Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Về nơi trời đất giao duyên ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.97 KB, 9 trang )

Về nơi trời đất giao duyên
Sa Pa được ví như cô gái đẹp ẩn mình trong buổi sớm mai đất trời còn ngái ngủ,
với hàng mi rợp mát trên cặp mắt mơ màng đang tuổi mơn mởn xuân thì. Trong
những năm gần đây, địa danh nổi tiếng này còn là điểm hẹn trăng mật lí tưởng cho
những đôi lứa uyên ương.
Thành phố trong sương
Ai đó đã nói rằng, đừng lên Sa Pa với người yêu, mà chỉ lên với bè bạn, với gia
đình. Bởi, cái lạnh của đất trời Sa Pa, cảnh đẹp hữu tình nơi đây sẽ khiến người ta
phải khát khao hòa mình vào nhau, sẽ khó cưỡng lại sức hấp dẫn của tình yêu, và
nếu phải chia xa sẽ khó quên được nhau!
Nằm ở phía tây bắc của Tổ Quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai,
cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng với nhiều danh thắng đẹp. Với nhiều du
khách đã một lần đến, Sa Pa là một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn
chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, có nhiều khám phá thú vị.

Chìm trong làn mây bồng bềnh, thị trấn Sa Pa như một
thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh
sơn thủy hữu tình (Ảnh: Nguồn Internet)
Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người
cùng với điạ hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp
theo một bố cục hài hòa tạo nên một vùng đất có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp
dẫn. Với người chưa một lần lên, thì những áng thơ, bản nhạc và tranh ảnh có chủ
đề Sa Pa đủ để thèm muốn có một lần dừng bước nơi đất trời giao duyên này.
Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Có năm,
tuyết rơi liên tục hơn mười hai tiếng, dày khoảng một gang tay. Chìm trong làn
mây bồng bềnh, thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên
một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá là khí hậu
trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Vì thế, bên cạnh hoa trái phong
phú, du khách còn được thỏa mắt ngắm những cô sơn nữ với làn da ửng hồng,
căng mọng trong nắng gió Sa Pa.


Nhà thờ đá ở Sa Pa (Ảnh : Nguồn Internet)


Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới. Cũng như Đà Lạt, Bà Nà
thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa nhưng cảm nhận các mùa nơi này rõ
ràng có những địa danh khác. Buổi sáng, bạn có thể ra vườn, lên núi để cảm nhận
tiết trời mùa xuân với muôn hoa rừng khoe sắc.
Buổi trưa tiết trời như vào hạ, nắng rất dịu dàng, đủ để làm hồng đôi má thiếu nữ.
Buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban
đêm là cái rét của mùa đông. Lúc này, bên cạnh một bếp lửa sực nức mùi ngô,
khoai, sẽ cho bạn cảm nhận ấm nồng nhất về Sa Pa.
Xuất xứ tên gọi Sa Pa: "Sa" là cát, "Pả" là bãi. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư
dân ở vùng đất này đều họp chợ ở "bãi cát" đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng
nói là "đi chợ Sa Pả". Từ hai chữ "Sa Pả", người Phương Tây phát âm không có
dấu, nên thành Sa Pa. Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn
lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là "Hùng Hồ", "Hùng" là đỏ, "Hồ" là suối, suối
đỏ.
Điểm hẹn các nhà leo núi
Đến Sa Pa, nhiều bạn trẻ đều mong muốn một lần được nhìn ngắm và cao hơn nữa
là chinh phục đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Phan Si
Păng được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy
nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu qúy, hiếm.
Ngoài ra, dãy Hoàng Liên còn tập trung rất nhiều loài gỗ quý, chim thú quý và
hiếm như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương. Có gần 900 loài thực vật, trong đó có 173
loài cây thuốc và có đến 37 loài thú được ghi trong "sách đỏ Việt Nam" có mặt ở
khu rừng nổi tiếng này.

Dãy Hoàng Liên Sơn (Ảnh : Nguồn Internet)

Nếu du khách muốn có một chuyến leo núi thú vị thì thời điểm leo núi thích hợp là

từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên Phan Si Păng đẹp nhất là
khoảng cuối tháng hai, khi các loài hoa núi bắt đầu nở. Bạn sẽ cảm nhận được rõ
hương thơm của các loài hoa núi như đào, mận len lỏi quyện vào trong gió, trong
sương.
Thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ khoảng 2-3 ngày, thậm chí với những
người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày. Một quy
định cho các nhà leo núi ở đây là không được xả rác trong rừng, để bảo vệ môi
trường. Nếu bạn có lỡ quên, có thể bị phạt nặng hoặc bị những du khách khác nhắc
nhở ngay lập tức.
Một đỉnh núi dễ chinh phục hơn rất nhiều so với Hoàng Liên Sơn là núi Hàm
Rồng ở sát ngay thị trấn Sa Pa. Bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm
toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương
khói. Nằm ở độ cao gần 2000m, núi Hàm Rồng chỉ cách trung tâm chừng mười
phút tản bộ. Từ đây bạn sẽ thấy thị trấn bốn mùa xuân mây phủ, nguyên mẫu của
nhiều bức tranh, bức ảnh từng đoạt giải thưởng quốc tế.

Ruộng bậc thang ở Sa Pa

Xa hơn những thửa ruộng bậc thang đang mùa thu hoạch vàng óng một màu, xoáy
những vòng tròn bất tận, đầy sức sống. Phía bên trái, bản Hồ như một chiếc gương
soi của mặt trời, sậm đỏ ráng chiều. bện cạnh vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên, nơi
đây còn đẹp nhờ bàn tây tôn tạo của con người. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc
vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Bạn sẽ lạc vào "vương quốc" của hoa trái với những loại đặc sản như đào hoa, đào
vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận,
hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Những đôi lứa yêu nhau sẽ khó có thể quên những khoảnh khắc đẹp tay trong tay
giữa nơi đất trời nên duyên này.
Vào tháng 3, bạn sẽ cảm nhận được rõ hương thơm của các loài hoa núi như đào,
mận len lỏi quyện vào trong gió, trong sương

Không xa núi Hàm Rồng, du khách có thể tìm được nhữg phút lắng lòng mình lại
trước nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên
đường tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần như toàn bằng đá, tại một
sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta
đến hang động Tả Phìn, trong hang nhiều nhũ đá tạo lên những hình thù kỳ thú
như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Dường như từ nhà thờ đến tu viện và hang động là một trải nghiệm trong sự bất
động của không gian, thời gian để quên đi những lo toan, mệt mỏi thường trực.
Nếu muốn cảm nhận rõ hơn điều này, bạn có thể đến bãi đá cổ nổi tiếng. Bãi đá
trải rộng 8km2 với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền
sử ở đây. Những phiến đá chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa
cách đây hàng ngàn vạn nêm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được.
Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình
người, con đường, chữ viết có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có
hình nam nữ giao phối - biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu
tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt. Tháng 10 năm 1994 bãi đá
cổ Sa Pa được Bộ Văn háo thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và
hiện nay đang được nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới.
Khám phá vẻ đẹp người dân tộc
Nói đến Sa Pa là nói tới vùng đất có nhiều tầng văn hóa phong phú, đa dạng nhưng
lại rất riêng với các lễ hội như lễ hội "Roóng pọc" của người Giáy Tả Van, lễ hội
"Sải Sán" - đạp núi của người Mông, lễ "Tết nhảy" của người Dao Đỏ, tất cả đều
diễn ra vào tháng giêng, tháng hai âm lịch hàng năm.

Những sắc màu rực rỡ của chợ Sa Pa (Ảnh : Nguồn
Internet)

Chợ phiên của Sa Pa, một điểm hẹn của nhiều tộc người họp vào ngày chủ nhật tại
thị trấn Sa Pa nay đã là điểm đến thú vị của hầu hết du khách đến đây. Một chợ

phiên xa hơn nhưng đậm sắc dân tộc mà du khách thường ghé tới là Chợ Bắc Hà -
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Chợ nổi tiếng vì còn giữ được vé nguyên sơ và mang
đậm nét đặc trưng của các dân tộc vùng cao Việt Nam.
Chợ Bắc Hà không đơn thuần chỉ là nơi mua và bán các chợ khác mà là nơi giao
lưu, trao đổi hàng hóa địa phương với hàng hóa ngoài tỉnh, và là nơi giao lưu gặp
gỡ về văn hóa giữa các dân tộc ởđịa phương. Du khách đến với chợ này thấy rất rõ
nét văn hóa chợ của người dân tộc.
Khi xuống núi, những cô gái, những bà, mẹ và con trẻ đều khoe sắc với những bộ
váy áo mới sặc sỡ đủ màu, họ xem đây như ngày hội xuống núi. Đặc biệt Chợ Bắc
Hà là nơi hẹn hò của nam thanh nữ tú miền sơn cước hẹn hò, gặp gỡ nhau sau mỗi
tuần lao động vất vả.

Người dân ở vùng xa đi chợ phải đi từ một, hai ngày trước phiên chợ, do đó, vào
tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai
gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sao, của khèn
Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi Tấtr cả làm nên
thứ men say rất dịu ngọt nhưng rất đằm của vùng núi Sa Pa. Nơi đây, bao người đã
nên duyên, đã thương nhớ nhau, vì thế, người ta còn gọi là chợ Tình.
Cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với
những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng trầm
hùng. Tất cả đều góp phần tạo lên một Sa Pa nên thơ và huyển ảo. Để mãi nhiều
năm xa Sa Pa, bạn vẫn nhớ tới một Sa Pa lặng lẽ, một Sa Pa trữ tình như mơ đằm
sâu trong nỗi nhớ

×