Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI THẬN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.06 KB, 45 trang )

GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT PHÌNH ĐỘNG MẠCH
CHỦ BỤNG DƯỚI THẬN

TÓM TẮT
Mở đầu: Duy trì ổn định huyết động chu phẫu là yếu tố chính trong gây mê
hồi sức bệnh nhân phẫu thuật phình động mạch chủ bụng. Đây là phẫu thuật
có nhiều biến đổi huyết động, thực hiện trên bệnh nhân cao tuổi, có bệnh
mạch vành kèm theo. Cần chọn các phương thức gây mê hồi sức bảo đảm ổn
định huyết động.
Mục tiêu: Nghiên cứu gây mê hồi sức trong phẫu thuật phình động mạch
chủ bụng dưới thận.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được gây mê hồi sức trong phẫu thuật
phình động mạch chủ bụng dưới thận tại bệnh viện Bình Dân từ tháng1/2005
đến tháng 12/2006
Kết quả:Nghiên cứu có 57 bệnh nhân gồm 43 nam 14 nữ; tuối trung vị 75
tuổi; Thời gian mổ trung bình là 129,04± 42,23 phút; thời gian kẹp động
mạch chủ trung bình là 61,05 ± 24,58 phút; thời gian rút nội khí quản sau mổ
trung bình là 4,79 ± 4,74 giờ; thời gian nằm Hồi Sức trung bình là 1 ngày. Tỉ
lệ cao huyết áp trong mổ cần dùng nicardipine là 24,6%; tụt huyết áp khi mở
kẹp cần dùng ephedrine là 51,4%. Lượng máu mất trung bình là 681,5 ±
576,8 ml và lượng máu truyền là 4,4 ± 6,7 đơn vị. Tử vong sau mổ 12,3%.
Nguyên nhân tử vong: nhồi máu cơ tim 1,7%; suy đa cơ quan 1,7%, suy hô
hấp 1,7%, thiếu máu ruột 1,7%, thiếu máu chi dưới 5,2%. Biến chứng sau
mổ: nhồi máu cơ tim 7% (tử vong 25%); thiếu máu cơ tim 8,8%; suy tim
3,5%; suy đa cơ quan 5,3% (tử vong 33%), suy thận 15,8%, biến chứng phổi
là 15,8% (tử vong 11%), thiếu máu chi dưới 7% (tử vong 75%).
Kết luận: Kỹ thuật gây mê cân bằng với các thuốc mê mới phối hợp với các
phương tiện theo dõi huyết động xâm lấn và các máy kiểm báo hiện đại đáp
ứng được yêu cầu ổn định huyết động, cho phép bảo đảm an toàn trong quá
trình gây mê cho những bệnh phẫu thuật phình động mạch chủ bụng.


ABSTRACT
Introduction: Hemodynamic stability is primordial recommendation to
succesful anesthetic management of abdominal aortic aneurysm repair. The
abdominal aortic aneurysm repair is one of major non-cardiac surgery for the
elderly patients with ischemic heart disease. The choice of anaesthetic
technique must be based on maintaining optimal hemodynamic.
Objectives: to study anesthesia and critical care for elective infrarenal aortic
aneurysm surgery.
Patient and methods: In the prospective descriptive study of elective
infrarenal aortic aneurysm repair from january 2005 to december 2006 at
Binh Dan hospital
Results: This study included 57 patients, 43 males, 14 females; median age
is 75 year-old; The mean surgical time is 129.04± 42.23 minutes; mean
aortic clampage time is 61.05 ± 24.58 minutes; mean extubation times is
4.79 ± 4.74 hours; median SICU stay is 1 day. Intraoperative hypertensive
crisis needed nicardipine is 24.6%; intraoperative hypotension needed
ephedrine is 51.4%. Mean blood loss is 681.5 ± 576.83 ml; blood transfusion
is 4.4 ± 6.7 units. Mortality is 12.3%. Cause of death: myocardial infarction
is 1.7%; multiorgan failure syndrome is 1.7%, respiratory failure 1.7%,
bowel ischemia 5.2%, lower extremity ischemia 1.7%. Postoperative
complication: myocardial infarction 7% (mortality is 25%), myocardial
ischemia is 8.8%, heart failure is 3.5%, multiorgan failure syndrome is 5.3%
(mortality is 33%), renal failure is 15.8%, pulmonary complication is 15.8%
(morality is 11%), lower extremity ischemia is 7% (mortality is 75%).
Conclusion: Association of a modern anaesthetic technique and an invasive
hemodynamic monitoring to provide a stable hemodynamic during
perioperative periode may assure a safe anaesthetic management for patients
undergoing elective abdominal aortic aneurysm repair.
Key words: abdominal aortic aneurysm, anesthesia, analgesia, critical care.
MỞ ĐẦU

Phẫu thuật phình động mạch chủ bụng là một phẫu thuật lớn, có nguy cơ tử
vong cao do thay đổi huyết động trong lúc kẹp và mở kẹp động mạch chủ và
mất máu nhiều. Phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người lớn tuổi, bị
xơ vữa động mạch và có nhiều bệnh mãn tính kèm theo như cao huyết áp,
bệnh hẹp động mạch vành, tiểu đường, suy thận, bệnh phổi.
Phẫu thuật phình động mạch chủ bụng dưới thận là một phẫu thuật rất lớn, có
thay đổi huyết động nhiều do kẹp và mở kẹp động mạch chủ bụng. Duy trì huyết
động ổn định là yếu tố quyết định thành công trong quá trình gây mê hồi sức cho
bệnh nhân phẫu thuật phình động mạch chủ bụng dưới thận, hạn chế các biến
chứng trên các cơ quan, đặc biệt là tim và thận. Lựa chọn phương pháp gây mê
tối ưu trên những bệnh nhân phẫu thuật PĐMCB bao hàm việc đánh giá bệnh
nhân trước mổ, tối ưu hóa các điều trị nội khoa trước mổ, sử dụng các thuốc mê
có tính ổn định tim mạch cao và ít tác dụng phụ, có kế hoạch truyền máu và các
chế phẩm từ máu, dùng các phương tiện kiểm báo huyết động xâm lấn để hướng
dẫn gây mê hồi sức.
Trên thế giới, nghiên cứu về PĐMCB đã được thực hiện khá toàn diện trên
nhiều lĩnh vực và thu được các thành công lớn, đặc biệt trong các nghiên cứu
về cơ chế bệnh sinh, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các phương
pháp mới điều trị PĐMCB như mổ hở với nội soi hỗ trợ, hay điều trị cầu
ghép nội mạch, với tử vong sau mổ < 2%.
Tại Việt Nam, PĐMCB được nghiên cứu và điều trị từ gần 30 năm nay, nhất
là về phương diện ngoại khoa. Về phương diện gây mê hồi sức còn ít nghiên
cứu về vấn đề này. Tại bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh có một
số nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau mổ PĐMCB
và các biến chứng tim trên phẫu thuật mạch máu ở người cao tuổi, khảo sát
về gây mê hồi sức bệnh nhân mổ PĐMCB. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục nghiên
cứu về gây mê hồi sức trong phẫu thuật PĐMCB dưới thận.
Mục tiêu nghiên cứu
1- Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong gây mê phẫu thuật
phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận.

2- Xác định các thay đổi chủ yếu về huyết động học qua các giai đoạn phẫu thuật
và hồi sức.
3- Xác định tỉ lệ biến chứng và tử vong sớm sau phẫu thuật phình động
mạch chủ bụng dưới động mạch thận.
4- Đề xuất những phương pháp vô cảm tối ưu trong và sau mổ trong phẫu
thuật phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân chẩn đoán PĐMC bụng dưới thận được mổ chương trình
bằng kỹ thuật mổ hở thay mạch máu ghép bằng Dacron thẳng hay chữ Y tại
Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2006.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Phẫu thuật PĐMC bụng dưới thận với phẫu thuật bắc cầu nối.
- Phẫu thuật PĐMC bụng dưới thận kèm PĐMCB trên động mạch thận hoặc
kèm PĐMC ngực.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt ngang.
Phương pháp thực hiện
Đánh giá bệnh nhân trước mổ
Tất cả các bệnh nhân được khám toàn diện để phát hiện các bệnh lý kèm
theo: cao huyết áp, tiền căn nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, suy
thận, tiểu đường, tai biến mạch máu não, bệnh phổi, phân loại nguy cơ phẫu
thuật theo ASA. Ghi nhận các thuốc đang dùng trước mổ.
Cận lâm sàng: tất cả các bệnh nhân trước mổ đều được làm các xét nghiệm
tiền phẫu:
- Các xét nghiệm sinh hoá: công thức máu, nhóm máu, chức năng đông máu,
chức năng gan, chức năng thận, protein máu, đường máu, đường niệu,
cholesterol, triglycerid…

- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm
ĐMCB đoạn trên và dưới ĐM thận, X quang ngực, đo ECG, siêu âm tim.
Đo chức năng hô hấp, chụp động mạch vành, siêu âm tim gắng sức với
Dobutamine trong một số trường hợp.
Tiêu chuẩn đánh giá bệnh lý kèm theo trước mổ
- Cao huyết áp: theo định nghĩa của WHO, bệnh nhân được coi là tăng huyết
áp khi huyết áp động mạch tối đa trên 160mmHg và/hoặc huyết áp động
mạch tối thiểu trên 95mmHg.
- Nhồi máu cơ tim: bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, dấu nhồi máu cơ
tim cũ trên ECG (sóng Q), có vùng giảm động hay vô động trên siêu âm tim.
- Thiếu máu cơ tim: đau ngực, đoạn ST chênh xuống >2mm trên ECG đo lúc
nghỉ, có vùng loạn động trên siêu âm tim.
- Bệnh mạch vành khi có tiền căn nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, nong
mạch vành và đặt giá đỡ hay mổ bắc cầu mạch vành.
- Suy tim: dựa vào các triệu chứng lâm sàng như khó thở (khi gắng sức, khi
nằm, ban đêm), nhịp tim nhanh, gan lớn, tĩnh mạch cổ nổi, tim to trên X
quang, kết quả siêu âm tim, tiền sử suy tim ứ máu, đang điều trị digitalis và
lợi tiểu.
- Loạn nhịp tim: chẩn đoán dựa trên lâm sàng, ECG.
- Các bệnh tim mạch khác: hẹp hở van ĐMC, hẹp hở van hai lá…được chẩn
đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm tim.
- Bệnh phổi: viêm phế quản phổi mãn tính, hen phế quản, khí phế thủng, lao,
kết quả đo chức năng hô hấp…
- Suy thận: khi creatinin trước mổ > 2mg/dl.
- Đái tháo đường: khi đường huyết lúc đói >150mg% hay đang điều trị đái
tháo đường.
- Đánh giá nguy cơ về gây mê ở bệnh nhân PĐMCB dưới động mạch thận:
Việc đánh giá nguy cơ về gây mê phẫu thuật đã được Hiệp hội các nhà gây
mê Mỹ (ASA: American Society of Anesthesiologists Clinical Status) chia
ra 5 độ sau:

- ASA I : Bệnh nhân khoẻ mạnh, không mắc bệnh kèm theo.
- ASA II : Bệnh nhân mắc một bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến các chức
năng các cơ quan trong cơ thể.
- ASA III: Bệnh nhân mắc một bệnh nặng, gây ảnh hưởng đến các chức
năng các cơ quan trong cơ thể.
- ASA IV: Bệnh nhân mắc một bệnh nặng, thường xuyên đe doạ đến tính
mạng của bệnh nhân và gây suy sụp chức năng các cơ quan trong cơ thể.
- ASA V : Bệnh nhân đang hấp hối, có thể tử vong trong vòng 24 giờ dù mổ
hay không mổ.
Phương pháp và kỹ thuật gây mê
Phương tiện kiểm báo trong và sau mổ: ECG, huyết áp động mạch xâm lấn,
HA tĩnh mạch trung ương, SpO2, EtCO2, lượng nước tiểu.
- Tiền mê, dẫn đầu, duy trì mê, theo dõi và xử trí trong mổ
Bệnh nhân được tiền mê tại phòng mổ với Midazolam 1-2mg và Fentanyl
50-100 mcg qua đường tĩnh mạch. Dẫn mê với thuốc mê tĩnh mạch
(Etomidate 0,3mg/kg, hoặc Propofol 2-2,5mg/kg), thuốc dãn cơ (Atracurium
0.5mg/kg, hoặc Vecuronium 0,1mg/kg, hoặc Rocuronium 0,6mg/kg). Duy
trì mê bằng Isofluran hoặc Sevofluran với nồng độ 1,5%- 2,5%, Fentanyl
1g/kg/giờ. Bệnh nhân được đặt NKQ, duy trì hô hấp kiểm soát thể tích, thế
vòng kín, lưu lượng thấp,, Vt: 8-10ml/kg, tần số: 14 lần/phút, I/E: 1/2. Ghi
nhận các thay đổi huyết động và hô hấp khi dẫn đầu, sau đặt ống NKQ, khi
kẹp và mở kẹp động mạch chủ bụng, xử trí những bất thường xảy ra. Kiểm
soát cơn cao huyết áp bằng Nicardipin, tụt huyết áp bằng Ephedrin, cơn nhịp
nhanh thất bằng Propranolol, bù khối lượng tuần hoàn bằng dung dịch tinh
thể (muối đẳng trương 0,9% hay Ringer Lactate), dung dịch keo (Gelatin,
Amidon). Truyền máu khi Hct < 30% và huyết tương tươi đông lạnh khi
truyền trên 4 đơn vị hồng cầu lắng hay có rối loạïn đông máu.
- Theo dõi và điều trị sau mổ: sau mổ bệnh nhân được chuyển sang phòng Hồi
sức cho thở máy, theo dõi sát sinh hiệu của bệnh nhân, rút nội khí quản khi ổn
định. Giảm đau sau mổ bằng cách phối hợp Pethidin và/hoặc Prodafalgan

và/hoặc nefopam, và/hoặc kháng viêm không steroids. Chẩn đoán và xử trí các
bất thường xảy ra.
Tiêu chuẩn chẩn đoán các biến chứng sau mổ
- Nhồi máu cơ tim sau mổ: khi có sóng Q mới trên ECG dài 0,04 giây, sâu
1mm, hoặc ST-T chênh xuống hay Troponine I >1,5 ng/ml hay Troponine T
(+).
- Thiếu máu cơ tim: ST-T giảm > 1mm, T (-) trên 2 đạo trình liên tiếp.
- Suy tim: nhịp tim nhanh, có tiếng ngựa phi thất trái, gan lớn, tĩnh mạch cổ
nổi, thiểu niệu < 500ml/24giờ, huyết áp thấp hơn 90/50mmHg hoặc có giảm
chức năng thất trái trên siêu âm tim.
- Suy thận: khi creatinin máu sau mổ > 2mg/dl, thiểu niệu, vô niệu.
- Suy chức năng gan: khi SGOT, SGPT cao gấp 2 lần bình thường.
- Biến chứng phổi: khi có xẹp phổi, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô
hấp, không cai máy thở được sau mổ 24 giờ.
- Thiếu máu chi dưới: dựa trên lâm sàng, Doppler mạch máu.
- Chảy máu sau mổ: dựa trên lâm sàng, siêu âm thấy tụ dịch trong ổ bụng.
- Suy đa cơ quan: suy giảm chức năng từ 2 cơ quan trở lên.
Thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu
Các dữ kiện được đưa vào phân tích là: tuổi, giới tính, phân loại nguy cơ gây
mê phẫu thuật ASA. Bệnh kèm theo trước mổ: Thiếu máu cơ tim, cao huyết
áp, tiền căn nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim, lao phổi, hen phế quản,
bệnh phổi khác, suy thận, suy gan, tiểu đường, tai biến mạch máu não, hẹp
ĐM cảnh, hút thuốc lá. Các thuốc mê tĩnh mạch, thuốc mê hô hấp, thuốc
giãn cơ sử dụng trong mổ. Phương pháp mổ: ghép thẳng, ghép chữ Y; thời
gian mổ, thời gian kẹp ĐMC, các thao tác phẫu thuật kèm theo. Biến đổi
mạch, huyết áp trong mổ và 24 giờ sau. Lượng máu mất, lượng dịch truyền,
lượng máu truyền, lượng huyết tương tươi đông lạnh truyền. Các thuốc hồi
sức được sử dụng trong mổ. Thời gian rút nội khí quản, thời gian nằm theo
dõi điều trị tại Hồi sức. Thuốc và các phương pháp giảm đau sau mổ. Biến

chứng và tử vong trong 30 ngày sau mổ
Phân tích thống kê
Xử lý số liệu dùng SPSS 10.5. Kết quả được diễn tả bằng trị số trung bình 
độ lệch chuẩn với các biến liên tục. Nếu biến liên tục không có phân phối
chuẩn, kết quả trình bày với số trung vị (tối thiểu – tối đa). Tính tần suất và
tỉ lệ phần trăm cho các biến định tính.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006, tại bệnh viện Bình Dân
có 57 trường hợp phẫu thuật phình động mạch chủ bụng dưới thận mổ
chương trình với kết quả như sau
Đặc điểm bệnh nhân trước mổ
Đặc điểm lâm sàng
Tỉ lệ nam nữ: 43 nam (75.4%) và 14 nữ (24.6%). Tuổi trung vị là 75 tuổi,
nhỏ nhất là 49 tuổi, lớn nhất là 85 tuổi. Các đặc điểm lâm sàng của những
bệnh nhân phẫu thuật PĐMC bụng dưới thận chương trình được trình bày
trong bảng 1.
Các bệnh lý nội khoa kèm theo
Trong các bệnh lý nội khoa kèm theo, các bệnh nhân mổ phình ĐMCB có
bệnh tim mạch chiếm 89,5%, trong đó có 10,5% bệnh nhân có tiền căn nhồi
máu cơ tim, 84,2% có tiền căn thiếu máu cơ tim, có 3,5% bệnh nhân được
nong mạch vành trước mổ. Có 64,9 % bệnh nhân bị cao huyết áp. Bảng 2.
Bảng 1: Đặc điểm 57 bệnh nhân mổ phình động mạch chủ bụng
Ðặc điểm Số trường hợp (%)
Nam / n
ữ 43 (75,4%) / 14 (24,6%)

Tuổi (năm) 75 (49-85)*
< 50 tuổi 1 (1,7%)
50 – 60 tuổi 6 (10,5%)
60-70 tuổi 18 (31,5%)

70-80 tuổi 30 (52,6%)
> 80 tuổi 2 (3,5%)
Cân nặng (kg)

52,12  8,21
ASA 2 / 3 19 (33,3%) / 38 (66,7%)

* Trung vị (tối thiểu-tối đa)
Bảng 2: Bệnh lý nội khoa kèm theo trước mổ
Bệnh kèm theo Số trư
ờng hợp
(%)
Cao huyết áp 37 (64,9%)
Nh
ồi máu cơ tim cũ 6 (10,5%)
Thiếu máu cơ tim 48 (84,2%)
Nong m
ạch vành 2 (3,5%)
Suy tim 2 (3,5%)
Bệnh van tim 13 (22,8%)
Hở van ĐMC 9 (15,8%)
Hở van 2 lá 2 (3,5%)
H
ở van ĐMC, van 2

2 (3,5%)
ECG bất thường 29 (50,8%)
Bệnh mạch vành 51 (89,5%)
Hẹp động mạch cảnh


8 (14,0%)
Tai bi
ến mạch máu
não
4 (7,0%)
Thuốc lá 28 (49,1%)
Bệnh phổi 16 (28,1%)
Lao cũ 6 (10,5%)
COPD 3 (5,3%)
Xơ phổi mô kẽ 7 (12,3%)
Tiểu đường 3 (5,3%)
Tăng cholesterol 22 (38,6%)
Suy thận 5 (8,8%)
Bảng 3: Điện tim bất thường trước mổ
Bất thường Số trư
ờng hợp
(%)
Thiếu máu cơ tim 24 (42%)
Nh
ồi máu cơ tim cũ

5 (8,8%)
Ngo
ại tâm thu thất 1 (1,8%)
Bloc nhánh trái 1 (1,8%)
Siêu âm tim được thực hiện trước mổ cho 53 bệnh nhân mổ chương trình.
Có 71,9% bệnh nhân có loạn động vùng cơ tim, 5,3% có vùng vô động, 7%
có vùng giảm động. Kết quả siêu âm tim trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4: Kết quả siêu âm tim trước mổ
EF 67 (43-86)*

Tốt 48 (84,2%)
Co bóp
thất trái
Trung bình 5 (8,8%)
Vùng giảm động 4 (7,0%)
Vùng loạn động 41 (71,9%)
Vùng vô động 3 (5,3%)
Dày thất trái 11 (19,3%)
* trung vị (tối thiểu-tối đa)
Bảng 5: Thuốc tim mạch dùng trước mổ và sau mổ
Thuốc Trước mổ Sau mổ
Thu
ốc ức chế
beta
11 (19,3%) 17 (29,8%)
Thu
ốc ức chế
calci
12 (21,1%) 29 (50,9%)
Các d
ẫn xuất
nitré
13 (22,8%) 6 (10,5%)
Thu
ốc ức chế
men chuyển
15 (26,3%) 16 (28,1%)
Lợi tiểu v
à
digoxine

2 (3,5%) 1 (1,8%)
Aspirine 23 (40,4%) 10 (17,5%)
Statine 3 (5,3%) 1 (1,8%)
Bảng 6: Điều trị cao huyết áp trước mổ của 37 bệnh nhân cao huyết áp
Thuốc Số trường hợp (%)
Không 16 (43,2%)
Một thuốc 8 (21,6%)
Hai thuốc 7 (18,9%)
Ba thuốc 6 (16,2%)
Phương pháp vô cảm
Tất cả bệnh nhân đều được tiền mê với midazolam và fentanyl. Thuốc tĩnh
mạch khởi mê chủ yếu là propofol. Thuốc dãn cơ chủ yếu sử dụng
rocuronium (Bảng 7).
Các phương tiện theo dõi huyết động: tất cả các bệnh nhân đều được đo
huyết áp xâm lấn qua động mạch quay. Chỉ có 8,7% bệnh nhân được đo áp
lực tĩnh mạch trung tâm. Áp lực tĩnh mạch ngoại vi cho 91,3% bệnh nhân
(Bảng 8).
Bảng 7: Các thuốc mê và dãn cơ sử dụng trong mổ
Tên thuốc Chương trình
Midazolam 57 (100%)
Propofol 55 (96,5%)
Eomidate 2 (3,5%)
Isoflurane 52 (91,2%)
Sevoflurane 5 (8,8%)
Atracurium 2 (3,5%)
Rocuronium 55 (96,5%)
Bảng 8: Các phương tiện theo dõi huyết động trong mổ
Phương tiện Số trư
ờng hợp
(%)

Huy
ết áp ĐM xâm
lấn
57 (100%)
Áp l
ực TM trung
ương
5 (8,7%)
Áp l
ực tĩnh mạch
ngoại vi
52 (91,3%)
Giảm đau sau mổ: Pethidine được dùng đơn thuần hay phối hợp trong 45
(78,9%) bệnh nhân. Không có trường hợp nào được gây tê phối hợp (bảng
9).
Bảng 9: Thuốc giảm đau sau mổ
Thuốc Số
trường
hợp
(%)
Pethidine + Paracetamol +
nefopam
16
(28,1%)

Pethidine+ kháng viêm không
steroid+ paracetamol
2 (3,5%)

Pethidine + Nefopam 10

(17,5%)

Pethidine + paracetamol 7
(12,3%)

Pethidine + Kháng viêm không
steroid
5 (8,8%)

Pethidine 5 (8,8%)

Paracetamol + nefopam 3 (5,3%)

Paracetamol + kháng viêm
3 (5,3%)

không steroid
Kháng viêm không steroid 1 (1,8%)

Paracetamol 2 (3,5%)

Nefopam
2 (3,5%)

Không thuốc giảm đau 1 (1,8%)

Các đặc điểm chu phẫu
Thời gian mổ trung bình là 129,04  42,23 phút, thời gian kẹp ĐMC trung
bình 61,05  24,58 phút. Tăng huyết áp phải điều trị với nicardipine trong 14
(24,6%) bệnh nhân. Hạ huyết áp phải điều trị ephedrine trong 31 (51,4%)

bệnh nhân.(Bảng 10).
Bảng 10: Đặc điểm chu phẫu
Đặc điểm chu phẫu
Trung bình 

ĐLC
Thời gian mổ (phút)
129,04  42,23
Th
ời gian kẹp ĐMC
(phút)
61,05  24,58
Đặc điểm chu phẫu
Trung bình 

ĐLC
Th
ời gian rút NKQ
(giờ)
4,79  4,74
Th
ời gian nằm Hồi sức
(ngày)
1 (1-39) *
Cao HA dùng
nicardipine
14 (24,6%)**
Liều nicardipine (mg)
0,3  0,6
Tụt HA dùng ephedrine


31 (51,4%)**
Liều ephedrine (mg)
9,05 11,65
Lượng máu mất (ml)
681,58  576,83

Lượng máu truyền (đ
ơn
vị)
4,40  6,7
Máu toàn phần
2,33  2,85
Khối hồng cầu
1,04  2,62
Đặc điểm chu phẫu
Trung bình 

ĐLC
Huyết tương đông lạnh

1,61  2,72

ợng dịch tinh thể
(ml)
2096,49 

622,77
Dung dịch keo (ml)
543,86  369,37


* Trung vị (tối thiểu-tối đa), ** số trường hợp (%)
Lượng máu mất trung bình 681,58  576,83 ml. Có 12 trường hợp không
truyền máu. Lượng máu truyền trung bình là 4,4  6,7 đơn vị. Huyết tương
tươi đông lạnh truyền cho 20 bệnh nhân. Lượng huyết tương tươi đông lạnh
truyền là 1,6  2,72 đơn vị (Bảng 10).
Kích thứơc trung vị túi phình là 5 cm, nhỏ nhất là 4 cm, lớn nhất là 10
cm.(Bảng 11).
Bảng 11: Phương pháp mổ
Phương pháp mổ Số trư
ờng hợp
(%)
Ghép thẳng 43 (75,4%)
Ghép chữ Y 14 (24,6 %)
Kích thước túi ph
ình
(cm)
5 (4-10)
Cắm lại ĐM chậu 2 (3,5%)
N
ối vị tràng 1 (1,8%)
Cắt ruột thừa 1 (1,8%)
* trung vị (tối thiểu – tối đa)
Thay đổi huyết động học qua các giai đoạn phẫu thuật và hồi sức
Bảng 12: Thay đổi huyết động qua các giai đoạn phẫu thuật và Hồi sức
Thời điểm Mạch HA tâm thu
HA
tâm
trương


Nh
ập viện 80,43  7,17 134,46  16,51
77,25
 9,58

Trước khởi mê 78,36  13,28 159,66  21,80 *

89,32

×