Vùng có tình trạng môi trường ở mức báo động khẩn cấp
- Vùng có tình trạng thiên tai nặng nề
- Mối quan hệ giữa sức khoẻ người dân và tình trạng môi trường

Trước đi vào vấn đề điểm lại các nguồn thông tin có thể, ta cần lưu ý tới tầm quan
trọng của bài toán thiết lập mối quan hệ giữa tình trạng sức khoẻ người dân với ô nhiễm môi
trường. Việc thiết lập mối liên hệ như vậy là một bài toán phức tạp không có câu trả lời thống
nhất. Bởi vì như đã biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân như yếu tố môi
trường, kinh tế, xã hội. Thêm vào đó không chỉ tình trạng sức khoẻ chung của dân chúng, trên
thực tế có thể sự lan truyền một bệnh dịch nào đó là kết quả của cùng một lúc nhiều yếu tố
khác nhau (mà không chỉ là do môi trường). Do vậy xác định mối liên hệ nhân quả của sự liên
hệ giữa một yếu tố xác định và sự gia tăng tần suất của một loại bệnh nào đó hay một nhóm
bệnh nào đó là một vấn đề phức tạp. Trong trường hợp diễn ra đồng thời (ví dụ như ngộ độc)

thì mối liên hệ như vậy là hiển nhiên. Bài toán phức tạp hơn liên quan tới bệnh nghề nghiệp
do gắn với một loại hình sản xuất xác định và diễn ra trong một thời gian dài.
Trong những vùng có tình trạng môi trường phức tạp, ví dụ tại các khu công nghiệp,
loại bệnh liên quan tới sự ảnh hưởng không thuận lợi của các yếu tố bên ngoài có thể chiếm
một tỷ lệ áp đảo. Không hiếm khi các bác sĩ lâm sàng có thể đoán ngay ra bệnh của bệnh nhân
khi biết họ tới từ những vùng có tình trạng môi trường không thuận lợi. Tuy nhiên để chứng
minh rằng có mối liên hệ nhân quả của mối liên hệ giữa đại đa số loại bệnh với tác động của
một chất độc hại nào đó thì ngay cả y học hiện đại cũng không thể làm được.

Câu hỏi và bài tập

1. Thông tin môi trường là gì và vai trò của nó trong việc thông qua các quyết định về
môi trường.
2. Trình bày cách sản sinh ra thông tin môi trường cũng như sự phân loại thông tin môi
trường.
3. Nêu rõ dữ liệu môi trường được đo đạc và thu thập ở những cơ quan nào xét trên ví dụ
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trình bày những nội dung của thông tin môi trường đối với từng cơ sở sản xuất.
5. Trình bày những thông tin môi trường chứa đựng trong các báo cáo thống kê của các
cơ sở sản xuất.


35
6. Vì sao phải xem xét vấn đề sức khỏe của người dân khi xem xét chất lượng môi
trường. Trình bày một số cơ sở lý luận.
7. Đề tài liểu luận: Xây dựng hệ thống thông tin môi trường cung cấp thông tin cho
nhiều đối tượng quan tâm. Gợi ý: xây dựng cơ sở dữ liệu về các cơ quan, tổ chức
làm việc trong lĩnh vực môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường
nước, không khí phản ánh chất lượng môi trường trên địa bàn quan tâm.
Tài liệu tham khảo


1. Tiềm lực và vai trò Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Tập 1, Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê,
2003.
2. Bùi Tá Long và CTV, 2002. Hệ thống thông tin trợ giúp công tác quản lý, qui hoạch
và đánh giá tác động môi trường. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài cấp Trung tâm Khoa
học tự nhiên và Công nghệ quốc gia 1999 – 2000, 121 trang.
3. Đặng Mộng Lân, 2001. Các công cụ quản lý môi trường. Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật, 199 trang.
4. Lưu Đức Hải, 2001. Cơ sở khoa học môi trường. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà
nội, 2001, 232 trang.
5. Võ Văn Huy, Huỳnh Ngọc Liễu, 2001. Hệ thống thông tin quản lý. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật, 290 trang.
6. Socolov V.E., 1992. Thông tin môi trường. Nhà xuất bản Khí tượng – Thủy văn Sankt
– Peterburg, 1992. (tiếng Nga).
7. Guseva T.V. và các đồng tác giả, 1998. Thông tin môi trường và các nguyên lý làm
việc với chúng. Nhà xuất bản Ecoline, Moscow. 205 trang (tiếng Nga).
























36
CHƯƠNG 3 CÁC GIAI ĐOẠN LÀM VIỆC VỚI THÔNG TIN
MÔI TRƯỜNG

Trong các chương trước chúng ta đã xem xét các nguồn thông tin chủ yếu, một số
phương pháp nhận được nó và làm việc với nó. Mặc dù có sự đa dạng của tình huống, cũng
như có rất nhiều phương pháp nhận được thông tin nhưng tồn tại một số qui luật, nguyên lý
chung được áp dụng để làm việc với thông tin môi trường trong đại đa số trường hợp. Các qui
luật này là nội dung được xem xét trong chương này. Ngoài ra nhiệm vụ ở đây là xem xét quá
trình làm việc với thông tin một cách thống nhất. Trong chương này đề xuất sơ đồ tổng quát
của dòng thông tin. Sơ đồ này phản ánh các giai đoạn chính cũng như phản ánh sự phụ thuộc
của chúng. /Hình 3.1/.
Trong chương này sử dụng khái niệm dự án thông tin. Cụm từ này chỉ một công việc
có mục đích rõ ràng liên quan tới thông tin được thực hiện “từ đầu tới cuối” - từ khi xác định
mục tiêu và bắt đầu thu thập thông tin cho tới khi ứng dụng các kết quả của công việc này.
Cụm từ mà chúng ta gọi là dự án thông tin trong thực tế cơ quan, tổ chức có thể là một nhánh
của dự án lớn liên quan tới thông tin hoặc cũng có thể là một hướng độc lập của tổ chức.
Đây có thể là công việc được tổ chức để nghiên cứu một bài toán xác định ví dụ như
tác động lên môi trường của một nhà máy cụ thể. Kết quả của nghiên cứu này được sử dụng
cho những người có thẩm quyền thông qua quyết định. Kết quả của sản phẩm này là phần

mềm máy tính trợ giúp tính toán. Cũng có thể là công việc xây dựng các nguồn thông tin cho
sự truy cập mở - thư viện hay cơ sở dữ liệu chuyên đề trên Internet.
Chúng ta lưu ý hai vấn đề sau đây. Thứ nhất không nên suy nghĩ rằng những nguyên
lý và phương pháp tiếp cận được mô tả ở đây là phức tạp và khó thực hiện trên thực tế. Tuy
nhiên trên thực tế các nguyên lý và phương pháp tiếp cận này đã được nhiều cơ quan tổ chức
sử dụng. Thứ hai là một số lời khuyên ở đây cần được xem xét một cách mềm dẻo chứ không
nên xem xét một cách cứng nhắc.


37

Hình 3.1.Các giai đoạn chính của dự án thông tin. Đường kẻ chấm chỉ rõ một số giai đoạn
của dự án có thể quay lại trong quá trình làm việc.


3.1 Xác định mục đích và nội dung công việc

Trước khi tiến hành công việc cần thiết phải đặt ra mục tiêu của công việc này.
Kinh nghiệm cho thấy trong một dự án công nghệ thông tin được tổ chức tốt thì trong mục
tiêu hầu như đã xác định tất cả những gì cần: từ các hướng tìm kiếm, nguồn thông tin và các
phương pháp nhận được nó, đến dạng biểu diễn nó và các phương pháp phân phát thông tin.
Bản thân mục tiêu của dự án công nghệ thông tin luôn năm ở chỗ tìm kiếm và (hay) phổ biến
thông tin cần thiết cho việc thực hiện các hành động cụ thể, thay đổi hành vi của con người,
thông qua quyết định.
Nói tới thông qua quyết định chúng ta không chỉ hiểu là các quyết định được thông
qua bởi những người lãnh đạo cao cấp mà còn cả những quyết định khác có phạm vi tác động
nhỏ hơn (trong một nhóm ít người hơn chẳng hạn).
Thập chí ngay cả khi mục tiêu công việc không được phát biểu ở dạng tường minh thì
một số ý tưởng ở dạng này hay dạng khác đều xuất hiện. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần



38
phải phát biểu mục tiêu này một cách rõ ràng và sau đó cần phải so sánh với các biện pháp
được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu này tại mọi giai đoạn của công nghệ thông tin. Điều
quan trọng cần phải hiểu là bạn đang thu thập (chuẩn bị, phân phát) không phải “thông tin về
…” mà bạn đang thu thập “thông tin cần thiết cho ….” (công việc với lãnh đạo xí nghiệp,
báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền, thông qua quyết định… Với mục tiêu được đặt ra
một cách rõ ràng sẽ cho phép sử dụng các nguồn lực hạn chế đủ cho những nỗ lực của bạn.
Giả sử rằng cần thiết phải tiến hành một dự án công nghệ thông tin trong khuôn khổ
cho một tổ chức xã hội với mục tiêu làm giảm thiểu tác động lên môi trường của xí nghiệp ô
nhiễm. Mục tiêu của công trình này là chuẩn bị thông tin cần thiết cho các hoạt động làm
giảm tác động lên môi trường và có mục tiêu đánh thức ý thức của một nhóm người có liên
quan tới vấn đề này (dân chúng, lãnh đạo xí nghiệp, chính quyền). Có thể xác định mục tiêu
chính xác hơn nếu dự án đưa ra xem xét phương pháp tác động cụ thể ví dụ như đối thoại với
lãnh đạo xí nghiệp, phản ánh với các cấp lãnh đạo có thẩm quyền,… Khi đó mục tiêu của d

án cụ thể hơn khi chuyên về thông tin cho các hành động cụ thể này. Ví dụ như phụ thuộc vào
phương pháp tác động cần tới những tri thức về đặc điểm của chu trình sản xuất hay cần
những thời điểm vi phạm qui phạm gây ảnh hưởng không tốt lên môi trường xung quanh.
Ta lấy ví dụ để minh họa. Giả sử ta cần thực hiện dự án xây dựng nguồn thông tin truy
c
ập trực tiếp : xây dựng CSDL tra cứu các trung tâm thông tin môi trường cho các tổ chức xã
hội. Giả thiết rằng không phải người tổ chức và thực hiện dự án này sẽ ứng dụng công nghệ
này mà người sử dụng mới là người ứng dụng. Khi đó mục tiêu của dự án là cung cấp cho các
tổ chức xã hội thông tin cần thiết cho sự tìm kiếm nhanh chóng bằng cách truy cập tới các
trang Web này.
Trong một số trường hợp khi xuất hiện dự án phức tạp thường ta không rõ các hành
động cụ thể hay con đường giải quyết nó. Mục tiêu của dự án trong trường hợp này có thể là
phân tích tình hình và xác định các khả năng có thể giải quyết vấn đề. Điều quan trọng cần
hiểu ở đây là: đây chỉ là mục tiêu trung gian, và cần thiết một công việc tiền dự án cho dự án

CNTT.
3.2 Thu thập thông tin

Sau khi đã xác đị
nh được mục tiêu thì có thể chuyển qua giai đoạn thu thập thông tin.
Đây là một quá trình đặc biệt và có một sự “tự do” lớn cho quá trình sáng tạo. Công đoạn này
có thể bao gồm việc tập hợp các thông tin đã có sẵn hoặc xây dựng thông tin bổ sung mới. Ở
đây cần lưu ý một số thách thức xác định. Như chúng ta đã biết nguồn tài liệu về môi trường
rất phong phú. Đó là các cuốn sách, các bài báo, CSDL điện t
ử. Việc định hướng trong sự đa
dạng này không hề đơn giản ngay cả đối với các nhà chuyên nghiệp. Bên cạnh đó có thể xảy
ra trường hợp khi cùng một vấn đề nhưng có nhiều tổ chức khác nhau cùng làm. Việc bơi
trong bể thông tin, các con số, sự kiện sẽ chiếm rất nhiều thời gian của người nghiên cứu.
Trong trường hợp này cần một sự định hướng xác định. Định hướng quan trọng nhất ở đây
(có thể coi là ngọn đèn hải đăng) cho chuyển động chính là mục tiêu của công trình của bạn.
Mục tiêu có thể giúp chúng ta xác định một số tham số cơ bản của thông tin cần thiết:
phạm vi các vấn đề mà ta cần phải tìm câu trả lời (“độ rộng” của thông tin cần thiết) và mức
độ chi tiết, chiều sâu của sự phân tích nhữ
ng vấn đề này.
Xuất phát từ nhận thức về thông tin cần thiết cần phải giải quyết xem bằng phương
pháp nào và từ các nguồn nào có thể nhận được thông tin như vậy. Tồn tại nhiều cách nhận
được thông tin ví dụ như:
- Làm việc với tài liệu tham khảo và xây dựng thu hoạch;


39
- Làm phiếu thăm dò đối với các tổ chức nắm các thông tin ấy (các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, nhà máy, xí nghiệp);
- Tới làm việc với các chuyên gia, hay những trung tâm tư vấn;
- Tìm kiếm thông tin trên Internet;

- Tự quan sát hay đo đạc.


Hình 3.2. Các phương pháp nhận nguồn thông tin

Công việc lựa chọn con đường và phương pháp nhận được thông tin và nguồn gốc của
thông tin phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Trong đại đa số các trường hợp ta nên kết hợp các
phương pháp khác nhau.
Kế hoạch hóa việc tìm kiếm thông tin, cần tuân thủ nguyên lý sau: dạng nguồn cần
phù hợp với đặc điểm của thông tin cần tìm. Ví dụ các giá trị nồng độ giới hạn cho phép các
chất có hại cần tìm trong Tiêu chuẩn Việt Nam do Tổng cục đo lường phát hành hay trong các
cuốn sổ tay tương ứng. Công bố trên báo chí không thể coi là nguồn tin cậy. Thông tin về tính
chất các chất độc hại có thể tìm trong sách giáo khoa hay các cuốn sổ tay. Nguồn tài liệu đáng
tin cậy về ô nhiễm môi trường có thể tìm trong các phiếu đo, các công bố của các tổ chức thực
hiện quan trắc, các báo cáo ở các mức độ khác nhau do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công bố. Thêm vào đó không nên tìm kiếm trong các báo cáo ở mức quốc gia (vì đây đã là
những thông tin thứ cấp, đã qua xử lý).
Trong nhiều trường hợp trong thực tế “tính pháp lý” của nguồn thông tin rất quan
trọng. Nếu yêu cầu được đặt ra là phải thông qua một quyết định này đó dựa trên kết quả các
thông tin thu thập được thì cần thiết phải tuân thủ một số yêu cầu bắt buộc đối với nguồn
thông tin và các thủ tục để nhận được nó.
Lưu ý rằng sau khi giải quyết mọi vấn đề được nêu ra ở trên và bắt đầu làm việc với
các nguồn thông tin cụ thể cần lưu ý rằng trong số các tài liệu thu thập được không phải tài
liệu nào cũng đảm bảo chất lượng và nếu sử dụng tài liệu chất lượng thấp có thể dẫn tới sự
hiểu sai về vấn đề. Trong một số trường hợp, ta có thể gặp phải các vấn đề do tác giả nào đó
hiểu sai vấn đề nên đã làm méo mó số liệu. Chính vì vậy đánh giá số liệu là một việc làm cần
thiết trước khi sử dụng nó.
Để kết thúc mục này xin có một lời khuyên rằng nếu bạn bắt đầu công việc tìm kiếm
thông tin trong một lĩnh vực bạn không biế
t rõ lắm thì sự giúp đỡ của chuyên gia trong việc

lựa chọn thông tin là rất cần thiết.
3.3 Đánh giá nguồn thông tin

3.3.1 Tính xác thực và đầy đủ

Trước tiên lưu ý rằng trong số các đặc trưng của nguồn thông tin (rất quan trọng để
đánh giá thông tin) cần thiết phải nhắc tới tính xác thực và đầy đủ. Tính xác thực được hiểu là
thông tin chứa trong nguồn phải tương ứng với thực tế, phải đúng và trung thực.


40
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng một nguồn có thể chứa nhiều thông tin có bản chất khác
nhau – có thể là các yếu tố quan sát được, các kết luận và tổng quát hóa dựa trên cơ sở các
yếu tố, các giả thiết được đưa ra để giải thích các yếu tố này, các lý thuyết từ các ngành khoa
học khác đã được công nhận. Vì vậy trong một nguồn thông tin bên cạnh các yếu tố xác thực
có thể có những kết luận không đúng. Trong một số trường hợp khác, dựa trên cơ sở cùng một
bộ các yếu tố có thể đưa ra những kết luận khác nhau.
Tính đầy đủ có nghĩa là nguồn thông tin phải phản ánh những khía cạnh quan trọng
của vấn đề, những yếu tố có giá trị. Thêm vào đó yêu cầu đầy đủ đối với nguồn thông tin
được xác định bởi mục tiêu chuẩn bị nguồn thông tin, và định nghĩa “quan trọng” có nghĩa là
“quan trọng từ khía cạnh mục tiêu được đặt ra”. Ví dụ bài báo khoa học có mục tiêu là phân
tích tác động của chất có hại lên thực vật có thể không chứa bất cứ thông tin nào về tác hại
của nó lên động vật. Trong khí đó trong các tài liệu mang tính điểm tin khoa học liên quan tới
chất độc hại này không thể thiếu phần ảnh hưởng của nó lên động vật. Chính vì vậy, làm việc
với nguồn thông tin thì điều quan trọng là phải hình dung được với mục tiêu nào nguồn thông
tin này được xât dựng và nhiệm vụ này được đặt ra cho các tác giả. Trường hợp lý tưởng nhất
là trường hợp nguồn thông tin có mục tiên trùng với mục tiêu nghiên cứu của bạn.
Trong thực tế có các nguồn thông tin thuộc dạng không đầy đủ, Nếu tài liệu như vậy là
nguồn tư liệu duy nhất thì trên cơ sở nó có thể hình thành biểu biết sai lệch về vấn đề.
Trong nhiều trường hợp nguồn thông tin thỏa yêu cầu của tính đầy đủ xét từ quan

điểm mục tiêu được đặt ra không thể tìm được. Trong trường hợp này những thông tin cần
thiết cần phải được thu thập từ một số nguồn khác.
Thường thì tính đầy đủ và tính xác thực của nguồn thông tin không thể đánh giá từ bên
trong mà không lưu ý tới các nguồn khác cũng như không lưu ý tới ý kiến chuyên gia khi bạn
thu thập thông tin cũng như đánh giá thông tin.

3.3.2 Tài liệu tham khảo và luận chứng. Văn hóa làm việc với thông tin

Thông tin không tự nhiên xuất hiện, nó hoặc được lấy từ một nguồn khác hoặc do
chính tác giả và các đồng nghiệp của anh ta tạo ra. Thông tin có thể tự được tạo ra ví dụ như
bằng cách tổng quát các dữ liệu đo đạc hay bằng con đường tính toán hay hay kết luận dựa
trên một số thông tin ban đầu. Thêm vào đó, thường thì thông tin mới được tạo ra dựa trên
việc sử dụng các phương pháp xác định. Thông tin về quá trình thu thậ
p quan trọng để hiểu
đúng và đánh giá hiệu quả của thông tin. Sự hiện diện của các thông tin như vậy trong nguồn
thông tin cho phép đánh giá độ chính xác và tính đầy đủ của thông tin.
Đối với các công bố khoa học sự hiện diện của các trích dẫn các nguồn tài liệu được
sử dụng là bắt buộc. Trong các tài liệu khác ví dụ như trong các phương tiện thông tin đại
chúng thì không cần thiết phải dẫn ra tài liệu tham khảo. Tuy nhiên nế
u trong bài báo đăng
trong báo chí có hiện diện thông tin về tài liệu tham khảo thì sẽ làm tăng sự giá trị của bài
báo. Ví dụ khi đăng một yếu tố xác định “nồng độ của BOD trong nước vượt quá tiêu chuẩn
cho phép” có thể chỉ ra nguồn gốc thông tin như theo kết luận của đề tài nghiên cứu khoa học
hay theo nghiên cứu của giáo sư nào đó. Điều này cho phép người quan tâm có thể tìm được
những thông tin tiếp theo.
Nếu trong quá trình trình bày tác giả chuyển từ những giả thiết ban đầu qua một số kết
luận nào đó thì điều quan trọng là tính toàn vẹn của kết luận logic và tính đầy đủ trong luận
chứng. Ví dụ như khi chuyển từ việc mô tả một công nghệ nào đó sang câu kết luận về độ an



41
toàn môi trường sinh thái của nó không thể coi là có cơ sở nếu không xem xét tác động của nó
lên môi trường và lên sức khoẻ con người.
Sự hiện diện của các trích dẫn và luận chứng là dâu hiệu của văn hóa trong làm việc
với thông tin.

3.3.3 Một số tiêu chí khác đánh giá nguồn thông tin

Chúng ta dẫn ra thêm một số tiêu chí có thể được sử dụng để đánh giá nguồn thông
thông. Các tiêu chí này mang ý nghĩa gián tiếp; sự tương thích hay không tương thích bản
thân nó không đảm bảo phạm vi ứng dụng hay không ứng dụng nguồn thông tin.
Nguồn thông tin có thể cũ đi do sự bổ sung các tri thức mới. Không chỉ hiểu biết khoa
học mà đặc trưng của trạng thái môi trường, tiêu chuẩn cho phép, qui phạm pháp luật cũng có
thể thay đổi … Vì vậy tính hiện đại của nguồn thông tin có thể có mối liên hệ trực tiếp đối
với khả năng ứng dụng của nó.

Hình 3.3. Sơ đồ đánh giá nguồn thông tin

Khi đánh giá thông tin nên chú ý tới xem ai là tác giả và do nhà xuất bản nào ấn
hành. Có thể tác giả được thừa nhận là chuyên gia lớn trong lĩnh vực đã cho. Có thể nhà xuất
bản nắm được rất nhiều thông tin trong lĩnh vực được xuất bản. Mặt khác thật là hiếm thấy
khi giáo viên trường Trung học phổ thông lại xuất bản cuốn sách về Độc tố trong môi trường.
Vì thường tài liệu như vậy là kết quả làm việc của tập thể các tác giả từ các trường đại học
tổng hợp. Tất nhiên uy tính khoa học của bản thân tác giả hay của nhà xuất bản không phải là
các yếu tố duy nhất cần lưu ý. Có thể là một công ty lớn, đa quốc gia nào đó làm trong lĩnh
vực môi trường có thể xuất bản các cuốn sách chuyên khảo trong lĩnh vực của mình.

Trong quá trình làm việc với thông tin (các yếu tố, kết luận, luận chứng) nếu có gặp
những đánh giá rất gay gắt và cảm tính thì cũng không nên kết luận rằng không thể ứng
dụng chúng được vào thực tế. Tuy nhiên, điều này nói lên rằng tài liệu này được chuẩn bị bởi

một phía tham gia vào một cuộc tranh chấp hay một vấn đề nóng bỏng và thông tin cần được
kiểm tra với việc sử dụng các nguồn thông tin khác.
Trong thực tế thường gặp phải các tài liệu chỉ chứa đựng những kết luận hay đánh giá,
không hiếm khi ở dạng bức xúc mà không có bất kỳ sự luận chứng nào hay sự trích dẫn tới
một tài liệu nào. Có thể hiểu được lý do tồn tại của các loại tài liệu như vậy. Do sự hạn chế
của khối lượng đăng nên các tác giả không thể đăng đầy đủ các nội dung đã được thực hiện
hoặc sự trình bày nội dung sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối tượng nghe không có sự hiểu biết
nhiều về lĩnh vực được nghe. Những kết luận mang tính cảm tính có thể hiểu như là mục tiêu
của các tác giả muốn tuyên truyền cho mục tiêu xác định. Đối với những tài liệu như vậy có
thể đưa ra một số kết luận sau đây: không thể dùng nó như là một tài liệu trích dẫn. Tuy nhiên
có thể dùng nó để tham khảo, đặc biệt cần khai thác các nguồn thông tin được chỉ ra trong đề
tài đó.


42
Trong một tài liệu lớn nếu không sử dụng được đầy đủ các đề mục của nó, bạn vẫn có
thể sử dụng một phần của nó.
3.3.4 Nguyên lý dư thừa và nguyên lý đầy đủ một cách hợp lý

Cùng với việc xem xét các vấn đề liên quan tới chất lượng thông tin ta dẫn ra qui tắc
sau đây đúng với một nghiên cứu bất kỳ khi làm việc với thông tin nói chung. Nếu bạn chỉ sử
dụng một phương pháp, một nguồn để nhận được thông tin thì thông tin mà bạn nhận được có
thể là một chiều, không đầy đủ hay có thể là không xác thực. Trong mọi trường hợp bạn sẽ rơi
vào sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn, không có khả năng kiểm tra tính đầy đủ và xác thực.
Luận điểm này đúng không chỉ khi làm việc với dự án thông tin theo một dạng nghiên
cứu nào đó mà còn đúng khi xây dựng các nguồn thông tin. Ví dụ khi xây dựng CSDL về các
Trung tâm thông tin môi trường, nếu bạn gặp một thông tin nào đó về một đơn vị trước đây
bạn chưa từng nghe tời thì lời khuyên dành cho bạn là phải nhanh chóng kiểm tra và điều
chính theo các nguồn thông tin khác hay phải liên hệ trực tiếp với trung tâm như vậy.
Một nhà nghiên cứu tự nhiên bất kỳ đều biết rằng để nhận được thông tin khách quan

và tin cậy đòi hỏi phải tiến hành thí nghiệm độc lập hay ứng dụng các phương pháp độc lập.
Mặc dù việc đánh giá khách quan thông tin là cần thiết nhưng trên thực tế nhiều khi không thể
lặp lại thí nghiệm và rất khó có thể nhận được thông tin một cách đầy đủ. Tuy nhiên, lưu ý
rằng trong một số trường hợp việc kiểm tra với sự trợ giúp của các phương pháp độc lập đặc
biệt quan trọng. Điều này trong trường hợp riêng khi bạn:
- Có những thông tin mà bạn rất khó kết hợp vào trong một bức tranh chung hay bạn có
những yếu tố mâu thuẫn với nhau;
- Bạn làm việc trong một lĩnh vực mới đối với bạn;
- Bạn làm việc trong tình huống có xung đột nặng nề.
Việc kiểm tra đặc biệt cần thiết khi bạn nhận được các kết quả “bất ngờ” – khi từ
những thông tin này dẫn tới những hậu quả cho thực tế cũng như về mặt pháp lý.
Sự cần thiết phải sử dụng một số nguồn thông tin khi nhận được cùng một thông tin có
thể xem như là sự thể hiện “nguyên lý dư thừa”. Sự thể hiện của nguyên lý này có thể mô tả
ngắn gọn như sau: cần phải biết nhiều hơn những gì bạn dự định nói.
Tất nhiên ở đây vấn đề không phải là bạn chỉ cần giải thích vừa đủ cho đối tượng mà
bạn cần trình bày. Ý nghĩa của câu nói trên là ở chỗ thông tin cần được thu thập và phân tích
với một sự dự trữ nào đó vượt quá khối lượng mà bạn cần thông báo cho người nghe hay cần
trả lời cho những câu hỏi cụ thể mà bạn quan tâm. Phương pháp tiếp cận như vậy sẽ cho phép
bạn luôn ở trạng thái sẵn sàng đối với những bước ngoặc của cuộc thảo luận, một cách bình
tĩnh và tự tin trả lời những câu hỏi của nguời nghe và những người phản biện. Mức độ của sự
vượt mức như vậy xác định bởi tình huống cụ thể. Trong nhiều trường hợp rất cần phải đẩy sự
hiểu biết vấn đề đi xa hơn tới sự hiểu biết bức tranh tổng thể chứ không dừng lại ở việc trả lời
các câu hỏi có sẵn trong tài liệu. Đây là cơ sở tốt cho việc trả lời nhiều câu hỏi mà rất khó
thấy trước hoặc không thể thấy trước.
Trong tình huống thực tế, sự nỗ lực của bạn trong việc thu thập thông tin cần được
giới hạn theo “chiều rộng” - từ quan điểm phạm vi các nguồn tài liệu hay phương pháp và
“theo chiều sâu” - từ quan điểm mức độ chi tiết, độ
sâu của quá trình xử lý bài toán. Nếu
không có sự giới hạn này thì quá trình tìm kiếm thông tin của bạn sẽ kéo dài vô tận. Ở đây cần
tuân thủ nguyên lý vừa đủ hợp lý - đủ cho mục tiêu được đặt ra. Thành công của toàn bộ giai

đoạn thông tin phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm kiếm sự cân bằng giữa các nguyên lý dư
thừa và nguyên lý vừa đủ hợp lý.


43
Để minh họa cho các phương pháp tiếp cận ở trên chúng ta cùng xem xét một số ví dụ
xảy ra trong thực tế.
Các giáo viên trường M quan tâm tới thông tin về mức độ ô nhiễm không khí trong
vùng nơi họ đang sống. Mục tiêu của họ là lựa chọn vị trí để tiến hành giờ thể dục cho học
sinh. Để giải quyết bài toán này có thể nghiên cứu chi tiết dãy số liệu được lưu trữ tại các cơ
quan bảo vệ môi trường cũng như có thể tiến hành tự đo đạc. Tuy nhiên các thầy cô giáo
quyết định thực hiện các bước sau đây:
- Tìm tài liệu liên quan tới vấn đề ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn (các tài liệu
này có trong các thư viện chuyên về môi trường);
- Khảo sát thực địa bằng cách đi tới tận nơi để nhìn tận mắt sân bãi, từ đó đưa ra đánh
giá;
- Quan sát mật độ các dòng giao thông vào những giờ học thể dục;
- Tới Trung tâm khí tượng thủy văn hay Chi cục môi trường của thành phố để xin giấy
chứng nhận về tình trạng ô nhiễm không khí tại khu vực này của thành phố.

Ví dụ trên có thể là quá đơn giản. Tuy nhiên nó minh họa qui tắc đầy đủ hợp lý. Nó
chứa tất cả các dấu hiệu tìm kiếm thông tin môi trường một cách có chủ ý. Nó cũng chỉ ra các
con đường nhận được thông tin từ các nguồn khác nhau cần thiết để đạt được mục tiêu được
đặt ra. Lưu ý rằng ở đây để nhận được thông tin đã sử dụng phương pháp tìm tới các tổ chức
thu thập thông tin và quản lí thông tin – đầu tiên là các tổ chức xã hội có thư viện, sau đó là
tới Trung tâm khí tượng thủy văn, Chi cục môi trường. Tại những cơ sở này họ sẽ nhận được
các thông tin mang tính pháp lý hay nhận được tư vấn của những người có trách nhiệm.
3.4 Xử lý và hệ thống hóa

Giai đoạn tiếp theo của dự án thông tin là xử lý và hệ thống hóa các thông tin thu thập

được. Một số dạng thông tin đòi hỏi phải xử lý đặc biệt. Ví dụ như phải xử lý thống kê. Sau
giai đoạn xử lý thống kê là giai đoạn diễn giải chúng. Kết quả của sự diễn giải thông tin là
phải ra một kết luận nào đó. Lưu ý rằng các phương pháp được ứng dụng để xử lý thông tin
có thể đòi hỏi một số yêu cầu nhất định đối với giai đoạn thu thập thông tin. Ví dụ như để xử
lý thống kê cần thiết một khối lượng nhất định dữ liệu theo thời gian. Việc xử lý thông tin
cũng có thể tìm ra những sai sót trong giai đoạn thu thập thông tin.
Nội dung của giai đoạn này áp dụng chung cho mọi dạng thông tin là sự phân loại kỹ
lưỡng thông tin. Phân loại hay hệ thống hóa kết quả là một mắt xích quan trọng của giai đoạn.
Hệ thống hóa kết quả là một phần tử quan trọng của công việc thông tin. Nó đề xuất tổ chức
thông tin ở dạng tiện lợi cho công việc của bạn, tiện lợ
i cho việc sử dụng tiếp theo. Đây có thể
là CSDL máy tính, hệ thống hóa tài liệu hay là một bảng chứa đựng kết quả nghiên cứu riêng
của bạn. Chính trong giai đoạn này bạn cần chuyển những số liệu đo đạc được từ ngoài hiện
trường thành các bảng số liệu trên giấy hay trên máy tính. Kết quả của giai đoạn này là thông
tin phải được tổ chức sao cho có thể làm việc với nó trong m
ột thời gian dài.
Rất nhiều cá nhân và tổ chức đã bỏ qua giai đoạn này, trong một số trường hợp có thể
là do sự chưa hiểu biết tầm quan trọng của công việc này. Trong cuộc sống hàng ngày hiện
nay rất khó tìm được thời gian cho công việc chân tay và họ sẵn sàng chờ tới ngày hôm sau …
Kết quả là sau đó họ cần phải bỏ ra rất nhiều công sức để hệ thống lại và đưa chúng về chuẩn
chung (lưu ý rằng những thông tin này rất phức tạp). Ý nghĩa của những ghi chú trong cuốn
sổ tay của bạn rất có ích cho bạn vào ngày hôm sau nhưng rất có thể sẽ biến mất khỏi đầu sau
đó một tháng. Điều đáng tiếc rằng ở một giai đoạn xác định nào đó mọi nỗ lực của bạn sẽ trở
nên muộn màng: khi hệ thống hóa lạ
i số liệu có thể phát hiện ra lỗi khi thu thập thông tin mà


44
việc sửa chữa nó ở giai đoạn muộn hơn là rất khó. Vì vậy cần phải tiến hành hệ thống hóa bắt
đầu son song với việc thu thập số liệu.

Việc phân loại thông tin có hiệu quả đặc biệt quan trọng trong trường hợp xây dựng
nguồn thông tin mở (phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội). Một sự phân loại khoa
học đối tượng được nghiên cứu khi xây dựng thư viện, sơ đồ mô tả các hướng hoạt động trên
CSDL theo các hướng sẽ trợ giúp đắc lực cho việc tìm kiếm thông tin. Hơn thế nữa các sơ đồ
tương tự như vậy cần thiết để xây dựng các nguồn tài nguyên CSDL số để lưu trữ, hiệu chỉnh
và cập nhật. Ví dụ như sơ đồ mô tả các hướng hoạt động của tổ chức được hình thành trước
giai đoạn thu thập thông tin sẽ làm bớt đi sự phức tạp của quá trình hình thành nguôồ thông
tin và tạo thuận lợi trong việc xây dựng các phiếu thăm dò khi thu thập thông tin … Lưu ý
rằng việc thiết kế sự phân loại thông tin một cách chất lượng đôi khi là một bài toán phức tạp
và khó khăn. Chính vì vậy trước khi bắt tay vào xây dựng một hệ riêng nên nghiên cứu sự
phân loại đã có từ tr
ước trong lĩnh vực này để có thể sử dụng một trong số chúng. Điều này
giúp bạn tiết kiệm thời gian và sức lực cũng như giúp bạn thuận lợi trong việc trao đổi thông
tin với những ai ứng dụng sự phân loại này.
3.5 Diễn giải
3.5.1 Ý nghĩa của diễn giải thông tin

Như vậy sau khi các số liệu cần thiết đã được thu thập xong, kết quả đo đạc đã được
đưa vào bảng. Tài liệu tham khảo, các bản photo bài báo đã được thu thập xong. Đó cũng là
lúc giai đoạn tiếp theo bắt đầu – đó là giai đoạn diễn giải các thông tin thu thập được. Diễn
giải số liệu là giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu thông tin. Tiếp theo cần phải ứng dụng
thông tin nhận được vào công việc cụ thể - chuẩn bị tài liệu cụ thể, phân phối chúng, tổ chức
các hoạt động cụ thể.
Plett, chuyên gia tình báo Mỹ có nhiều năm làm việc về thông tin đã bắt đầu một
chương trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Công tác thông tin trong tình báo chiến lược”
bằng một tuyên bố mâu thuẫn “Số liệu không có ý nghĩa gì”. Sau đó Plett đã giải thích câu
viết của mình như sau: “ Số liệu như nó có không chứa nhiều thông tin có ý nghĩa nếu không
xem xét nó với những số liệu khác hay không chỉ ra những giá trị của nó”.
Làm rõ ý nghĩa, giá trị của thông tin thu thập được – các yếu tố, con số, tài liệu – đó
chính là nhiệm vụ của giai đoạn diễn giải. Không có các việc làm này thông tin không thể là

cơ sở cho việc thông qua quyết định hay tham gia vào các việc thực tế. Chính trong giai đoạn
này các trích đoạn tưởng chừng như rất rời rạc phải kết nối được với nhau. Để thực hiện điều
này cần thiết phải kết nối thông tin và trong quá trình này cần phải hiểu những thông tin nào
còn thiếu.
Trong một số trường hợp nội dung của diễn giải thông tin có thể là công việc tổng
quát hóa thông tin và thiết lập các qui luật trên cơ sở các thông tin thu thập được, làm rõ mối
quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong mô tả nội dung. Đây chính là giai
đoạn đòi hỏi sự làm việc căng thẳng nhất của trí tuệ, tận dụng kinh nghiệm và tri thức từ công
việc trước đó. Ở đây rất khó có thể đưa ra một toa thuốc tổng quát nào, dưới đây sẽ đưa ra
một số giải thích giai đoạn này thông qua một số ví dụ cụ thể.
Một tổ chức xã hội tiến hành đo đạc, đã phát hiện rằng nồng độ chất ô nhiễm trong
nước tại bãi tắm của thành phố nằm phía dưới xí nghiệp theo dòng chảy gấp 5 lần tiêu chuẩn
cho phép. Liệu sự kiện này đã đủ cơ sở để tiến hành các công việc tiếp theo chưa ? Rõ ràng là
bất cứ một sự vượt quá tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trường đều là cơ sở cho việc ra


45
thông báo về tình trạng không thuận lợi, yêu cầu phải tiến hành các biện pháp tiếp theo. Tuy
nhiên, chúng ta cũng không rõ lắm là các cơ quan chính quyền có chịu lắng nghe tín hiệu mà
ta thông báo hay không ? Từ quan điểm công việc thông tin bản thân con số trên vẫn chưa nói
lên điều gì. Một trong những câu hỏi cần thiết phải làm sáng tỏ là nồng độ như vậy ảnh hưởng
như thế nào lên sức khoẻ người dân. Bản thân giá trị biểu hiện trong nồng độ giới hạn cho
phép chưa nói lên điều gì. Các chất độc hại có các cơ chế tác động khác nhau, nồng độ giới
hạn cho phép được xây dựng từ các yếu tố tới hạn khác nhau. Không và không thể có được
một độ đo thống nhất cho tất cả các chất này, thể hiện trong nồng độ được biểu diễn trong
khái niệm nồng độ giới hạn cho phép cho sức khoẻ ví dụ như “ 5 lần nồng độ giới hạn cho
phép – là nguy hiểm, 20 lần nồng độ giới hạn cho phép là cực kỳ nguy hiểm, 100 lần nồng độ
giời hạn cho phép gây chết người”. Để thiết lập xem ở mức nào thì nguy hiểm cho sức khoẻ
con người cần thiết phải tra cứu các tài liệu, sổ tay về độc tố, trong một số trường hợp cần

phải tìm tớ
i các bài báo khoa học. Một điều quan trọng nữa là cần phải chỉ ra xem ô nhiễm
diễn ra do nhà máy cụ thể nào. Ngoài ra cần thu thập thông tin liên quan tới chu trình sản xuất
của các xí nghiệp. Nắm được các thông tin này sẽ giúp ảnh hưởng của quá trình công nghệ lên
bức tranh ô nhiễm. Cần lưu ý xem xét kỹ lưỡng xem ô nhiễm có thể do các nguồn khác gây
ra. Phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể có thể xem xét ảnh hưởng của các xí nghiệp lên hệ
sinh thái, các tác động phụ … Phương pháp tiếp cận như vậy thuyết phục hơn nhiều đồng thời
thể hiện sự mềm dẻo dựa trên cơ sở nắm chắc vấn đề.
Trong đa số trường hợp trong quá trình diễn giải đòi hỏi phải so sánh thông tin khác
loại, ví dụ như thông tin khoa học (hóa, sinh, y tế, công nghệ), thông tin xã hội liên quan tới
vấn đề được nghiên cứu, các tài liệu qui phạm và các báo cáo tổng kết của các xí nghiệp.
Quá trình diễn giải, mặc dù là quá trình trung tâm của giai đoạn thông tin, không hiếm
khi buộc chúng ta phải quay về các giai đoạn thu thập và xử lý thông tin để bổ sung những
phần còn thiếu trong bức tranh tổng thể. Ví dụ khi xử lý thông tin về chất lượng nước trong
sông từ các nguồn tài liệu quốc gia bạn phát hiện rằng các tư liệu này là chưa đủ để trả lời các
câu hỏi mà bạn quan tâm. Vì vây bạn cần thiết phải đứng ra tự tổ chức chương trình quan trắc
riêng của mình.
Nếu đối tượng nghiên cứu là vấn đề ô nhiễm môi trường thì chương trình diễn giải cần
thiết phải trả lời các câu hỏi sau:
- Nguyên nhân của các yếu tố được quan sát ? chúng có thể xác định theo các dấu hiệu gì
?
- Giá trị của tình huống này, ví dụ, từ quan điểm trạng thái hệ sinh thái (ta hiểu cụm từ
tình huống ở đây là các yếu tố được quan sát, cũng như các nguyên nhân và các hệ quả
của các nguyên nhân này)
- Các hệ quả có thể có của tình huống được quan sát, hướng phát triển của nó?
Để có thể làm sáng tỏ ý nghĩa của các đại lượng nhận được, rất có lợi so sánh chúng
với những đại lượng tương tự cùng loại – giá trị nền của vùng, với các đại lượng được quan
sát trong những tình huống tương tự (tại các thành phố, các vùng thiên nhiên lân cận … ). Cần
thực hiện so sánh giữa kết quả thực tế với các kết quả mà bạn mong đợi và cố gắng giải thích
sự khác nhau nếu có. Nên so sánh kết quả nhận được với các kết quả tương tự từ các năm

trước. Điều này giúp bạn nhìn thấy xu hướng sự thay đổi tình huống, Cần lưu ý tới các yếu tố
không có sự giải thích trong khuôn khổ bức tranh được xây dựng. Những yếu tố như vậy có
thể chỉ ra các sai sót mắc phải khi đo đạc cũng như sự có mặt của những yếu tố chưa đánh giá
đúng hay đánh giá chưa sát thực tế.
Bởi vì khái niệm thông tin môi trường rất rộng cho nên trong các trường hợp khác
nhau, sơ đồ diễn giải cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như đối tượng của công tác thông tin là văn
bản pháp lý về môi trường thì việc diễn giải các văn bản pháp lý phải giúp trả lời được câu


46
hỏi từ các tiêu chuẩn pháp lý trong trường hợp cụ thể thì vai trò trách nhiệm của các bên tham
gia sẽ ra sao ? Nếu không có giai đoạn diễn giải thì công tác thông tin trở nên vô nghĩa.
Cũng giống như quá trình hệ thống hóa, quá trình diễn giải nên bắt đầu song song với
quá trình thu thập số liệu. Như đã lưu ý ở trên quá trình diễn giải có thể giúp làm sáng tổ sự
chưa đầy đủ của những thông tin được thu thập, buộc phải quay lại các giai đoạn trước. Bên
cạnh đó, giai đoạn diễn giải có thể đòi hỏi một số thông tin bổ sung hay một số các chi tiết
khác chưa được phát hiện trong thời gian thu thập thông tin. Ví dụ như khi tiến hành đo ngoài
thực địa, không chỉ là ghi lại các số liệu cần thiết mà cần phải ghi lại các điều kiện diễn ra giai
đoạn đo và có thể cần thiết phải chụp hình. Các chi tiết như màu sắc và độ đục hay trạng thái
của thảm thực vật có thể đóng vai trò quan trọng khi diễn giải dữ liệu. Trong mọi trường hợp
diễn giải dữ liệu cần thiết phải gần với thời gian thu thập và nên được chính những người đi
đo thực hiện. Trong trường hợp ngược lại rất có thể xảy ra những sai sót nghiêm trọng.
Ví dụ : trong báo cáo hàng năm của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh N có lưu ý rằng
hàm lượng sắt có trong nước sông C cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Thêm vào đó trong
một thời gian dài nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên được gán cho nhà máy cơ điện. Tuy
nhiên nên đi quan sát thực địa có thể thấy rằng khả năng gây nên hiện tượng trên do nhà máy
cơ điện là rất hiềm: nhà máy nằm rất xa con sông. Hàm lượng sắt trở nên đột ngột cao là do
ảnh hưởng từ việc sử dụng đất ở khu vực gần sông gây nên hàm lượng sắt cao trong nước
sông.
3.5.2 Báo cáo tổng hợp thông tin


Như đã lưu ý, sự diễn giải là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thông tin.
Khi kết thúc giai đoạn này, rất có lợi nếu trình bày hay biểu diễn các kết quả dưới dạng báo
cáo tổng hợp thông tin. Báo cáo như vậy giúp cho việc tổ chức các số liệu thu thập được và cố
định các kết quả của các giai đoạn trước – và đây chính là mục tiêu nghiên cứu, các thông tin
“nguyên thủy” được thu thập và trình bày trong một dạng rất hệ thống cùng với các kết luận
nhận được trong giai đoạn diễn giải dữ liệu. Dựa trên báo cáo tổng hợp này bạn có thể làm
việc với các nhóm mục tiêu khác nhau. Nếu trong quá trình làm việc bạn nhận được những
thông tin riêng thì kết quả nghiên cứu của bạn cũng cần phải tìm thấy sự phản ánh trong báo
cáo tổng hợp cuối cùng. Dạng cuối cùng của Báo cáo tổng hợ
p tất nhiên phụ thuộc vào đặc
trưng và các mục tiêu công việc nghiên cứu thông tin của bạn. Tuy nhiên yêu cầu bắt buộc đối
với báo cáo là mức độ chuyên nghiệp cao của công việc thực hiện nó. Trong quá trình này cần
lưu ý rằng việc đưa vào một số thuật ngữ chuyên ngành không phải là dấu hiệu của tính
chuyên nghiệp. Trong mọi trường hợp một tài liệu như vậy cần có phần tóm tắt dễ hiểu
đối
với những ngươờ không chuyên nghiệp.
Tất nhiên việc viết báo cáo như vậy là một công việc rất phức tạp đòi hỏi tham khảo
các nguồn tài liệu nhất định. Do vậy việc viết các báo cáo tổng hợp dài theo từng chuyên đề
khảo sát thông tin là rất khó. Tuy nhiên một số chủ đề cơ bản là cần thiết đối với các cơ sở, tổ
chức trong giai đoạn phát triển của nó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ưu tiên trong
hoạt động của các tổ chức đòi hỏi phương pháp tiếp cận nghiêm túc. Bản thân sự có mặt các
báo cáo tổng hợp như vậy cũng làm nâng cao vị thế của tổ chức của bạn cũng như khi cần bạn
có thể sử dụng các tài liệu này mà không cần phải hỏi tới các chuyên gia.
3.6 Biểu diễn và phổ biến thông tin

Giai đoạn biểu diễn thông tin – là giai đoạn chuẩn bị dựa trên các tài liệu cụ thể cho
một đối tượng xác định và giai đoạn phổ biến thông tin là hai giai đoạn nối tiếp nhau. Ta



47
cùng xem xét nó với nhau, bởi vì các quyết định được thông qua ở hai giai đoạn này cùng
được xác định bởi các yếu tố giống nhau. Gửi thư và công văn vào các cơ quan chính phủ,
viết các công trình khoa học gửi vào các tạp chí, chuẩn bị các tờ quảng cáo, giới thiệu, đưa lên
trang Web hay gửi thư điện tử … đó là những ví dụ cụ thể của giai đoạn biểu diễn và phổ biến
thông tin.
Các nhóm mục tiêu
Trong thực tiễn của các tổ chức xã hội không hiếm khi xuất hiện tình huống khi một
tài liệu thông tin được sử dụng để gửi cho các tổ chức chính phủ, cho các bạn đồng nghiệp –
cùng chí hướng hay dùng để lưu ý công luận. Thường thì đây không phải là phương pháp tiếp
cận có hiệu quả nhất để biểu diễn thông tin. Tài liệu, được chuẩn bị “cho tất cả ngay lập tức”
từ quan điểm của một số người đọc là rất dài nhưng đối với một số người khác lại quá ngắn và
không đủ thuyết phục. Các đánh giá gay gắt có thể động viên được những người cùng chí
hướng nhưng có thể gây phải ứng thận trọng đối với đa số công chúng, những người lần đầu
tiên làm quen với vấn đề này.
Một trong những nguyên lý quan trọng của quá trình biểu diễn và phân phối thông tin
là : đối với những người khác nhau, thì cần phải có phương pháp thông báo khác nhau. Ngoài
ra, với các nhóm người khác thì họ có những mối quan tâm khác nhau đối với cùng một vấn
đề. Trong mọi trường hợp quan điểm chuẩn bị những tài liệu khác nhau cho các đối tượng
khác nhau luôn là giải pháp tốt nhất. Đây cũng chính là nội dung của giai đoạn biểu diễn
thông tin.
Để có thể thực hiện quá trình chuẩn bị và phổ biến các tài liệu khác nhau, nên có sự
phân loại thành các nhóm người - những đối tượng mà bạn mong muốn phổ biến thông tin, ta
gọi đây là các nhóm mục tiêu. Các đặc trưng chính sau đây (chính xác hơn là các khối đặc
trưng) nên tham khảo khi thực hiện việc phân nhóm mục tiêu - những người nhận thông tin
môi trường và xác định sự khác nhau giữa chúng:
Các tác động, có thể tiếp nhận trên cơ sở thông tin nhận được- ở đây cần lưu ý và
đánh giá vai trò, vị trí của nhóm trong tình huống cụ thể xung quanh vấn đề được đặt ra – ví
dụ như dân cư nằm trong phạm vi ảnh hưởng của xí nghiệp, ban lãnh đạo xí nghiệp, các cơ
quan chức năng. Điều quan trọng là phải xem xét khả năng của nhóm gây ảnh hưởng lên tình

huống. Rõ ràng là các khả năng này rất khác nhau.
Các đặc điểm của khả năng tiếp nhận thông tin. Các đặc điểm này sẽ quyết định xem
các đại diện của nhóm có đọc (nghe, xem xét) tài liệu của bạn hay không, liệu họ có thể hiểu
và đánh giá nội dung tài liệu của bạn hay không. Có thể kể tên một số yếu tố trong số này
như: trình độ học vấn, mức độ quan tâm đối với vấn đề, chất lượng của thông tin được cung
cấp, mối quan tâm đối với cơ quan của bạn.
Các kênh nhận thông tin khác nhau. Các đặc trưng nay sẽ xác định xem để phổ biến
thông tin tới các nhóm mục tiêu bạn có thể sử dụng những mục tiêu nào. Ở đây các phương
tiện thông tin đại chúng rất quan trọng : ví dụ có nhóm chỉ có khả năng đọc và nghe, có nhóm
có thể truy cập Internet, đọc CD trên máy tính.
3.6.1 Mức độ biểu diễn thông tin

Khi các nhóm mục tiêu được xác định càng chi tiết thì các tài liệu thông tin lưu ý đặc
thù của chúng sẽ càng chính xác và kết quả là công tác đưa thông tin tới người dùng càng hiệu
quả. Bên cạnh đó việc chuẩn bị các tài liệu riêng biệt đối với từng nhóm có thể phải tốn nhiều
sức lực và thời gian. Vì vậy đối với bài toán tài liệu cung cấp cho các nhóm mục tiêu khác
nhau cần có sự tiếp cận hợp lý. Trong một số trường hợp chỉ cần một hoặc hai tài liệu là đủ.

×