Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những Điều Cần Biết về Ung thư Đại Trực Tràng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.02 KB, 17 trang )


Những Điều Cần Biết về Ung thư Đại
Trực Tràng







1-Ung thư đại trực tràng là gì?
- Ung thư đại trực tràng (UTDTT) là loại ung thư thường gặp đứng hàng thứ
3, và là nguyên nhân tử vong do ung thư đứng hàng thứ 2 ở Mỹ. Tuy nhiên,
nếu được phát hiện sớm, tỉ lệ điều trị khỏi sẽ cao
- Loại ung thư này xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển ở niêm mạc
đại tràng hoặc trực tràng.
2-Ung thư đại trực tràng khởi phát ra sao?
UTDTT thường khởi phát từ những polyps – là các khối tân sinh lành tính
phát triển trên bề mặt niêm mạc đại tràng. 2 loại polyps ở ruột thường gặp
nhất là các polyps tuyến (adenomas) và polyps tăng sản. Chúng phát triển
khi có sự nhầm lẫn trong cách thức tăng trưởng và sửa chữa niêm mạc đại
tràng của các tế bào. Đa số polyps thường lành tính, tuy nhiên một số có
tiềm năng hóa ung thư. Cắt bỏ sớm các polyps này sẽ giúp đề phòng
UTDTT.

Polyp đại tràng
3-Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được
Nguy cơ UTDTT tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và lối sống. Các yếu tố
nguy cơ ngoài tầm kiểm soát bao gồm:
+ Tuổi– đa số bệnh nhân đều lớn hơn 50 tuổi
+ Có polyps đại trực tràng hoặc bệnh viêm loét đại tràng (inflammatory


bowel disease=IBD)
+ Tiền sử gia đình UTDTT
+ Tiền sử ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú

4-Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được
Các yếu tố gia tăng nguy cơ UTDTT sau đây có thể kiểm soát được:
+ Khẩu phần ăn nhiều thịt đỏ, đã chế biến hoặc nấu nướng quá kỹ
+ Thừa cân (nhiều mỡ ở vùng eo lưng)
+ Ít luyện tập thể lực
+ Hút thuốc lá, uống rượu

5-Triệu chứng và dấu hiệu báo động
UTDTT thường không có triệu chứng báo động sớm. Do đó việc tầm soát rất
quan trọng. Ung thư sẽ được điều trị khỏi nếu sớm phát hiện. Khi bệnh đã
tiến triển, người bệnh có thể thấy có máu trong phân, đau bụng, thay đổi thói
quen của ruột (như táo bón hoặc tiêu chảy), sụt cân không giải thích được,
hoặc mệt mỏi. Vào thời điểm các triệu chứng này xuất hiện, khối ung thư đã
khá lớn và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn.

6-Tầm soát Ung thư đại trực tràng
Do UTDTT rất kín đáo, việc tầm soát sẽ là yếu tố then chốt để phát hiện.
Tầm soát bắt đầu từ tuổi 50. Nên nội soi đại tràng mỗi 10 năm một lần. Nội
soi dùng một camera rất nhỏ để quan sát toàn bộ đại tràng và trực tràng. Nội
soi không những giúp phát hiện sớm khối u, mà còn có tác dụng dự phòng
UTDTT bằng cách cắt bỏ các polyps (xem hình).

Nội soi và cắt polyp đại tràng bằng snare (thòng lọng)
7-Nội soi đại tràng ảo
Hiện nay có một phương pháp để thay thế nội soi đại tràng là dùng hình ảnh
CT scan chụp được để dựng một mô hình 3-D của đại tràng. Được gọi là nội

soi ảo, thủ thuật này giúp phát hiện polyps hoặc những bất thường khác ở
đại tràng mà không cần đưa ống nội soi có gắn camera vào bụng người bệnh.
Bất tiện chính của phương pháp này là một khi đã phát hiện được polyp, vẫn
phải cần đến nội soi đại tràng thật sự để cắt polyp và đánh giá nó về mặt mô
học.

Chụp đại tràng ảo bằng máy MSCT
8-Chụp đại tràng cản quang
Chụp Xquang đại tràng – dùng chất cản quang là barium – giúp bác sĩ quan
sát lòng đại tràng và trực tràng, để phát hiện các polyps, khối u, và những
thay đổi về cấu trúc của ruột. Trong hình là một khối u hình "lõi táo" làm
hẹp lòng đại tràng. Tương tự nội soi đại tràng ảo, tất cả những bất thường
nào xuất hiện trên phim X-quang đều phải được theo dõi và đánh giá lại
bằng nội soi đại tràng quy ước.

Hình ảnh “lõi táo” (ung thư đại tràng) trên phim Xquang đại tràng
9-Chẩn Đoán Ung thư đại trực tràng
Nếu xét nghiệm cho thấy khả năng có khối u, bước kế tiếp là thực hiện sinh
thiết. Trong lúc nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ cắt bỏ polyp và lấy mẫu mô ở bất
kỳ phần đại tràng nào có bề ngoài bất thường. Phần mô này sẽ được quan sát
dưới kính hiển vi để xác định xem có ung thư hay không. Dưới đây là hình
ảnh phóng đại của các tế bào ung thư đại tràng.

Tế bào ung thư đại tràng phóng đại dưới kính hiển vi
10-Phân giai đoạn ung thư đại trực tràng
- Ung thư khi phát hiện, phải được "phân giai đoạn," để xem mức độ lan
rộng của khối u ra sao. Kích thước khối u không nhất thiết phải tương ứng
với giai đoạn. Phân giai đoạn còn giúp bác sĩ xác định phương thức điều trị
phù hợp nhất cho người bệnh.
+ Giai đoạn I – Ung thư còn khu trú ở lòng đại tràng hoặc trực tràng

+ Giai đoạn II – Ung thư đã lan đến lớp cơ của thành đại tràng hoặc trực
tràng
+ Giai đoạn III – Ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch lymphô tại chỗ
+ Giai đoạn IV – Ung thư đã lan đến các cơ quan bộ phận khác của cơ thể,
như gan, phổi hoặc xương.

Các giai đoạn của ung thư đại trực tràng
11-Tỉ lệ sống còn của ung thư đại trực tràng
- Khả năng hồi phục tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư, giai đoạn càng cao
thì ung thư càng nặng. Tỉ lệ sống còn sau 5 năm biểu hiện cho số phần trăm
bệnh nhân còn sống ít nhất 5 năm sau khi đã được chẩn đoán ung thư.
- Ung thư giai đoạn I có tỉ lệ sống còn sau 5 năm là 93%. Tỉ lệ này giảm
xuống chỉ còn 8% đối với ung thư giai đoạn 4.

Giải thích về tiên lượng cho bệnh nhân
12-Phẫu thuật ung thư đại trực tràng
Ngoại trừ UTDTT giai đoạn cuối, phẫu thuật thường được dùng để cắt bỏ
khối u cùng các mô kề cận. Đối với các khối u khá lớn, có thể cần phải cắt
bỏ một đoạn đại tràng và/hoặc trực tràng. Điều trị phẫu thuật có tỉ lệ khỏi
bệnh rất cao ở những trường hợp UTDTT phát hiện sớm. Khi ung thư đã lan
đến gan, phổi và các cơ quan khác, phẫu thuật không thể điều trị khỏi, nhưng
có thể giúp loại bỏ các khối u phụ.

Phẫu thuật ung thư đại trực tràng
13-Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn
- UTDTT khi đã lan đến một hoặc nhiều hạch lympho (giai đoạn III), vẫn
còn có thể được chữa trị khỏi. Trị liệu lúc đó cần có sự phối hợp giữa phẫu
thuật, xạ trị (trị liệu bằng tia xạ), và hóa trị (trị liệu hóa chất).
- Khi ung thư tái phát sau điều trị hoặc đã di căn đến khác cơ quan khác thì
việc điều trị khỏi sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên xạ trị và hóa trị vẫn có thể giảm

nhẹ các triệu chứng và giúp người bệnh sống lâu hơn.

Xạ trị
14-Đương đầu với hóa trị liệu
Trước kia, hóa trị liệu gây rối loạn tiêu hóa rất nhiều. Các thuốc mới ít gây
tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa hơn. Ngoài ra những thuốc chống nôn hiện
đang sử dụng cũng rất hiệu quả. Các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang tiếp tục
nghiên cứu tìm kiếm những loại thuốc hóa trị mới hiệu quả và dễ dung nạp
hơn.

15-Cắt đốt bằng sóng radio cao tần (Radiofrequency Ablation)
Phương pháp cắt đốt bằng sóng radio cao tần (Radiofrequency ablation
=RFA) dùng nhiệt để đốt cháy khối u. Dưới hướng dẫn của CT scan, bác sĩ
sẽ dùng một đầu dò có hình dạng giống cây kim để đưa nhiệt vào khối u và
vùng chung quanh. Đây là một phương pháp thay thế để tiêu diệt những khối
u không thể mổ được. Những bệnh nhân có số lượng di căn gan giới hạn,
nhưng đã quá chỉ định phẫu thuật có thể được điều trị bằng hóa trị liệu kết
hợp với cắt đốt bằng sóng radio cao tần (RFA) để tiêu hủy u.

Dụng cụ thực hiện cắt đốt khối u bằng sóng radio
16-Chế độ ăn để phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Có những biện pháp để giảm đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các
nhà nghiên cứu cho rằng một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập
thể lực đầy đủ, kiểm soát tốt lượng mỡ của cơ thể có thể giảm 45% nguy cơ
mắc UTDTT. Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ (ACI) khuyến cáo áp dụng chế
độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, nhiều rau củ quả để giảm nguy cơ UTDTT.

17-Phòng ngừa ung thư bằng tập luyện thể lực
Luyện tập thể lực có thể là một yếu tố hữu hiệu để phòng chống UTDTT.
Trong một nghiên cứu, những người tham gia hoạt động thể lực tích cực

nhất giảm 24% nguy cơ mắc ung thư so với những người ít vận động nhất.
Hiệp Hội Ung Thư Mỹ khuyến cáo luyện tập thể lực ít nhất 30 phút mỗi
ngày.
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH

×