Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tình hình triển khai nghiệp vụ bào hiểm XNK vận chuyển bằng đường biển part8 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.57 KB, 11 trang )

trên tàu, khả năng xảy ra các rủi ro để tư vấn điều kiện thích hợp cho
khách hàng. Ví dụ:
- Các mặt hàng như quặng, gỗ, sắt, thép, xăng dầu chỉ cần bảo
hiểm theo điều kiện C.
- Loại hàng được vận chuyển trên boong tàu và loại hàng cồng
kềnh như sắt thanh, gỗ tròn, than đá, bột và bắp nên được bảo hiểm
theo điều kiện B.
- Các mặt hàng quý có giá trị cao, dễ vỡ, như hàng điện tử, hàng
dễ hư thiếu hụt như thuốc men, gạo, lúa mỳ, đường, hoá chất, phân bón
phải bảo hiểm theo điều kiện A.
Ngoài ra một số loại hàng không nhất thiết phải mua bảo hiểm
theo điều kiện A mà có thể mua ban hành theo điều kiện C hay B rồi
mua bảo hiểm thêm một số rủi ro phụ hay xảy ra đối với hàng đó. Ví
dụ:
- Bông thô: điều kiện A cộng với điều khoản hư hỏng từ nơi xuất
xứ như hư hỏng gây ra do mưa, bùn trươc khi giữ hàng.
- Than: do đặc tính dễ bắt lửa và tự bốc cháy, người được bảo
hiểm nên mua điều kiện bảo hiểm C và cộng thêm điều kiện bảo hiểm
nóng.
Nếu trộm cắp hay xảy ra trên hành trình, khách hàng có thể mua
thêm rủi ro trộm cắp, không giao hàng.
Thứ hai: cần hướng dẫn khách hàng lập những chứng từ cần thiết
chứng minh tổn thất và khiếu nại người thứ ba để đảm bảo quyền được
bồi thường của khách hàng.
4.2. Mức phí bảo hiểm:
Như chúng ta đã biết sản phẩm bảo hiểm là một loại hình dịch vụ
đặc biệt đó là một cơ chế chuyển giao rủi ro với đặc tính là có hiệu quả
rê dịch và có chu trình kinh doanh đảo ngược. Vì thế người mua khó
nhận biết về lợi ích kinh doanh của nó, họ thường quan tâm tới mức phí
(giá cả của sản phẩm bảo hiểm). Phí bảo hiểm không thể quá cao làm
cho khách hàng tham gia bảo hiểm ở công ty khác, nhưng cũng không


được quá thấp vì còn phải đủ để bồi thường các khiếu nại dự tính trong
suốt thời gian bảo hiểm và trang trải các chi phí như: hoa hồng, chi phí
quản lý, trích lập dự phòng nghiệp vụ, Tổng công ty cần phải có những
chính sách giảm phí cho những khách hàng truyền thống, có kim ngạch
bảo hiểm lớn. Phí bảo hiểm cần phải được xây dựng trên cơ sở thống
kê rủi ro, tổn thất qua các năm từ đó xác định được phí thuần, sau khi
cộng thêm một số chi phí như: chi phí ký kết hợp đồng, chi phí quản
lý… Ta sẽ được phí thương mại. Để có mức phí hợp lý công ty phải
căn cứ vào một số yếu tố… thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh… rồi sau đó mới đưa ra được biểu phí cho khách hàng. Ngoài ra
Công ty cần phải thường xuyên theo dõi ảnh hưởng của mức phí đến
tâm lý khách hàng cũng như sự tương quan với mức phí của các công
ty khác để có sự điều chỉnh kịp thời.
4.3. Về công tác phòng, hạn chế tổn thất.
Với những đặc điểm của mình, vận tải đường biển thường gặp
phải rất nhiều rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế,
để công tác đề phòng, hạn chế tổn thất có hiệu quả thì công tác này cần
được thực hiện ngay từ khi xếp hàng lên tàu và tiếp tục duy trì trong
suốt hành trình cho đến khi dỡ hàng tại cảng đến.
Hiện nay việc đề phòng hạn chế tổn thất đang được công ty thực
hiện bằng cách chỉ định một công ty khác của bảo hiểm tại bến cảng
hoặc thuộc đơn vị chuyên trách tiến hành quá trình bốc xếp hàng hoá
lên, xuống tàu nhằm ngăn chặn những công nhân bốc xếp không làm
đúng quy cách hoặc dùng phương tiện không thích hợp trong việc bốc
xếp hàng hoá.
Từ những biện pháp này, công ty đã hạn chế số vụ tổn thất bồi
thường của công ty trong thời gian qua. Công ty cũng tăng cường công
tác đề phòng hạn chế tổn thất qua việc tăng chi cho công tác này. Năm
2002, công ty đã tăng chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất
1,53% trong tổng chi nghiệp vụ. Hiệu quả được thể hiện là trong năm

2003 và năm 2004, thực chi bồi thường của Tổng công ty đã giảm rõ
rệt. Công ty nên tiếp tục phát huy và làm tốt hơn một số vấn đề như:
Đối với luồng vận chuyển, từng chuyến hành trình Công ty vẫn
nghiên cứu kỹ những đặc điểm của cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải,
cảng lánh nạn (nếu có), những rủi ro có thể xảy ra… Đồng thời với các
con tàu vận chuyển cho từng chuyến hàng, công ty cũng cần xem xét,
tìm hiểu các đặc tính như cấp hạn tàu, tuổi tàu cỡ hạn tàu, chủ tàu…
Trên cơ sở đó phòng hàng hải sẽ lập ra bản hướng dẫn đối với những
khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm: Một
bản chung áp dụng cho tất cả những khách hàng trong đó ghi thông tin
về tất cả các đặc điểm của từng vận chuyển, từng nhóm tàu kèm theo là
lời khuyên nên chọn nhóm tàu nào và biện pháp cho việc phòng tránh
rủi ro. Một bản khác sẽ được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể đối
với từng khách hàng và hợp đồng cụ thể trên đó phân tích các đặc tính
của tàu, của lô hàng tham gia bảo hiểm và kèm theo các khuyến cáo về
phòng tránh rủi ro, tổn thất.
Đối với khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm bao, Bảo Minh
Hà Nội nên đề nghị khách hàng thông báo gửi về cho công ty trước mỗi
chuyến hành trình, phải ghi thật đầy đủ, cụ thể các đặc điểm của
chuyến theo đó công ty sẽ thông báo lại cho khách hàng về con tàu nên
thuê cách thức đóng gói, bốc, dỡ, chất xếp hàng cần làm…
Bên cạnh đó công ty cũng lên tham mưu cho khách hàng về các
mặt: điều kiện bảo hiểm tốt nhất, chất lượng hàng, bao bì đóng gói,
điều kiện bốc dỡ, đóng gói, tình trạng tàu, tình trạng tài chính của tàu.
Nếu như lô hàng có giá trị lớn, số lượng nhiều, chiếm một
khoảng không gian đáng kể trong hầm tàu thì chủ hàng nên đề nghị chủ
tàu tiến hành việc nâng hàng và chăm sóc hàng ngay từ đầu.
Trong trường hợp khách hàng lớn, thường xuyên tiến hành xuất
nhập khẩu và hay bốc dỡ tại một cảng nào đó thì công ty cũng nên để
khuyến cáo khách hàng cần có đề xuất với cảng chấp nhận phương án

sau. Nếu trong một thời gian nhất định (có thể là một quý hoặc một
năm). Các lô hàng hoá xuất nhập khẩu trong quá trình bốc xếp không
may xảy ra mất mát, hao hụt, trả lại hoặc xảy ra nhưng với điều kiện
nhỏ hơn mức độ ấn định thì cũng sẽ được thưởng một khoản tiền tương
xứng. Còn nếu ngược lại thì các giá trị tổn thất xảy ra vượt quá mức
cho phép thì cảng phải trả cho chủ hàng một số tiền tỷ lệ với giá trị tổn
thất. Bằng cách này sẽ nâng cao được trách nhiệm của cảng đối với
hàng hoá, qua đó có thể giảm được đáng kể các tổn thất khi bốc dỡ và
xếp hàng.
4.4. Về công tác giám định.
Qua số liệu tổng kết của công ty trong thời gian gần đây ta thấy
khoản chi cho giám định hàng hoá tăng lên. Điều này có thể lý giải là
do những năm đầu số vụ tổn thất còn ít nên hầu hết các vụ đều do cán
bộ của Công ty hoặc của Tổng công ty giám định. Song càng về sau số
vụ tổn thất càng tăng lên theo số lượng hợp đồng trong khi đó số lượng
cán bộ phòng hàng hải của Bảo Minh là quá mỏng, lại phải đảm đương
tất cả các khâu từ khai thác đến bồi thường nhiều nghiệp vụ: bảo hiểm,
tàu biển, bảo hiểm tàu phà sóng biển, đồng thời tính chất phức tạp của
tổn thất cũng tăng lên vì thế công ty phải thuê các chuyên gia giám
định có uy tín để thực hiện. Do đó đã làm chi phí giám định tăng lên.
Để tăng cường chất lượng công tác giám định đồng thời đảm bảo
tiết kiệm chi phí, một mặt công ty cần phải không ngừng đào tạo nâng
cao trình độ cho cán bộ giám định, mặt khác nên để chuyên môn hoá
khâu giám định bằng cách mỗi cán bộ phòng hàng hải chịu trách nhiệm
giám định cho một số mặt hàng cụ thể nào đó. Có như vậy thì mới có
thể đi sâu nghiên cứu và chuyên môn hoá trong lĩnh vực của mình để
nhằm hạn chế bớt các chi phí phát sinh và nâng cao hiệu suất của công
việc.
4.5. Công tác bồi thường:
Hiệu quả công tác bồi thường phụ thuộc rất lớn vào việc triển

khai các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và đơn giản hóa các thủ
tục trong quá trình xét giải quyết khiếu nại, đòi bồi thường. Vì thế, để
nâng cao chất lượng công tác này, Tổng công ty và Công ty không chỉ
cần làm tốt các yếu tố trên mà còn phải có những biện pháp ngăn ngừa
những gian lận có thể xảy ra trong quá trình khiếu nại đòi bồi thường.
Để ngăn ngừa những gian lận có thể xảy ra tổn thất khi xem xét
khiếu nại đòi bồi thường tổn thất, công ty cần tìm hiểu và xác định rõ
các tổn thất. Kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn của các cán
bộ của công ty nên đề ra những chuẩn mực và các điểm chú ý cần thiết
trong quá trình giải quyết khiếu nại cho tất cả cán bộ phòng hàng hải
của Tổng công ty. Mặt khác, tổng công ty cũng cần đề ra những yêu
cầu đối với khách hàng về tinh thần trung thực cũng như thiện chí khi
ký kết hợp đồng, đặc biệt là đối với những khách hàng mới. Nếu họ vi
phạm những thoả thuận đó thì công ty có thể xử phạt tuỳ theo mức độ
nặng nhẹ. Có thực hiện được như trên thì mới tạo được những hiệu quả
thiết thực trong việc ngăn ngừa gian lận trong bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng công tác giải quyết khiếu nại bồi thường của Công ty cũng như
Tổng công ty.
4.6. Về công tác cán bộ:
Hiện nay ở công ty Bảo Minh Hà Nội, đội ngũ cán bộ công tác
trong phòng hàng hải đều rất tâm huyết với công việc và có trình độ
chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển. Những cán bộ này được đào tạo các kiến thức
về chuyên ngành bảo hiểm, hàng hải, ngoại thương, luật trong các
trường đại học có uy tín. Ngoài ra hàng năm các cán bộ này còn tham
gia nhiều khoá huấn luyện hội thảo trong nước cũng như ngoài nước
(Anh, Mỹ, Hàn Quốc). Mặt khác đa phần trong số họ đều làm việc cho
Tổng công ty ngay từ đầu thành lập nên rất am hiểu thực trạng của
Tổng công ty, vị thế của Tổng công ty trên thị trường, các khách hàng

truyền thống,… đây có thể nói là những thuận lợi của công ty về mặt
nhân sự, có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của công ty trong thời gian
qua.
Tuy nhiên hiện nay cán bộ trong phòng hàng hải của Tổng công
ty còn ít so với khối lượng đồ sộ của công việc và thường xuyên phải
thực hiện những chuyến công tác dài ngày để giám định bồi thường tổn
thất. Vì vậy xin đề nghị với Tổng công ty cũng như Công ty lưu tâm
hơn đến chế độ đãi ngộ cũng như lương, thưởng đối với cán bộ phòng
bảo hiểm để khuyến khích họ ngày càng làm việc tốt hơn và hiệu quả
hơn.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với kinh tế
trong khu vực cũng như nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, hoạt động
thông thương buôn bán quốc tế đang diễn ra nhộn nhịp góp phần thúc
đẩy tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước ta.
Với vai trò là tấm lá chắn cho các doanh nghiệp trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, bảo hiểm hàng hoá nói chung và bảo hiểm hàng
vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã không ngừng phát triển và
góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường Việt
Nam, Bảo Minh Hà Nội cũng đã và đang triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và đã nắm giữ
một thị phần không nhỏ đối với nghiệp vụ này, đóng góp chung vào kết
quả của cả Tổng công ty. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các công ty bảo
hiểm trong nước cũng như Bảo Minh là phải tự hoàn thiện mình, nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cải tiến các sản phẩm cho phù
hợp hơn với các yêu cầu của khách hàng. Về phiá Nhà nước cũng cần
có những biện pháp hỗ trợ để hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam
được bảo hiểm tại thị trường trong nước nhằm thúc đẩy ngành bảo
hiểm phát triển cũng như tiết kiệm ngoại tệ phục vụ cho công cuộc xây

dựng và phát triển đất nước.
Sau một thời gian thực tập ở công ty Bảo Minh Hà Nội, với sự
giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng Bảo hiểm Hàng hảI,sự hướng
dẫn tận tình của cô giáo - thạc sĩ Nguyễn Thị Chính, em đã hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp của mình, với hi vọng góp một phần nhỏ vào việc
hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển, trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của
chủ hàng khi tham gia bảo hiểm và góp phần vào sự phát triển chung
của Tổng công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những người
đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tàI này.
Tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm, TS. Nguyễn Văn Định, NXB
Thống kê - 2004
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm, TS. Nguyễn Văn
Định, NXB Thống kê - 2004
3. Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành (Insurance Principle and
Practice) – Học viện Hoàng gia Anh.
4. Các tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm,
VINARE.
5. Tạp chí bảo hiểm.
6. Tài liệu của phòng bảo hiểm Hàng hải – Công ty Bảo Minh
Hà Nội.
7. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo
Minh Hà Nội các năm 1998 – 2004.
8. Báo cáo năng lực của Bảo Minh (12/2004).
9. Website: www.baominh.com.vn
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ
XUẤT NHẬP

KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.1. Vai trò của vận chuyển bằng đường biển.
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển.
2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển.
2.1. Các loại rủi ro
2.2. Các loại tổn thất
3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển.
3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a. Đối tượng bảo hiểm
b. Phạm vi bảo hiểm
3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.
a. Giá trị bảo hiểm.
b. Số tiền bảo hiểm
c. Phí bảo hiểm
3.3. Điều kiện bảo hiểm
a. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1
b. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982.
3.4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển.
a. Khái niệm và tính chất của hợp đồng bảo hiểm.
b. Các loại hợp đồng bảo hiểm
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠICÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI
1. Vài nét về Tổng công ty Bảo Minh và Công ty Bảo Minh Hà Nội

2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.
2.1. Công tác khai thác bảo hiểm.
a. Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro
b. Xem xét chấp nhận, từ chối bảo hiểm.
c. Cấp đơn bảo hiểm.
d. Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm.
2.2. Công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển tại Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Minh.
a. Nhận yêu cầu giám định:
b. Tiến hành thực hiện việc giám định.
c. Lập biên bản giám định.
d. Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định.
2.3. Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường.
a. Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại:
b. Kiểm tra chứng từ:
c. Xác minh phí:
d. Giám định tổn thất:
e. Thanh toán bồi thường.
3. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.
4. Những thuận lợi và khó khăn của Bảo Minh Hà Nội.
4.1. Những thuận lợi
4.2. Những khó khăn
5. Mục tiêu của Bảo Minh Hà Nội.
CHƯƠNG III:
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI.
1. Kiến nghị:

1.1. Đối với Nhà nước
1.2. Đối với Bảo Minh Hà Nội .
a. Về mặt nghiệp vụ
b. Về mặt quản lý
2. Giải pháp:
2.1. Về công tác khách hàng
2.2. Mức phí bảo hiểm:
2.3. Về công tác phòng, hạn chế tổn thất.
2.4. Về công tác giám định.
2.5. Công tác bồi thường:
2.6. Về công tác cán bộ:



×