Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thổ Nhĩ Kỳ – ngã tư của các nền văn minh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.44 KB, 10 trang )

Thổ Nhĩ Kỳ – ngã tư của các nền
văn minh
Nằm ở ngã tư đường, nơi gặp nhau của châu Á và châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ rất
giàu có về lịch sử, văn hóa, tự nhiên và ẩm thực. Vùng đất có phần đông dân
số theo đạo Hồi nhưng lại không nằm trong cộng đồng giáo sĩ này có vẻ đẹp
cổ xưa hòa quyện với vẻ lộng lẫy của tự nhiên, mở rộng ra hai châu lục.
Những ngôi nhà được đục chạm trong các khối đá mềm của Cappadocia – Ảnh:
Wordpress

Những quán cà phê mang phong cách Thổ Nhĩ Kỳ nằm gần quảng trường Taksim ở trung
tâm thành phố Istanbul. Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ được uống cực kỳ nóng và thường được phục
vụ với cốc nước lạnh tráng miệng để có mùi vị cà phê thơm ngon hơn. Theo truyền thống,
cà phê được uống kèm v
ới "Turkish Delight" (Niềm vui thích Thổ Nhĩ Kỳ), một hỗn hợp bao
gồm tinh bột và đường cùng những mẩu nhỏ hạt hồ trăn, óc chó hoặc hạt dẻ. Quán cà phê
ở thành phố Istanbul – Ảnh: Pbase

Thảm Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số những đồ gia dụng được săn lùng nhiều nhất tr
ên
thế giới. Màu sắc đậm, tông ấm và hoa văn đ
ặc biệt với những môtíp truyền thống
đã tạo nên danh tiếng của loại thảm này mà những người làm ra vẫn giữ gìn đư
ợc
từ thế kỷ 13 đến nay. Thảm Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng từ thế kỷ 13 – Ảnh:
Gallerynarcisse

Những bức tượng Whirling Dervish hình các thầy tu đạo Hồi chuyển động xoáy l
à
món quà lưu niệm độc đáo của thành phố Konya (tỉnh Konya), một trong những
trung tâm văn hóa lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Một dãy bức tượng người mặc quần áo
Thổ Nhĩ Kỳ thời cổ đại cũng được bày bán ở một cửa hàng lưu niệm gần thị trấn


Nevşehir (tỉnh Nevşehir). Tượng Whirling Dervish là món quà lưu niệm độc đáo
của thành phố Konya – Ảnh: Balkantravellers
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ Ankara (tỉnh Ankara), thành phố lớn thứ hai sau Istanbul,
đang đầu tư 350 triệu USD cho khoảng 400 dự án về văn hóa và nghệ thuật, từ
việc trùng tu các bảo tàng và di sản văn hóa đến các sự kiện và hoạt động âm nhạc,
biểu diễn sân khấu dự kiến diễn ra suốt năm. Phần nhiều dự án này phục vụ hoạt
động quảng bá du lịch.
Nếu đã đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn đừng bỏ lỡ chuyến phiêu lưu tới vùng núi
Cappadocia (miền trung Ấn Độ), di sản thế giới UNESCO từ năm 1985. Những
mỏ khoáng sản núi lửa ở Cappadocia là các khối đá mềm, trong đó đục chạm các
ngôi nhà, nhà thờ và tu viện… Dưới vùng này, trên quy mô lớn là những khối đá
trầm tích được hình thành trong các hồ và suối, và các mỏ khoáng sản ignimbrite
phun trào từ những ngọn núi lửa cách đây chín triệu năm.
Cách tốt nhất để chiêm ngưỡng những kỳ quan tự nhiên hiếm có của vùng là "nới
lỏng" túi tiền của bạn, mạnh tay chi cho một chuyến bay trên khinh khí cầu.
Cách tốt nhất để chiêm ngưỡng những kỳ quan tự nhiên hiếm có của Cappadocia là trên
khinh khí cầu – Ảnh: Toursturkeytravel
Những khối đá núi lửa qua nhiều thiên niên kỷ bị bào mòn thành hình
nón, hình cây nấm khổng lồ – Ảnh: Wordpress
Từ vị trí thuận lợi này, khách du lịch có thể nhìn bao quát phong cảnh tuyệt đẹp
của các thung lũng và quả đồi với những khối đá núi lửa nằm rải rác. Qua nhiều
thiên niên kỷ, chúng đã bị bào mòn thành hàng nghìn hình thù lạ lùng, đẹp mắt và
có kích thước khác nhau. Những kiệt tác này có vô số màu sắc, từ màu đỏ và vàng
tươi đến màu xanh lá và xám nhạt.
Công viên quốc gia Goreme ở Cappadocia đã được "kết nạp" vào danh sách di sản
thế giới UNESCO năm 1985. Đây là một trong số vài nơi trên thế giới nơi con
người đã sống trong các hang động được đục trong đá 4.000 năm trước Công
nguyên.
Karanlik Kilise hay nhà thờ Dark là một tổ hợp tu viện được đục vào trong những
khối đá mềm ở bảo tàng ngoài trời Goreme (vùng Cappadocia). Nơi tôn nghiêm

của đạo Thiên Chúa này có những bức tranh tường mô tả các cảnh trong Kinh
Thánh Tân Ước. Đây là một ví dụ hoàn hảo của Byzantine – phong cách kiến trúc
xuất phát từ Constantinople, thủ đô của đế chế La Mã phương Đông (330-1453).
Nằm ở tỉnh Denizli, thành phố Pamukkale, theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là
"Lâu đài bông", là xứ sở thần tiên với những lâu đài trắng đến lóa mắt cũng rất thu
hút khách du lịch. Nơi đây có những suối nước địa nhiệt "trĩu nặng" muối canxi
chảy qua các gờ cao nguyên và qua nhiều niên kỷ đã giúp hình thành một chuỗi
những nhũ đá, thác nước lớn và thác nước canxi trắng và lòng chảo rất hấp dẫn.
"Lâu đài bông" Pamukkale là xứ sở thần tiên với những lâu đài trắng –

Ảnh: Kusadasiyellowtaxi
Những suối nước nóng này đã trở thành spa từ thế kỷ thứ hai khi người Roma xây
dựng ở đây thành phố spa cổ Hierapolis để người dân đến xoa dịu sự đau đớn,
phiền não, nhiều người thậm chí còn chọn nơi đây để về ở ẩn và chết cũng tại đây.
Pamukkale/Hierapolis đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1988.
Istanbul – thủ đô văn hóa châu Âu 2010
Thành phố Istanbul, cố đô của ba vương quốc Roman, Byzantine và Ottoman, nay
là trung tâm kinh tế, văn hóa sôi động của Thổ Nhĩ Kỳ với dân số 12 triệu người.
Năm 2006, Liên minh châu Âu công bố Istanbul là thủ đô văn hóa của châu Âu
năm 2010.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mong đợi trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ lâu mặc
dù chỉ 5% diện tích nước này (trong đó có thành phố Istanbul) nằm trên đất châu
Âu. Sự kiện này thúc đẩy thành phố nói riêng và Thổ Nhĩ Kỳ nói chung trở thành
tâm điểm chú ý trên bản đồ du lịch quốc tế.
Theo ông Ertugrul Gunay – bộ trưởng Bộ Văn hóa và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, đự
đoán đến năm 2012 sẽ thu hút được 33 triệu lượt khách. Riêng Istanbul đặt mục
tiêu thu hút 10 triệu lượt trong năm nay.
Nhà thờ Hồi giáo lịch sử Sultan Ahmed có tới sáu ngọn tháp, là
đỉnh cao của lối kiến trúc Ottoman và Byzantine – Ảnh: Sunna
Hagia Sophia là một trong những điểm du lịch hàng đầu Istanbul. Được ví như

hình ảnh thu nhỏ của phong cách kiến trúc Byzantine, đây vốn là hoàng cung La
Mã, sau đó là nhà thờ Hồi giáo và hiện là bảo tàng. Nhà thờ lớn nhất thế giới này
được xây dựng từ năm 532-537 bởi hoàng đế Đông La Mã Justinian. Năm 1453,
kinh đô của đế quốc La Mã Constantinople (330-395, Istanbul ngày nay) bị xâm
chiếm và Sultan Mehmed II – vị vua thứ bảy của đế quốc Ottoman đã ra lệnh biến
nơi đây thành một nhà thờ Hồi giáo.
Những đặc trưng của đạo Hồi như hốc thờ, giảng đường và bốn ngọn tháp bên
ngoài được xây dựng thêm trong quá trình lịch sử dưới sự cai trị của đế quốc
Ottoman.
Bên cạnh đó, cung điện Topkapi là dinh thự chính thức của các vị vua đế quốc
Ottoman suốt bốn trăm năm từ năm 1465 – 1856 trong số 600 năm cai trị. Được
công nhận di sản thế giới năm 1985, Topkapi là ví dụ tiêu biểu của lối kiến trúc
Ottoman. Cung điện hiện là bảo tàng này gồm bốn sân chính và những tòa nhà nhỏ
hơn với hàng trăm phòng và buồng ngủ.
Ẩn giấu trong những bức tường là một số di vật thiêng liêng nhất của thế giới đạo
Hồi – áo choàng và kiếm của người sáng lập ra đạo Hồi Prophet Muhammed cũng
như các bộ sưu tập lớn đồ sứ, áo choàng, vũ khí, bản viết tay và tranh trường.
Ngoài ra ở đây còn có trưng bày báu vật và trang sức thời Ottoman.
Cung điện Topkapi là ví dụ tiêu biểu của lối kiến trúc Ottoman với 56
cây cột và một chúc đài pha lê treo nặng 4,5 tấn – Ảnh: About-turkey

Được xây dựng giữa thế kỷ 19 trên phần châu Âu của eo biển Istanbul, cung điện
luôn khiến du khách phải kinh ngạc với sảnh đón tiếp rộng mênh mông. Đặc biệt
cung điện có 56 cây cột và một chúc đài pha lê treo nặng 4,5 tấn, được trang trí
bằng 750 bóng đèn.
Chuyến du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ không trọn vẹn nếu bạn không ghé qua Grand
Bazaar (chợ có mái che lớn), một trong những khu chợ có mái che lớn và cổ nhất
trên thế giới. Ra đời từ năm 1461 với khoảng 58 con phố và hơn 1.200 cửa hàng,
chợ thu hút 250.000-400.000 du khách mỗi ngày và nổi tiếng với đồ trang sức, đồ
gốm, gai vị và thảm, những trang phục cổ và hàng thủ công địa phương…

Spice Bazaar (chợ gia vị) – tổ hợp mua sắm có mái che lớn thứ hai Istanbul sau
Grand Bazaar cũng là nơi rất được yêu thích vì hàng hóa đa dạng.
Một cửa hàng gia vị đặc trưng của Spice Bazaar – Ảnh: thekatzes

×