Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài kiểm tra về HIV/AIDS - Bài số 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.35 KB, 4 trang )

Câu hỏi:
Câu 1: Môi trường “Vấn đề toàn cầu hiện nay” anh chị hãy giải thích tại sao?
Câu 2: Tại sao HIV/ AIDS là hiểm họa của loài người? Một người bị nhiễm HIV/ AIDS
bạn hãy cho lời khuyên.
Bài làm
Câu 1: Môi trường “vấn đề toàn cầu hiện nay”
Nhân loại sắp sửa giã từ năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai để bước vào
thiên niên kỷ mới. Một thiên niên kỷ sẽ chứng kiến nhiều biến động dữ dội, mang tính
chất toàn cầu mà các điều kiện và tiền đề đã được chuẩn bị từ những năm cuối của thiên
niên kỷ trước đó. Đó là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá, khoa học, môi trường sống Những biến đổi này vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi
nhưng cũng vừa đặt ra những thách thức to lớn về nhiều mặt cho tất cả các nước.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với
nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác
hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối
loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con
người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con
người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình
lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con
người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời
nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền
kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình.
Người ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của
các thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một bên những
bài toán về môi sinh và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau. -Đầu tư nhằm vào những
lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho thế hệ kế
tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân
đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con người càng
phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng.
Sự suy thoái về môi trường sinh thái toàn cầu hiện nay được thể hiện rõ nét trong
những vấn đề sau:


Điểm Nhận xét
Họ và tên: Huỳnh Long
Lớp: Tin lý 14
Kiểm tra: GHP
Học phần: DSMT
Trước hết là sự suy thoái tầng ozon. Tầng ozon là lớp khí (O3) rất dày bao bọc lấy
trái đất và có tác dụng như là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt
trời chiếu xuống trái đất. Có thể nói nếu không có tầng ozon thì sự sống trên trái đất
không tồn tại (tầng ozon đã hấp thụ 99% lượng bức xạ tia cực tím của mặt trời chiếu
xuống trái đất). Tầng ozon bị suy thoái sẽ tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái, làm
tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con người. Nguyên nhân gây ra
sự suy thoái tầng ozon là do các hợp chất cacbon có chứa flo hoặc brôm. Ước tính hàng
năm có khoảng 788.000 tấn CFH3 (Clo-ro Cac-bon) thải vào môi trường, chất này được
sử dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi. Vấn đề suy giảm tầng
ozon đã và đang đụng chạm đến một trong những vấn đề nhức nhối và bức xúc nhất của
nhân loại - vấn đề bệnh tật trong điều kiện xã hội phát triển. Chẳng hạn ung thư vẫn đang
được thế giới coi là bệnh nan y. Sư suy thoái tầng ozon đã làm cho nhiều quốc gia thức
tỉnh và lo ngại.
Thứ hai là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển được xem như là
một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái đất
tăng lên được gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tượng này là
do sử dụng nhiều các nguyên liệu hoá thạch, do sự giảm sút diện tích rừng xanh …,
lượng khí thải độc CO
2
, CH
4
, CFC
3
vào thiên nhiên ngày càng nhiều.
Trong thế kỷ này, nhiệt độ của trái đất tăng lên từ 0,3

0
C đến 0,7
0
C so với thế kỷ
trước. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lượng khí CO
2
tăng lên hai lần
thì nhiệt độ tăng từ 1,5
0
C đến 4,5
0
C. Nhiệt độ của trái đất tăng lên sẽ làm tan khối lượng
khổng lồ ở hai cực và làm cho mực nước biển dâng lên. Mực nước biển dâng lên là nguy
cơ đe doạ rất nhiều quốc gia và đời sống của hàng triệu dân trên thế giới.
Hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” gắn liền với một hiện tượng ô nhiễm môi trường
khác không kém phần nguy hiểm đó là mưa axít. Mưa axít có tác hại rất lớn đến các thế
hệ sinh thái nông nghiệp, làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm
giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại nặng nề các cánh rừng ôn đới phía Bắc
bán cầu. Mưa axít còn làm ô nhiễm các đường ống nứoc uống và nước sinh hoạt của con
người và sinh vật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
Ngoài ra sự suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm nguồn nước sạch.
Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm
trên dưới 3% và con người chỉ sử dụng được khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội.
Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất…
Như các hoá chất dùng trong công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dùng trong
nông nghiệp…Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái
trên, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công
nghiệp gây ô nhiễm.
Nguyên nhân thứ hai là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn
cầu.

Một nguyên nhân nữa là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số.
Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học
cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo khả năng huỷ diệt thiên nhiên
thông qua chiến tranh xung đột.
Đối với Việt Nam, tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hộI
ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều
đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ sinh thái đe doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật công
nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ
sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp
suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định,
chưa hoàn thiện.
Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh
hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp
vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái.
Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Khí thải CO
2
vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 1,5 – 2,5 lần.
Ngoài ra vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng, đá quý chính thức và tự
do cũng đã và đang làm huỷ hoại môi trường sinh thái.
Thứ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ môi trường Phạm Khôi Nguyên đã khẳng
định tại Hội nghị môi trường toàn quốc (10/1998) tại Hà Nội: Bảo vệ môi trường đã trở
thành vấn đề sống còn của nhân loại. Mọi quá trình phát triển sẽ trở nên không bền vững
nếu như chúng ta không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Như vậy rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường này không còn là vấn đề riêng của một
quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại.
Câu 2: HIV/ AIDS là hiểm họa của loài người:
Có thể nói, HIV/AIDS là một trong những mối hiểm họa lớn nhất trong lich sử của
nhân loại trong suốt 2 thế kỉ qua, là vấn đề nan giải, cấp bách và mang tính toàn cầu. Việc

ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh thế kỉ này luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của
mỗi quốc gia trên thế giới. Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là hiểm hoạ chung của cả loài
người. Dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng và ngày càng
có xu hướng lan rộng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị
trên toàn thế giới và trong từng quốc gia.
“AIDS là một bệnh, không giống những căn bệnh chúng ta thường gặp. AIDS là
một vấn đề xã hội, là vấn đề về quyền của con người, là vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia
… AIDS tàn phá xã hội cũng như HIV tàn phá cơ thể con người, làm hao mòn sức lực,
suy giảm năng lực, ngăn trở công cuộc phát triển và de dọa sự bền vững của xã hội”. Ở
Việt nam theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 31/10/2008, tổng số trường hợp nhiễm
HIV/AIDS hiện đang còn sống là 135.171 trường hợp. Dịch HIV/AIDS ở nước ta hiện
vẫn đang tập trung trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao: đa phần là người nghiện chích
ma tuý và gái mại dâm; theo báo cáo giám sát dịch tễ, tình trạng lây nhiễm HIV đã có dấu
hiệu lan ra cộng đồng và có xu hướng trẻ hoá.
HIV/AIDS là cǎn bệnh nghiêm trọng của thế kỷ mà y học chưa tìm được thuốc
phòng, thuốc chữa.
AIDS dẫn đến chết người vì người bệnh không có khả nǎng hồi phục. Người đã
phát bệnh AIDS thì chắc chắn sẽ chết trong khoảng thời gian từ vài tháng đến hai nǎm.
 Một người bị nhiễm HIV/ AIDS bạn hãy cho lời khuyên:
Đừng bao giờ từ bỏ chính mình, đừng bao giờ nhìn cuộc đời với cái nhìn bi quan.
Khuyên họ tìm hiểu thêm thông tin, đến cơ sở tư vấn để được hướng dẫn cách
phòng lây nhiễm cho những người xung quanh. Hướng dẫn hay chỉ họ đến các trung tâm
tư vấn, cơ sở y tế hoặc tìm đọc các tài liệu thích hợp để biết cách giữ gìn sức khoẻ, tăng
cường khả năng miễn dịch và đề phòng các nhiễm trùng cơ hội. Tìm đến các cơ sở y tế,
tư vấn, tổ chức của những người nhiễm để được giải đáp cho những lo lắng của mình
Khuyên họ tham gia vào các hoạt động thể lực và giao tiếp với mọi người tránh để
thừa thời gian dẫn đến những suy nghĩ và lo lắng không cần thiết.
Luôn nhớ rằng HIV/AIDS là một bệnh, không phải là tệ nạn xã hội.
Họ không phải là những người bị hạn chế hoặc bị tước quyền công dân, họ có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Khuyên họ HIV kéo dài trong 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn khoẻ mạnh và làm
việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh dưỡng và rèn
luyện thân thể tốt.
Khuyên họ luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và tránh buồn phiền,
lo lắng. Nghỉ ngơi khi mệt mỏi và đảm bảo ngủ đủ thời gian. Vẫn tiếp tục làm việc nếu
có khả năng. Thực hiện tình dục an toàn (Sử dụng bao cao su quan hệ tình dục). Hãy gặp
gỡ thường xuyên với bạn bè và gia đình. Không cho máu và mô. Không sử dụng chung
bơm kim tiêm với người khác, dùng bơm kim tiêm sạch. Thực hiện các biện pháp vệ sinh
cá nhân: đánh răng hàng ngày, tắm rửa thay quần áo. Giảm các sang chấn, lo âu. Tránh
uống rượu và hút thuốc lá. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc.
Không biệt lập với gia đình và bạn bè.

×