Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bệnh Viêm gan do virút Viêm gan A pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.78 KB, 12 trang )

Bệnh Viêm gan do virút Viêm gan A

Viêm gan có nghĩa là tế bào gan bị viêm. Độc chất, thuốc men, rượu, nhiễm
vi khuẩn, nhiễm vi rút và một số bệnh lý khác đều có thể gây nên viêm gan.
Viêm gan do virút là một bệnh phổ biến ở các nước đang phát triễn do nhiều
loại virút gây nên, trong đó 3 loại virút viêm gan A, B, C được chú ý hơn cả.
Kiến thức hiểu biết về các bệnh viêm gan do virút được nhiều người quan
tâm và thường xuyên đặt câu hỏi đối với các cơ quan chuyên môn, Trung
tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control
and Prevention - CDC) là một cơ quan như thế. Những câu hỏi được nhiều
người thường xuyên đặt ra và được CDC trả lời sẽ giúp mọi người hiều rõ
hơn về các thông tin liên quan đến bệnh tật. Sau đây là một số câu hỏi và trả
lời về bệnh viêm gan A

1. Sự khác nhau giữa Viêm gan A, B và C là gì?
Viêm gan A, Viêm gan B, Viêm gan C là các bệnh viêm gan gây nên bởi 3
loại virút khác nhau. Mặc dù mỗi loại có thể gây nên các triệu chứng giống
nhau, nhưng chúng có cách lây truyền và cách ảnh hưởng đến gan khác
nhau. Viêm gan A là một bệnh gan dễ lây do virút viêm gan A (Hepatitis A
virus - HAV) gây nên. Bệnh chỉ xuất hiện như là một nhiễm trùng mới, cấp
tính và không trở thành mãn tính, bệnh diễn biến từ vài tuần đến vài tháng.
Người mắc bệnh viêm gan A thường được cải thiện mặc dù không điều trị
gì. Chúng lây truyền theo đường tiếp xúc với vật dụng, thức ăn, nước uống
bị nhiễm virút viêm gan A. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng
vắc xin viêm gan A.

Viêm gan B và C do nhiễm virút viêm gan B, C (Hepatitis B, C virus –
HBV, HCV). bệnh có thể diễn biến từ vài tuần đến lâu dài. Sự lây truyền xảy
khi máu, chất tiết của người bị viêm gan B hoặc C vào trong cơ thể của
người chưa bị nhiễm. Điều này có thể xảy ra khi quan hệ tình dục không an
toàn, dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng với người bị nhiễm và có


thể từ người mẹ bị nhiễm truyền qua con trong lúc sinh đẻ. Viêm gan B và C
có thể gây nên bệnh cấp tính và mãn tính. Nhiễm trùng virút viêm gan B và
C cấp là bệnh xảy ra trong thời gian ngắn, trong vòng 6 tháng sau khi bị phơi
nhiễm virút viêm gan B và C. Nhiễm trùng cấp tính xảy ra nhưng không
phải luôn luôn dẫn đến nhiễm trùng mãn tính. Nhiễm trùng virút viêm gan B
và C mãn tính là bệnh xảy ra kéo dài khi virút viêm gan B và C thường
xuyên tồn tại trong cơ thể. Viêm gan B và C mãn tính là một bệnh nặng, có
thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ và ngay cả tử vong. Cách tốt nhất để
phòng ngừa viêm gan B là tiêm ngừa vắc xin viêm gan B; Hiện nay chưa có
vắc xin phòng ngừa viêm gan C. cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan C là
tránh tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm, đặc biệt là không dùng chung bơm
kim tiêm. Nếu một người mắc một loại bệnh viêm gan virút trong quá khứ
thì người đó vẫn có thể mắc loại viêm gan do vi rút viêm gan khác.


2. Một trường hợp viêm gan A cấp là như thế nào? Xác định trường hợp
lâm sàng viêm gan A cấp gồm:
- Triệu chứng lâm sàng khởi phát riêng lẻ (như buồn nôn, ói, sốt, đau nhức
cơ thể hoặc đau bụng
- Vàng da hoặc tăng nồng độ aminotransferase huyết thanh.
Vì các đặc điểm lâm sàng giống nhau đối với các loại viêm gan do virút nên
việc chẩn đoán viêm gan A phải được xác định bằng xét nghiệm huyết thanh
dương tính với IgM của virút viêm gan A, hoặc có các triệu chứng lâm sàng
của viêm gan A + yếu tố dịch tễ liên quan với những người mà đã được xác
định viêm gan A bằng xét nghiệm (ví dụ ở chung nhà, có quan hệ tình dục
với người bị bệnh trong vòng 15-50 ngày trước khi có triệu chứng).

3. Bệnh viêm gan A lây truyền như thế nào?
Bệnh viêm gan A lây truyền khi virút viêm gan A nhiễm vào đường tiêu hoá
của một người do tiếp xúc với các vật dụng, thức ăn, nước uống bị nhiễm

bởi phân của người bị bệnh. Một người có thể nhiễm viêm gan A khi:
- Tiếp xúc người với người. Lây truyền từ người qua người (person-to-
person) qua đường phân-miệng là cách lây truyền đầu tiên của HAV tại Mỹ.
Hầu hết các trường hợp nhiễm là do tiếp xúc cá nhân gần gũi với các thành
viên bị bệnh ở trong gia đình hoặc do quan hệ tình dục.
- Khi một người bị bệnh không rửa tay sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với các
vật dụng, thức ăn khác.
- Khi cha mẹ hoặc người bảo mẫu không rửa tay sau khi thay tã lót hoặc làm
vệ sinh cho em bé bị bệnh.
- Khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh.
- Do thức ăn, nước uống bị nhiễm. Các loại thực phẩm, nước uống bị nhiễm
virút viêm gan A.
Cách lây truyền này thường xảy ra tại các nước có bệnh viêm gan A phổ
biến và có điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân kém. Thức ăn và
nước uống thường bị nhiễm là trái cây, rau quả, nước đá, nước sinh hoạt
v.v… Tại Mỹ, nước sinh hoạt đã được chlorin hoá để tiêu diệt virút viêm
gan A. Lây truyền bằng đường thức ăn, nước uống bị nhiễm phân. Sự bùng
phát dịch do sử dụng thức ăn, nước uống bị nhiễm HAV không được nấu
chín đã được ghi nhận. Thức ăn đã nấu chín vẫn có thể lây truyền HAV nếu
như trong quá trình bảo quản không đúng nhiệt độ. Sự bùng phát dịch có
nguồn gốc từ nước thường xảy ra tại các nước có điều kiện vệ sinh môi
trường kém.

4. Ai là người có nguy cơ bị bệnh viêm gan A?
Bất kỳ ai cũng có thể bị bị bệnh viêm gan A. Tại Hoa Kỳ, các nhóm người
có nguy cơ cao như:
- Những người đi du lịch hoặc đến cư trú tại các nước có bệnh viêm gan A
phổ biến.
- Có quan hệ tình dục đồng giới nam.
- Có sử dụng ma túy bất hợp pháp dù có tiêm hay không.

- Những người có rối loạn các yếu tố đông máu.
- Sống chung với người bị bệnh viêm gan A.
- Có quan hệ tình dục miệng - hậu môn với người bị bệnh viêm gan A.

5. Bệnh viêm gan A có gây nên các triệu chứng không?
Không phải mọi người bị viêm gan A đều có biểu hiện triệu chứng cả, một
số người bị viêm gan A không hề có triệu chứng gì. Người lớn có biểu hiện
triệu chứng nhiều hơn ở trẻ em. 70% trẻ em dưới 6 tuổi không có triệu
chứng hoặc có triệu chứng nhưng không kèm theo vàng da; Trên 70% trẻ em
lớn và người lớn có triệu chứng điển hình và kèm theo vàng da.

6. Các triệu chứng của bệnh viêm gan A là gì?
Với những người có biểu hiện triệu chứng thì triệu chứng thường gặp là:
- Sốt
- Suy nhược cơ thể
- Chán ăn
- Buồn nôn; Nôn ói
- Đau bụng
- Nước tiểu sậm màu
- Đau khớp
- Vàng da vàng mắt

7. Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm gan A là bao lâu? Khi nào triệu
chứng xuất hiện và bệnh thường kéo dài bao lâu?
Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm gan A trung bình là 28 ngày (từ 15-50
ngày). Nếu có triệu chứng xảy ra, chúng thường xuất hiện từ 2 đến 6 tuần
sau khi bị phơi nhiễm. Triệu chứng thường kéo dài ít nhất là 2 tháng, khoảng
10-15% bệnh nhân có triệu chứng kéo dài đến 6 tháng.

8. Một người có thể lây truyền bệnh viêm gan A cho người khác không

mặc dù họ không hề có biểu hiện triệu chứng nào cả?
Đúng, nhiều người, đặc biệt là trẻ em bị bệnh viêm gan A nhưng không hề
có biểu hiện triệu chứng gì cả vẫn có thể lây truyền bệnh cho người khác.
Ngoài ra, một người có thể truyền virút viêm gan A cho người khác trong
vòng 2 tuần trước khi họ có triệu chứng xuất hiện.

9. Sự nghiêm trọng của bệnh viêm gan A như thế nào?
Hầu hết những người bị bệnh viêm gan A có thể hồi phục hoàn toàn và
không để lại di chứng gì về gan mặc dù họ có biểu hiện triệu chứng trong
nhiều tháng. Thỉnh thoảng bệnh viêm gan A có thể gây nên suy gan và có
thể tử vong, mặc dù điều này rất hiếm và thường xảy ra đối với những người
trên 50 tuổi và những người có các bệnh về gan khác như viêm gan B, C

10. Làm thế nào để tôi biết mình bị viêm gan A?
Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh việm gan A của bạn bằng cách khám và
trao đổi về các triệu chứng của bạn, yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm
máu cần thiết.

11. Điều trị bệnh viêm gan A như thế nào?
Điều trị viêm gan A không có gì đặc biệt. Hầu hết mọi người bị bệnh viêm
gan A có cảm giác về triệu chứng của bệnh trong vài tháng trước khi cảm
thấy tốt hơn. Một số người cần phải nhập viện để điều trị. Trong thời gian
này, bác sĩ thường khuyên bạn cần nghĩ ngơi, thực hiện dinh dưỡng, uống
nước đầy đủ. Những người bị viêm gan A nên đi khám bác sĩ trước khi dùng
bất kỳ loại thuốc nào để tránh tổn hại cho gan. cần tránh uống các thức uống
có cồn.

12. Trước đây tôi đã bị bệnh viêm gan A rồi thì tôi có thể bị bệnh lại
không?
Không, Bạn đã hồi phục sau khi bị bệnh viêm gan A thì trong cơ thể bạn đã

phát triển loại kháng thể để bảo vệ, chống lại virút viêm gan A. Kháng thể là
một chất được tìm thấy trong máu do cơ thể sản xuất ra, có nhiệm vụ tiêu
diệt virút viêm gan A, do đó bạn sẽ không mắc bệnh việm gan A trở lại.

13. Virút viêm gan A –HAV tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể được bao
lâu?
HAV là một virút cực kỳ khỏe. Nó có thể tồn tại ở môi trường acít cao của
dạ dày và có thể sống ở môi trường ngoài cơ thể trong nhiều tháng. Ở nhiệt
độ cao như nấu sôi (185 độ F hoặc 85 độ C) trong ít nhất một phút mới diệt
được virút viêm gan A, ở nhiệt độ đông thì không.

14. Có thể phòng ngừa bệnh viêm gan A không?
Có, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan A là tiêm văc xin. Tiêm vắc
xin viêm gan A được khuyến cáo cho tất cả trẻ em, khách đi du lịch và
những người có nguy cơ cao. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước
ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho em bé và trước khi ăn có thể giúp ngăn
ngừa sự lan truyền của HAV.

15. Vắc xin viêm gan A là gì?
Vắc xin viêm gan A là một loại vắc xin bất hoạt của virút viêm gan A, nó
kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau khi tiêm vắc xin, cơ
thể tạo ra một loại kháng thể có tác dụng bảo vệ chống lại virút viêm gan A.
Những kháng thể này sẽ tồn tại trong cơ thể và sẽ chống lại sự nhiễm trùng
của virút viêm gan A nếu bị phơi nhiễm trong tương lai.
Những đối tượng nào nên tiêm ngừa viêm gan A? Tiêm ngừa viêm gan A
được khuyến cáo đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em ở độ tuổi 1 tuổi trở lên.
- Khách đi du lịch đến các nước có tỷ lệ viêm gan A cao.
- Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
- Những người sử dụng thuốc ma túy bất hợp pháp (có tiêm hoặc không tiêm

thuốc).
- Những người bị bệnh viêm gan mãn tính như viêm gan B hoặc C.
- Những người đang được điều trị rối loạn các yếu tố đông máu.
- Những người làm việc với các động vật bị nhiễm viêm gan A (loài linh
trưởng) hoặc làm việc trong phòng thí nghiệm nghiên cứu HAV

16. Đối tượng nào không nên tiêm ngừa viêm gan A?
Những người bị dị ứng với vắc xin viêm gan A hoặc bất kỳ thành phần nào
của vắc xin thì không nên tiêm ngừa. Hãy báo cho bác sĩ của bạn biết về bất
kỳ tình trạng dị ứng nào của bạn. Trẻ em dưới 1 tuổi cũng không được tiêm
ngừa viêm gan B.
- Tiêm ngừa vắc xin viêm gan A như thế nào? Tiêm ngừa viêm gan A được
tiêm thành hai mũi cáh nhau 6 tháng. Vắc xin viêm gan A cũng có thể ở
dạng phối hợp gồm cả hai vắc xin viêm gan A và B, đưọc tiêm ngừa cho đối
tượng từ 18 tuổi trở lên, Tiêm 3 mũi cách nhau 6 tháng.
- Vắc xin viêm gan A có hiệu quả không? Có, Vắc xin có hiệu quả cao trong
việc phòng ngừa nhiễm virút viêm gan A. Sự bảo vệ bắt đầu khoảng 2-4 tuần
sau khi tiêm mũi đầu tiên. Mũi thứ hai sẽ giúp cơ thể bảo vệ lâu dài.
- Vắc xin viêm gan A có an toàn không? Có, vắc xin viêm gan A là an toàn.
Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra do tiêm ngừa vắc xin viêm
gan A. Sưng ở vị trí tiêm là phản ứng phụ thường gặp nhất. Giống như bất
kỳ loại thuốc nào, có nhiều nguy cơ rất nhỏ. Tuy nhiên, khả năng nguy cơ về
bệnh viêm gan A lớn hơn nhiều so với khả năng nguy cơ của tiêm ngừa
viêm gan A. Trước khi vắc xin viêm gan A được áp dụng tại Hoa Kỳ, mỗi
năm có hơn 250.000 người bị nhiễm virút viêm gan A. Từ khi vắc xin viêm
gan A được bắt đầu cấp phép và tiêm phòng vào năm 1995, hằng triệu liều
vắc xin viêm gan A đã được tiêm tại Mỹ và trên toàn thế giới.

17. Vắc xin viêm gan A có được tiêm cho người bị tổn thương miễn dịch
như bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc người mắc bệnh AIDS không?

Có, bởi vì vắc xin viêm gan A là loại bất hoạt (không sống), nó có thể được
tiêm cho những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch.
- Thời gian bảo vệ của vắc xin viêm gan A là bao lâu? Theo đánh giá của các
chuyên gia về dự án tiêm chủng thì mức độ bảo vệ của kháng thể HAV đạt
được ít nhất là 25 năm ở người lớn và 14-20 năm ở trẻ em.
- Tiêm ngừa viêm gan A có thể đồng thời với tiêm các loại vắc xin khác
không? Có, tiêm ngừa các bệnh viêm gan B, bạch hầu, bại liệt, uốn ván,
thương hàn (uống), tả, viêm não Nhật Bản, dại, sốt vàng và globulin miễn
dịch có thể tiến hành đồng thời với tiêm phòng viêm gan A, nhưng khác vị
trí tiêm.
BS. HỒ VĂN SANH

×