Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tình hình triển khai nghiệp vụ bào hiểm XNK vận chuyển bằng đường biển part4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.75 KB, 11 trang )

tính chất, nội tỳ hàng hoá). Vấn đề thứ hai là phương thức đóng gói, bao bì,
chất xếp hàng hoá, phương thức vận chuyển, ký mã hiệu.
Đối với cảng đi, cảng đến: cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra tổn
thất cho hàng hoá vì nó chứa đựng rất nhiều các yếu tố liên quan như người
bán hàng, người nhận hàng, tình trạng bốc xếp, tập quán của cảng. Qua việc
nghiên cứu cảng đi, cảng đến, nhân viên bảo hiểm biết được những rủi ro
hàng hoá nào có thể gặp đối với hành trình, biết được lô hàng có phải chuyển
tải hay không và chuyển tải ở cảng nào. Từ đó công ty sẽ có biện pháp cần
thiết cũng như khuyến cáo với khách hàng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn
thất.
Khả năng tài chính của khách hàng: khai thác viên luôn phải theo sát
quá trình thanh toán phí của khách hàng để có thể phân biệt được loại khách
hàng theo tiêu chuẩn thanh toán tốt hay xấu, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời,
tránh tình trạng dây dưa nợ đọng phí.
- Kiểm tra chứng từ:
Trước hết cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lý của người yêu cầu
bảo hiểm, chỉ khi người được bảo hiểm khai rõ tất cả các đề nghị in sẵn thì
giấy yêu cầu bảo hiểm mới được coi là hợp lệ.
+ Đối với hàng mới nhập chỉ chấp nhận "báo sau" các đề mục liên quan
đến phương tiện vận chuyển như: tên tàu, ngày khởi hành, số hợp đồng vận
chuyển với cam kết của khách hàng là tàu đủ khả năng đi biển. Đồng thời yêu
cầu khách hàng cung cấp đủ các chi tiết khi nhận được bộ chứng từ. Nếu
khách hàng khai thiếu một trong các đề mục cơ bản sau: Tên mặt hàng, giá trị
bảo hiểm, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm thì các khai thác viên yêu cầu
khách hàng phải bổ sung ngay.
+ Đối với hàng xuất: Bên cạnh giấy yêu cầu bảo hiểm khách hàng phải
cung cấp thêm một số tài liệu sau:
o Vận tải đơn
o Hoá đơn thương mại
o Thư tín dụng (nếu việc thanh toán mua bán bằng tín dụng)
Bên cạnh đó cán bộ còn phải xem xét kỹ đặc điểm, tính chất hàng hoá,


phương thức đóng gói, xếp hàng, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm mà
khách hàng yêu cầu. Nếu tàu chở nguyên chuyến một mặt hàng, công ty sẽ
yêu cầu khách hàng cung cấp thêm tàu và bảng thông báo chi tiết tàu để tính
thêm phụ phí.
b. Xem xét chấp nhận, từ chối bảo hiểm.
- Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ
và không thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ
từ chối ngay bằng cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường
bưu điện kèm theo các tài liệu giải thích cho khách hàng hiểu.
- Chấp nhận bảo hiểm: Sau khi kiểm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phân
tích số liệu thống kê, phân tích khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá
rủi ro nếu thấy đạt yêu cầu thì Công ty quyết định bảo hiểm, đồng thời thoả
thuận thời gian giao kết hợp đồng chính thức.
c. Cấp đơn bảo hiểm.
Khi đã đồng ý bảo hiểm, khai thác viên vào sổ cấp đơn, số đơn bảo
hiểm được lấy theo số thứ tự trong sổ. Tiếp theo tiến hành tính số tiền bảo
hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm theo
một trong các giá trị: FOB, CF, CIF và thêm vào đó tỷ lệ lãi ước tính.
Công ty Bảo Minh Hà Nội được phép chủ động nhận bảo hiểm cho
những hàng hoá xuất nhập khẩu có số tiền bảo hiểm dưới 6 triệu USD. Khi áp
dụng các điều khoản biểu phí, quy định, hướng dẫn hiện hành của Tổng công
ty, nếu thấy cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế công ty sẽ trình
đơn xin ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty và chỉ được thực hiện khi Tổng công
ty chấp nhận.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển hiện đang được Bảo Minh áp dụng gồm: Bộ điều khoản ICC
01/01/1982 hay 01/11/1963 hoặc QTC-90. Tuy nhiên ICC 01/01/1982 là
thông dụng nhất và đang được sử dụng ở hầu hết các hợp đồng trong đó gồm
có:
- Điều khoản bảo hiểm hàng hoá (Institute Cargo Clauses), (A), (B),

(C) ngày 01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm chiến tranh cho hàng hoá (Institute War
Clauses) 01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm đình công cho hàng hoá (Institute War Clauses)
01/01/1982.
Đối với một số hàng hoá đặc biệt như xăng dầu chở rời, thực phẩm
đông lạnh, thịt cá đông lạnh chỉ áp dụng các điều khoản tương ứng:
- Điều khoản bảo hiểm thực phẩm đông lạnh (A), (B), (C).
- Điều khoản bảo hiểm thịt đông lạnh.
Hiện nay chi nhánh đang áp dụng cách tính phí bảo hiểm như sau:
CIF =
R
FC


1

Bước 1: Tính số tiền bảo hiểm theo công thức
Trong đó:
C: giá trị hàng hoá
F: cước phí vận tải
R: Tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng theo từng điều kiện bảo
hiểm.
(R = R1 + R2 + …)
R1: Tỷ lệ gốc + Tỷ lệ phí theo luồng
R2: Tỷ lệ phụ phí khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm
phụ như bảo hiểm chiến tranh, đình công, truyền tải, tuyến.
Bước 2: Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền và giá trị bảo hiểm.
I
gốc

= Số tiền bảo hiểm * R
Với R = R
gốc
+ R
phụ

Trên thực tế, phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được áp dụng với
Bảo Minh Hà Nội với cách tính như trên dao động khoảng từ 0,1 đến 0,3%
tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện bảo hiểm, loại hàng bảo
hiểm, tuyến hành trình, kỹ thuật chất xếp, chèn lót, phương thức bao gói, cụ
thể là:
Nếu hàng hoá tham gia bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm càng rộng thì
phí bảo hiểm càng cao và ngược lại. Mặt khác, loại hàng hoá được bảo hiểm
cũng là nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ phí chính, đối với những hàng hoá chịu tác
động lớn của môi trường bên ngoài, khó bảo quản thì tỷ lệ bảo hiểm cao hơn.
Tỷ lệ phí chính cao hay thấp còn phụ thuộc vào phương thức đóng gói,
chất xếp, chuyên chở hàng hoá. Nếu hàng hoá đóng trong container hoặc chở
nguyên chuyến thì tỷ lệ phí thấp hơn hàng chở rời hoặc đóng thùng.
Đối với các tỷ lệ phụ phí: Phụ phí luồng thường dao động trong khoảng
0,02 - 0,03% tuỳ theo luồng vận tải (ví dụ luồng châu Âu là 0,02%, luồng
châu Mỹ là 0,03%). Phụ phí chuyển tải thường chiếm 0,03% số tiền bảo hiểm
(sở dĩ có tỷ lệ thu phụ phí này vì trên thực tế đã có nhiều trường hợp tổn thất
xảy ra tại cảng chuyển tải). Phụ phí rủi ro chiến tranh, đình công hoặc được áp
dụng theo tỷ lệ do Uỷ ban định phí rủi ro chiến tranh công bố là 0,0275% ở
khu vực không có chiến tranh, còn với khu vực đang có chiến tranh mà xác
suất rủi ro xấp xỉ là 100% thì Bảo Minh có quyền từ chối bảo hiểm.
- Trong trường hợp phát sinh phụ phí tàu già.
I
tàu già
= Số tiền bảo hiểm * R

tàu già

(R
tàu già
: Tỷ lệ phụ phí tàu già)
Lúc này tổng phí bảo hiểm sẽ là:
I = I
gốc
+ I
tàu già

Tỷ lệ phụ phí tàu già mà Bảo Minh đang áp dụng là vào khoảng
0,125% - 0,375% tuỳ theo nhóm tuổi tàu (căn cứ vào biểu phí tính thêm cho
mỗi tàu già của hiệp hội bảo hiểm London).
Việc xác định tỷ lệ phí không chỉ dựa vào kết quả của tính toán, thống
kê hay các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được yêu cầu của
tình hình thực tế, chi nhánh còn thường xuyên theo dõi sự biến động của thị
trường, khách hàng, nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý. Việc điều chỉnh
này không những đảm bảo được lợi ích kinh doanh của công ty mà còn nâng
cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu suất công việc của cán bộ làm công tác
bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Mặt khác
đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Có thể thấy sự thay đổi linh hoạt của biểu
phí thông qua bảng sau:
Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.
TT

Chỉ
tiêu
Đơn

vị
tính
1999 2000 2001 2002 2003 2004
1
Tổng
kim
ngạch
BH
triệu
đồng

1.346.696

1.475.270

1.790.445

1.913.704

2.070 2.264.320

2
Tổng
doanh
thu
phí
triệu
đồng

8.041.880


9.650,16 11.773,20

18.813,20

15.011

1.702.13
3
Tỷ lệ
phí
bình
quân
% 0,597 0,652 0,65 0,722 0,725 0,751

(Nguồn: Số liệu thống kê của Bảo Minh Hà Nội)
Qua bảng trên cho thấy kim ngạch bảo hiểm lần tổng doanh thu phí bảo
hiểm đều có xu hướng tăng. Cụ thể là kim ngạch bảo hiểm năm 2002 tăng
9,77% so với năm 2001, về số tuyệt đối tăng lên 131.537,78 triệu đồng; tiếp
đến năm 2003 tăng 8,19% so với năm 2002, về số tuyệt đối tăng 156.806 triệu
đồng. Do kim ngạch bảo hiểm tăng lên kéo theo sự tăng lên của doanh thu phí
bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm năm 2000 so với năm 1999 đã tăng lên
19,99%, năm 2001 số phí bảo hiểm tăng 20,5% so với năm 2000, năm 2002
tăng 17,32% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 8,68% so với năm 2002.
Doanh thu phí năm 2004 tăng 11,34% so với năm 2003. Sở dĩ doanh thu phí
tăng lên là do có sự tăng lên về kim ngạch bảo hiểm song tốc độ tăng của phí
bảo hiểm thấp hơn so với tốc độ tăng của kim ngạch bảo hiểm do tỷ lệ phí bảo
hiểm thấp hơn so với tốc độ tăng của kim ngạch bảo hiểm là một yếu tố rất
quan trọng, nó có tác động rất lớn trong việc thu hút khách hàng cũng như
việc tăng kim ngạch bảo hiểm. Qua đây ta thấy được tình hình khai thác của

công ty qua một số năm gần đây là tương đối tốt. Công ty cần có những biện
pháp để nâng cao hơn nữa kết quả khai thác của nghiệp vụ này.
d. Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm.
Đây có thể coi là một trong các khâu quan trọng nhất của quy trình khai
thác có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch thu phí và tiến độ thu
phí, doanh số thu. Đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính
của khách hàng cũng như mức độ khéo léo của cán bộ bảo hiểm khi giao kết
hợp đồng và trong quá trình thu phí. Hiện nay hình thức thu phí của chi nhánh
rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp bằng hoá đơn hoặc thu qua chuyển khoản
bằng giấy báo nợ. Thời hạn thu phí là từ khi ký hợp đồng cho tới khi kết thúc
hành trình. Việc quy định thời hạn kéo dài như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi
và có tác dụng khuyến khích khách hàng. Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm
bao khách hàng có thể thanh toán phí theo kỳ, do hợp đồng có hiệu lực trong
một thời gian dài (thường là 1 năm), sử dụng cho khách hàng lớn, xuất nhập
khẩu thường xuyên và có uy tín, thông thường số phí bảo hiểm đã đóng thành
3 hoặc 4 lần trong năm (với điều kiện khi vận chuyển từng chuyến thì phải
báo cho công ty biết). Hình thức thu phí của Bảo Minh cũng theo hai cách thu
tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Ở đây có một điểm cần lưu ý là trong trường hợp còn thiếu các chi tiết
hoặc cần điều chỉnh sửa đổi các số liệu trong đơn bảo hiểm thì lúc này cán bộ
của công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các số liệu chi tiết còn thiếu để lập
giấy sửa đổi bổ sung. Giấy này sẽ được đính kèm và có giá trị bổ sung cho
hợp đồng bảo hiểm, không làm thay đổi giá trị và hiệu lực của hợp đồng bảo
hiểm, đồng thời cũng được phân phối như hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, trong các trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng,
công ty sẽ đề nghị khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh yêu cầu của
mình nếu thấy hợp lý và chấp nhận được thì tiến hành hoàn lại 80% số phí và
huỷ đơn đó trong sổ cấp.
Với phương thức khai thác khoa học và chặt chẽ như vậy, cộng thêm sự
nhiệt tình và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ cán bộ phòng hàng hải,

nghiệp vụ này đã và sẽ có những bước phát triển tốt.
Bảng 2: Kết quả thực hiện doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Công ty Bảo Minh Hà
Nội
Năm

Loại hàng
Số
đơn
cấp
(đơn)
Kim ngạch bảo hiểm Phí bảo hiểm
Số tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu

%
Số tiền
(triệu
đồng)
Cơ cấu
%
1999

Hàng nhập
Hàng xuất
Tổng
105
69
174

675285,9667
1410,35
1346696,3
50,1
49,9
100
3102,33
4939,55
8041,88
39
61
100
2000

Hàng nhập
Hàng xuất
Tổng
92
99
191
591679,10
886590,98
1478270,08
40,03
59,97
100
2840,06
7170,10
9650,16
29,43

70,57
100
2001

Hàng nhập
Hàng xuất
Tổng
108
115
223
640566,78
1029878,41
1790445,19
35,77
64,23
100
3333,98
8439,22
11773,20
28,31
71,69
100
2002

Hàng nhập
Hàng xuất
Tổng
114
120
234

610088,91
1303615,34
1913704,25
31,88
68,12
100
3737,61
10074,69
13812,3
27,06
72,94
100
2003

Hàng nhập
Hàng xuất
Tổng
119
132
251
616183,86
145326,44
2070510,3
29,76
70,24
100
4036,51
10974,69
10511,2
26,89

73,11
100
2004

Hàng nhập
Hàng xuất
Tổng
128
141
269
620813,67
1643506,33
2264320
27,42
72,58
100
4408,63
11895,37
16304
27,04
72,96
100

(Nguồn: Số liệu thống kê của Bảo Minh Hà Nội)
Theo số liệu trên cho thấy, kim ngạch bảo hiểm và phí bảo hiểm đều
tăng nhưng mức tăng kim ngạch bảo hiểm và phí bảo hiểm của năm 2001 là
mạnh nhất (21,12%). Mức tăng kim ngạch bảo hiểm năm 2002 và năm 2003
thì lại giảm xuống còn 6,88% vào năm 2002 và 8,19% vào năm 2003. Sở dĩ
có sự suy giảm này là do tỷ lệ phí bảo hiểm của công ty có xu hướng giảm và
cơ cấu các mặt hàng có tỷ lệ thấp chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch bảo

hiểm.
Số đơn bảo hiểm do Tổng công ty cấp năm sau đều cao hơn năm trước:
số đơn cấp năm 2000 tăng 1 so với năm 1999 (tức là 9,7%), năm 2001 số đơn
cấp tăng 32 đơn so với năm 2000 (tăng 4,93%), năm 2003 tăng 17 đơn (tăng
7,26%) so với năm 2002, năm 2004 tăng 18 đơn (tăng 7,19%). Điều này
chứng tỏ bên cạnh việc tăng kim ngạch của khách hàng cũ, công ty còn thu
hút thêm rất nhiều khách hàng mới, thể hiện là số đơn cấp tăng lên. Không
những thế, số tiền bảo hiểm bình quân trên một đơn cũng tăng. Năm 2001 là
8029,9 triệu tăng 289,3 triệu so với năm 2000, năm 2002 là 8178,22 triệu
đồng/đơn, năm 2003 là 8249,05 triệu đồng/đơn, năm 2004 là 8417,55 triệu
đồng/đơn. Điều này cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu của đơn bảo hiểm, tỷ lệ
đơn bảo hiểm có giá trị lớn đã tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Cơ cấu
bảo hiểm giữa hàng xuất và hàng nhập cũng thay đổi qua các năm, hàng xuất
có xu hướng tăng lên: năm 1999 là 49,9%, năm 2000 là 59,97%, năm 2001 là
64,23%, năm 2002 là 68,12% và năm 2003 là 70,4%, năm 2004 là 74,58%.
Do có sự tăng kim ngạch bảo hiểm hàng xuất dẫn đến phí bảo hiểm của hàng
xuất cũng tăng theo. Tỷ lệ % số hàng xuất cao hơn so với tỷ lệ % kim ngạch
bảo hiểm hàng xuất đó là do trong cơ cấu hàng xuất có những tỷ lệ cao như
gạo, ngũ cốc (tỷ lệ phí 0,71 đến 1%). Như vậy ta có thể khẳng định lại phần
nào rằng hoạt động của công ty trong thời gian qua là tương đối tốt.
2.2. Công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển tại Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Minh.
Giám định hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển nói riêng là một khâu được Bảo Minh quy định chặt chẽ theo
một trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ra một
cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của cả hai bên: bên
bảo hiểm và bên được bảo hiểm.
Trước hết, khi có tổn thất xảy ra, Bảo Minh (cụ thể ở đây là Công ty
Bảo Minh Hà Nội) sẽ xem xét tổn thất đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm của
mình hay không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu? Nguyên tắc

chung của Công ty khi tiến hành giám định lại:
- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụ
tốt nhất cho việc bồi thường của Công ty.
- Bảo Minh Hà Nội có thể trực tiếp giám định hoặc có thể nhờ các Bảo
Minh ở các khu vực khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trong
và ngoài nước.
- Trừ những trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ chính của giám định hàng
hoá là giám định và thực hiện bồi thường tổn thất cho hàng hoá được bảo
hiểm tại Bảo Minh.

×