Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯNG TIM NGOÀI BỆNH VIỆN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.88 KB, 26 trang )

ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯNG TIM NGOÀI BỆNH VIỆN

TÓM TẮT
Mục tiêu: Biết được nguyên nhân & các yếu tố nguy cơ của ngưng tim đột ngột.
Biết được mức độ nguy hiểm của các mặt bệnh lý để có ý thức trong việc tầm soát
& khám chữa bệnh kịp thời, đầy đủ. Biết được cách xử lý tức thời của người dân
khi gặp các tình huống ngưng tim ngoài bệnh viện.
Phương pháp & đối tượng nghiên cứu; Nghiên cứu mô tả tiền cứu trên 110
bệnh nhân bị ngưng tim ngoài bệnh viện có hay không có nhân chứng, lớn hơn 20
tuổi, hồi sức thất bại, loại trừ những trường hợp ngưng tim do tai nạn, do ngộ độc
(thuốc, ma túy) hoặc giai đoạn cuối của bệnh mạn tính đã biết trước.
Kết quả: Trong 110 bệnh nhân được chọn vào nhóm nghiên cứu, chúng tôi ghi
nhận lứa tuổi trung bình là (59,5±18), nam giới chiếm tỉ lệ cao (59,1%). Thời gian
đưa đến BV đa số trên 15 phút (86,4%) trung bình là (37,8±23,9) phút. Hầu hết
các trường hợp ngưng tim xảy ra tại nhà (80%), (20%) xảy ra tại nơi công cộng,
tất cả các trường hợp này đều không được thân nhân thực hiện
CRP(Cardiopulmonary Resuscitation) đúng cách. Bệnh nhân đa số không có triệu
chứng báo trước cách đó vài giờ (78,2%). Có đến (41,8%) không biết được tiền
căn bệnh lý trước đó do không kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế. Trong những
ca biết rõ tiền căn thì bệnh lý về tim mạch chiếm đa số (87,5%). Monitor ghi nhận
khi bệnh nhân nhập viện (92,7%) là đẳng điện, (7,3%) là rung thất.
Kết luận: Bệnh lý tim mạch là nguy cơ hàng đầu gây ngưng tim đột ngột, tuy
nhiên người dân vẫn chưa ý thức về mức độ nguy hiểm của nó, những người
chứng kiến đều không có những xử lý thích hợp khi chứng kiến BN bị ngưng tim
& làm chậm thời gian & cơ hội có thể cứu sống BN. Để thật sự cải thiện dự hậu
lâm sàng cho những BN bị ngưng tim đột ngột ngoài bệnh viện, cần một nổ lực
lớn trong thông tin & giáo dục cộng đồng về lối sống lành mạnh cũng như việc
khám sức khỏe định kỳ & các kiến thức về hồi sinh cơ bản.
Từ khóa: Ngưng tim đột ngột, bệnh tim mạch, hồi sức tim phổi
ABSTRACT


Objective: To study causes & risk factors of sudden cardiac arrest (SCA). To
assess severity of different associated diseases, consequently to raise public
awareness in having their diseases deteted and thoroughtly treated. To study
witnesses’ reaction on the site of outside hospital SCA.
Method: This is a prospective study conducted in 110 patients who suffered from
outside hospital SCA with or without witness, over 20, failed resuscitation. We do
not include SCA caused by accidents, intoxication or end-stage of known-chronic
diseases.
Results: Of 110 patients study-population, documented average age is (59.5±18),
higher rate (59.1 %) belongs to male. Interval from the incident to hospital arrival
is almost over 15 minutes, the average is (37.8±23.9) minutes. Most of sudden
cardiac arrests occurred at home (80 %), (20 %) took place in public sites. All
these cases were not initiated cardiopulmonary resusciation (CRP) approriately by
witnesses. The victims mostly didn’t present warning symtoms in a few hours
before the incident. There are up to (41.8 %) cases without an obvious medical
history as they didn’t have their health checked at health centers. Cardiovascular
diseases accounts for majority of cases with well-known medical history.
Documented ECG on hospital arrival was isoelectric in (92.7 %) and ventricular
fibrillation in (7.3 %).
Conclution: Cardiovascular diseases is the top risk factor leading to sudden
cardiac arrests. However, community haven’t seriously awared of this danger.
Witnesses of SCAs didn’t have professtionall reaction therefore, delaying time
minimizing chaner to survive the victims. To really improve clinical outcome of
outside hospital SCA’s victims, there’s a great effort in imformation and comunity
education of healthy lifestyle as well as periodical health checks & knowledges in
basic resuscitation to be done.
Keywords: Sudden cardiac arrest, witnessed,Unwitnessed, Outside hospital,
Cardiovascular, Diseases, Cardiopulmonary Resusciation, Basic resusciation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội chúng ta đang phát triển, tuổi thọ tăng cao, lối sống thay đổi, hoạt động thể lực

ít, chế độ ăn nhiều đường & mỡ, sức ép tâm lý cao, bên cạnh đó các bệnh lý về tim
mạch, đái tháo đường, tai biến mạch máu não cũng ngày càng tăng dần & đang là vấn
đề sức khoẻ cần quan tâm vì đó là một trong những nguyên nhân gây ngưng tim đột
ngột.
Ngưng tim đột ngột là biểu hiện gây tử vong cao nhất của bệnh tim, khoảng tỉ lệ mắc
hàng năm thay đổi từ 200,000 đến 400,000 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ, gần 10,000
ở Thụy Sĩ, trung bình 48,6/100,000 dân ở Osaka (Nhật Bản), 40/100,000 dân ở
Lausanne (Thụy Sỹ), 56-60/100,000 dân ở Washington (Mỹ). Mặc dù có kêu gọi
hành động, tiến bộ trong kiến thức & nổ lực trong CRP (Cardiopulmonary
resuscitation) nhưng tỉ lệ sống của ngưng tim ngoài BV vẫn còn rất thấp.
Dù y học có nhiều tiến bộ, nền kinh tế phát triển hơn nhưng nhiều người vẫn chưa ý
thức được tầm quan trọng của việc khám & chửa bệnh thường xuyên nhất là những
bệnh có nguy cơ đột tử, chỉ ra được các bệnh lý này sẽ giúp phần nào phòng ngừa
được đột tử.
Kiến thức hồi sinh cơ bản còn rất thấp, vẫn có những cách thức không khoa học khi
gặp tình huống ngưng tim đột ngột như xoa bóp dầu, cạo gió, vắt nước chanh vào
miệng,… như vậy không những không giúp ích gì mà còn làm chậm thời gian đưa
BN đến BV, làm chậm trể khả năng cứu sống BN.
Các định nghĩa
Ngưng tim đột ngột (Sudden cardiac arrest) được định nghĩa là sự mất dấu hiệu sinh
tồn không đoán trước, không do chấn thương, không có triệu chứng báo trước hoặc
trong vòng 24 giờ từ lúc khởi phát triệu chứng. Định nghĩa này cho phép bao gồm các
trường hợp ngưng tim đột ngột không có nhân chứng được nhìn thấy còn sống trong
vòng 24 giờ của sự việc.
Ngưng tim đột ngột có nhân chứng (witnessed sudden cardiac arrest): xảy ra có
mặt của một người chứng kiến hoặc của nhân viên y tế.
Ngưng tim không có nhân chứng (Unwitnessed sudden cardiac arrest): BN ở một
mình khi xảy ra sự việc & được phát hiện bất tỉnh hoặc chết bởi một thành viên gia
đình, một người bạn hoặc nhân viên y tế cấp cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang,tiền cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các BN bị ngưng tim vào BV có hay không có nhân chứng, lớn hơn 20 tuổi,
hồi sức thất bại.
Tiêu chuẩn loại trừ: các trường hợp ngưng tim ngoài BV sau tai nạn, ngộ độc (thuốc,
ma túy) hoặc giai đoạn cuối của một bệnh mạn tính đã biết trước.
Cỡ mẫu
110 bệnh nhân.
Thời gian thực hiện
Từ 02/2008 đến 12/2008.
Vấn đề y đức
Không vi phạm y đức.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Phân bố theo giới:
Giới n %
Nam
65 59,1%
N
ữ 45 40,9%
Total 110 100,0%
Nhận xét: Nam giới chiếm tỉ lệ cao (59,1%).
Bảng 2: Phân bố theo tuổi
Tuổi Nam

% N


% Tổng


%
<30 10 15,4%

1 2,2% 11 10,0%

30-39 6 9,2% 3 6,7% 9 8,2%
40-49 5 7,7% 1 2,2% 6 5,5%
50-59 17 26,2%

7 15,6%

24 21,8%

60-69 12 18,5%

8 17,8%

20 18,2%

70-79 14 21,5%

16

35,6%

30 27,3%

>=80 1 1,5% 9 20,0%

10 9,1%

Total 65
100,0%
45

100,0%

110

100,0%
59,5 ± 18,0 (20-88)
Nhận xét: tuổi trung bình là (59,5 ± 18) (tuổi trung bình của nam là 54,1±17,6,
tuổi trung bình của nữ là 67,3±15,6), thấp nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 88 tuổi, phân
bố tuổi theo giới thì ở độ tuổi 70-79 tuổi tỉ lệ nam nữ xấp xỉ gần bằng nhau.
Bảng 3: Thời gian xảy ra đến lúc vào viện
Khoảng
th
ời gian
vào viện
n % %
cộng
dồn
<=15 15

13,6%

13,6%

16-30 51

46,4%


60,0%

31-45 19

17,3%

77,3%


46-60 18

16,4%

93,6%


> 60 7 6,4%
100,0%

Total
110
100,0%
100,0%
37,9 ± 23,9 (10-150)
Nhận xét: đa số các trường hợp đưa đến bệnh viện lớn hơn 15 phút (86,4%), sớm nhất
là 10 phút, trễ nhất là 150 phút, trung bình là (37,9 ± 23,9) phút.
Bảng 4: Hòan cảnh xảy ra
Hoàn cảnh xảy ra n %
Nghỉ ngơi 44 40,0%

Gắng sức 21 19,1%
Xúc động, giận 4 3,6%
Không rõ 41 37,3%
Tổng 110 100,0%
Nhận xét: hoàn cảnh xảy ra khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi chiếm (40%), xảy ra khi có
yếu tố khởi phát như gắng sức hay xúc động chiếm (22,7%), không rỏ hoàn cảnh xảy
ra chiếm (37,3 %) do khi phát hiện bệnh nhân đã mê.
Bảng 5: Triệu chứng
Triệu chứng phát hiện

Khó
thở

Đau
ngực

H
ồi
hộp

Nh
ức
đầu
Co
giật



HRM


Khác

n 43 36 14 3 5 41 3 6
%

39,1

32,7

12,72,7 4,5 37,3

2,7 5,4
Nhận xét: có 41 ca không có nhân chứng khi BN bị ngưng tim, trong 69 ca có nhân
chứng thì triệu chứng khó thở & đau ngực chiếm đa số.
Bảng 6: Xử trí tức thời của người xung quanh
Xử trí tức thời của ngư
ời xung
n %
quanh
Không xử lý gì 65 59,1%

Xử lý không thích hợp 35 31,8%

Đưa đến cơ s
ở Y tế gần nhất để
hồi sức
10 9,1%
Tổng 110

100,0%


Nhận xét: đa số những trường hợp đưa thẳng đến khoa cấp cứu BV,NDGĐ mà không
xử lý gì chiếm (59,1%), (9,2%) không xử lý gì và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để hồi
sức, (31,8%) xử lý không thích hợp như cạo gió hay xoa bóp rồi mới đưa đến khoa
cấp cứu BV,NDGĐ.
Bảng 7: Tiền triệu
Tiền triệu N %
Có 24 21,8%
Không 86 78,2%
Tổng 110 100,0%
Nhận xét: Đa số các trường hợp không có triệu chứng trước đó trong vài giờ chiếm
(78,2%), có triệu chứng báo trước chỉ chiếm (21,8%).
Bảng 8: Tiền căn
Nhận xét: Có đến (41,8 %) các trường
hợp không biết có tiền căn bệnh lý
trước đó do không đi khám bệnh.
Bảng 9: Bệnh lý tiền căn
Bệnh lý n
Tim mạch 56
COPD 6
TBMM não 9
Đái tháo đường 11
Suy thận mãn 2
Bảng 10: Bệnh lý tim mạch
B
ệnh lý tim
mạch
n %
Không 54 49,1%


Tăng huyết áp 25 22,7%

Thiếu máu cơ tim

5 4,5%
Tiền căn
N
%
Không rõ 46 40,6%
Có 64 59,4%
Tổng 110 100,0%
Bệnh van tim 3 2,7%
Bệnh kết hợp 23 20,9%

Tổng 110

100,0%

Nhận xét: theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 64 ca có tiền căn bệnh lý thì có 56 ca
có tiền căn bệnh lý tim mạch (87,5%), trong đó chủ yếu là THA chiếm (22,7%),
TMCT chiếm (4,5%), bệnh van tim chiếm (2,7%), bệnh lý tim mạch kết hợp chiếm
(20,9%).
Bảng 11: Bệnh lý hô hấp:
Bệnh lý hô hấp n %
Không 103

93,6
COPD 6 5,5
Kết hợp 1 0,9
Tổng 110


100,0%

Nhận xét: Trong khi đó có 7 ca có tiền căn bệnh lý hô hấp chiếm (10,9%), 11 ca có
tiền căn ĐTĐ chiếm (17,2%), 9 ca có tiền căn TBMMN chiếm (14,1%).
Bảng 12: Điều trị
Điều trị N %
Thường xuyên 32 50,0%
Không thường xuyên 31 48,4%
Không điều trị 1 1,6%
Tổng 64 100,0%

Nhận xét: Trong 64 ca biết có tiền căn bệnh lý trước đó thì có đến (50%) là điều trị
không thường xuyên hay không điều trị gì.
Cận lâm sàng
Bảng 13: ECG:
ECG n %
Đẵng điện

102 92,7%

Rung thất

8 7,3%
Tổng 110
100,0%
Nhận xét: Khi vào khoa cấp cứu BV,NDGĐ ECG đẳng điện chiếm đa số các trường
hợp (92,7%), chỉ có 8 ca là rung thất trong đó 5 ca là ở tuyến trước & 3 ca là ở khoa
cấp cứu BV,NDGĐ, cả 8 ca này đều được sốc điện khử rung nhưng không thành
công.

Bảng 14: DNT
Dịch não
tủy
n %
Không
màu
17

85%
Đỏ không
đông
3 15%
Đục 0 0%
Total 20

100,0%

Bảng 15: Men tim
Men tim

Số
XN

Bình
thường

Bất
thường

% bất

thường
CK 75 50 25

CK-MB 78 4 74

Troponin
I
68 37 31

Bảng 16: Thứ xảy ra trong tuần
Thứ n % Cộng
dồn
Thứ
2
16 14,5% 14,5%
Thứ
3
13 11,8% 26,4%
Thứ
4
20 18,2% 44,5%
Thứ
5
14 12,7% 57,3%
Thứ
6
13 11,8% 69,1%
Thứ
7
23 20,9% 90,0%

CN 11 10,0% 100,0%
Tổng

110

100,0%

100,0%
Nhận xét: số ca xảy ra vào thứ 4 & thứ 7 chiếm số lượng cao hơn các ngày khác
trong tuần.
Bảng 17: Tháng trong năm:
Tháng
N %
2 3 2,7%
3 12 10,9%
4 8 7,3%
5 9 8,2%
6 12 10,9%
7 10 9,1%
8 10 9,1%
9 12 10,9%
10 10 9,1%
11 9 8,2%
12 15 13,6%
Total

110 100,0%

Nhận xét: các ca xảy ra phân bố đều trong các tháng, hơi trội một ít ở tháng 12.
Bảng 18: Giờ trong ngày

Gi
ờ trong
ngày
N % Cộng dồn
0 17 15,5%

15,5%
1 6 5,5% 20,9%
2 2 1,8% 22,7%
3 4 3,6% 26,4%
4 2 1,8% 28,2%
5 8 7,3% 35,5%
6 3 2,7% 38,2%
7 7 6,4% 44,5%
8 4 3,6% 48,2%
9 4 3,6% 51,8%
10 4 3,6% 55,5%
11 5 4,5% 60,0%
13 5 4,5% 64,5%
14 5 4,5% 69,1%
15 4 3,6% 72,7%
16 2 1,8% 74,5%
17 3 2,7% 77,3%
18 3 2,7% 80,0%
19 7 6,4% 86,4%
20 3 2,7% 89,1%
21 6 5,5% 94,5%
22 1 0,9% 95,5%
23 5 4,5% 100,0%
Total 110 100,0% 100,0%

Nhận xét: Phần lớn các trường hợp xảy ra từ 0h – 5h (39%).
Bảng 19: Người phát hiện
Ngư
ời phát
hiện
n % Cộng
dồn
Ngư
ời đi
đư
ờng, bạn
19

17,3%

17,3%


Ngư
ời thân 91

82,7%

100,0%
Tổng
110
100,0%
100,0%

Bảng 20: Nơi phát hiện

Nơi phát hi
ện
n %
Nơi công c
ộng

22 20,0%

Trong nhà 88 80,0%

Tổng 110
100,0%
Bảng 21: Phương tiện đưa đến
Phương tiện đ
ưa
đến
n %
Taxi 100 90,90%
Xe cấp cứu 10 9,10%

Tổng 110 100,0%
Nhận xét: có đến (90,9%) các trường hợp bệnh nhân được người nhà đưa đến bằng
taxi, (9,1%) đưa đến bằng xe cấp cứu của tuyến trước khi hồi sức ở đó không thành
công, không có trường hợp nào gọi cấp cứu ngoại viện.
BÀN LUẬN
Phân bố theo giới & tuổi
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới
(59%) so với nghiên cứu ở Lausanne Thụy Sĩ là (76%), King County Washington
(75%), tuổi trung bình (59,5±18) tuổi (so với nghiên cứu ở Lausanne Thụy sĩ là
68,5±12 tuổi). Liên quan giữa tuổi & giới thì ở lứa tuổi 70-79 tuổi tỉ lệ nam & nữ gần

bằng nhau, tuổi trung bình của nữ giới cao hơn nam giới (67,3±15,6 ở nữ so với
54,1±17,6 ở nam).
Nơi xảy ra
SCA (Sudden Cardiac Arrest) chủ yếu xảy ra ở nhà (80%), nơi công cộng (20%) nam
giới nhiều hơn nữ giới, tỉ lệ này cũng gần tương đương với một số nghiên cứu khác
như nghiên cứu ở Lausanne Thụy sỹ cho thấy SCA xảy ra ở nhà chiếm (64%), nam
giới thường bị ngưng tim đột ngột trên đường hay ở nơi làm việc, nữ giới thường xảy
ra ở nhà.
Hoàn cảnh xảy ra - người phát hiện
40% xảy ra khi BN nghỉ ngơi, khi xúc động hay gắng sức (22,7%), (37,3%) không rỏ
do không có nhân chứng khi phát hiện BN đã mê so với nghiên cứu ở Lausanne Thụy
Sỹ & Osaka Nhật Bản thì khoảng (75-79%) các trường hợp ngưng tim đột ngột có
nhân chứng là thân nhân, bạn bè, người đi đường hay nhân viên y tế.
Phân bố theo ngày & giờ trong tuần
Sự phân bố SCA theo giờ có đặc điểm là xuất hiện nhiều khoảng (0h-5h), gần giống
với nghiên cứu của BS.Phạm Tiến Ngọc & cộng sự thì (51,2 %) xảy ra từ (0h-5h),
nhưng khác với nghiên cứu ở Thụy Sỹ là có 2 đỉnh là (10-12h) & (17-19h). Phân bố
theo ngày thì hơi trội vào ngày thứ 4 & thứ 7 trong tuần, nghiên cứu ở Lausanne Thụy
Sỹ thường xả ra vào thứ 2 & thứ 5 trong tuần.
Thời gian đưa đến BV
Thời gian đưa dến bệnh viện đa số lớn hơn 30 phút, trung bình (37,9±23,9) phút trể
hơn so với nghiên cứu của BS.Phạm Tiến Ngọc là (30,6±10,9) phút, sở dĩ có sự chậm
trễ này là do những người chứng kiến là thân nhân hay bạn bè & người đi đường có
những xử lý không thích hợp như xoa bóp, cạo gió, sự mất bình tỉnh của người chứng
kiến do họ không có kiến thức gì về các động tác hồi sinh cơ bản như xoa bóp tim
ngoài lồng ngực liên tục kết hợp thổi ngạt nên làm mất đi những cơ hội & thời gian
quý báu để cứu sống bệnh nhân, thời gian này tốt nhất là từ 4-8 phút. Tất cả các
trường hợp này đều không được hồi sức bởi một đội ngũ nhân viên y tế cấp cứu ngoại
viện, theo một số nghiên cứu của nước ngoài như ở Thụy Sỹ & ở Nhật Bản thì từ khi
xảy ra ngưng tim cho đến khi có xe cấp cứu của họ đến hiện trường là (13±8) phút,

thời gian ước tính từ khi BN bất tỉnh có nhân chứng đến khi cuộc gọi điện thoại tại
đơn vị cấp cứu là (7,5±8,5) phút: khoảng thời gian này là (4,7±4,1) phút đối với BN
được chuyển đến BV sau khi được làm CRP ban đầu hiệu quả so với (9,3±9,9) phút
đối với BN chết tại chổ sau khi làm CRP thất bại. Qua đó chúng ta nhận thấy thời
gian tiến hành CRP đúng cách rất quan trọng góp phần cứu sống BN. 100 % các
trường hợp chúng tôi ghi nhận trong nghiên cứu không có đội cấp cứu chuyên nghiệp
đến hiện trường & 100 % các trường hợp người chứng kiến không biết tiến hành CRP
đúng cách, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên y tế & xe cấp cứu ngoại viện còn quá ít,
tình trạng giao thông ở thành phố còn phức tạp, có rất nhiều trường hợp người nhà
đưa BN đến BV nói là đưa đến trể do bị kẹt xe.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp là khó thở (39,1 %) & đau ngực (32,7 %), có 41 ca (37,3
%) không có nhân chứng do khi phát hiện BN đã bị mê từ lúc nào không rõ, so với
các nghiên cứu ở Lausanne Thụy Sỹ thì triệu chứng đau ngực (35 %), khó thở (21 %).
Tiền triệu
Đa số các trường hợp (78,2 %) không có triệu chứng báo trước cách đó vài giờ hay
vài ngày, điều này chứng tỏ kể từ khi xảy ra các triệu chứng cho đến khi xảy ra ngưng
tim rất nhanh mà ít khi có những triệu chứng báo trước vài giờ hoặc vài ngày.
Tiền căn bệnh lý
Có đến (41,8%) các ca không biết tiền căn bệnh lý trước đó do không khám sức khỏe
định kỳ, tuy nhiên trong những BN đã biết có tiền căn bệnh lý thì có đến (50%) các
trường hợp là điều trị không thường xuyên hay không điều trị gì, điều này chứng tỏ
họ vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, đái tháo
đường,tai biến mạch máu não.
Tiền căn bệnh lý tim mạch chiếm đa số 87,5 % (THA 22,7%, TMCT 4,5%, bệnh
van tim 2,7%, bệnh tim kết hợp 20,9%), tiền căn đái tháo đường (17,2%), tiền căn tai
biến mạch máu não (14,1 %) so với số liệu ghi nhận từ nghiên cứu của BS.Phạm Tiến
Ngọc là tiền căn bệnh lý tim mạch 53,5% (THA 47,8%, TMCT 8,7%, bệnh tim kết
hợp 43,5%).
Cận lâm sàng

ECG
92,7% đẳng điện, có 8 trường hợp rung thất (5 ca ở tuyến trước & 3 ca ở khoa cấp
cứu BV,NDGĐ) được sốc điện khử rung nhưng không thành công. Theo các nghiên
cứu ở nước ngoài nếu ECG lúc đầu phát hiện là rung thất(ventricular fibrillation) hay
nhanh thất(ventricular tachycardia) & thời gian kể từ khi có ngưng tim đột ngột đến
khi tiến hành CRP trong vòng 4-8 phút thì khả năng thành công cao hơn so với những
trường hợp khác như vô tâm thu (asystole) hay hoạt động điện vô mạch (pulseless
electrical activity).
Men tim
Không phải tất cả các trường hợp đều được làm xét nghiệm men tim, trong số những
ca được làm xét nghiệm chúng tôi nhận thấy:
- CK: trong 75 ca được làm xét nghiệm thì có 25 ca có kết quả bất thường.
- CK-MB: trong 78 ca được làm xét nghiệm thì có 74 ca có kết quả bất thường.
- Troponin-I: trong 68 ca được làm xét nghiệm thì có 31 ca có kết quả bất thường.
Chọc dò dịch não tủy
Trong 20 ca được chọc dịch dò dịch não tủy thì có 3 ca chọc dò ra máu không đông.
KẾT LUẬN
Để thật sự cải thiện dự hậu lâm sàng cho những BN bị ngưng tim đột ngột ngoài BV
cần có một nổ lực lớn trong thông tin & giáo dục cộng đồng để làm giảm tối đa có thể
sự trì hoãn tiến hành hồi sức cho BN. Phần lớn các BN có tiền căn bệnh lý tim mạch,
đái tháo đường, tai biến mạch máu não, do đó các BS nên thường xuyên thông báo
cho BN & thân nhân của họ để phản ứng ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng
báo trước & gọi ngay sự giúp đở không chậm trể, bên cạnh đó nên đi khám sức khỏe
định kỳ.
Khuyên họ tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh tắm lạnh, hạn chế rượu bia & thuốc
lá, ăn nhiều rau, không hoạt động thể lực quá sức, không căng thẳng hay xúc động vì
một lối sống lành mạnh mới mang lại cuộc sống an toàn thoải mái.
Các bài giảng & thông tin cụ thể về cách tiến hành CRP nên thực hiện tại các nơi làm
việc, dạy cho nhân viên cách xử trí khi gặp ngưng tim xảy ra tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó cần có những đội cấp cứu ngoại viên chuyên nghiệp với đầy đủ dụng cụ

cần thiết.
BẢNG THU THẬP THÔNG TIN
Hành chánh
Tên:
Năm sinh
Nghề nghiệp
Số hồ sơ
Ngày giờ vào viện: thứ trong tuần
Địa chỉ
Bệnh sử
Thời gian đưa vào viện
Hoàn cảnh xảy ra
Nơi phát hiện: tại nhà , tại nơi công cộng-nơi làm việc 
Người phát hiện: thân nhân , người đi đường-bạn bè 
Phương tiện đưa vào viện: taxi, xe cứu thương 
Triệu chứng:
- Đau ngực: có , không 
- Hồi hợp: có , không 
- Khó thở: có , không 
- Nhức đầu: có , không 
- Co giật: có , không 
- Ho ra máu: có , không 
- Triệu chứng khác
- Xử trí tức thời của người phát hiện
- Tiền triệu (có thể các đó vài ngày hoặc vài giờ

×