Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong quá trình kiểm định quyền lợi bảo hiểm p3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.08 KB, 9 trang )

luËn v¨n tèt nghiÖp

19
Việc xác định mức phí bảo hiểm nhìn chung là rất khó khăn, bởi vì
phí bảo hiểm là nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm nên mức phí
tối thiểu phải thỏa mãn nhu cầu thanh toán bồi thường và công tác đề
phòng hạn chế tổn thất đồng thời phải đảm bảo cho công ty có được khoản
lợi nhất định. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm,
ngày càng có nhiều các công ty bảo hiểm gia nhập làm cho thị trường ngày
càng trở nên cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy việc đưa ra một mức phí
thích hợp là một vấn đề không dễ dàng đối với các công ty bảo hiểm
Phí bảo hiểm phải là một mức phí cạnh tranh, không quá cao, không
quá thấp so với mức phí của bộ tài chính quy định. Mức phí này phải đảm
bảo được nguyên tắc số đông bù số ít và đảm bảo được sự cân đối thu chi
trong hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm
2.2. Phương pháp tính phí
Phương pháp tính phí phải đảm bảo có cơ sở khoa học, phản ánh đầy
đủ các yếu tố ảnh hưởng có liên quan và mức phí phải phù hợp với khả
năng tài chính của các chủ phương tiện.
Phương pháp tính phí được thông qua con số thống kê 5 năm về
trước. Công thức tính phí là : F= f + d
Trong đó: F là phí thu một đầu xe
f là phí thực( phí bồi thường)
d là phụ phí( thường từ 20-30%)
f là phí thuần hay phí bồi thường và nó được xác định theo công thức
sau :
luËn v¨n tèt nghiÖp

20
f=





n
i
i
n
i
ii
c
ts
1
1

i
s
: là số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ
xe được bồi thường trong năm i
i
T
: là số tiền bồi thường bình quân một vụ trong năm i
n: là số năm thống kê(từ 3 đến 5 năm)
Phụ phí: Thường được xác định theo một tỷ lệ nhất định trên số phí
cơ bản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản
d

=

% phụ phí
x


Phí cơ
bản
(1-% phụ phí)
Đối với các phương tiện thông dụng, mức độ rủi ro lớn như xe
Rơmoc, xe chở hàng hạng nặng thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí
cơ bản. Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm) thời gian
tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được tính như
sau:
Dưới 3 tháng thì tính 30% phí năm, từ 3 đến 6 tháng thì tính 60% phí
năm, từ 6 đến 9 tháng thì tính 90% phí năm, từ 9 –12 tháng thì tính 100%
phí năm.
Nếu người tham gia đóng phí cả năm thì những thời điểm nào đó mà
xe không hoạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác mà
không chuyển giấy bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn trả lại phí
bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm
P hoàn lại

=

P năm
x

Số tháng xe không
hoạt động
12 tháng
luËn v¨n tèt nghiÖp

21
2.3. Các yếu tố làm tăng phí

 Những yếu tố làm phí thuần tăng
+ Do số phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm là thấp
+ Do số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự là nhiều
+ Số tiền bồi thường bình quân một vụ trong năm là lớn
 Những yếu tố làm phụ phí tăng
+ Do chi phí quản lý nghiệp vụ tăng
+ Do cho phí khai thác, giám định bồi thường tăng
+Do chi phí hạn chế và đề phòng tổn thất tăng
3. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
3.1. Hợp đồng bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu
cầu của người được bảo hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm
giữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
với người thứ 3 gồm những thông tin chủ yếu sau :
- Phạm vi bảo hiểm
- Hạn mức trách nhiệm, phí bảo hiểm
- Thời hạn hợp đồng
- Các thông tin liên quan đến xe bảo hiểm, người bảo hiểm, người
được bảo hiểm
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Các quy định về giải quyết bồi thường tranh chấp
luËn v¨n tèt nghiÖp

22
* Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định nghi trên giấy
chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận
bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận khác)
* Chuyển quyền sở hữu
Trong thời hạn còn hiệu lực nghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm

nếu có sự chuyển quyền sở hữu mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏ
hợp đồng bảo hiểm thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được
bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới
* Huỷ bỏ hợp đồng
Trường hợp có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới
phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 15
ngày. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ nếu
doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì thì hợp đồng mặc nhiên bị huỷ
bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm của thời gian
huỷ bỏ, trừ trường hợp trong thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực
đã xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3.2. Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng bảo hiểm
3.2.1. Trách nhiệm và quyền lợi của xe cơ giới
* Trách nhiệm
- Khi yêu cầu bảo hiểm chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung
thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm
- Khi tai nạn giao thông xảy ra thì chủ xe cơ giới có trách nhiệm:
+ Cứu chữa hạn chế thiết hại về người và tài sản, bảo vệ hiện
trường tai nạn, thông báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất để
phối hợp giải quyết tai nạn
luËn v¨n tèt nghiÖp

23
+ Không được di chuyển tháo dỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có
ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết
để đảm bảo cho người và tài sản hoặc là phải thi hành theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền
+ Chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu lại và chuyển quyền bồi thường
cho doanh nghiệp bảo hiểm
+ Chủ xe phải trung thực trong việc thu thập các tài liệu trong hồ sơ

yêu cầu bồi thường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm xác minh
trong quá trình xác minh hồ sơ
+ Nếu thay đổi mục đích sử dụng xe thì chủ xe cơ giới phải thông
báo ngay cho nhà bảo hiểm để điều chỉnh tính phí bảo hiểm
+ Chủ xe có nghĩa vụ phải đóng đầy đủ phí và đúng hạn
*Quyền lợi
- Chủ xe có quyền hưởng bồi thường khi có tai nạn mà phát sinh
trách nhiệm dân sự thuộc phạm vi bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng. Số
tiền bồi thường bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm
- Chủ xe có quyền yêu cầu nhà bảo hiểm sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ
hợp đồng bảo hiểm
b.2 Trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Cung cấp cho chủ xe cơ giới quy tắc, biểu phí và mức trách
nhiệm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Tạo điều kiện
cho các chủ xe tham gia bảo hiểm
- Những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (tai nạn gây chết người
hoặc thiệt hại về tài sản từ 20 triệu đồng trở nên) doanh nghiệp bảo hiểm
luËn v¨n tèt nghiÖp

24
phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới và các cơ quan chức năng để giải
quyết tai nạn
- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo
hiểm
- Khi đầy đủ hồ sơ thi doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người bị
hại khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm thực hiện các biện
pháp đề phòng và hạn chế tổn thất
- Nếu không trả tiền bảo hiểm thì phải có văn bản giải tích rõ ràng
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan

công an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan đến vụ tai nạn thuộc
phạm vi bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn trả phí cho chủ xe
khi có sự thay đổi chủ sở hữu hoặc khi xe chỉ hoạt động một số tháng trong
năm
* Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm và sử dụng
vào các khoản chi: bồi thường, đề phòng và hạn chế tổn thất, chi quản lý,
hoa hồng và đầu tư
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm
cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và
thực hiện hợp đồng
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho chủ xe
cơ giới và cũng có quyền khiếu kiện với các chủ xe, bên thứ 3 liên quan
trong việc lợi dụng tai nạn nhằm chục lợi bảo hiểm
luËn v¨n tèt nghiÖp

25
4. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
4.1. Công tác giám định
Công tác giám định tổn thất nhằm xác định mức độ thiệt hại của bên
thứ 3 và mức độ lỗi của các chủ phương tiện đồng thời xác định xem
nguyên nhân xảy ra tai nạn và xem xét nguyên nhân đó có thuộc pham vi
bảo hiểm hay không thuộc phạm vi bảo hiểm .
Trong công tác giám định phải có sự chứng kiến của ba bên: chủ xe,
người thứ 3 hoặc là đại diện hợp pháp của bên thứ 3, bên bảo hiểm. Nếu
chủ xe hoặc người thứ 3 không thống nhất về mức độ thiệt hại do doanh
nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thỏa thuận chọn giám định viên
chuyên nghiệp giám định lại. Kết luận này sẽ là kết luận cuối cùng.

Nếu kết luận của giám định viên có sai khác lớn với kết quả giám
định của công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ chịu chi phí, ngược lại
thì chủ xe hoặc người thứ 3 phải chịu
4.2. Xác định thiệt hại thực tế của bên thứ 3
Thông thường thì thiệt hại thực tế của bên thứ 3 bao gồm
- Thiệt hại về tài sản
- Thiệt hại về con người
* Đối với thiệt hại về tài sản
Thiệt hại về tài sản bao gồm 2 trường hợp
Trường hợp 1: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại không
thể sửa chữa được. Trong trường hợp này thiệt hại về tài sản sẽ được xác
định bằng giá mua của tài sản cùng loại trên thị trường
luËn v¨n tèt nghiÖp

26
Trường hợp 2: Tài sản có thể sửa chữa được, thiệt hại là chi phí hợp
lý để sửa chữa nó. Nếu phải thay thế mới phải trừ đi giá trị khấu hao. Cần
lưu ý thiệt hại về tài sản không tính đến những thiệt hại về những hư hỏng
phát sinh trong quá trình sửa chữa mà không liên quan đến tai nạn
* Đối với thiệt hại về con người
- Trong trường hợp bị thương
+ Các chi phí cần thiết và hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi
dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất như : chi phí cấp cứu, tiền
hao phí vật chất và các chi phí y tế khác(thuốc men, dịch chuyền,máu…)
+ Các chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc
nạn nhân, khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi
dưỡng
+ Khoản thu nhập bị giảm sút hay bị mất của người đó
+ Khoản tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần
- Trong trường hợp nạn nhân bị chết

+ Chi phí hợp lý, chăm sóc và cứu chữa cho ngườ thứ 3 trước khi
chết
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng(những chi phí hủ tục không
được thanh toán)
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ 3 phải nuôi
dưỡng(như vợ, chồng, con cái…)
Như vậy tổng thiệt hại của người thứ 3 sẽ được xác định như sau:
Thiệt hại thực tế của bên thứ 3=Thiệt hại về tài sản+Thiệt hại về con người
luËn v¨n tèt nghiÖp

27
4.3. Bồi thường thiệt hại thực tế
Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì thời hạn bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và không
kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ
Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm:
* Thông báo tai nạn, giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe
* Bản sao các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy phép lái xe, giấy đăng kí xe
- Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường
* Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao hồ sơ tai
nạn
- Sơ đồ của hiện trường tai nạn
- Biên bản khám nghiệm hiện trường
- Biên bản giám định thiệt hại(nếu có)
- Các giấy tờ có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ 3
- Quyết định của toà án(nếu có)
Khi yêu cầu bồi thường thì chủ xe phải có trách nhiệm chuyển cho
doanh nghiệp bảo hiểm hồ sơ yêu cầu bồi thường và một số các loại giấy tờ

sau
* Về con người

×