Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Đề tài : ứng dụng phương pháp mô hình đánh giá trữ lượng nước dưới đất ở thành phố hồ chí minh và lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 217 trang )



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TTRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam















BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ LÂN CẬN




6949
14/8/2008




Hà Nội - 2008


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam




Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Ngô Đức Chân








BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ LÂN CẬN











Hà Nội - 2008

i

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
1- ThS. Ngô Đức Chân, Chủ nhiệm đề tài
2- ThS. Bùi Tiến Bình
3- KS. Nguyễn Manh Hà
4- CN. Đỗ Thị Thanh Hoa
5- KS. Nguyễn Huy Tuấn
6- CN. Trịnh Quang Trung


ii
TÓM TẮT BÁO CÁO
Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu của đề tài “Ứng dụng phương mô hình
đánh giá trữ lượng NDĐ ở thành phố Hồ Chí Minh và lân cận” được trình bày trong
215 trang khổ A4. Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của báo cáo được trình bày
trong 2 phần: Phần A: Cơ sở khoa học của đề tài (từ chương I đến chương V) và Phần
B: Kết quả của đề tài (từ chương VI đến chương VII) kèm theo có 26
bảng số liệu và
71 hình minh họa và 16 chuyên đề nghiên cứu.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu liên quan, báo cáo đã thu thập khá đầy đủ
những dữ liệu cần thiết và tiến hành tổng hợp chỉnh lý (Phần A) nhằm mô phỏng thành

công MHDCNDĐ khu vực (Phần B). Để nâng cao tính thuyết phục của lời giải, diện
tích lập MHDCNDĐ được lựa chọn lớn hơn nhiều lần di
ện tích đánh giá trữ lượng.
Kết quả hiệu chỉnh bài toán ổn định (thời tháng 1/2000) và bài toán không ổn
định (từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2007) đều cho sai số nhỏ so với dữ liệu quan trắc.
Điều này chứng tỏ MHDCNDĐ đã mô phỏng hệ thống NDĐ đạt yêu cầu và phù hợp
với điều kiện tự nhiên.
Dựa trên hiện trạng khai thác và dự báo nhu cầu khai thác sử dụng NDĐ củ
a
vùng nghiên cứu theo giai đoạn 2007, 2010 và 2020, báo cáo đã vận hành
MHDCNDĐ nhằm đánh giá trữ lượng khai thác với mục tiêu trữ lượng tương ứng là
398.047m
3
/ngày, 1.205.306m
3
/ngày và 1.396.953m
3
/ngày. Bên cạnh xác lập trường
mực nước và xác định các nguồn hình thành trữ lượng tại các tầng chứa nước, báo cáo
cũng đã tiến hành tính toán cân bằng nước nhạt nhằm định lượng quá trình xâm nhập
mặn trong từng phương án khai thác.
Các phương án khai thác được đề xuất và phương pháp thực hiện có thể được
xem như là giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn NDĐ trong vùng.


iii
MỤC LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU v

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA vi
MỞ ĐẦU 1
PHẦN A CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
Chương I TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 5
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 5
II - LÝ DO CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU 5
III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 6
IV - THỦY VĂN 7
V - ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU 8
VI - ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ KINH TẾ 8
VII - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT 9
VIII - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 18
IX - NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 43
Chương II TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 46
I - NƯỚC NGOÀI 46
II - TẠI VIỆT NAM 49
Chương III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
I - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 51
II - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56
PHẦN B KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
Chương IV XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC DƯỚI ĐẤT 68
I - SƠ ĐỒ HÓA VÙNG LẬP MÔ HÌNH DÒNG CHẢY 68
II - NHẬP DỮ LIỆU 72
III - KẾT QUẢ VẬN HÀNH MÔ HÌNH 86
Chương V ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ LÂN
CẬN 107

I - KHÁI QUÁT VỀ BÀI TOÁN 108
II - ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC THEO PHƯƠNG ÁN 1 110
III - ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC THEO PHƯƠNG ÁN 2 126

IV - ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC THEO PHƯƠNG ÁN 3 139
V - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT 153
KẾT LUẬN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO 158


iv
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐBNB Đồng bằng Nam bộ
TNB Tây Nam bộ
ĐNB Đông Nam bộ
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
NDĐ Nước dưới đất
Tỉnh BR - VT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cục ĐC&KSVN Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Liên đoàn BĐĐCMN Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam
Liên đoàn ĐCTV-ĐCCTMN Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công
trình miền Nam
MHDCNDĐ Mô hình dòng chảy n
ước dưới đất
THTKT Tổ hợp thạch kiến tạo

v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng I.1 - Dân số dự bố theo các giai đoạn theo địa phương 8
Bảng I.2 - Xác định các thông số ĐCTV theo vùng 39
Bảng I.3 - Kết quả tính trữ lượng khai thác tiềm năng các tầng chứa nước 40
Bảng I.4 - Kết quả tính nhu cầu dùng nước trong sinh hoạt 43
Bảng I.5 - Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp theo lưu vực 45
Bảng IV.1 - Thống kê giá trị hệ số thấm tính toán 77

Bảng IV.2 - Bảng thống kê số lượng lỗ khoan quan quan sát 85
Bảng IV.3 - Thống kê các loại sai số sau khi hiệu chỉnh bài toán ổn định 87
Bảng IV.4 - Bảng thống kê các loại sai số lớp 2 (tầng chứa nước Holocen) 97
Bảng IV.5 - Bảng thống kê các loại sai số lớp 4 (tầng chứa nước Pleistocen trên) 98
Bảng IV.6 - Bảng thống kê các loại sai số lớp 6 (tầng chứa nước Pleistocen giữa -
trên) 98

Bảng IV.7 - Bảng thống kê các loại sai số lớp 8 (tầng chứa nước Pleistocen dưới) 99
Bảng IV.8 - Bảng thống kê các loại sai số lớp 10 (tầng chứa nước Pliocen giữa) 100
Bảng IV.9 - Bảng thống kê các loại sai số lớp 12 (tầng chứa nước Pliocen dưới) 100
Bảng IV.10 - Bảng thống kê các loại sai số lớp 14 (tầng chứa nước Miocen trên) 101
Bảng V.1 - Bảng thống kê kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước dưới đất 109
Bảng V.2 - Các nguồn hình trữ lượng toàn mô hình (Phương án 1) 115
Bảng V.3 - Bảng thống kê các nguồn hình thành trữ lượng khu vực TPHCM và lân cận
(Phương án 1) 121

Bảng V.4 - Bảng kết quả tính toán xâm nhập mặn khu vực TPHCM và lân cậtn
(Phương án 1) 124

Bảng V.5 - Các nguồn hình thành trữ lượng toàn mô hình (Phương án 2) 130
Bảng V.6 - Bảng thống kê các nguồn hình thành trữ lượng khu vực TPHCM và lân cận
(Phương án 2) 137

Bảng V.7 - Bảng kết quả tính toán xâm nhập mặn khu vực TPHCM và lân cận
(Phương án 2) 139

Bảng V.8 - Các nguồn hình trữ lượng toàn mô hình (Phương án 3) 144
Bảng V.9 - Bảng thống kê các nguồn hình thành trữ lượng khu vực TPHCM và lân cận
(Phương án 3) 151


Bảng V.10 - Bảng kết quả tính toán xâm nhập mặn khu vực TPHCM và lân cận
(Phương án 3) 152


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình I.1 - Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu 5
Hình I.2 - Mặt cắt cấu trúc ĐCTV theo hướng nam - bắc qua đỉnh núi Bà Rịa 30
Hình I.3 - Mặt cắt cấu trúc ĐCTV theo hướng tây - đông qua đỉnh núi Bà Đen 31
Hình I.4 - Mặt cắt hàng rào thể hiện cấu trúc hệ thống NDĐ 32
Hình I.5 - Sơ đồ tính trữ lượng tầng chứa nước Pleistocen trên 40
Hình I.6 - Sơ đồ tính trữ lượng tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên 41
Hình I.7 - Sơ đồ tính trữ lượng tầng chứa nước Pleistocen dưới 41
Hình I.8 - Sơ đồ tính trữ lượng tầng chứa nước Pliocen giữa 42
Hình I.9 - Sơ đồ tính trữ lượng tầng chứa nước Pliocen dưới 42
Hình I.10 - Sơ đồ tính trữ lượng tầng chứa nước Miocen 43
Hình I.11 - Sơ đồ vị trí lưu vực các hệ thống sông chính 44
Hình III.1 - Bản đồ nền sử dụng trong mô hình 53
Hình III.2 - Dữ liệu điểm độ cao bề mặt địa hình 54
Hình III.3 - Cửa sổ nhập dữ liệu thời gian 54
Hình III.4 - Ô lưới và các loại ô lưới trong mô hình 58
Hình III.5 - Ô lưới i,j,k và 6 ô bên cạnh 59
Hình III.6 - Sơ đồ bước giải theo phương pháp lặp trong mô hình 62
Hình III.7- Điều kiện biên sông (River) a) Mặt cắt biểu diễn điều kiện biên sông b)
Mô phỏng trên mô hình 63

Hình III.8 - Điều kiện biên kênh thoát (Drain) 63
Hình III.9 - Điều kiện biên tổng hợp trong mô hình (GHB) 64
Hình III.10 - Điều kiện biên bốc hơi trong mô hình (ET) 64
Hình III.11 - Các ô lưới sai phân hai chiều xung quanh ô có lỗ khoan 65

Hình IV.1 - Mặt cắt qua đỉnh núi Bà Đen theo hướng tây - đông 69
Hình IV.2- Mặt cắt theo hướng nam - bắc qua núi Bà Rịa 70
Hình IV.3 - Mặt cắt hàng rào thể hiện cấu trúc của hệ thống NDĐ 71
Hình IV.4 - Thống kê dữ liệu chiều sâu đáy lớp (đơn vị: mét) 73
Hình IV.5 - Bản đồ phân vùng bổ cập 82
Hình IV.6 -Cửa sổ nhập dữ liệu lượng bổ cập (Recharge) 82
Hình IV.7 - Vị trí và cửa sổ nhập dữ liệu điều kiện biên tổng hợp (General Head) 84
Hình IV.8 - Vị trí và cửa sổ nhập dữ liệu điều kiện biên sông (River Head) 84
Hình IV.9 - Vị trí và cửa sổ nhập điều kiện biên mực nước xác định (Specified Head)
85

Hình IV.10 - Vị trí và cửa sổ nhập dữ liệu mực nước quan trắc 86
Hình IV.11 - Đồ thị biểu diễn sai số a) Tầng Holoen và b) Tầng Pleistocen trên 91
Hình IV.12 - Đồ thị biểu diễn sai số a) Tầng Pleistocen giữa - trên và b) Tầng
Pleistocen dưới 91

Hình IV.13 - Đồ thị biểu diễn sai số a) Tầng Piocen giữa và b) Tầng Plocen dưới 92

vii
Hình IV.14 - Đồ thị biểu diễn sai số a) Tầng Miocen trên và b) Tầng Paleozoi -
Mezozoi 92

Hình IV.15 - Mực nước tầng Holocen - Bài toán ổn định 93
Hình IV.16 - Mực nước tầng Pleistocen trên - Bài toán ổn định 93
Hình IV.17 - Mực nước tầng Pleistocen giữa-trên - Bài toán ổn định 94
Hình IV.18 - Mực nước tầng Pleistocen dưới - Bài toán ổn định 94
Hình IV.19 - Mực nước tầng Pliocen giữa - Bài toán ổn định 95
Hình IV.20 - Mực nước tầng Pliocen dưới - Bài toán ổn định 95
Hình IV.21 - Mực nước tầng Miocen trên - Bài toán ổn định 96
Hình IV.22 - Mực nước tầng Paleozoi-Mesozoi - Bài toán ổn định 96

Hình IV.23 - Mực nước tầng Holocen - tháng 9/2007 103
Hình IV.24 - Mực nước tầng Pleistocen trên - tháng 9/2007 103
Hình IV.25 - Mực nước tầng Pleistocen giữa - trên - tháng 9/2007 104
Hình IV.26 - Mực nước tầng Pleistocen dưới - tháng 9/2007 104
Hình IV.27 - Mực nước tầng Pliocen giữa - tháng 9/2007 105
Hình IV.28 - Mực nước tầng Pliocen dưới - tháng 9/2007 105
Hình IV.29 - Mực nước tầng Miocen dưới - tháng 9/2007 106
Hình IV.30 - Mực nước tầng Paleozoi - Mezozoi - tháng 9/2007 106
Hình V.1 - Sơ đồ vùng đánh giá trữ lượng 108
Hình V.2 - Mực nước tầngPleistocen trên, thời điểm 2035-Phương án 1 111
Hình V.3 - Mực nước tầngPleistocen giữa - trên, thời điểm 2035 (Phương án 1) 112
Hình V.4 - Mực nước tầng Pleistocen dưới, thời điểm 2035(Phương án 1) 112
Hình V.5 - Mực nước tầng Pliocen trung, thời điểm 2035 (Phương án 1) 113
Hình V.6 - Mực nước tầng Pliocen dưới, thời điểm 2035 (Phương án 1) 113
Hình V.7 - Mực nước tầng Pliocen dưới, thời điểm 2035 (Phương án 1) 114
Hình V.8 - Bản đồ vị trí ranh mặn tầng Pleistocen dưới và Miocen 125
Hình V.9 - Bản đồ vị trí ranh mặn tầng Pliocen giữa và Pleistocen dưới 125
Hình V.10 - Mực nước tầng Pleistocen giữa - trên theo phương án 2 127
Hình V.11 - Mực nước tầng Pleistocen dưới theo phương án 2 127
Hình V.12 - Mực nước tầng Pliocen giữa theo phương án 2 128
Hình V.13 - Mực nước tầng Pliocen dưới theo phương án 2 128
Hình V.14 - Mực nước tầng Miocen theo phương án 2 129
Hình V.15 - Mực nước tầng Pleistocen giữa - trên theo phương án 3 141
Hình V.16 - Mực nước tầng Pleistocen dưới theo phương án 3 141
Hình V.17 - Mực nước tầng Pliocen trên theo phương án 3 142
Hình V.18 - Mực nước tầng Pliocen dưới theo phương án 3 142
Hình V.19 - Mực nước tầng Miocen dưới theo phương án 3 143


1

MỞ ĐẦU
Đề tài khoa học công nghệ: "Ứng dụng phương pháp mô hình đánh giá trữ
lượng ở thành phố Hồ Chí Minh và lân cận" được thực hiện dựa trên hợp đồng khoa
học công nghệ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền
Nam cũ (Hợp đồng số 09ĐC06/BTNMT-HĐKHCN, ngày 27 tháng 04 năm 2006).
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
NDĐ là nguồn tài nguyên quan trọng và càng quan trọng hơn đối với những
vùng khan hi
ếm nguồn nước mặt có chất lượng tốt. Ngày nay, nhiều đô thị ở Đồng
bằng Nam Bộ: Mỹ Tho, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau đã và đang có xu hướng
chuyển sang sử dụng nguồn NDĐ, do đó cần thiết phải có được những công cụ hữu
hiệu để quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này.
Khu vực TPHCM và lân cận, dù nguồn nước mặt rất phong phú nhưng khai
thác sử dụng NDĐ ngày càng chi
ếm tỉ lệ đáng kể trong sinh hoạt và sản xuất. Lượng
khai thác nhiều chắc chắn làm thay đổi cân bằng tự nhiên và sẽ dẫn đến suy thoái trữ
lượng NDĐ. Sự suy thoái trữ lượng này đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến những tai biến
cho môi trường tự nhiên, đe dọa sự phát triển bình ổn như nhiều đô thị trên thế giới
(Beijing, Bangkok, Mexico ). Mức độ suy thoái trữ lượ
ng khác nhau tùy từng nơi
nhưng đều được thể hiện qua sự hạ thấp mực nước, điều này đã được ghi nhận ở các
trạm quan trắc quốc gia trong vùng, đặc biệt là nhiều nơi có biên độ khá lớn như: Hóc
Môn, Bình Trị Đông, Bình Hưng,
Tóm lại, vấn đề cấp thiết hiện nay cho nghiên cứu ĐCTV trong vùng là biết
được hiện trạng môi trường ĐCTV và tiềm năng tài nguyên NDĐ
để từ đó sẽ tìm một
giải pháp thích hợp khắc phục tình trạng suy thoái trữ lượng.
Đề tài: “Ứng dụng phương pháp mô hình đánh giá trữ lượng nước dưới đất ở
thánh phố hồ chí minh và lận cận" sẽ tiếp cận vấn đề xác định nguồn hình thành trữ
lượng NDĐ theo phương pháp mô hình hóa dựa trên phần mềm GMS (Hoa Kỳ sản

xuất). Đây là phương pháp đang được s
ử dụng tại nhiều nơi trên thế giới và đã chứng
tỏ được tính ưu việt và hiệu quả của nó.
Ý NGHĨA KHOA HỌC - THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá định lượng được các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trực tiếp ảnh hưởng
đến sự hình thành và suy thoái tài nguyên NDĐ. Số liệu tính toán chính xác và đầy đủ
hơn các phương pháp khác.
- Hỗ trợ cho việc nghiên cứu ngu
ồn gốc NDĐ cho miền Đông Nam bộ nói riêng
và Đồng bằng Nam Bộ nói chung.
- MHDCNDĐ của luận án sẽ là công cụ hữu hiệu các nghiên cứu ĐCTV khác
trong vùng.
- Có thể áp dụng được hướng nghiên cứu này cho các vùng khác ở Đồng bằng
Nam Bộ và các nơi khác.
Ý nghĩa thực tiễn
- Các nhà quản lý tài nguyên NDĐ có thể sử dụng kết quả của đề tài để phục vụ
cho việc hoạch định chiế
n lược khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên.


2
- Các nhà quản lý sử dụng kết quả của đề tài nhằm thẩm định kết quả thăm dò
khai thác NDĐ.
- Tốc độ giải các bài toán ĐCTV nhanh hơn nhiều so với các phương pháp khác
cho phép người sử dụng nhanh chóng có được lời giải của nhiều phương án khác nhau
làm cơ sở chọn lựa tối ưu trong quy hoạch khai thác hợp lý nguồn NDĐ.
- Có thể sử dụng phương pháp này để giải các bài toán trữ
lượng các nơi khác
nhau trong vùng lập mô hình.

MỤC TIÊU: Đánh giá trữ lượng khai thác NDĐ khu vực TPHCM và lân cận.
NHIỆM VỤ
1- Thu thập tài liệu toàn bộ những dữ liệu nghiên cứu liên quan (khí tượng thủy
văn, địa hình - địa mạo, địa chất, ĐCTV ).
2 - Mô hình hóa: Mô phỏng hệ thống NDĐ vùng nghiên cứu bằng phần mềm
GMS.
- Tính toán và xử lý các thông số dữ liệu đầu vào của MHDCNDĐ và tạo các
tập tin cầ
n thiết phục vụ cho công tác nhập dữ liệu.
- Sơ đồ hóa cấu trúc không gian toàn vùng nghiên cứu và chuyển thành mô hình
số bằng phần mềm GMS nhằm xác lập trường dòng chảy cho từng tầng chứa nước
theo không gian và thời gian.
- Hiệu chỉnh mô hình theo dữ liệu thực tế được ghi nhận tại các trạm quan trắc
của Mạng quan trắc quốc gia và các Mạng quan trắc địa phương như: TP. Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồ
ng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu…).
3- Xác định nguồn hình thành trữ lượng khai thác NDĐ: Nghiên cứu CBNDĐ
và tính toán định lượng các nguồn hình thành trữ lượng.
4- Đề xuất phương hướng khai thác sử dụng hợp lý và biện pháp bảo vệ tài
nguyên NDĐ theo nhu cầu sử dụng nước dựa vào chiến lược phát trển kinh tế - xã hội
của các địa phương trong vùng.
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng ph
ần mềm GMS để mô phỏng hệ thống NDĐ và
vận hành MHDCNDĐ để giải bài toán trữ lượng theo 3 phương án dự kiến.
Đối tượng nghiên cứu: là các tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Kainozoi (Holocen,
Pleistocen trên, Pleistocen giữa - trên, Pleistocen dưới, Pliocen trên, Pliocen dưới và
Miocen trên). Diện tích lập mô hình tổng cộng khoảng 12.000km
2
, được giới hạn từ

đứt gãy sông Vàm Cỏ Tây đến vùng phân thủy địa hình (lộ đá gốc Mezozoi) ở phía
Đông.
- Diên tích lập MHDCNDĐ được giới hạn như Hình I.1.
- Diện tích đánh giá trữ lượng: lưu vực sông Sài Gòn (Hình I.11).
Phần lớn diện tích nội thành TPHCM, Thủ Dầu Một và Tây Ninh điều thuộc
phạm vi lưu vực sông Sài Gòn như trong Hình I.11 - (theo [41]). Đây là vùng trung
tâm của vùng lập mô hình do đó ảnh hưởng của đ
iều kiện biên gần như không có.
Như vậy, chọn lưu vực sông Sài Gòn để đánh giá trữ lượng khai thác cho đề tài
này là phù hợp nhất. Hơn nữa, việc đánh giá trữ lượng theo phạm vi lưu vực sông phù
hợp với xu hướng nghiên cứu và quản lý tài nguyên nước ngày nay.


3
KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Tổng kinh phí của đề tài: 396.000.000 đồng (Ba trăm chín sáu triệu đồng),
trong đó:
- Thuê khoán chuyên môn: 254.480.000 đồng.
- Nguyên vật liệu năng lượng: 11.480.000 đồng
- Thiết bị máy móc chuyên dùng: 60.000.000 đồng (mua phần mềm GMS).
- Chi khác: 70.040.000 đồng.
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2006 đến hết tháng 12/2007)
ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện, tập thể tác giả đã tham gia hoặc trực tiếp thực hiện
thông qua việc áp dụng kết quả nghiên cứu như sau:
1- Báo cáo “Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai” do TS. Tô
Vân Trường chủ trì (Viện Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ) hoàn thành 2007. Hiện đang
trình chính phủ phê duyệt. Đã sử dụng mô hình của đề tài để đánh giá trữ lượng khai
thác hiện tại và đánh giá tiềm năng khai thác NDĐ theo tính toán cho giai đoạn 2010
và 2020 của từng tiểu lưu vực sông thuộc hệ thố

ng lưu vực sông Đồng Nai. Bên cạnh
đó cũng tiến hành xác định lượng nước mặt tổn thất do phải bổ sung cho NDĐ.
2- Luận án tiến sĩ “Xác định nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất vùng
lưu vực sông Sài Gòn” do chính tác giả sẽ thực hiện. Đề cương đã được thông qua tại
Viện Môi trường và Tài nguyên TPHCM tháng 11/2006. Phương pháp nghiên cứu chủ
đạo là MHDCNDĐ trên cơ sở sử d
ụng phần lớn kết quả của đề tài này.
3- Báo cáo dự án “Điều tra hiện trạng, quy hoạch khai thác và xây dựng cơ sở
dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên nước tỉnh Bình Dương” do KS. Trần Anh Tuấn và
ThS. Ngô đức Chân thực hiện năm 2007. Chuyên đề MHDCNDĐ tỉnh Bình Dương
được hoàn thành chủ yếu dựa trên kết quả xử lý dữ liệu của đề tài nhằm xây dựng
MHDCNDĐ và gi
ải các bài toán ĐCTV trong quản lý tài nguyên NDĐ.
4- Luận văn cao học “Nghiên cứu phương pháp sử lý tài liệu địa vật lý điện xác
định ranh giới nhiễm mặn NDD vùng TPHCM” do ThS Bùi Tiến Bình thực hiện -
trường đại học Mỏ Địa chất 2007. Luận văn đã sử dụng phương pháp 2D để xử lý tài
liệu đo sâu điện 1D nhằm nâng cao hiệu quả xác định ranh mặn các tầng chứa nước
(chuyên đề 2). Luận văn đạt loại xuất sắc.
5- Đề án: “Thành lập bản đồ ĐCTV và ĐCCT thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ
1:50.000” do ThS. Bùi Trần Vượng thực hiện - 2007 theo đặt hàng của UBND thành
phố Hồ Chí Minh. Đề án đã sử dụng bản đồ và mặt cắt từ các báo cáo chuyên đề của
đề tài làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế đề án (Chuyên đề 2, 4, 5, 6 và 7).
6 - Đang chuẩn bị tham gia d
ự án: “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý
tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai” do TS. Đỗ Tiến Lanh chủ trì (Viện Khoa
học Thủy lợi miền Nam).



4

PHẦN A
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


5
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Vùng nghiên cứu của đề tài có tổng diện tích khoảng 18.000km
2
(vùng lập mô
hình). Bao gồm toàn bộ tỉnh thành: Tây Ninh, TPHCM, Bình Dương và một phần của
các tỉnh BR - VT, Bình Phước, Long An, Đồng Nai.























Hình I.1 - Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
II - LÝ DO CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU
- Cở sở khoa học về chuyên môn ĐCTV: Đây là vùng chuyển tiếp từ đới hoạt
hóa Đà Lạt xuống vùng trũng Đồng bằng sông Cửu Long trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam, có l
ớp phủ trầm tích Kainozoi dày từ vài mét đến khoảng 340 ÷ 400m. Chiếm
toàn bộ diện tích vùng ĐCTV Đông Nam Bộ (theo Bùi Thế Định - 1991). Có điều
kiện ĐCTV đặc trưng cho toàn Đồng bằng Nam bộ và đóng vai trò quan trọng chi phối
quá trình hình thành động thái cũng như trữ lượng NDĐ tại đây. Có đầy đủ yếu tố của
một cấu trúc bồn: miền bổ cập, miền vận chuyể
n và miền thoát, đặc biệt là các điều
kiện biên tự nhiên ở phía đông và phía nam.


6
- Hiện trạng nghiên cứu trong vùng và khối lượng dữ liệu: các nghiên cứu ĐC
và ĐCTV từ trước đến nay rất phong phú với sự tham gia của nhiều ngành liên quan,
đặc biệt là Cục ĐC & KS Việt Nam. Đây là một trong những vùng được nghiên cứu
chi tiết nhất ở Việt Nam với nhiều đề tài và lĩnh vực khác nhau. Đáng kể nhất là mạng
quan trắc quốc gia về động thái nước dưới đất vùng nghiên c
ứu với các mạng quan
trắc riêng của từng địa phương (số lượng và mật độ cao nhất Việt Nam hiện nay). Nhìn
chung, đây là vùng có mức độ nghiên cứu đầy đủ về ĐC và ĐCTV đủ để thực hiện các
yêu cầu của luận án.
Việc xác định vùng nghiên cứu như trên đảm bảo đủ rộng hơn nhiều lần lưu

vực sông Sài Gòn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Diện tích này
đã được các tổ chức
khoa học trong và ngoài nước chấp nhận:
- Vùng nghiên cứu này trùng với diện tích được xác định của các trường Đại
học TOKYO (theo Giáo sư Takizawa và nnk) trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên cơ
sở phân tích ảnh vệ tinh.
- Vùng nghiên cứu này đã được Hội đồng khoa học của Viện Tài nguyên và
Môi trường TPHCM thông qua khi xét duyệt đề tài luận án tiến sĩ.
Ngoài ra, một số vấn đề khác của vùng nghiên cứu mà luận án quan tâm:
- Đ
iều kiện kinh tế xã hội: Đây là khu quan trọng nhất của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam với các trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực: TP. Hồ Chí Minh,
TP.Biên Hòa và Vũng Tàu. Có nhu cầu sử dụng nước rất cao và ngày càng tăng về số
lượng, do đó cần có công cụ khoa học và những thông tin về tài nguyên NDĐ giúp các
nhà quản lý hoạch định chiến lược khai thác bền vững và bảo vệ môi trường NDĐ.
- Dấu hiệu cạ
n kiệt tài nguyên NDĐ: Dữ liệu thu thập được tại các trạm quan
trắc trong vùng nhiều nơi ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy mực nươc đã tụt xuống và đạt
đến độ sâu dưới -30m so với mực nước biển. Điều này sẽ làm cho các ranh mặn phía
Nam đang có xu hướng tiến vào các vùng khai thác lớn: TP. Hồ Chí Minh, Nhơn
Trạch, Phú Mỹ - Mỹ Xuân, ). Ngoài ra, với mức độ hạ thấp mực nước này cũng tiề
m
ẩn nguy cơ gây sụt lún mặt đất. Vấn đề này hiện đang được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị
đầu tư nghiên cứu với số tiền lên đến chục tỉ đồng.
III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Vùng nghiên cứu được phân biệt thành 2 miền có địa hình khác nhau với ranh
giới giữa 2 miền là sông Vàm Cỏ Đông:
- Miền Đông Nam Bộ là diện tích thuộc tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, bao g
ồm
thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và một phần các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước,

Đồng Nai và BR - VT. Đây là vùng đồng bằng đồi lượn sóng thoải và đồi thấp bóc
mòn (Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai) chuyển dần lên cao nguyên bazan dạng vòm
(Lộc Ninh, Phước Long). Địa hình cao dần từ Tây Nam lên Đông Bắc. Độ cao tuyệt
đối dao động 5 ÷ 15m (khu vực Trảng Bàng, thành phố Hồ Chí Minh, Châu Thành
(Tây Ninh), 50 ÷ 70m (Minh Hưng, Chơn Thành, Phước Vĩnh) đến 150÷200m (Bình
Long, Lộc Ninh). Bề mặt địa hình bị chia cắt y
ếu và nghiêng dần từ Đông Bắc đến Tây
Nam. Ở miền này còn một số núi sót như núi Bà Đen (986m), núi Ông (254m), núi
Tha La (169m), núi Bà Rá (736m),


7
- Miền Tây Nam Bộ thuộc hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc phạm vi tỉnh
Long An. Thuộc đồng bằng châu thổ của hệ thống sông Cửu Long, bề mặt địa hình
khá bằng phẳng với độ cao tuyệt đối 0 ÷ 2m.
IV - THỦY VĂN
IV.1 - Mạng sông suối
Hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Đồng Nai. Ngoài ra, khu vực còn
có một mạng lưới kênh, mương khá dày.
Hệ thống sông Đồ
ng Nai thuộc loại sông thiếu hụt trầm tích với cửa sông hình
phễu, bao gồm sông chính là sông Đồng Nai và các nhánh: sông Bé, sông Sài Gòn.
- Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) với độ cao
1.777m, diện tích lưu vực 45.000km
2
, hàng năm cung cấp 15 tỉ mét khối nước. Trên
sông Đồng Nai có hồ Trị An, được xây dựng từ năm 1986 với dung tích 2.542 tỷ m
3
.
Mực nước cao nhất 62m, trung bình 50m và mực nước chết 47m.

- Sông Sài Gòn dài 201 km bắt nguồn từ Campuchia, diện tích lưu vực tính đến
hồ Dầu Tiếng là 1.700 km
2
. Đây cũng là nguồn cung cấp nước ngọt sinh hoạt và nước
tưới cho TP Hồ Chí Minh.
Trên sông Sài Gòn có Hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ mét khối và 1.053
tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái,
phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt
tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp.
- Sông Bé bắt nguồn từ vùng núi phía tây của Nam Tây Nguyên ở cao độ 650 ÷
900m. Sông dài 350km, diện tích lưu vực 7.650km
2
, chảy qua tỉnh Bình Phước, phần
hạ lưu chảy qua Phú Giáo dài khoảng 80km rồi đổ vào sông Đồng Nai. Do lòng sông
hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước chảy xiết,
nên ít có giá trị về giao thông vận tải, nhưng có giá trị về thủy lợi trên một số nhánh
phụ lưu như suối Giai và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh.
Sông Đồng Nai hợp lưu vớ
i sông Sài Gòn thành sông Nhà Bè, cách trung tâm
thành phố khoảng 5 km về phía Đông Nam. Sông Nhà Bè chảy ra biển Đông qua hai
sông chính: sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Sông Soài Rạp dài 59 km, rộng trung
bình 2 km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm. Sông Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành
Rái, dài 56 km, rộng trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, trung bình 12m có nơi tới 29m.
Ngoài ra còn hệ thống sông Vàm Cỏ bao gồm sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm
Cỏ Tây và mật độ khing rạch khá dày.
IV.2 - Bờ biển, chế độ thuỷ triều
Vùng nghiên cứu có gần 100km đường bờ biển, có chế độ bán nhậ
t triều không
đều. Trong 1 tháng có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều kém. Trong năm đỉnh triều cao
vào tháng 12 và tháng 1, xuống thấp vào tháng 6 và tháng 7. Chênh lệch đỉnh khoảng

0,5m. Biên độ thuỷ triều vào mùa cạn (tháng 3 và 4) khoảng 2,5 ÷ 3m. Ở sông Đồng
Nai, triều lên cách cửa sông dến gần 200km.
Nhìn chung, ảnh hưởng của triều có biểu hiện trên phần lớn diện tích phía nam
vùng nghiên cứu, không những mực nước sông, kênh rạch bị ảnh hưởng, làm dòng


8
chảy bị đảo ngược mà còn kèm theo sự xâm nhập của mặn vào sâu trong đất liền, gây
mặn hoá các tầng nước dưới đất trong dải duyên hải.
V - ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Vùng nghiên cứu có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90 ÷ 94% lượng mưa cả năm. Mùa
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm của vùng
thấp nhất là 1.328mm (Long An) và cao nhất là 2.100mm (miền Đông Nam Bộ).
Lượng mư
a trung bình năm 1600 ÷ 1800mm.
- Độ ẩm không khí trung bình 85% vào mùa mưa và 70-80% vào mùa khô.
- Nhiệt độ trung bình năm của vùng là 24÷27
0
C. Nhiệt độ cực đại vào tháng 4
(37
0
C) và thấp nhất vào tháng 12 (15
0
C). Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất và lạnh nhất 3÷4
0
C. Dao động nhiệt độ ngày-đêm 7÷8
0
C.

VI - ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ KINH TẾ
VI.1 - Dân cư
Căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và các dự báo dân số, phân
bố dân cư và lao động của các tỉnh trong vùng nghiên cứu được thống kê theo từng
tỉnh trong Bảng I.1.
- Đến năm 2010: Dân số trên toàn lưu vực khoảng 15.637.900 người.
- Đến năm 2015: Dân số trên toàn lưu vực khoảng 17.697.300 người.
- Đến năm 2020: Dân số trên toàn lưu vự
c khoảng 19.282.400 người.
- Đến năm 2020: Dân số trên toàn lưu vực khoảng 22.287,3 người.
- Đến năm 2050: Dân số trên toàn lưu vực khoảng 35.587.000 người.
Bảng I.1 - Dân số dự bố theo các giai đoạn theo địa phương
Dân số (1.000người)
Mật độ
(Người/km
2
)
TT Tỉnh / Thành
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
Năm
2030
Năm
2050
Năm
2005

Năm
2050
1 Bình Phước 1.006,4 1.217,6 1.391,4 1.677,1 2.347,1 118,8 342,3
2 Tây Ninh 1.109,6 1.177,6 1.246,1 1.379,5 1.687,3 257,4 418,1
3 Bình Dương 1.309,1 1.623,3 1.847,0 2.156,4 2.849,9 382,4 1.057,3
4 Đồng Nai 2.433,5 2.644,3 2.849,7 3.260,2 4.154,1 376,4 704,7
5 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.061,5 1.199,8 1.339,6 1.633,7 2.335,0 484,1 1.220,3
6 TP. Hồ Chí Minh 7.235,9 8.267,5 8.955,8 10.342,2 13.400,9 2.978,5 6.396,6
7 Long An 1.481,9 1.567,2 1.652,8 1.838,2 2.268,9 311,8 505,2
Tổng 15.637,9 17.697,3 19.282,4 22.287,3 29.043,2 4.909,4 10.644,5
Căn cứ vào tỷ lệ tăng dân số trong những năm gần đây, dự báo dân số giữa
thành thị và nông thôn theo các giai đoạn phát triển đến năm 2015 và 2020 như sau:
- Đến năm 2015: 17.697.300 người (Thành thị có 9.910.500 người và Nông
thôn có 7.786.800 người).


9
- Đến năm 2020: 19.285.400 người (trong đó: thành thị có 11.183.800 người
và nông thôn có 8.098.600 người).
VI.2 - Định hướng phát triển đô thị và dân cư
VI.2.1 - Định hướng chung cho các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam
- Kết hợp phát triển hệ thống đô thị theo cực và trục một cách hợp lý. Từ nay
đến năm 2015 tập trung phát triển khu vực trung tâm của vùng từ TPHCM lên Biên
Hòa xuống Vũng Tàu theo hành lang QL51 và hành lang từ trung tâm TPHCM qua
Thủ Thiêm, Cát Lái đi Nhơ
n Trạch.
- Không gian đô thị của vùng sẽ từng bước mở rộng về mọi phía, trong đó lấy
TPHCM làm trung tâm. Trước hết, mở mạnh về hướng Thủ Đức, Bình Dương, Nam
và Bắc TP. Hồ Chí Minh.

- Để tránh tập trung quá mức vào một đô thị cực lớn, cần từng bước hình thành
các khu đô thị mới, tạo điều kiện giãn dân từ khu trung tâm ra các đô thị vệ tinh.
- Phát triển
đô thị phải gắn với khu công nghiệp và hình thành các trung tâm
thị tứ ở khu vực nông thôn nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao đời
sống xã hội ở khu vực này.
VI.2.2 - Định hướng chung cho các tỉnh còn lại trong lưu vực
Phát triển đô thị và các điểm dân cư gắn với bố trí các khu công nghiệp, các cơ
sở kinh tế, đồng thời với củng cố an ninh quố
c phòng.
VII - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
Nội dung trình bày trình bày trong chương này được tổng hợp từ các nghiên
cứu mới nhất của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong những năm gần đây
[1], [2], [9], [16], [17], [19], [20], [21], [22] và [23]
VII.1 - Đặc điểm địa mạo
VII.1.1 - Các dạng địa hình xâm thực - bóc mòn, tích tụ
Các dạng địa hình bóc mòn
Địa hình bóc mòn kiến trúc: gồm các sườn núi thành tạo trên các khối xâm nhập
như
sườn các khối núi Bà Đen, núi Bà Rá… Bề mặt các sườn có độ dốc trung bình 15
o

÷ 40
o
, các quá trình phong hóa, bóc mòn - xâm thực và đổ lở xảy ra mạnh mẽ.
Địa hình thành tạo do bóc mòn chung: bao gồm các bề mặt san bằng trên đỉnh
các đồi núi sót, các bề mặt sườn xâm thực rửa trôi, xâm thực - bóc mòn, bóc mòn tổng
hợp, đổ lở ở núi Ông (Tây Ninh) và dọc theo các thung lũng sông Bé, sông Sài Gòn
và sông Vàm Cỏ Đông.
Các dạng địa hình xâm thực và xâm thực - tích tụ

Do dòng chảy tạm thời bao gồm các dạng sau:
+ Đồng bằng xâm thực tích tụ trước và giữa núi: t
ạo thành dải bao quanh và nối
liền giữa các núi. Bề mặt dải đồng bằng hơi nghiêng từ chân núi ra xung quanh và có
độ cao tuyệt đối 5
÷ 15m, độ dốc trung bình 2
o

÷
5
o
. Tuổi giả định là Pleistocen -
Holocen (Q
1
- Q
2
).


10
+ Bề mặt các nón phóng vật, vạt gấu sườn tích: phân bố xung quanh các khối
núi sót lớn và tạo thành dải khá liên tục xung quanh các khối núi Bà Rá, núi Bà Đen,
núi Ông Thành phần gồm cát, sạn đến dăm, tảng có kích thước lớn. Tuổi giả định là
Pleistocen - Holocen (Q
1
- Q
2
).
Do dòng chảy thường xuyên
+ Bãi bồi thấp và bãi giữa lòng: phân bố ven bờ các sông suối lớn và những

cồn cát, cù lao giữa dòng mới thành tạo trong thời gian gần đây. Độ cao tương đối của
bãi bồi thấp 10
÷
15cm đến 2m. Thành phần là sét, bột, cát đôi chỗ lẫn sạn sỏi.
+ Bãi bồi cao và đê thiên nhiên: phân bố ở phần hạ lưu các thung lũng sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông. Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao tương
đối từ 2
÷ 5m so với lòng sông, đặc biệt chạy dọc theo 2 bờ sông từ biên giới Việt
Nam - Campuchia đến Châu Đốc (sông Hậu) và đến phía nam Hồng Ngự còn phát
triển đê thiên nhiên có độ cao tuyết đối 6
÷
7m. Thành phần chủ yếu là các vật liệu
trầm tích hạt mịn.
+ Thềm bậc I: phân bố dọc theo thung lũng sông Bé, sông Đồng Nai và khu vực
TPHCM. Có bề mặt khá bằng phẳng, phân bố không liên tục, chủ yếu ở các khúc uốn
sông và có độ cao tuyệt đối 5
÷
15m.
+ Thềm bậc II: phân bố ở miền Đông Nam Bộ tạo thành dải kéo dài theo
phương tây bắc - đông nam từ biên giới Việt Nam - Campuchia qua khu vực Dầu
Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên đến phía nam Long Thành, Mỹ Xuân. Bậc thềm có độ cao
tuyệt đối 20
÷ 40m và bề mặt thềm hơi nghiêng từ phía tây bắc xuống đông nam với
độ dốc chung từ 2
o
÷ 3
o
. Thềm được thành tạo do những dòng sông cổ trước đây và
chúng có nguồn gốc chủ yếu là tích tụ, đôi chỗ xâm thực - tích tụ.
+ Thềm bậc III: phân bố từ phía nam Chơn Thành qua Tân Uyên, Hố Nai đến

phía nam sông Lá Buông. Bậc thềm gồm nhiều đồi có độ cao tuyệt đối 40
÷ 80m, độ
dốc sườn 3
o
÷ 5
o
. Bề mặt thềm có các quá trình bóc mòn, rửa trôi phát triển mạnh mẽ.
VII.1.2 - Các dạng địa hình mài mòn - tích tụ
Bãi doi ngầm ven bờ: Các bãi doi ngầm ven biển có bề mặt khá bằng phẳng,
thành phần chủ yếu là cát có độ mài tròn và chọn lọc tốt.
Bãi biển tích tụ đôi nơi có rừng cây nước mặn: Phân bố thành đoạn không liên
tục, đáng kể nhất là các đoạn bờ biển từ Vũng Tàu đế
n Duyên Hải.
Bãi biển mài mòn: Phân bố tập trung ở ven biển tỉnh TP. Vũng Tàu (khu vực
xung quanh núi Lớn, núi Nhỏ) và Long Hải. Các bãi biển nằm sâu tới 2m dưới mực
thủy triều cao nhất.
Dải tích tụ ven bờ (giồng cát): Phân bố ở khu vực bờ biển Duyên Hải (thành
phố Hồ Chí Minh) đến Vũng Tàu. Các giồng có dạng kéo dài hình vòng cung theo
hướng đông bắc - tây nam, rất ít giồng phát triển theo hướng kinh tuyến hoặc vĩ tuy
ến.
Dải tích tụ ven bờ: Có tên địa phương là “Giồng” cát. Các giồng cát cổ và hiện
đại phân bố dọc theo bờ biển Duyên Hải (thành phố Hồ Chí Minh). Các giồng cát có
hình vòng cung chủ yếu theo hướng đông bắc - tây nam với thành phần chủ yếu là cát
màu vàng, nâu vàng. Tuổi Holocen giữa - muộn (Q
2
2 - 3
).


11

Thềm bậc I - tích tụ: Thềm có độ cao tuyệt đối 2
÷
4m, phân bố dọc bờ biển
Long Hải và TX. Vũng Tàu. Thành phần chủ yếu là cát, sạn, ít bột, sét. Tuổi của bậc
thềm Holocen sớm - giữa (Q
2
2 -3
).
VII.1.3 - Các dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp
Do hỗn hợp sông - biển: Hầu hết diện tích đồng bằng miền Tây Nam sông
Vàm Cỏ Tây với độ cao tuyệt đối 2
÷
4m, riêng phần biên giới Việt Nam - Campuchia
(phía bắc Long An) có độ cao tuyệt đối 5
÷
7m. Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng,
hơi nghiêng về phía biển với góc dốc chung nhỏ hơn 1
o
. Trên bề mặt phát triển nhiều
kênh rạch, thành phần chủ yếu là sét bột, đôi chỗ lẫn cát, bề dày trung bình 2
÷
4m.
Do đầm lầy và hỗn hợp nhiều nguồn gốc
- Đồng bằng trũng đầm lầy - biển: phân bố ở vùng ven biển từ Duyên Hải
(thành phố Hồ Chí Minh) đến Long Hải. Độ cao tuyệt đối 0
÷
2m, trong nội địa 2
÷

3m. Thành phần gồm sét bột màu xám tối.

- Trũng tích tụ đầm lầy ven sông lớn: phân bố ở các thung lũng sông Đồng Nai,
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Chúng có dạng kéo dài theo hướng dòng chảy.
- Trũng đầm lầy trên đồng bằng: chúng phân bố rải rác trên đồng bằng miền hạ
lưu các hệ thống sông suối trong vùng với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Phần lớn có dạng hình cánh cung theo hướng phát triển của các đới giồng cát. Thành
ph
ần gồm bột sét chứa xác thực vật, bột lẫn cát.
- Bồn trũng tích tụ trên vùng chia nước: chúng phân bố rải rác trên các dải đồi,
các bề mặt san bằng, những vùng chia nước của các sông suối thuộc hệ thống sông Bé,
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Các bồn trũng có dạng đẳng thước kéo dài theo
phương đông bắc - tây nam như trũng ở thượng nguồn sông Nuy, thượng nguồn suối
Dóc (Bình Phước), trũng ở phía đ
ông bắc núi Bà Đen. Tuổi của các trũng có tuổi
Holocen muộn (Q
2
3
).
VII.1.4 - Đồng bằng tích tụ sinh vật (than bùn)
Phân bố ở khu vực rừng Đồng Tháp Mười (giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và
sông Vàm Cỏ Tây). Bề mặt địa hình hơi trũng, độ cao tuyệt đối khoảng <2m. Thành
phần chủ yếu là than bùn, có bề dày 1
÷
3m. Tuổi thành tạo là Holocen muộn (Q
2
3
).
VII.1.5 - Dải cát ven viển với các dạng cồn cát
Phân bố tập trung ở ven biển ở Vũng Tàu đến Long Hải, tạo thành dải song
song với bờ biển, sườn phía đón gió có độ dốc 20
o


÷
30
o
, ở phía khuất gió có góc dốc
10
o
÷ 15
o
. Thành phần chủ yếu là cát mịn có tuổi là Holocen muộn (Q
2
3
).
VII.2 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG
Tham gia vào cấu trúc địa chất của vùng bao gồm các thành tạo trầm tích, phun
trào, xâm nhập có tuổi từ Pecmi đến Đệ tứ. Chúng được thành tạo trong nhiều giai
đoạn có bối cảnh kiến tạo địa động lực khác nhau.
VII.2.1 - Các hệ tầng Paleozoi
Hệ Permi, thống thượng, Hệ tầng Tà Nốt (P
3
tn): Hệ tầng Tà Nốt do Nguyễn
Xuân Bao và nnk xác lập (1994) trong công trình hiệu đính loạt bản đồ địa chất-
khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, trên cơ sở tách riêng phần trầm tích lục nguyên ở dưới của
hệ tầng Tà Thiết do Bùi Phú Mỹ mô tả năm 1986. Các trầm tích hệ tầng Tà Nốt không
lộ mà chỉ gặp trong các lỗ khoan. Ranh giới dưới của hệ tầng Tà Nốt chưa quan sát


12
được, bên trên chuyển tiếp lên đá vôi của hệ tầng Tà Vát. Chiều dày thấy được của hệ
tầng trên 30m, theo tài liệu của nhóm tờ Lộc Ninh) bề dày có thể tới trên 150m.

Hệ Permi, thống thượng, Hệ tầng Tà Vát (P
3
tv): Hệ tầng được Ma Công Cọ
xác lập (2000). Đây chính là hệ tầng Tà Thiết do Nguyễn Xuân Bao xác lập (1979).
Các đá của hệ tầng chỉ gặp trong lỗ khoan, phần trên mặt bị trầm tích Neogen phủ. Tập
hợp hóa thạch trong lỗ khoan khá phong phú. Mẫu huệ biển do Đặng Trần Huyên xác
định: Cyclocyclus sp. (aff. C. disparies J Dubatetshao), tuổi Permi. Tập hợp mẫu
Brachiopoda do Nguyễn Hữu Hùng xác định gồm: Chaoiella sp, Hustedia sp,
Uncinulus sp, Linoprodutus
sp, Marginifera sp, tuổi Permi muộn. Bề dày trầm tích
theo mặt cắt liên hệ khoảng trên 100m. Như vậy theo mặt cắt giữa hai lỗ khoan chiều
dày chung hai tập đến 200m.
VII.2.2 - Các hệ tầng Mezozoi
Thống hạ, hệ tầng Sông Sài Gòn (T
1
ssg): Hệ tầng Sông Sài Gòn do Bùi Phú
Mỹ xác lập (1979). Các trầm tích của hệ tầng có diện lộ yếu, chừng 5km
2
, nằm ở phía
Tây Bắc đứt gãy Suối Trầu. Các thành tạo của hệ tầng lộ không liên tục theo công
trình khai đào. Ở đây vẫn thấy cát kết màu xám xen với đá phiến sét, chiều dày khoảng
200mét. Dưới kính hiển vi các đá được mô tả là phiến sét-sericit-chlorit-thạch anh có
kiến trúc sét bột biến dư, cấu tạo phiến và cát kết ít khoáng có kiến trúc cát hạt không
đều, gắn kết kiểu xi măng lấp đầy, cấu t
ạo khối.
Hệ tầng Châu Thới (T
2
ct): Hệ tầng Châu Thới do Bùi Phú Mỹ, Vũ Khúc xác
lập (1979). Thành phần thạch học theo các mặt cắt khá giống thứ tự trầm tích của mặt
cắt chuẩn của hệ tầng, được bắt đầu bằng các tập cuội kết chuyển lên cát kết arkos, sét

kết, phiến sét vôi xen thấu kính cuội kết. Đá có đường phương đông bắc -tây nam với
góc cắm 40 ÷ 45
o
. Trong tập 3 của hệ tầng chứa phong phú hoá thạch được Vũ Khúc
xác định tuổi Trias giữa. Ranh giới trên của hệ tầng Châu Thới bị phủ bất chỉnh hợp
bởi cuội kết cơ sở của hệ tầng Đăk Bùng. Theo những tài liệu trên việc xếp tuổi cho
phân vị vào Trias giữa là có cơ sở và hợp lý. Chiều dày của toàn hệ tầng 600 ÷ 650m.
Hệ Jura, thống hạ - trung (J
1-2
): Trầm tích Jura hạ - trung trên chỉ phân bố tập
trung dọc thung lũng sông Bé và khu phía nam Phú Riềng. Thành phần trầm tích bao
gồm: cuội kết, cát kết, cát bột kết, đá phiến sét chứa thân cây silic, dày 500 ÷ 1200m.
Các trầm tích này trước đây được xếp vào các hệ tầng:
¾ Hệ tầng Đăk Bùng : Hệ tầng này do Nguyễn Xuân Bao và nnk xác lập
(1994). Các trầm tích hệ tầng Đăk Bùng phân bố theo dải hẹp phương đông bắc - tây
nam với diệ
n lộ chừng 2km
2
thuộc tờ bản đồ An Lộc.
¾ Hệ tầng Đăk Krông : Hệ tầng này do Vũ Khúc, Nguyễn Vĩnh, Đỗ Công
Dự xác lập (1994). Các trầm tích xếp vào hệ tầng Đăk Krông phân bố rộng trên vùng
nghiên cứu từ Đồng Xoài qua Bình Long, diện lộ chừng 110km
2
nhưng phần lớn bị
phong hoá theo bề mặt. Qua các công trình khai đào và khoan còn thấy khối lượng lớn
dưới lớp phủ Kainozoi.
¾ Hệ tầng Mã Đà: Hệ tầng này do Vũ Khúc, Nguyễn Đức Thắng xác lập
(1996). Trên diện tích nghiên cứu các trầm tích thuộc hệ tầng Mã Đà phân bố ở phía
đông đứt gãy Suối Rat-Đồng In và có quan hệ kiến tạo với hệ tầng Đăk Krông theo đứt
gãy này. Diện tích lộ

của trầm tích khoảng 270km
2
nhưng phần lớn bị phong hoá
mạnh, một phần bị phủ bất chỉnh hợp dưới bazan hệ tầng Đại Nga (B/N
1
3
đn), đá gốc


13
tươi chỉ lộ tốt và được nghiên cứu theo các vách sông suối uốn khúc và công trình khai
đào. Các đá có đường phương kinh tuyến uốn nếp thoải với góc dốc 20 ÷ 30
0
và bị các
hệ thống đứt gãy làm xê dịch.
¾ Hệ tầng Chiu Riu: Hệ tầng Chiu Riu được Ma Công Cọ và nnk thành lập
(1999). Các trầm tích được liên hệ với hệ tầng Chiu Riu phân bố tập trung trên khu
vực phía tây sông Bé, chỉ gặp một diện nhỏ trên phần phía đông ở Tân Lập. Diện lộ
của trầm tích chừng 20km
2
theo các thung lũng xâm thực hoặc bờ vách sông Bé, còn
lại phần lớn bị phủ dưới trầm tích Kainozoi. Đặc trưng hệ tầng là các thành tạo trầm
tích lục địa hạt mịn vừa màu đỏ xen màu lục cấu tạo xiên chéo.
Hệ Jura, thống thượng - Hệ Creta (J
3
-K): Hệ tầng Long Bình do Bùi Phú Mỹ,
Dương Văn Cầu xác lập (1991) trên cơ sở nghiên cứu mặt cắt lỗ khoan 818 xã Long
Bình, huyện Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phần của hệ tầng gồm các đá
phun trào trung tính - felsic và tuf của chúng cùng với những lớp xen hoặc thấu kính
trầm tích. Lộ ra không nhiều ở phía đông và đông bắc ĐBNB: núi Gió (Bình Long),

núi Bà Rá (Bình Phước), núi Bà Đen (Tây Ninh), ngoài ra còn gặp ở đáy các lỗ khoan
khu vực TPHCM và lân cận. Thành ph
ần bao gồm: ryolit, trachyryolit, andezit dacit,
và tuf của chúng bề dày 200m.
VII.3 - Các hệ tầng Kainozoi
VII.3.1 - Thống Miocen (N
1
)
Thống Miocen - phụ thống thượng (N
1
3
): Trầm tích N
1
3
phân bố từ Tây Ninh
qua Trảng Bàng đến Bình Trưng và mở rộng về phía Tây Nam bộ (TNB) và chỉ gặp
trong các lỗ khoan sâu. Chiều sâu phân bố thay đổi từ 123,8m (lỗ khoan 23
III
- NB,
TT.Trảng Bàng) đến 150m (lỗ khoan 325
A
- Tân Trụ). Thường phủ bất chỉnh hợp trên
đá gốc (có tuổi trước N
1
2
) và bị các trầm tích tuổi Pliocen sớm (N
2
1
) phủ bất chỉnh hợp
lên trên. Theo dõi sự thay đổi thành phần trầm tích theo mặt cắt và trong các lỗ khoan

sâu cho thấy các trầm tích N
1
3
sắp xếp thành một chu kỳ hoàn chỉnh: bắt đầu từ các
trầm tích hạt thô đến mịn và phần trên cùng gặp bề mặt phong hóa laterit. Các trầm
tích Miocen thượng (N
1
3
) gồm 3 kiểu nguồn gốc: Trầm tích sông (aN
1
3
), trầm tích hỗn
hợp sông - biển (amN
1
3
) và trầm tích biển (mN
1
3
).
Thành tạo phun trào bazan Miocen thượng (BN
1
3
): Phun trào bazan Miocen
thượng (BN
1
3
) chỉ phân bố ở vùng Phước Long và Đồng Xoài. Lộ ra dưới dạng các dải
đồi với độ cao 100 ÷ 200m, tập trung ở rìa phía đông bắc (khu vực phía bắc Thác Mơ,
bắc và nam Phú Riềng). Độ sâu phân bố thay đổi từ 56,5m đến 106,5m (lỗ khoan LN2
- Phước Bình). Trước đây các thành tạo β/N

1
3
được xếp vào hệ tầng Đại Nga (β/N
1
3
đn
- Ma Công Cọ, 2001). Thành tạo bazan β/N
1
3
bao gồm các đá bazan pyroxen, bazan
dolerit, màu xám, xám đen có cấu tạo lỗ hổng, đặc sít. Phần trên bị phong hoá tạo
thành tầng sét bột dày 3-4m đến >20m. Bề dày 20 ÷ 50m. Các thành tạo (β/N
1
3
) bị các
thành tạo (Bn
2
2-3
) phủ trực tiếp lên và chúng phủ bất chỉnh hợp trên các đá phun trào
Jura thượng - Creta (J
3
-K
1
) và các đá trầm tích Jura hạ - trung (J
1-2
). Tuổi tuyệt đối của
thành tạo bazan này đạt 8,6 triệu năm và bề dày tổng cộng tại mặt cắt này là 50m.
VII.3.2 - Thống Pliocen
Thống Pliocen - phụ thống hạ (N
2

1
): Phân bố từ Tây Ninh đến nam Bình
Dương, Thủ Đức, Cần Giờ và mở rộng về phía TNB. Bao gồm 3 kiểu nguồn gốc:
Trầm tích sông (aN
2
1
), trầm tích hỗn hợp sông biển (amN
2
1
) và trầm tích biển (mN
2
1
).


14
Thống Pliocen - phụ thống trung (N
2
2
): Các trầm tích Pliocen trung (N
2
2
) lộ ra
từ khu vực Tây Nam Lộc Ninh, Minh Hưng, Phước Vĩnh (bên trái đứt gãy Chơn
Thành - Phú Giáo), Biên Hòa, Tân Thành… sau đó chìm dần về phía TNB và từ Tây
Ninh, Thủ Dầu Một trở về TNB chỉ gặp trong các lỗ khoan. Nhìn chung, trầm tích
Pliocen thượng ở miền Đông Nam Bộ mỏng hơn miền Tây Nam Bộ và bao gồm 3 kiểu
nguồn gốc sau: Trầm tích sông (aN
2
2

), trầm tích hỗn hợp sông - biển (amN
2
2
) và trầm
tích biển (mN
2
2
).
Thống Pliocen - phụ thống trung - thượng (N
2
2-3
): Thành tạo phun trào bazan
Pliocen trung - thượng (B/N
2
2-3
ln) phân bố rộng rãi và liên tục ở khu vực Lộc Ninh, An
Lộc và phía tây núi Bà Rá, Đồng Xoài với tổng diện tích xấp xỉ 14.200Km
2
. Độ cao
phân bố từ 70 ÷ 80m (phía nam Bình Long) đến 222m (Lộc Ninh). Bề dày chung của
các thành tạo BN
2
2-3
từ 60 ÷ 100m. Tuổi tuyệt đối của các đá bazan này đạt 2,95 ± 0,23
đến 3,57 ± 0,45 triệu năm.
VII.3.3 - Hệ Đệ tứ
Thống Pleistocen - phụ thống hạ (Q
1
1
)

Các trầm tích Pleistocen hạ (Q
1
1
) được chia thành 3 kiểu nguồn gốc: trầm tích
sông (a), trầm tích hỗn hợp sông - biển (am) và trầm tích biển (m).
Thống Pleistocen - phụ thống trung
Hệ tầng Xuân Lộc (B/Q
1
2
xl): Phân bố khá rộng, từ phía Đông của huyện Thống
Nhất tới phía Đông xã Gia Kiệm và vùng Đông Bắc thị trấn Xuân Lộc. Tiếp tục từ thị
trấn Xuân Lộc về đến phía Nam và Đông Nam tới sông Ray tiếp sang Bà Rịa - Vũng
Tàu. Đá bazan Xuân Lộc cấu tạo nên bề mặt địa hình khá bằng ứng với độ cao tuyệt
đối thường gặp từ 100 ÷ 130m. Chiều dày toàn tầng bazan Xuân Lộc t
ại vùng Xuân
Lộc từ 49,5m (LK763) đến 105m (LK745). Lớp bazan phong hóa ở trên cùng dày hơn
1m đến 4 ÷ 5m (LK736) gồm đất đỏ (bột, sét) ít mảnh đá bazan. Trong địa tầng bazan
thường có các gián đoạn được đánh dấu bằng bazan phong hóa mềm bở, phong hóa
hoàn toàn tạo tầng bột, sét có lẫn các cục đá bazan mềm.
Bazan Xuân Lộc có nhiều lớp bazan đặc sít xen kẽ bazan lỗ rỗng (trên, dưới 10
lớp). Mức độ nứt nẻ trong bazan không đồng đều, không có quy luậ
t. Bazan Xuân Lộc
phủ trực tiếp lên các thành tạo có tuổi cổ hơn: Neogen, Q
1
1
tb, J
2
, K , trên các bazan
hệ tầng Túc Trưng (N
2

-Q
1
tt).
Thống Pleistocen, phụ thống trung - thượng (Q
1
2-3
)
Các trầm tích Pleistocen trung - thượng bao gồm 3 kiểu nguồn gốc: trầm tích
sông (a), trầm tích hỗn hợp sông-biển (am) và trầm tích biển (m).
Thống Pleistocen, phụ thống thượng (Q
1
3
)
Trên các mặt cắt, các trầm tích Pleistocen thượng sắp xếp thành 1 chu kỳ trầm
tích và gồm 3 kiểu nguồn gốc: trầm tích sông (a), trầm tích hỗn hợp sông - biển (am)
và trầm tích biển (m).
Thành tạo phun trào bazan Pleistocen thượng (B/Q
1
3
): Thành tạo phun trào
bazan Pleistocen thượng B/Q
1
3
xl chỉ phân bố thành 1 dải hẹp kéo dài từ phía tây xóm
Bà Miêu (ấp Phước Tân) dọc theo sông Lá Buông đến phía bắc lỗ khoan LK622. Diện
tích gần 875km
2
. Thành tạo phun trào BQ
1
3

gồm bazan olivin kiềm bazan,
andezitobazan dạng đặc sít xen lỗ hổng, bề dày thay đổi từ 5 ÷ 25m. Về tuổi của thành


15
tạo BQ
1
3
xl: phần bên dưới, bị phủ bởi tầng cuội sỏi lẫn thân cây hoá than với giá trị
tuổi tuyệt đối C
14
là 35.900 ± 2800 năm. Phía trên có các trầm tích cát, bột, sét chứa
mùn thực vật có tuổi tuyệt đối C
14
là 4500 ± 800 năm phủ lên.
Thống Holocen (Q
2
)
Trầm tích Holocen phân bố rất rộng rãi trên đồng bằng Nam Bộ. Riêng miền
ĐNB, trầm tích Holocen ít phát triển và chỉ gặp trong các thung lũng sông suối. Trong
các lỗ khoan, trầm tích Q
2
thường gặp từ trên mặt đến độ sâu 5,0 ÷ 45,0m. Bề mặt đấy
trầm tích không bằng phẳng mà là sự tiếp nối giữa các lồi và lõm như lồi Mộc Hoá -
Thủ Dầu Một và Tân Thạnh. Bề dày các trầm tích Q
2
không đồng đều do sự thay đổi
mực nước đại dương, chuyển động tân kiến tạo, nguồn cung cấp vật liệu trầm tích
Nhìn chung, phần lớn diện tích có bề dày trầm tích Q
2

dao động từ 5,0 ÷ 20,0m.
Các trầm tích Holocen trên diện tích đồng bằng Nam Bộ được chia thành 3
khoảng tuổi: Holocen sớm-giữa (Q
2
1-2
), Holocen giữa - muộn (Q
2
2-3
) và Holocen muộn
(Q
2
3
) với 9 kiểu nguồn gốc khác nhau.
VII.3.4 - Đặc điểm magma xâm nhập
Trước đây, các đá xâm nhập tuổi Jura muộn - Creta (J
3
- K) trên Bản đồ Địa
chất - Khoáng sản đồng bằng Nam bộ, tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 được xếp vào các
phức hệ: Tây Ninh, Bà Rá, Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná. Trong báo cáo này sẽ được
gộp thành:
+ Các đá gabro, gabropyroxenit, pyroxenit (thuộc phức hệ Tây Ninh cũ) chỉ gặp
trong lỗ khoan đồi 95 (Tây Ninh) ở độ sâu từ 29,1m đến 500m. Đá có màu xám đen tới
đen, kiến trúc hạt nhỏ tới vừa. Quan hệ với các đá vây quanh không quan sát được.
+ Các
đá granit, granit biotit, granosyenit biotit, diorit, mozodiorit (thuộc phức
hệ Bà Rá, Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná cũ). Chúng lộ ra ở các khối núi sót, rải rác trong
vùng nghiên cứu.
VII.4 - Kiến tạo
ĐBNB chủ yếu thuộc miền võng Kainozoi muộn có bề dày trầm tích lớn
(1.000m). Miền võng này phát sinh và phát triển trên vùng sụt lắng đọng trầm tích kiểu

Rift tuổi Eocen-Oligocen (E
2-3
) và các thành tạo trầm tích, phun trào, xâm nhập rìa lục
địa tích cực kiểu Đông Á cổ tuổi Jura muộn - Creta (J
3
-K), trầm tích lục nguyên-
cacbonat của bồn sau va mảng Jura sớm-giữa (J
1-2
), phun trào và xâm nhập kiểu biến
cải Trias giữa-muộn (T
2-3
), trầm tích lục nguyên-cacbonat kiểu bồn giữa cung Permi-
Trias sớm (P- T
1
) và rìa lục địa thụ động Đêvon-Cacbon sớm (D- C
1
).
Tất cả các đá có tuổi từ Đêvon đến Creta được các nhà địa chất dầu khí, ĐCTV
gọi là móng của bồn trũng Kainozoi. Các thành tạo Eocen - Đệ tứ là lớp phủ, được
chia ra 2 tổ hợp thạch kiến tạo: Rift Eocen-Oligocen (E
2-3
) và thềm của rìa lục địa thụ
động Miocen giữa-Đệ tứ (N
1
2
-Q).
Đối với các thành tạo trước Kainozoi (trước Kz), Nguyễn Xuân Bao, Phạm Huy
Long (2000) chia ra 5 THTKT đặc trưng cho 5 giai đoạn có chế độ địa động lực đã tồn
tại ở vùng như sau:
- THTKT rìa lục địa thụ động Đêvon-Cacbon sớm (D- C

1
).
- THTKT bồn giữa cung Permi-Trias sớm (P- T
1
).
- THTKT biến cải nhiệt sau va mảng Trias giữa -muộn (T
2-3
).


16
- THTKT bồn sau va mảng Jura sớm-giữa (J
1-2
).
- THTKT rìa lục địa tích cực kiểu Đông Á cổ tuổi Jura muộn - Creta (J
3
-K).
Các đứt gãy trong vùng nghiên cứu khá phát triển. Trên Bản đồ Địa chất -
Khoáng Sản 1/500.000 thể hiện 12 đứt gãy chính. Chúng phát sinh và phát triển trước
Kz hiện còn 11 đứt gãy tái hoạt động mạnh mẽ trong N - Q. Trên các bản đồ bề mặt
đáy các thể địa chất cũng như trên mặt cắt thể hiện 11 đứt gãy.
Tóm lại, ĐBNB đã trải qua 7 giai đoạn với chế độ địa động lực khác nhau.
VII.5 - Các ho
ạt động đứt gãy
Các đứt gãy ở ĐBNB phát triển trong nhiều giai đoạn kiến tạo. Mỗi một đứt
gãy chính được mô tả đều phát sinh và phát triển trước Kainozoi, trong Kainozoi sớm
và tái hoạt động trong Kainozoi muộn (N
1
2
- Q). Dựa vào phương sẽ chia các hệ thống

đứt gãy ở ĐBNB làm 4 nhóm: nhóm phương tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam,
kinh tuyến và vĩ tuyến. Để đánh giá được ảnh hưởng của đứt gãy với sự phân bố
tướng, bề dày trầm tích N
1
2
- Q, sự cắt dịch các bề mặt đáy các thể địa chất N
1
2
- N
2
,
Q
1
, Q
2
báo cáo này sẽ phân chia và mô tả đứt gãy theo 3 nhóm tuổi sau: Đứt gãy hoạt
động trước Pleistocen, đứt gãy hoạt động trước Holocen và đứt gãy hoạt động trong
Holocen.
Đứt gãy hoạt động trước Pleistocen: Các đứt gãy hoạt động trước Pleistocen
được đề cập dưới đây là các đứt gãy cắt qua các thể địa chất N
1
2
- N
2
và bị phủ bởi các
trầm tích Đệ Tứ. Đó là 2 đứt gãy phát sinh và phát triển trước Kainozoi nhưng đã tái
hoạt động lại vào N
1
2
- N

2
và không thấy biểu hiện hoạt động trong Đệ Tứ.
Đứt gãy Vĩnh Hưng - Cai Lậy
Đứt gãy Vĩnh Hưng - Cai Lậy kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam từ Vĩnh
Hưng qua tây nam Tân Thạnh đến Cai Lậy với độ sâu ảnh hưởng có thể đạt 25 ÷
30km, cắm về phía đông bắc với góc dốc khoảng 75 ÷ 85
o
.
Phân tích bề dày, tướng đá ở hai cánh đứt gãy cho thấy: đứt gãy hoạt động sau
N
2
trước Q
1
, cánh đông bắc sụt xuống gần 20 ÷ 30m kèm theo dịch bằng trái, vì thế bề
dày hai bên cánh không thay đổi song tướng đá thay đổi đột ngột.
Đứt gãy Tân An
Đứt gãy Tân An kéo dài gần 100km theo hướng tây bắc - đông nam 290
o
(từ
Tân Thạnh qua Thuỷ Đông, Tân An, Cần Đước đến ngã ba giao nhau giữa sông Nhà
Bè và Sông Vàm Cỏ) với độ sâu ảnh hưởng có thể đạt đến 25 ÷ 35km, mặt trượt cắm
về nam - tây nam với góc dốc 75 ÷ 85
o
. Chưa thấy có biểu hiện hoạt động động đất
dọc theo đứt gãy này.
Xem xét tướng đá và bề dày của các thành tạo N
1
2
- Q cho thấy: đứt gãy hoạt
động sau N

1
2
trước Q
1
. Sự thay đổi qua đứt gãy hầu như không biểu hiện nhưng bề mặt
đáy của các tầng đều bị sụt xuống 10 ÷ 15m ở cánh tây nam. Đều này cho thấy rằng
đây là một đứt gãy hoạt động sau trầm tích với tính chất thuận bằng trong đó bằng là
chủ yếu.
Đứt gãy hoạt động trước Holocen: Gồm 2 đứt gãy chính hoạt động mạnh
trong Pleistocen có quy mô khu vực sau: đứt gãy đứt gãy Lộ
c Ninh - Thủ Dầu Một và
đứt gãy Rạch Giá - Tây Ninh. Các đứt gãy này đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc hình thành các đới cấu trúc tuổi Pleistocen.

×