Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hồn nhiên giữa núi đồi Tây Bắc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.15 KB, 6 trang )

Hồn nhiên giữa núi đồi
Tây Bắc
Đi khắp vùng trời Tây Bắc, không có đôi mắt nào mê hoặc như đôi mắt người
Mông. Nhìn vào đôi mắt ấy thấy được cả đêm huyền bí, rừng già âm u, cái
trong trẻo của đất trời Tây Bắc. Ở mọi nẻo đường có thể dễ dàng gặp ánh
mắt, nụ cười của những cô bé, cậu bé, thiếu nữ Mông.
Cậu bé người Mông cười ngộ nghĩnh trong tà áo mới. Nóc nhà của
gia đình cậu nằm cheo leo trên đỉnh núi cao bản Sin Câu (xã Thèn
Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Mùa xuân cha mẹ lên
nương, cậu bé ôm chú gà nhà đi chọi khắp bản
Những nụ cười và đôi mắt người Mông rạng rỡ trên mọi nẻo đường
Tây Bắc
Trường Tiểu học Chế Cu Nha (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái), 5
giờ chiều. Những học sinh người Mông tung tăng xách cặp lồng và
cặp sách trở về nhà. Vì nhà tít tắp trên non cao nên mỗi em được bố
mẹ sắm cho một cặp lồng mang cơm ăn trưa. Đôi chân trần đã quen
với đường núi dốc, đôi dép được gài chặt trên nắp cặp lồng chỉ đến
lớp mới đi
Lớp học mầm non của điểm bản Sáy San II (xã Nùng Nàng, huyện
Tam Đường, Lai Châu). Ba căn phòng ghép gỗ lộng gió với 42 em
bé 3-5 tuổi. Giờ ngủ trưa bắt đầu bằng một bài thơ ng
ắn: Giờ đi ngủ/
Em lên giường/ Nằm lặng yên/ Hai mắt nhắm/ Ngủ cho ngoan/ Ngủ
cho say/ Chi
ều mẹ đón. Đọc xong mỗi em bé lặp lại lời cô giáo “Cay
cay kón mùa” (tiếng Mông có nghĩa là nhắm mắt và ng
ủ đi) rồi thiếp
ngủ
Những thiếu nữ người Mông trên bản Sin Câu (xã
Thèn Sin, huyện Tam Đường, Lai Châu
Những học trò người Mông ở xã Nùng Nàng. Đường đi học của các


em được tính bằng những ngọn núi đá cao. Nhưng đôi chân người
Mông đi khắp Tây Bắc vẫn không thấy mỏi. Trên con đường đá gập
ghềnh vào bản vẫn luôn gặp những đôi mắt biết cười như thế
Đôi mắt người Mông quyến luyến người đi đường

×