Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.31 KB, 9 trang )

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo truyền thống, phẫu thuật viên sẽ được huấn luyện bằng “học việc” trong thời
gian dài. Làm việc cùng những đàn anh và theo một chương trình định sẵn là đặc
điểm chính của chương trình huấn luyện hiện nay, trong chương trình này, học
viên được quan sát, phụ mổ và có thể thực hiện phẫu thuật trên bệnh nhân để từ đó
đạt được những kỹ năng mong muốn. Nhưng trong mô hình đào tạo này, có giới
hạn là trình độ của các đàn anh rất khác nhau và mục tiêu học tập cũng không rõ
ràng.
Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật và phân chia ra nhiều chuyên khoa sâu,
nhiều kỹ thuật ngoại khoa mới được thực hiện và đều đòi hỏi sự thuần thục các kỹ
thuật này. Đây là một thử thách rất lớn đối với phẫu thuật viên. Ví dụ như việc
ứng dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu rộng rãi bắt buộc các phẫu thuật viên phải
có được những kỹ năng này trong sự nghiệp của họ dù họ đang ở giai đọan nào
của sự nghiệp.
Y thức và sự kỳ vọng của công chúng tăng lên và hiểu biết của cộng đồng về vấn
đề y đức trong việc dùng bệnh nhân để thực tập sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến việc
làm giảm cơ hội cho phẫu thuật viên thực hiện huấn luyện kiểu cầm tay chỉ việc,
đặc biệt là phẫu thuật viên mới vào nghề.
Có nhiều thay đổi hiện nay để hiện đại hóa cấu trúc giáo dục và huấn luyện ngoại
khoa nói riêng giáo dục y khoa nói chung. Do đó tiếp cận vấn đề theo kiểu học
việc truyền thống đang bắt đầu thay đổi hòan tòan. Quan niệm cho rằng, học viên
(chỉ những phẫu thuật viên đang được đào tạo) sau thời gian dài làm việc với đàn
anh sẽ trở nên thuần thục đã không được chấp nhận. Đã có một đồng thuận về
cách tiếp cận rõ ràng hơn để thấy rõ nhu cầu của từng cá nhân học viên và sự phù
hợp với từng trình độ của học viên. Để thấy được những thử thách cũng như nhu
cầu của việc đào tạo và lượng giá kỹ năng ngoại khoa thì việc ứng dụng công nghệ
mô phỏng như một công cụ giáo dục có thể giúp giải quyết những vấn đề nêu trên.
CÁC LỌAI MÔ PHỎNG
Hiện nay đang có nhiều loại thiết bị mô phỏng đựơc dùng để giảng dạy nhiều loại


kỹ năng ngoại khoa khác nhau từ những thiết bị đơn giản để thực tập cột nơ chỉ
đến những thiết bị tinh vi tạo lập lại các phẫu thuật thông qua việc ứng dụng
những tiến bộ công nghệ trong mô phỏng bằng máy tính. Thiết bị mô phỏng có thể
chia làm ba loại
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
.
Thiết bị mô phỏng bằng mô hình
Mô hình sinh lý để mô tả họăc trình bày các loại mô người để thực hành kỹ thuật
ngoại khoa đã được dùng rộng rãi. Tiến bộ trong các nguyên liệu tổng hợp làm cho
mô hình ngày càng giống thực hơn và ngày nay rất nhiều mô người có thể được
mô phỏng với mức độ khá chính xác.

Thiết bị mô phỏng dựa trên máy tính
Mô phỏng bằng máy tính là công nghệ thú vị nhất trong giáo dục y khoa, đặc biệt
là khi tốc độ vi xử lý cao giúp mô phỏng ngày càng giống thật. Thực tế ảo, được
dùng đầu tiên trong các chương trình không gian, nổi lên như một công nghệ mạnh
mẽ trong y khoa. Thực tế ảo được định nghĩa là “tập hợp các công nghệ cho phép
con người sử dụng giác quan và kỹ năng tự nhiên để tương tác có hiệu quả với
những dữ liệu ba chiều của máy tính trong thời gian thực”. Thực tế ảo kết hợp
những hình ảnh thuyết phục của một hệ cơ quan hoặc vùng cơ thể với những công
cụ thao tác trên những hình ảnh đó như thể đây là cơ quan thực sự.

Các thiết bị mô phỏng kết hợp: là những thiết bị được phát triển gần đây nhất. Mô
phỏng kết hợp cho thấy tiềm năng to lớn trong việc tạo ra những tình huống gần
với thực tế lâm sàng nhất khi kết hợp những mô hình sinh lý với máy tính, thường
là sử dụng tương thích chung như dùng những dụng cụ chẩn đoán hoặc dụng cụ
phẫu thuật để kết nối khoảng cách giữa mô hình và máy tính. Điều này giúp khắc
phục những khó khăn liên quan đến việc tạo ra cảm giác thực về dụng cụ của mô
người trong khi vẫn cho phép sử dụng những tiến bộ trong mô phỏng bằng máy
tính. Thuận lợi duy nhất của loại mô phỏng này là tiểm năng đưa ra những bài

thực tập theo nhóm.
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG NGOẠI KHOA
Kỹ năng là phần thiết yếu của thực hành ngoại khoa. Kỹ năng ngoại khoa đòi hỏi
sự phát triển về tâm thần vận động thuần thục, một quá trình dựa trên sự thực hành
thường xuyên. Theo truyền thống, những kỹ năng sẽ đạt được hầu như chỉ trong
phòng mổ, nơi mà nguồn lực cũng như phương tiện học tập có giới hạn.
Có nhiều chứng cứ từ những nguồn khác nhau cho thấy kỹ năng tâm thần vận
động phải được củng cố thường xuyên để đạt được sự ổn định. Một phẫu thuật
viên sẽ đánh mất kỹ năng nếu họ không củng cố bằng thực hành thường xuyên và
lặp đi lặp lại. Một chương trình huấn luyện hiệu quả nên cung cấp vừa lý thuyết,
vừa thực hành trong đó tạo nhiều cơ hội để học viên đuợc thực hành lặp đi lặp lại.
Chương trình đào tạo cũng nên xác định rõ mục tiêu đào tạo mà những mục tiêu
này có thể được lượng giá một cách khách quan vào cuối khóa học. Trong thực tế
huấn luyện ngoại khoa theo kiểu truyền thống hiện nay, khả năng lượng giá rất
khó khăn và có rất ít chuơng trình đào tạo có khả năng cung cấp nhiều cơ hội cho
học viên thực hành lặp đi lặp lại những kỹ năng tâm thần vận động mới học được.
Hơn nữa, rất khó thiết lập một môi trường thực hành ồn định và chuyên nghiệp
cho học viên và số giảng viên với kỹ năng khéo léo để hướng dẫn cũng không
nhiều. Trong khi đó, công nghệ mô phỏng có thể cung cấp cơ hội cho học viên
thực hành lặp đi lặp lại những kỹ thuật ngoại khoa quan trọng mà không gây ảnh
hưởng đến sự an tòan của bệnh nhân và hơn nữa mô phỏng cũng có khả năng
lượng giá những kỹ năng tâm thần vận động mà học viên đạt được trong quá trình
thực hành và huấn luyện.
Những thuận lợi của mô phỏng khi so sánh với huấn luyện ngoại khoa thông
thường
(Error! Reference source not found.)

Chương trình đào tạo có thể được quyết định bởi học viên, không phải bởi bệnh
nhân. Học viên có thê tập trung vào toàn bộ phẫu thuật họăc những kỹ năng riêng
biệt và thực tập chúng thường xuyên theo nhu cầu.

Vì môi trường thực tập an toàn, học viên có thể “được phép thất bại” và học hỏi
từ những thất bại đó theo cách mà nếu diễn ra trong thực tế lâm sàng sẽ “không
tưởng tuợng nổi”. Điều này tạo cơ hội để học viên khám phá những giới hạn của
mỗi kỹ thuật hơn là phải luôn duy trì trong “khu vực an toàn” của lâm sàng.
Thiết bị mô phỏng có thể cho thấy những bằng chứng khách quan phản ánh kỹ
năng học viên qua đó dùng những chức năng theo dõi để xây dựng nên chi tiết
đường cong đào tạo cho học viên. Một hệ thống đo lường đang được phát triển và
chứng thực nhằm đưa ra khả năng đánh giá chi tiết lẫn tổng quát kỹ năng của phẫu
thuật viên.
Thiết bị mô phỏng có khả năng đưa ra phản hồi tức thì dưới dạng những thông tin
số hóa qua đó giúp người học có thể tự học hoăc học với nhau.
Nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi đầu tiên đánh giá hiệu quả của huấn luyện có mô
phỏng hỗ trợ được Seymour và cộng sự thực hiện 2003. Nghiên cứu này cho thấy
khi thực hiện thao tác đến mức độ chuẩn thì huấn luyện có mô phỏng hỗ trợ cải
thiện kỹ năng trong phòng mổ trên bệnh nhân thật. Nhóm được huấn luyện trên
thiết bị mô phỏng mắc lỗi ít hơn sáu lần và thời gian phẫu thuật ngắn hơn 20% so
với nhóm chứng. Nhiều nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu này cũng chỉ ra những
kết quả tương tự về tính hiệu quả và hợp lệ của những tiêu chuẩn huấn luyện
(Error!
Reference source not found.)
.
Những thiết bị mô phỏng để huấn luyện kỹ năng phẫu thuật dưới những hình
thức sau
(Error! Reference source not found.)
.
- Dạy những kỹ năng cơ bản và nâng cao.
- Dạy những phẫu thuật mới cho phẫu thuật viên.
- Huấn luyện lại những phẫu thuật viên bị mất kỹ năng hoặc những người
trở lại làm việc sau kỳ nghỉ.
- Tạo cơ hội làm mới lại những kỹ năng như là một phần trong sự nghiệp

phẫu thuật viên.
LƯỢNG GIÁ
Lý thuyết giáo dục cho rắng học tập phải đi kèm với lượng giá cả về cấu tạo (phản
hồi) và tổng kết (lượng giá cuối cùng). Phản hồi giúp tạo ra chương trình học tập
trực tiếp đển cải thiện kỹ năng đặc biệt trong những kỹ thuật hiếm thực hiện trong
lâm sàng, sau đó xác nhận kỹ thuật chuẩn mà học viên phải đạt qua lượng giá cuối
cùng.
Một phương pháp lý tưởng để đánh giá kỹ năng kỹ thuật và sự thành thạo
phải có những tiêu chuẩn sau
(Error! Reference source not found.)

Phải thể hiện khả năng lặp lại những kết quả như nhau dù được lượng giá bởi
những người khác nhau (tính tin cậy chéo).
Thực hiện ổn định khi cùng một học viên được đánh giá trong những thời điểm
khác nhau trong cùng điều kiện (tính tin cậy thử-thử lại).
Những đặc điểm cần phải xem xét khi đánh giá hiệu quả của một phương
pháp lượng giá
- Tính khả thi
- Tính tin cậy
- Tính hợp lệ
Một nghiên cứu được Feldman và cộng sự thực hiện năm 2003 tựa đề
“Relationship between objective assessment of technical skills and subjective in-
training evaluations in surgical residents” so sánh công cụ lượng giá truyền thống
chủ quan In-Training Evaluation Reports (ITERs) (báo cáo đánh giá trong huấn
luyện) và McGill Inanimate System for Training and Evaluation of Laparoscopic
Skills (MISTELS) (hệ thống mô hình để huấn luyện và lượng giá kỹ năng phẫu
thuật nội soi của Mc Gill), một công cụ khách quan lượng giá kỹ thuật mổ nội soi.
Kết quả cho thấy ITER không thể phân loại được những bác sỹ nội trú có kỹ thuật
dưới mức trung bình và những bác sỹ nội trú thực hiện tốt trong MISTEL thì cũng
có kết quả tốt khi đánh giá băng ITER

(Error! Reference source not found.)
.
Kỹ thuật mô phỏng có thể ứng dụng để lượng giá kỹ năng ngoại khoa khi
(Error!
Reference source not found.)
:
- Cấp giấy chứng nhận kỹ thuật cơ bản.
- Cấp giấy chứng nhận khi một kỹ thuật mới được đưa vào thực hành.
- Cấp lại giấy chứng nhận sau một thời gian không thực hành ngoại khoa.
- Gia hạn giấy chứng nhận.
KẾT LUẬN
Trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sử dụng mô phỏng cung cấp một
phương pháp an toàn, hướng vào học viên, giống thực tế cũng như một công cụ
lượng giá khách quan những kỹ năng ngoại khoa. Tuy nhiên, tự bản thân công
nghệ không đảm bảo việc học hành hiệu quả mà chỉ nên xem nó là một phần của
tòan bộ vấn đề giáo dục y học. Tất cả cá thiết bị mô phỏng đều có hiệu quả không
đồng đều cho những yêu cầu huấn luyện cụ thể nên phải cần một quá trình chứng
nhận tính hợp ly khắt khe trước khi thiết bị đó được chấp nhận như là công cụ để
huấn luyện và lượng giá những phẫu thuật viên, những người sẽ mổ trên những
bệnh nhân thật. Do đó cần ghi nhớ rắng việc thuần thục kỹ năng không thể quan
trong hơn tính chuyên nghiệp của phẫu thuật viên.

×