Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài kiểm tra về HIV/AIDS - bài số 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.14 KB, 2 trang )

Câu hỏi:
Câu 1: Theo bạn vì sao ta sống chung với HIV/AIDS.
Câu 2: Theo bạn những khó khăn gặp phải trong cuộc sống người nhiễm HIV/ AIDS là
gì? Nêu những giải pháp để giúp họ giải quyết những khó khăn.
Bài làm
Câu 1: Vì sao ta sống chung với HIV/AIDS:
Trước hết, xin khẳng định người nhiễm HIV/AIDS vẫn có thể tiếp tục sống chung
với gia đình bởi những lý do sau:
HIV không lây lan qua sự tiếp xúc hoặc giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm
nhau, nói chuyện, hôn (không phải hôn miệng ), qua môi trường như không khí, nước,
thức ăn hoặc qua các vết chích của muỗi, côn trùng.
HIV chỉ lây lan qua các đường:
• Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su đúng cách.
• Qua đường máu như tiêm chích (đặc biệt tiêm chích ma túy), châm cứu, cắt
lể, truyền máu không an toàn.
• Từ mẹ đã bị nhiễm lây sang con khi mang thai, cho con bú bằng sữa mẹ.
Qua đó có thể thấy không có lý do gì để cách ly người nhiễm HIV ra khỏi gia
đình, trong khi đa số người nhiễm vẫn có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh (những
người lạc quan trong cuộc sống, biết tránh các yếu tố bất lợi cho sức khỏe có thể sống
thêm 10-15 năm từ khi nhiễm bệnh).
Đặc biệt, cuộc sống gia đình còn đem lại cho họ những lợi ích sau:
• Tình thương, sự chăm sóc của gia đình giúp người nhiễm HIV vượt qua nỗi
lo sợ, khủng hoảng tinh thần và sự tuyệt vọng.
• Được chăm sóc tại nhà, người nhiễm HIV cảm thấy thoải mái, không mang
tâm trạng mặc cảm bị xa lánh, nhất là giúp họ tránh được một số nguồn lây
nhiễm bệnh nếu để họ cư trú trong bệnh viện hay cơ sở y tế khác.
• Khi còn khỏe, người nhiễm HIV vẫn có thể làm việc nuôi chính bản thân và
gia đình.
Điểm Nhận xét
Họ và tên: Huỳnh Long
Lớp: Tin lý 14


Kiểm tra: TX
Học phần: DSMT
Dịch HIV thật tai hại, nhưng có lẽ nó sẽ giúp chúng ta sống có trách nhiệm hơn
với bản thân và với mọi người. Không chỉ bảo vệ mình là cần thiết, mà chúng ta còn học
thương yêu, chia sẻ với nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Người nhiễm HIV là ai? Không
phải là một người xa lạ, mà có thể là chính mỗi chúng ta, hoặc là bạn bè, thân quyến. Căn
bệnh chẳng khác chi đám cháy trong rừng rậm, ngọn lửa có thể bén đến từng con vật,
từng cái cây, từng ngọn cỏ. Việc cần làm nhất là chăm sóc những người bị bỏng và cùng
nhau ngăn ngọn lửa.
Câu 2: Những khó khăn gặp phải trong cuộc sống người nhiễm HIV/ AIDS
Một người nhiễm HIV vẫn có thể sống lâu dài và khoẻ mạnh, có thể sống thanh
thản, vui vẻ nữa. Nhưng khi nhiễm HIV cuộc sống thực sự thay đổi, nó đòi hỏi người ta
phải có nghị lực rất lớn.
Biết mình sẽ mất sớm hơn người khác. Do đó mà ngay cả khi còn sống khoẻ
mạnh, người bị nhiễm cũng luôn phải đấu tranh với bản thân để quên đi ý nghĩ về cái
chết. Gia đình người bị nhiễm sẽ rất buồn. Người ngoài thì nếu biết được có thể phản ứng
rất khác nhau. Có người tốt bụng và nhân ái, nhưng cũng có người thiếu hiểu biết sẽ xa
lánh, thậm chí miệt thị người bị nhiễm. Đời sống tình cảm sẽ khó khǎn hơn. Nếu độc thân
thì có lẽ bạn sẽ khó lập gia đình. Còn nếu có gia đình rồi thì người bị nhiễm phải luôn
cẩn thận tránh lây vi rút cho bạn đời. Có thể người bị nhiễm sẽ không có con, hoặc nếu
sinh con thì con người bị nhiễm có khả nǎng nhiễm vi rút. Khi người bị nhiễm mất thì
bạn đời sẽ đơn lẻ, con cái phải chịu thiếu một người cha hoặc mẹ.
Buồn bã, trầm uất, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do: không có điều kiện để
điều trị hoặc điều trị không có kết quả, cảm thấy bế tắc, không có lối thoát do không có
điều kiện để điều trị hoặc bị bỏ rơi, cảm giác mất mát hết: công việc, người thân, tiền bạc,
sức khoẻ, mất niềm tin, bị thất vọng.
Nêu những giải pháp để giúp họ giải quyết những khó khăn:
Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người nhiễm HIV mặc dù họ không muốn
chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Chú ý và khích lệ người có HIV nói về cảm xúc của mình. Hỗ trợ về mặt tinh thần

cho người nhiễm để họ có thể giải quyết các vấn đề của mình.
Lắng nghe một cách cảm thông và chú ý đến từng lời nói của họ.
Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trầm uất và hỗ trợ một cách tốt nhất để giải
quyết.
Sau khi đã tìm cách giúp đỡ mà người nhiễm vẫn không thoát khỏi tình trạng trầm
uất thì nên đưa họ đến một chuyên gia hoặc bác sỹ tâm lý để được chăm sóc và điều trị
thích hợp về mặt chuyên môn.
Sau khi người nhiễm HIV đã được điều trị cần chú ý hỗ trợ họ để tránh lặp lại các
nguyên nhân gây trầm uất

×