Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG SUY HÔ HẤP pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.29 KB, 23 trang )

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG SUY HÔ HẤP


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính (VĐRDTKCT) là một trong
những nguyên nhân thường gặp và có thể gây suy hô hấp. Nhận biết nguy cơ
suy hô hấp giúp điều trị tốt hơn.
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng suy hô hấp trên bệnh nhân viêm đa
rễ và dây thần kinh cấp tính.
Đối tượng - Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả tạI Khoa Thần Kinh
BVCR.
Kết quả: có 125 bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ gây suy hô hấp là thời gian
từ khởi bệnh đến suy hô hấp dướI 7 ngày, liệt hầu họng, nâng đầu kém, mất
khả năng đứng.
Kết luận: nhận biết các yếu tố gây suy hô hấp giúp can thiệp hỗ trợ hô hấp
sớm và tránh được tử vong do suy hô hấp.
ABSTRACT
Background: acute polyradiculoneuropathy is a cause of respiratory
insufficiency. Recognition of the risks of respiratory insufficiency help the
treatment.
Objective: Study the prognostic factors of respiratory insufficiency in
patients with acute polyradiculoneuropathy.
Method: descriptive, cross-sectional study ay Department of Neurology,
Cho Ray hospital.
Results: 125 pts in this study. The risk factors of respiratory insufficiency:
time from onset to admission inferior to 7 days, throat weakness, impossible
elevation of the head, incapility to stand.
Conclusion: recognition of these risk factors help fo the treatment and
reduced the mortality of respiratory insufficiency.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính (VĐRDTKCT) là một trong những


nguyên nhân thường gặp gây ra hội chứng liệt cấp thần kinh ngoại biên.
Bệnh lý này thường xảy ra sau giai đoạn nhiễm siêu vi, nhiễm trùng hoặc có
liên quan đến bệnh lý tự miễn, sau tiêm vaccin, sau một cuộc phẫu thuật
hoặc có thể chỉ là sau một thủ thuật gây tê ngoài màng cứng…
(Error! Reference
source not found.)
Tỷ lệ mới mắc hàng năm khoảng 1,8/ 100.000 dân
(Error! Reference
source not found.)
. Theo những số liệu thống kê ở những trung tâm chuyên khoa
cao, có khoảng 2-5% bệnh nhân VĐRDTKCT tử vong do các biến chứng
của bệnh
(1)
. Các biến chứng của bệnh bao gồm: suy hô hấp, thuyên tắc phổi,
rối loạn hệ thần kinh thực vật như: tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, ngưng
tim…Trong các biến chứng kể trên thì suy hô hấp là biến chứng nghiêm
trọng và nguy hiểm nhất, cần phải thông khí cơ học khoảng 20-30% các
bệnh nhân
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source
not found.,Error! Reference source not found.)
. Tình trạng suy hô hấp xảy ra một cách âm
thầm, nó làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân VĐRDTKCT vì gây
ngưng hô hấp và một nguy cơ không kém phần nguy hiểm là gây viêm phổi
hít.
Do đó, việc nhận diện sớm nguy cơ suy hô hấp trên bệnh nhân VĐRDTKCT
là vấn đề cực kỳ quan trọng. Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên
cứu về bệnh lý VĐRDTKCT nhưng chủ yếu là mô tả về mặt đặc điểm lâm
sàng, điện sinh lý thần kinh, chưa có nghiên cứu nào giúp tiên lượng khả
năng suy hô hấp trên bệnh nhân VĐRDTKCT.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích: khảo sát các yếu tố tiên

lượng suy hô hấp trên bệnh nhân VĐRDTKCT nhằm nhận diện sớm khả
năng vào suy hô hấp của bệnh nhân, có biện pháp theo dõi chặt chẽ và hỗ trợ
thông khí kịp thời tránh nguy cơ tử vong cũng như để lại di chứng nặng nề
cho các bệnh nhân VĐRDTKCT.
PHƯƠNG PHÁP
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiền cứu thực hiện trên tất cả bệnh nhân
được chẩn đoán VĐRDTKCT theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Asbury AK và
không có đặt nội khí quản lúc nhập viện, được nhập vào khoa Nội thần kinh
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2005 đến hết tháng 12/2006. Với cở mẫu: 125
bệnh nhân chúng tôi trực tiếp hỏi bệnh sử, thăm khám và đánh giá bệnh nhân
lúc nhập viện trước khi bệnh nhân có suy hô hấp được đặt nội khí quản, theo
dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị, đánh giá lại bệnh nhân khi xuất viện.
Người nghiên cứu trực tiếp chọc dò tủy sống, gởi xét nghiệm và đối chiếu
với trị số bình thường tại khoa sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy. Điện cơ (EMG)
và chức năng hô hấp được thực hiện tại phòng đo điện cơ và phòng đo chức
năng hô hấp khoa thăm dò chức năng BV Chợ Rẫy.
Dữ liệu thu thập gồm: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, lý do nhập viện, thời
gian khởi phát đến lúc nhập viện, tiền căn, yếu tố tiền nhiễm, triệu chứng
lâm sàng: vận động (sức cơ và khả năng đứng), cảm giác, dây sọ, hệ thần
kinh thực vật (mạch, huyết áp, rối loạn cơ vòng) và cận lâm sàng: men gan,
đạm trong dịch não tủy và EMG.
Các dữ liệu thu thập được sẽ được xử lí và phân tích bằng phần mềm thống
kê SPSS for Windows phiên bản 11.5. Phân tích đơn biến: các dữ liệu sẽ
được xử lí bằng phép kiểm X² đối với dữ liệu định tính. Nếu có > 10% số ô
trong bảng 2x2 có tần số mong đợi < 5 thì dùng kiểm định chính xác Fisher.
Các test đều 2 chiều, mức ý nghĩa p = 0,05. Các biến có liên quan có ý nghĩa
thống kê với hậu quả suy hô hấp khi phân tích đơn biến sẽ được đưa vào mô
hình hồi quy đa biến logistic nhằm tìm ra biến có giá trị tiên lượng độc lập.
Áp dụng phương pháp loại ra từng bước (backward stepwise). Các biến có
giá trị tiên lượng độc lập được tính chỉ số chênh OR với khoảng tin cậy

95%.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006, có tổng cộng 125 bệnh
nhân được chẩn đoán là VĐRDTKCT nhập vào khoa nội thần kinh bệnh
viện Chợ Rẫy, thỏa các điều kiện đã nêu ở trên. Trong đó có 82 bệnh nhân
là nam (65,6%) và 43 bệnh nhân là nữ (34,4%) với tuổi trung bình: 39,57;
lớn nhất: 87 tuổi và nhỏ nhất: 10 tuổi.
Trong số 125 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi phân ra làm 6 nhóm nghề
nghiệp như sau: 35 bệnh nhân làm ruộng (28%), 25 bệnh nhân là cán bộ và
công nhân viên chức nhà nước (20%), 20 bệnh nhân là học sinh (16%), 12
bệnh nhân là nội trợ (9,6%), 14 người già hết tuổi lao động (11,2%) và 19
người làm những nghề nghiệp khác (15,2%).
Về địa chỉ chúng tôi phân chia ra làm 5 nhóm địa phương như sau: khu vực
TP Hồ Chí Minh có 24 bệnh nhân (19,2%), Các tỉnh miền Tây có 3 bệnh
nhân (28,8%), Các tỉnh miền Đông có 38 bệnh nhân (30,4%), Các tỉnh miền
Trung có 15 bệnh nhân (12%) và khu vực cao nguyên có 12 bệnh nhân
(9,6%).
Bệnh nhân nhập viện vì 4 nhóm lý do như sau: triệu chứng vận động (yếu,
liệt): 85 bệnh nhân (68%), triệu chứng cảm giác (tê tay chân): 13 bệnh nhân
(10,4%), triệu chứng hỗn hợp (vừa vận động vừa cảm giác): 15 bệnh nhân
(12%) và nhóm thứ 4 là vì các triệu chứng khác: 12 bệnh nhân (9,6%). Phân
bố theo triệu chứng thiếu sót vận động và cảm giác:
Thiếu sót
Số lư
ợng
bệnh nhân
T
ỷ lệ
%
Thiếu sót

Số lư
ợng
bệnh nhân
T
ỷ lệ
%
Vận
động


Y
ếu liệt chi
trên
Y
ếu liệt chi
dưới
Y
ếu liệt tứ
chi
Không
93
1
35
57
32
74,4
0,8
28
45,6
25,6

C
ảm
giác


Ki
ểu đi
găng đi vớ
Khác
Không
87
60
27
38
69,6
48
21,6
30,4
Thời gian khởi phát đến lúc nhập viện: được tính từ lúc khởi phát triệu
chứng thần kinh đến lúc nhập viện, chúng tôi chia làm 2 nhóm: trước và sau
7 ngày. Nhóm nhập viện trước 7 ngày có 44 bệnh nhân (35,2%) và sau 7
ngày có 81 bệnh nhân (64,8%). Có 25 bệnh nhân có bệnh kèm theo chiếm tỷ
lệ 20%. Với 71 bệnh nhân có yếu tố tiền nhiễm trước đó (56,8%) trong đó
nhiều nhất là nhiễm trùng hô hấp: 36,8%. Phản xạ gân cơ: có 71 bệnh nhân
(56,8%) mất phản xạ gân cơ, 53 bệnh nhân (42,4%) giảm phản x gân cơ, chỉ
1bệnh nhân (0,8%) phản xa gân cơ bình thường.
Tổn thương các dây thần kinh sọ: trong 125 bệnh nhân, có 91 bệnh nhân ghi
nhận có tổn thương dây thần kinh sọ kèm theo. Các dây sọ tổn thương được
chia làm 3 nhóm như sau: 45 bệnh nhân tổn thương thần kinh mặt là (36%),
17 bệnh nhân liệt vận nhãn (13,6%) và 29 bệnh nhân liệt hầu họng (23,2%).

Triệu chứng nâng đầu và ho rặn yếu tỷ lệ được phân bố như sau: 18 bệnh
nhân (14,4%) có triệu chứng nâng đầu yếu, 107 bệnh nhân (85,6%) nâng đầu
bình thường.
Rối loạn thần kinh thực vật: trong số 125 bệnh nhân có 73 bệnh nhân ghi nhận có
rối loạn thần kinh thực vật lúc nhập viện, chiếm tỷ lệ 58,4 %. Bao gồm các triệu
chứng: mạch nhanh là 37 bệnh nhân (29,6%), huyết áp cao là 32 bệnh nhân
(25,6%) và rối loạn cơ vòng là 4 bệnh nhân (3,2%).
Về phân độ chức năng: có tất cả là 6 độ, chúng tôi đã gộp lại thành hai nhóm
là: 85 bệnh nhân có khả năng đứng (68%) và 40 bệnh nhân không có khả
năng đứng được (32%).
Men gan: có tổng cộng 102 bệnh nhân được khảo sát men gan tại thời điểm
nhập viện trong tổng số 125 bệnh nhân. Được phân thành 2 nhóm là: men
gan tăng trên 45 bệnh nhân (44,1%) và men gan trong giới hạn bình thường
trên 57 bệnh nhân (55,9%).
Chúng tôi chỉ khảo sát được dịch não tủy của 85 bệnh nhân trong số 125
bệnh nhân của mẫu nghiên cứu. Trung bình là khoảng ngày thứ 14,64 của
bệnh.
Bảng: Phân bố theo kết quả khảo sát dịch não tủy
Dịch não tuỷ
Số lư
ợng bệnh
nhân
T
ỷ lệ
%
Đạm
Tăng
Bình
thường
68

17
80
20
Tế
bào

10/mm
3

>
10/mm
3

77
8
90,6
9,4
Phân
ly
đạm –

tế bào


Không
65
20
76,5
23,5
Về EMG: có 122 bệnh nhân được khảo sát điện cơ, hầu hết là được thực

hiện trong tuần thứ hai của bệnh. Trong đó, thời gian sớm nhất là ngày thứ 2
và trễ nhất là ngày thứ 36. Thời gian trung bình là 12,48 ngày.
Bảng: Khảo sát dẫn truyền thần kinh:
Kh
ảo sát dẫn truyền
thần kinh
Số lư
ợng
bệnh nhân

Tỷ
lệ %

Kéo dài 46 52,5

DML

Bình
thường
58 47,5

Giảm 58 47,5

Vận
động

MCV

Bình
thường

64 52,5

C
ảm
DSL

Kéo dài 1 0,8
Bình
thường
121 99,2

Giảm 29 23,8

giác

SCV


Bình
thường
93 76,2

Ngoài các thông số về khảo sát dẫn truyền thần kinh, chúng tôi còn ghi nhận
được các thông số khác như: phản xạ H, sóng F và hiện tượng phát tán theo
thời gian hoặc block dẫn truyền thần kinh.
Bảng: Các thông số khác trên EMG:
Các thông s
ố khác
trên EMG
Số lư

ợng
bệnh
nhân
T
ỷ lệ
%
Mất 82 67,2
Sóng F
Bình thường

40 32,8
Có 30 24,6
Phát tán
theo th
ời
gian
Không 92 75,4
Các thông s
ố khác
trên EMG
Số lư
ợng
bệnh
nhân
T
ỷ lệ
%
Mất 10 8,2
Phản xạ H


Bình thường

112 91,8
Phân loại: dựa vào kết quả khảo sát điện cơ chúng tôi phân ra được 4 thể
bệnh như sau: thể hủy myelin (AIDP) có 71 bệnh nhân (58,2%), thể sợi trục
(AMAN) có 30 bệnh nhân(24,6%), thể hỗn hợp (AMSAN) có 15 bệnh nhân
(12,3%) thể tổn thương dây sọ có 5 bệnh nhân (4,1%)và điện cơ bình thường
có 1 bệnh nhân (0,8%).
Trong quá trình điều trị và theo dõi 125 bệnh nhân, chúng tôi đã thu được các kết
quả như sau: tình trạng suy hô hấp: Có 32 bệnh nhân (25,6%) suy hô hấp và 93
bệnh nhân (74,4%) không suy hô hấp. Thời gian vào suy hô hấp: thời gian từ lúc
khởi phát triệu chứng thần kinh đến lúc bệnh nhân cần phải được hỗ trợ hô hấp
sớm nhất là: 2 ngày, trễ nhất là: 28 ngày, trung bình là: 8,625 ngày. Thời gian cần
thông khí: thời gian tối thiểu cần thông khí là 1 ngày và dài nhất là 49 ngày, trung
bình là: 14,68 ngày. Tử vong: trong tổng số 125 bệnh nhân theo dõi có 7 bệnh
nhân đã tử vong tại bệnh viện chiếm tỷ lệ là 5,6%.
Khảo sát đơn biến

Suy hô
h
ấp n
(%)
Không
suy hô
h
ấp n
(%)
p
Giới: nam
Tuổi≥ 50

Th
ời gian khởi
phát <7 ngày
Tiền căn
Y
ếu tố tiền
nhiễm
Thi
ếu sót vận
động
R
ối loạn cảm
giác
Phản xạ gân cơ

Liệt VII NB
Liệt hầu họng
21
(65,6)
14
(43,8)

19
(59,4)
11
(34,4)
19
(59,4)
30
(93,8)

27
61 (65,6)

24 (25,8)


25 (26,9)

14 (15,1)

52 (55,9)

63 (67,7)

60 (64,5)

93 (100)
60 (64,5)

10 (10,8)

2 (2,2)
33 (35,5)

0,997

0,055


0,01

0,018

0,733

0,04
0,035

0,087

0,006

0,000

0,000

0,003


Suy hô
h
ấp n
(%)
Không
suy hô
h
ấp n
(%)
p
Nâng đầu yếu
R

ối loạn
TKTV
M
ất khả năng
đứng
Tăng men gan
Tăng
đạm/DNT
Phân lo
ại:
AIDP
(84,4)
31
(96,9)
27
(84,4)
19
(59,4)
16 (50)
21
(65,6)
22
(68,8)
9 (31)
20 (87)
18 (19,4)

36 (49,3)

48 (76,2)


53
<0,01

0,093

0,277

>0,05


Suy hô
h
ấp n
(%)
Không
suy hô
h
ấp n
(%)
p
18
Liên quan giữa EMG và suy hô hấp
Suy hô hấp
Kh
ảo sát
dẫn truyền

Có Không


Tổng

Kiểm
định
Bất
thường

6 (20%)

8
(8,7%)
14
Vận
động

Bình
thường

24
(80%)
84
(91,3%)

108
X² =
2,846,
df = 1,
p =
0,092
C

ảm
giác

Bất
thường

10
(33,3%)

19
(20,7%)

29
X² =
2,846,df
Bình
thường

20
(66,7%)

73
(79,3%)

93
= 1,
p =
0,092
Các thông số khác trên EMG:
Suy hô hấp

Các thông
s
ố khác
trên EMG
Có Không

Tổng

Ki
ểm
định
Mất 6 (20%)
33
(35,9%)

39
Sóng
F
Bình
thường

24 (80%)
59
(64,1%)

83
X² =
2,620,
df =
1,

p =
0,106

Ph
ản
xạ H

Mất 1 (3,3%)
9
(9,8%)
10
X² =
1,250,
Bình
thường

29(96,7%)

83
(90,2%)

112
df =
1,
p =
0,263

Có 7 (23,3%)

23

(25%)
30
Phát
tán
Không

23(76,7%)

69
(75%)
92
X² =
0,034,
df =
1,
p = 0,
854
Phân loại theo EMG: nhóm bệnh nhân hủy myelin có suy hô hấp là 60%
nhiều hơn so với nhóm không suy hô hấp là 57%.
Phân tích hồi quy đa biến logistic: qua khảo sát đơn biến chúng tôi tìm được
các biến sau có liên quan với tình trạng suy hô hấp: thời gian khởi phát đến
lúc nhập viện < 7 ngày, tiền căn có bệnh lý đi kèm, thiếu sót vận động, rối
loạn cảm giác, tổn thương dây thần kinh mặt, liệt hầu họng, triệu chứng:
nâng đầu yếu, rối loạn thần kinh thực vật, phân loại chức năng: mất khả
năng đứng. Từ các biến trên chúng tôi tiến hành khảo sát hồi quy đa biến
logistic để tìm biến có ý nghĩa tiên đoán độc lập cho tình trạng suy hô hấp
trên bệnh nhân viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính. Phân tích hồi quy đa biến
chúng tôi tìm thấy có bốn biến có giá trị tiên đoán độc lập là: thời gian khởi
phát đến lúc nhập viện, liệt hầu họng, triệu chứng nâng đầu yếu và mất khả
năng đứng.

Bảng: Các yếu tố tiên đoán độc lập:
Các y
ếu
tố ti
ên
đoán đ
ộc
lập
H
ệ số
hồi
quy
p OR CI 95%

Th
ời gian
kh
ởi phát
đ
ến lúc
nh
ập viện
< 7 ngày
1,305

0,31 3,975
1,129 –
12,041
Li
ệt hầu

họng
1,751

0,06 12,136

1,643 –
20,178
Nâng đ
ầu
yếu
3,358

0,00 45,5
4,739 -
17,4122
M
ất khả
năng
đứng
1,250

0,034

0,528
1,097 –
11,112
Hằng số - 12,080
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù tỷ lệ bệnh nhân viêm đa rễ dây thần
kinh cấp tính ở nam giới bị suy hô hấp nhiều hơn nữ giới, nhưng giới tính

không phải là yếu tố giúp tiên lượng suy hô hấp cần phải thông khí hỗ trợ
trên bệnh nhân VĐRDTKCT, Kết quả của chúng tôi tương tự như các tác giả
khác về tuổi cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Về đặc điểm
nghề nghiệp: kết quả nghiên cứu trong 125 bệnh nhân VĐRDTKCT chúng
tôi khảo sát và phân chia được sáu nhóm nghề nghiệp là: làm ruộng, cán bộ
và công nhân viên chức nhà nước, học sinh, nội trợ, người già hết tuổi lao
động và những nghề nghiệp khác. Trong đó: nhóm bệnh nhân làm ruộng
mắc bệnh nhiều nhất, 35 trường hợp chiếm tỷ lệ là 28%. Kết quả này cũng
tương tự như nghiên cứu của tác giả Phan Thị Gìn
(Error! Reference source not found.)
.
Tuy bệnh nhân mắc bệnh sống rãi rác khắp các tỉnh thành của khu vực miền
Nam nhưng nhóm bệnh nhân cư ngụ tại các tỉnh miền Đông tỷ lệ mắc bệnh
nhiều hơn so với các khu vực khác, có tổng cộng 38 trường hợp chiếm tỷ lệ
30.4%, thứ đến là khu vực các tỉnh miền Tây, ít nhất là khu vực cao nguyên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bệnh lý VĐRDTKCT thì
xảy ra quanh năm, nhưng có vẻ trội hơn là vào khoảng tháng 10 và tháng 11.
Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể so với các tháng còn lại trong
năm.
Nhóm bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng vận động chiếm tỷ lệ hàng đầu
trong nghiên cứu của chúng tôi. Có tổng cộng 85 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ
68% đã nhập viện vì triệu chứng vận động, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với
các lý do khác như: nhập viện vì triệu chứng cảm giác hay các rối loạn khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khảo sát 125 bệnh nhân VĐRDTKCT, kết
quả thu nhận được có 32 bệnh nhân trong quá trình theo dõi bị suy hô hấp
cần phải thông khí hổ trợ, chiếm tỷ lệ 25.6%. Còn lại 93 bệnh nhân không bị
suy hô hấp, chiếm tỷ lệ 74.4%. So sánh với các tác giả khác, chúng tôi ghi
nhận kết quả tương tự. Tỷ lệ suy hô hấp trong bệnh lý VĐRDTKCT trong y
văn cũng như các nghiên cứu trước đây dao động vào khoảng 10-40%, đa số
các nghiên cứu ghi nhận là trên dưới 30%

(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,8,Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
.
Thời gian vào suy hô hấp được tính từ lúc khởi phát triệu chứng thần kinh
đến lúc bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, trong nghiên cứu của chúng tôi
sớm nhất là 2 ngày, trễ nhất là 28 ngày, thời gian trung bình là: 8,625 ngày.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận được thời gian cần thông
khí trung bình là: 14.68 ngày. Thời gian thông khí tối thiểu là: 1 ngày và dài
nhất là 49 ngày. Trong lô nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được trong quá
trình theo dõi và điều trị tại bệnh viện có 7 bệnh nhân đã tử vong, chiếm tỷ
lệ 5,6%.
Khi chúng tôi khảo sát đơn biến thì ghi nhận được 9 yếu tố giúp tiên lượng
suy hô hấp trên bệnh nhân VĐRDTKCT: thời gian khởi phát <7 ngày, có
tiền bệnh lý đi kèm, có thiếu sót vận động, có rối loạn cảm giác, liệt mặt, liệt
hầu họng, nâng đầu yếu, có rối loạn thần kinh thục vật và mất khả năng
đứng. Điều này củng tương tự như các tác giả khác. Nhưng khi đưa vào hồi
quy đa biến logistic chỉ còn 4 yếu tố giúp tiên lượng độc lập đó là: Thời gian
khởi phát đến lúc nhập viện < 7 ngày, liệt hầu họng, nâng đầu yếu và mất
khả năng đứng. Ngoài ra các yếu tố về cận lâm sàng không giúp tiên lượng
suy hô hấp trên bệnh nhân VĐRDTKCT, điều này có khác biệt so vơi các
tác giả khác có lẽ do mẫu dân số nghiên cứu của chúng tôi không được thực
hiệ đầy đủ hết các xét nghiệm cận lâm sàng.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 125 bệnh nhân được chẩn đoán VĐRDTKCT theo dõi và điều
trị tại khoa Nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 1/
2005 đến tháng 12/ 2006 chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
Đặc điểm về dân số, lâm sàng và cận lâm sàng: bệnh VĐRDTKCT xảy ra quanh
năm ở miền Nam Việt Nam, ưu thế là vào khoảng tháng 11 trong năm. Khu vực
các tỉnh miền Đông nam bộ xảy ra bệnh nhiều nhất, bệnh nhân đa số là làm ruộng.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ.
Lâm sàng: đa phần bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng thiếu sót vận động và
trễ sau 7 ngày khởi phát bệnh, yếu tố tiền nhiễm ghi nhận nhiều nhất là
nhiễm trùng đường hô hấp, triệu chứng thiếu sót vận động gặp ở tứ chi, rối
loạn cảm giác chủ yếu là dạng đi găng đi vớ, liệt dây sọ nhiều nhất là dây
mặt và phản xạ gân cơ bất thường gặp trong hầu hết các trường hợp
Cận lâm sàng: rối loạn chức năng gan lúc nhập viện không nhiều lắm, dịch
não tủy có hiện tượng phân ly đạm- tế bào, EMG chủ yếu là nhóm bệnh hủy
myelin
Tỷ lệ suy hô hấp của bệnh lý VĐRDTKCT trong thời gian 2 năm mà chúng
tôi nghiên cứu là: 25,6%.
Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tiên lượng suy hô hấp trên
bệnh nhân VĐRDTKCT lúc nhập viện là: thời gian khởi phát đến lúc nhập
viện < 7 ngày, tiền căn có bệnh lý đi kèm, thiếu sót vận động, rối loạn cảm
giác, tổn thương dây thần kinh mặt, liệt hầu họng, nâng đầu yếu, rối loạn
thần kinh thực vật và mất khả năng đứng. Các yếu tố tiên lượng độc lập là:
thời gian khởi phát đến lúc nhập viện < 7 ngày, liệt hầu họng, nâng đầu yếu
và mất khả năng đứng.
Sau khi thực hiện nghiên cứu này và tham khảo một số nghiên cứu trước
đây, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cần giải quyết như sau:
Tất cả những bệnh nhân viêm đa rễ dây thần kinh cấp nhập viện được đánh
giá là khả năng suy hô hấp cao (dựa vào những yếu tố trên) thì cần nhập vào
khoa săn sóc đặc biệt nơi có phương tiện theo dõi sát hô hấp và lựa chọn
phương pháp hỗ trợ thông khí thích hợp ngay từ đầu chứ không để bệnh
nhân rơi vào suy hô hấp rồi tiến hành đặt nội khí quản cấp cứu như tình
trạng hiện nay.
Những bệnh nhân được đánh giá là không vào suy hô hấp mới có thể theo
dõi tại khoa thần kinh hoặc điều trị ngoại trú để giải quyết vấn đề quá tải
hiện nay tại các bệnh viện.
Thực hiện nghiên cứu về điều trị bằng Imunoglobulin hoặc thay huyết tương

để đánh giá ảnh hưởng của điều trị với tình trạng suy hô hấp của bệnh.

×