Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

RỐI LOẠN CHỨC NĂNG VÒI NHĨ TRONG VIÊM XOANG HÀM MỦ Ở TRẺ EM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.09 KB, 16 trang )

RỐI LOẠN CHỨC NĂNG VÒI NHĨ TRONG VIÊM XOANG HÀM MỦ Ở
TRẺ EM

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát chức năng vòi nhĩ trong viêm xoang hàm mủ trẻ em
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả 91 bệnh nhi
6-15 tuổi, được chẩn đoán viêm xoang hàm mủ tại phòng khám TMH bệnh viện
Nhi Đồng 1, trong thời gian từ 1/9/2006 đến 30/4/2007.
Kết quả: Tỉ lệ rối loạn chức năng vòi nhĩ (RLCNVN) trước điều trị viêm xoang
hàm mủ (VXHM) 59,3%, sau điều trị 33% và sau thời gian theo dõi thêm trung
bình 28 ngày (kể từ khi hoàn tấc điều trị VXHM) không can thiệp tỉ lệ RLCNVN
còn 25,5%. Trong đó nhóm viêm xoang hàm mủ mạn tính có tỉ lệ RLCNVN 83%
cao hơn nhóm VXHM cấp tính 53% (p < 0,05), trẻ dưới 7 tuổi có tỉ lệ RLCNVN
70,2% cao hơn nhóm trẻ trên 7 tuổi 47,7%(p < 0,05). Triệu chứng cơ năng chỉ
điểm có rối loạn chức năng vòi trên bệnh viêm xoang hàm mủ ở trẻ em là rất thấp.
Nhĩ lượng đồ ít có giá trị tiên đoán có hay không rối loạn chức năng vòi trên bệnh
viêm xoang hàm mủ trẻ em.
Kết luận: RLCNVN trên bệnh VXHM chiếm tỉ lệ cao, sau điều trị VXHM ổn định tỉ
lệ bệnh nhân có vòi nhĩ bị rối loạn trở về bình thường đạt 57,4%. RLCNVN có liên
quan đến yếu tố tuổi và thời gian mắc bệnh.
ABSTRACT
0bjective: Research the Eustachian tube function in children with purulent
maxillary sinusitis
Subjects and methods: Prospetive study, with 91 patients that be from 6 to 15
years old, have been diagnosis for the purulent maxillary sinusitis at the ENT
examination at the 1st children’s hospital in the term that is from September 1,
2006 to April 30, 2007.
Result: The rate of eustachian tube dysfunction before the treatment of purulent
maxillary sinustitis that is 59.3%, after the treatment is 33% and after a time to
follow average is 28 days more (from the time to complete of treatment for the
purulent maxillary sinusitis) without the intefering with the rate of eustachian tube


dysfunction remain 25.5%. Including, the team of chronic purulent maxillary
sinusitis patients with eustachian tube dysfunction is 83%, it’s higher the team of
acute purulent maxillary sinusitis 53% (p < 0.05), the children that are under 7
years old that be eustachian tube dysfunction is 70.2%, it’s higher than the team of
over 7 years old is 47.7% (p < 0.05). The physical symtom show eustachian tube
dysfunction on the purulent maxillary sinusitis patients is very low. Typanogram is
little of value to forecast that there is or not of the eustachian tube dysfunction in
children the purulent maxillary sinusitis.
Conclusion: The eustachian tube dysfunction in children with purulent maxillary
sinusitis is in the high rate, after the stable treatment of purulent maxillary
sinusitis, the rate of eustachian tube dysfunction patients who return normal that
reach to 57.4%. The eustachian tube dysfunction related to the age element and the
sick time.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em là nhiễm trùng đường hô hấp trên, Blustone qua
nghiên cứu của mình ghi nhận trung bình trẻ bị từ 6 – 8 đợt mỗi năm. Về diễn tiến,
bệnh thường tự giới hạn trong khoảng thời gian không quá 10 ngày, nếu các triệu
chứng bệnh kéo dài hay ngày càng trầm trọng hơn, thường là do nhiễm vi khuẩn
thứ phát, trên lâm sàng hay gặp đó là viêm mũi xoang, đặc biệt là viêm xoang hàm
mủ với tần suất 5-13% (Guideline 2001)
(Error! Reference source not found.)
.
Khi trẻ bị viêm xoang hàm mủ, mủ sẽ đổ ra ở cửa mũi sau, Messerklinger ghi nhận
có 2 đường thoát mủ: hoặc đi vòng quanh loa vòi nhĩ hoặc đổ trực tiếp lên trên lỗ
vòi nhĩ, rồi xuống thành sau họng, nên chức năng vòi nhĩ sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì
vậy mà trong tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang của Guideline có triệu chứng về tai.
Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về chức năng vòi nhĩ trong viêm mũi
xoang, Stamberger đã ghi nhận những bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính, có
vấn đề về tai do rối loạn chức năng vòi nhĩ, khi giải quyết bệnh lý mũi xoang,
chức năng vòi nhĩ trở về bình thường

(Error! Reference source not found.)
. Một nghiên cứu
khác của Salvinelli. F; Casal.M; Greco.F và cộng sự ghi nhận viêm mũi xoang gây
rối loạn chức năng vòi nhĩ, sau điều trị, chức năng vòi nhĩ tốt hơn.
Thực tế tại Việt Nam, tuy có nhiều nghiên cứu về viêm mũi xoang, song vấn đề
đánh giá chức năng vòi nhĩ vẫn còn ít đề cập đến.
Tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Nhi Đồng1, việc khám, chẩn đoán và điều trị
viêm xoang hàm mủ sau nhiễm trùng hô hấp trên ở trẻ em không phải là ít song
việc quan tâm đến chức năng vòi nhĩ vẫn chưa là vấn đề thường qui. Giải quyết tốt
chức năng vòi nhĩ trong viêm xoang hàm mủ ở trẻ em không chỉ ngăn chận biến
chứng viêm tai giữa mà còn giúp trẻ có chức năng nghe bình thường góp phần cho
trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ để học tập và giao tiếp xã hội về sau này;
đồng thời có kế hoạch theo dõi lâu dài ở những trẻ mà chức năng vòi bị rối loạn
kéo dài cũng như can thiệp kịp thời khi biến chứng xảy ra. Chính vì những lý do
trên mà chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất và tiến hành nghiên cứu: “Rối loạn chức
năng vòi nhĩ trong viêm xoang hàm mủ ở trẻ em” với mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát chức năng vòi nhĩ trong viêm xoang hàm mủ ở trẻ em.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tỉ lệ rối loạn chức năng vòi nhĩ trong viêm xoang hàm mủ ở trẻ em.
2. Tỉ lệ rối loạn chức năng vòi kéo dài sau khi điều trị viêm xoang hàm mủ ổn
định; ghi nhận các triệu chứng lâm sàng trong chẩn đoán rối loạn chức năng vòi
nhĩ ở trẻ em.
3. Vai trò của nhĩ lượng đồ cho chẩn đoán rối loạn chức năng vòi nhĩ trong viêm
xoang hàm mủ ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 6-15 tuổi được khám điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng bệnh viện
Nhi Đồng 1 với chẩn đoán viêm xoang hàm mủ, hội đủ các tiêu chuẩn sau:
- Gia đình và bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu.

- Không bị dị ứng và tiền căn dị ứng nói chung.
- VA không lớn, chưa nạo VA.
- Không có các dị dạng vùng đầu mặt cổ.
- Bệnh nhân chưa có các can thiệp thủ thuật và phẫu thuật vùng đầu mặt cổ.
- Tiền sử không mắc bệnh lý về tai, rối loạn chứ năng vòi nhĩ.
- Hiện tại không mắc các bệnh lý nội khoa khác.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả
Tiến hành nghiên cứu
Khám chẩn đoán ca bệnh VXHM
Đo nhĩ lượng và chức năng vòi nhĩ
Bước 1
Đo nhĩ lượng đồ
Bước 2
Đo chức năng vòi nhĩ
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
Sau khi
bệnh nhân được gắn đầu dò máy đo vào ống tai ngoài, hướng dẫn bệnh nhân làm
nghiệm pháp Valsalva, sau nghiệm pháp bệnh nhân ngồi yên không nuốt hay
ngáp, ấn máy đo ghi nhận biểu đồ nhĩ lượng đầu tiên. Tiếp theo hướng dẫn bệnh
nhân làm nghiệm pháp Toynbee, sau nghiệm pháp bệnh nhân ngồi yên không nuốt
hay ngáp, ấn máy đo ghi nhận biểu đồ nhĩ lượng thứ 2. Như vậy hoàn tấc qui trình
đo chức năng vòi một bên. Bên đối diện làm tương tự.
Tấc cả kết quả đo nhĩ lượng và chức năng vòi được ghi nhận bằng máy ghi hình
kỹ thuật số, và nhập số liệu vào hồ sơ nghiên cứu.
Lập kế hoạch điều trị, đối với nhóm có RLCNVN hẹn tái khám mỗi tuần đo theo
dõi chức năng vòi.
Tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá VXHM
Tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh VXHM

Khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ
(Guideline 2001), khám có dịch mủ chảy ra từ khe giữa, XQ có hình ảnh mờ hay
mức khí dịch
(Error! Reference source not found.)
.
Tiêu chuẩn ca bệnh VXHM ổn định
Khi bệnh nhân hết triệu chứng cơ năng và thực thể trên 7 ngày, XQ xoang hàm
sáng.
Tiêu chuẩn điều trị VXHM thất bại
Khi các triệu chứng không cải thiện ay nặng lên, dù đã được thay đổi kháng sinh ít
nhất 2 lần trên 2 tuần điều trị.
Tiêu chuẩn đánh giá chức năng vòi nhĩ
Căn cứ vào độ chênh áp suất hòm nhĩ giữa hai lần thực hiện nghiệm pháp Valsalva
và Toynbee (MEPd), nếu độ chênh áp suất > 10 daPa kết luận chức năng vòi bình
thường, nếu độ chênh áp suất ≤ 10 daPa thì chức năng vòi nhĩ bị rối loạn
(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ rối loạn chức năng vòi nhĩ.
Bảng 1: Tỉ lệ RLCNVN trên bệnh VXHM
CHỨC NĂNG VÒI NHĨ Số ca

Tỉ lệ
RLCNVN T

7 7,6%
RLCNVN P

10 11,0%

Có RLCNVN
RLCNVN 2
BÊN
37 40,7%
Không
RLCNVN
37 40,7%
Tổng 91 100,0%
Nhận xét: Tỉ lệ ca bệnh có RLCNVN 59,3%
Sự cải thiện chức năng vòi nhĩ
Bảng 2: Sự cải thiện chức năng vòi nhĩ
Trước
điều trị
Sau đi
ều
trị
Sau tg theo
dõi

Số
ca
Tỉ lệ
Số
ca
Tỉ lệ

Số ca

Tỉ lệ


RLCNV

54 59,3%31 33% 23 25,5%
Không
RLCNV

37 40,7%60 67% 68 74,5%
Tổng 91 100%

91 100%

91 100%

Nhận xét: Sự cải thiện chức năng vòi đạt tỉ lệ 57,4% (p < 0,05)
Bảng 3: So sánh sự cải thiện chức năng vòi hai bên
Trư
ớc điều
trị
Sau tg theo
dõi
Có RLCNVN

Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ
Bên T 44 48,4%

19 52,8%

Bên P 47 51,6%

17 47,2%


Tổng 91 100% 36 100%

Nhận xét: Bên T có tỉ lệ rối loạn thấp hơn bên P, nhưng sự cải thiện bên P tốt hơn
(p > 0,05).
Liên quan thời gian mắc bệnh với chức năng vòi nhĩ.
Bảng 4: Liên quan thời gian mắc bệnh với chức năng vòi
Th
ời gian ≤ 4
tuần
Th
ời gian > 4
tuần

Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ
Có RLCNVN

42 53% 10 83%
Không
RLCNVN
37 47% 2 17%
Tổng 79 100% 12 100%

Nhận xét: Tỉ lệ RLCNVN của nhóm có thời gian mắc bệnh trên 4 tuần 83% cao hơn so
53% của nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 4 tuần (p<0,05).
Triệu chứng cơ năng của rối loạn chức năng vòi trên bệnh viêm xoang hàm mủ ở
trẻ em.
Bảng 5: Liên quan triệu chứng cơ năng với RLCNVN
Trước điều trị Sau điều trị Sau tg theo dõi



RLCNVN

Không
RLCNVN

RLCNVN
Không
RLCNVN


RLCNVN
Không
RLCNVN

(1) 5 0 1 0 1 0
(2) 86 89 46 135 35 146
Tổng

91 91 47 135 36 146
(1) Có cảm giác khó chịu ở tai (bao hàm cảm giác đầy tai, đau trong tai, ù tai, nghe
kém vv…); (2) Không cảm giác khó chịu ở tai
Nhận xét: - Cảm giác khó chịu ở tai chỉ xảy ra ở trên tai có RLCNVN
Liên quan tuổi với rối loạn chức năng vòi nhĩ
Bảng 6: Liên quan tuổi với RLCNVN
Trước điều trị Sau điều trị Sau tg theo dõi
Tuổi


RLCNVN


Không
RLCNVN


RLCNVN

Không
RLCNVN


RLCNVN

Không
RLCNVN

6-7 33 14 19 28 13 34
8-15

21 23 12 32 10 34
Tổng

54 37 31 60 23 68
Tổng

91 91 91
Nhận xét: -Trước điều trị: Nhóm 6-7 tuổi có tỉ lệ RLCNVN 70,2% cao hơn 47,7%
của nhóm 8-15 tuổi (p < 0,05)
Vai trò nhĩ lượng trong chẩn đoán rối loạn chức năng vòi nhĩ
Bảng 7: Nhĩ lượng đồ trong nhóm có RLCNVN

Trước
điều trị
Sau đi
ều
trị
S
au tg
theo dõi

RLCNVN

Số
ca
Tỉ lệ
Số
ca
Tỉ lệ Số ca

Tỉ lệ

Typ A 69 75,8%80 87,9%81 89%

Typ C 22 24,2%11 12,1%10 11%

Nhận xét: Trong nhóm có RLCNVN nhĩ đồ Typ A chiếm ưu thế 75,8%
Bảng 8: Nhĩ lượng đồ trong nhóm không RLCNVN
Trư
ớc điều
trị
Sau điều trị

Không
RLCNVN
Số ca Tỉ lệ Số ca Tỉ lệ
Typ A 57 77% 71 95,9%

Typ C 17 23% 3 4,1%
Nhận xét: Nhĩ đồ Typ C trước điều trị có tỉ lệ cao 23%
BÀN LUẬN
Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển vòi của Proctor, Ronald B, và
Kuppersmith cho thấy vòi nhĩ hoàn chỉnh về mặt giải phẩu và chức năng khi trẻ
được 7 tuổi
(6)
. Làm sáng tỏ hơn Bluestone, Shambaugh, Teele và cộng sự ghi nhận
tuổi là yếu tố quang trọng về chức năng vòi nhĩ, trẻ càng nhỏ chức năng vòi càng
kém
(Error! Reference source not found.)
. Kết quả thu được từ nghiên cứu trẻ độ tuổi 6 - 7 có
tỉ lệ RLCNVN 70,2% cao hơn so với nhóm 8 - 15tuổi 47,7% (p < 0,05). Điều này
hoàn toàn phù hợp thêm vào đó trêm bệnh VXHM với trẻ lớn khả năng tự làm
sạch và thông thoáng ở mũi hầu tốt hơn, nên làm giảm nguy cơ xấu cho chức năng
vòi nhĩ.
Hoạt động chức năng bình thường vòi nhĩ không đơn thuần do chính bản thân nó,
còn phụ thuộc vào dịch tiết mũi xoang. Một vòi nhĩ bình thường có khả năng
chống lại sự bất thường của dịch tiết, xong chỉ trong một khoảng thơi gian nhất
định. Vì vậy yếu tố thời gian mắc bệnh VXHM đóng vai trò quang trọng trong rối
loạn chức năng vòi. Trong ghi nhận chúng tôi lấy mốc 4 tuần phân định cũng thấy
có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ RLCNVN.
Trong tiêu chuẩn phụ cho chẩn đoán viêm xoang triệu chứng khó chiệu ở tai cũng
được ghi nhận. Còn chúng tôi, tấc cả những bệnh nhân có triệu chứng cơ năng này
khi khảo sát chức năng vòi điều thấy có rối loạn. Xong tính trên tỉ lệ bệnh nhân

RLCNVN có triệu chứng chỉ điểm ở tai là quá thấp có lẽ do đối tượng nghiên cứu
là trẻ em, rối loạn chức năng vòi mới xảy ra, và hơn nữa có thể bị che lấp bỡi triệu
chứng rầm rộ cửa viêm xoang.
Khi tình trạng nhiễm trùng được khống chế, quá trình viêm dần ổn định, khả năng
tự hồi phục niêm mạc vòi nhĩ xảy ra (sự hồi phục hệ thống lông chuyển và các tế
bào tuyến) chức năng trở lại bình thường, đồng thời cũng có một tỉ lệ nhất định
niêm mạc vòi nhĩ bị xơ dính (yếu tố thuận lợi do lòng vòi hẹp và xẹp trong trạng
thái bình thường) gây RLCNVN kéo dài.
Kết quả từ nghiên cứu tỉ lệ RLCNVN trước điều trị 59,3% so với sau điều trị 33%,
một sự cải thiện chức năng vòi đáng kê (p< 0,05). Nhiều tác giả đồng tình sự hồi
phục niêm mạc đường hô hấp trên sau tổn thương trở về bình thường thời gian tối
đa đến 90 ngày, nhưng hạn chế trong nghiên cứu này do sự kém hợp tác của bệnh
nhân và người nhà, do có sự tái nhiễm bệnh đường hô hấp trên, thời gian và điều
kiện nghiên cứu có giới hạn. Nên chúng tôi chỉ theo dõi được ở mức thời gian
trung bình 28,5 ngày kể từ sau điều trị viêm xoang. Với kết quả sau thời gian theo
dõi tỉ lệ RLCNVN còn 25,5%.
Nhận thấy số bệnh nhân có RLCNVN từ khi phát hiện đến sau theo dõi cải thiện
(31/54 trường hợp) đạt tỉ lệ 57,4%, số RLCNVN còn lại khả năng do thời gian
theo dõi chưa đủ dài để niêm mạc vòi nhĩ trở về bình thường, do di chứng dính của
niêm mạc vòi gây RLCNVN kéo dài. Từ những lý luận nêu trên nhận thấy còn
một tỉ lệ không nhỏ 23/54 chiếm 42,6% bệnh nhân có RLCNVN chưa trở về bình
thường sau điều trị viêm xoang và sau khoảng thời gian được theo dõi thêm trung
bình 28,5 ngày.
So sánh từng bên, tỉ lệ RLCNVN trước điều trị bên P cao hơn bên T (p > 0,05). Do
ca bệnh đưa vào nghiên cứu là viêm mũi xoang, bệnh lý xảy ra cả hai bên nên
niêm mạc vòi nhĩ hai bên điều bị ảnh hưởng. Điều này cũng đồng quan điểm với
một số tác giả, ở trẻ em chức năng vòi gần như đồng bộ hai bên, việc đo chức năng
vòi nhĩ bên này có thể gián tiếp đánh giá được đối bên
Sau nghiên cứu khả năng hồi phục bên P tốt hơn bên T (p > 0,05). Có lẽ do khác
nhau về giải phẩu, vòi nhĩ bên P dốc và lỗ vòi nhĩ nằm cao hơn so bên T, đây là

yếu tố thuận lợi cho khả năng hồi phục.
Giá trị áp suất trong đo nhĩ lượng chỉ ghi nhận tại một thời điểm (áp suất tĩnh),
không nói lên khả năng hoạt động của vòi. Trong viêm xoang hàm mủ trẻ có hiện
tượng nghẹt mũi kéo dài, trẻ nuốt trong trạng thái nghẹt mũi tạo áp suất âm ở vòm
mũi họng kéo theo áp suất âm trong hòm nhĩ, gọi là hiện tượng tự Toynbee, vậy
một nhĩ đồ Typ C đo được trên bệnh nhân không rối loạn chức năng vòi trên bệnh
nhâm viêm xoang hàm mủ là phù hợp. Mặt khác đối tượng nghiên cứu không có
bệnh lý về tai trước đó, rối loạn chức năng vòi ghi nhận trong nghiên cứu là mới
xảy ra, vậy khả năng hấp thụ khí hòm nhĩ ít nên ghi nhận nhĩ đồ Typ A trên bệnh
nhân có rối loạn chức năng vòi là đúng. Trong theo dõi ở tai có rối loạn chức năng
vòi với một nhĩ đồ chuyển từ dạng Typ C sang dạng Typ A chứng tỏ chức năng
vòi nhĩ hoạt động bình thường.
KẾT LUẬN
1. Rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trên bệnh viêm xoang hàm mủ có tỉ lệ cao
(59,3%). Mức độ cải thiện chức năng vòi trở về bình thường đạt 57,4% (P <0,05).
2. Tỉ lệ rối loạn chức năng vòi kéo dài sau thời gian điều trị viêm xoang hàm mủ ổn định
25,5%.
3. Triệu chứng cơ năng chỉ điểm có rối loạn chức năng vòi trên bệnh viêm xoang
hàm mủ ở trẻ em là rất thấp.
4. Thời gian mắc bệnh viêm xoang hàm mủ có liên quan thuận với tỉ lệ rối loạn
chức năng vòi (P <0,05).
5. Tuổi được xem là yếu tố quan trọng, trẻ dưới 7 tuổi có tỉ lệ RLCNVN cao hơn trên 7 tuổi
(P <0,05).
6. Nhĩ lượng đồ ít có giá trị cho tiên đoán rối loạn chức năng vòi trên bệnh viêm
xoang hàm mủ. Có nhiều giá trị trong theo dõi rối loạn chức năng vòi.

×