Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐO ĐẠC CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM DƯỚI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.14 KB, 15 trang )

ĐO ĐẠC CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM DƯỚI

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm đo đạc của cung
hàm mất răng toàn bộ hàm dưới trên một mẫu dân số người Việt Nam.
Phương pháp: 175 mẫu hàm hàm dưới của các bệnh nhân (109 nữ và 66
nam) đến làm phục hình toàn hàm tại khoa RHM, ĐHYD được vẽ đường
đỉnh sống hàm, chụp ảnh và chuyển vào máy tính từ tháng 9-2008 đến tháng
4-2006. Vẽ và đo các đoạn thẳng tiêu biểu cho chiều trước sau và chiều rộng
của cung hàm hàm dưới bằng phần mềm AutoCAD.
Kết quả nghiên cứu cho biết kích thước trung bình của cung hàm mất răng
toàn bộ hàm dưới theo chiều trước sau là 43,93 ± 3,4 mm, theo chiều ngang
tại vị trí 1/4 trước là 34,91 ± 2,83 mm, vị trí ở giữa là 46,82 ± 3,09 mm, vị trí
¼ sau là 54,71 ± 3,29 mm, vị trí sau cùng là 59,99 ± 3,54 mm. Chiều ngang
lớn nhất của cung hàm là 60,23 ± 3,39 mm với 97,14% trường hợp nằm ở vị
trí ¼ sau. Chiều trước-sau của cung hàm luôn luôn nhỏ hơn chiều ngang lớn
nhất của cung hàm.
Kết luận : Kích thước cung hàm của nam lớn hơn nữ ở mọi vị trí, nhưng chỉ
có kích thước ngang ở vị trí phía sau của cung hàm tính từ gối hậu nha trở đi
thì sự khác biệt này mới có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
ABSTRACT
Objective: The purpose of this study was to determine the average arch
width and antero-posterior distance of lower edentulous arch.
Method: One hundred and seventy five lower edentulous casts with the
ridge crest line marked were photographed and images transferred to a
computer from September 2003 to April 2006. AutoCAD software was used
for measuring.
The results showed that the antero-posterior distance averaged 43.93 ±
3.40mm. The average arch width measured at ¼ anterior, mid, ¼ posterior
and the furthest posterior site was 34.91 ± 2.83 mm, 46.82 ± 3.09 mm, 54.71
± 3.29 mm, and 59.99 ± 3.54 mm, respectively. The maximum arch width


was 60.23 ± 3.39 mm with 97.14% of the cases falled in the ¼ posterior
area. The antero-posterior distance was smaller than the maximum arch
width in all cases.
Conclusion: There was no significant difference between male and female
in all dimensions except that the arch width measured at the posterior sites
(posteriorly from retromolar pad) was larger in male than in female.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tế lâm sàng, việc điều trị phục hình toàn hàm ở hàm dưới thường
được đánh giá là khó khăn hơn ở hàm trên, do diện tích bề mặt mô nâng đỡ
phục hình của hàm dưới vốn đã nhỏ hơn so với hàm trên, mà mức độ tiêu
xương của hàm dưới còn cao gấp 4 lần hàm trên. Mặt khác, do nhiều nguyên
nhân như bệnh nha chu, mất răng sớm ở hàm dưới, sử dụng hàm giả trong thời
gian quá lâu thường dẫn đến sự tiêu xương trầm trọng ảnh hưởng đến hình
thái sống hàm mất răng toàn bộ. Dù vậy, ở Việt Nam vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào về hình thái cung hàm hay sống hàm mất răng toàn bộ hàm
dưới nhằm phục vụ cho công việc điều trị phục hình toàn hàm. Vì vậy, chúng
tôi bước đầu thực hiện nghiên cứu”Đặc điểm đo đạc cung hàm mất răng toàn
bộ hàm dưới”trên một mẫu dân số người Việt, với các mục tiêu sau:
Xác định kích thước trung bình theo chiều rộng (trước, giữa, sau, sau cùng và
lớn nhất) và chiều trước sau của cung hàm mất răng toàn bộ hàm dưới ở một
mẫu dân số người Việt.
- Đưa ra những số liệu để phân loại cung hàm”nhỏ, trung bình hay lớn".
- So sánh kích thước cung hàm mất răng toàn bộ hàm dưới giữa giới nam và
nữ.
- Đề nghị các kích thước có thể được sử dụng để góp phần chế tạo những cỡ
khay lấy dấu toàn hàm hàm dưới phù hợp với kích thước và hình dạng của
người Việt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu

Mẫu hàm hàm dưới đổ từ dấu sau cùng của 175 bệnh nhân mất răng toàn bộ hai
hàm đến điều trị tại khoa Răng Hàm mặt, Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng
9-2003 đến tháng 4-2006. Chúng tôi loại khỏi mẫu nghiên cứu những mẫu hàm
của bệnh nhân mới nhổ răng trong thời gian ít hơn 3 tháng hoặc có điều trị
phẫu thuật điều chỉnh sống hàm, phẫu thuật trên xương hàm làm thay đổi hình
dạng cung hàm trước đó.
Phương pháp nghiên cứu
Chuẩn hoá vị trí của mẫu hàm bằng cách:
Xác định một mặt phẳng chuẩn từ 3 điểm (hình 1 và 2):

Hình 1 : Thước chữ T dùng để xác định các điểm chuẩn.

Hình 2 : 3 điểm chuẩn.
Điểm đỉnh sống hàm trên đường giữa (tại vị trí thắng lưỡi): điểm A
Hai điểm hai bên phía sau: điểm giới hạn trước của gối hậu nha trên đỉnh sống
hàm: điểm đỉnh gối hậu nha E, E’.
- Mẫu hàm được gắn trên bàn điều chỉnh của song song kế và được điều chỉnh
sao cho mặt phẳng chuẩn song song với mặt phẳng nằm ngang.

Hình 3 : Vẽ đường đỉnh sống hàm bằng một dụng cụ cố định vuông góc với
thanh đứng của song song kế.
- Sau khi xác định mặt phẳng chuẩn, vẽ đường đỉnh sống hàm bằng một
dụng cụ nhỏ hình chữ T. Dụng cụ nhỏ này khi được gắn vào song song kế,
có thanh ngang song song với mặt phẳng nằm ngang. Di chuyển bàn gắn
mẫu hàm đồng thời di chuyển thanh đứng song song kế lên xuống sao cho
thanh ngang của dụng cụ nhỏ tiếp xúc với điểm cao nhất của sống hàm. Kết
hợp với giấy than, ta vẽ được đường đỉnh sống hàm (hình 3).

Hình 4 : Hình ảnh mẫu hàm sau khi chụp.
- Trường hợp sống hàm có dạng lõm : Dựa theo vết tích đường đỉnh sống hàm

trước đây còn sót lại để xác định. Thật vậy, khi sống hàm tiêu xương nhiều, mô
phủ sống hàm teo lại thành dạng một dải sợi nhỏ trên đỉnh sống hàm. Thậm chí
khi sống hàm phẳng ta cũng thấy hình ảnh dải mô sợi này. Đa số trường hợp
vết tích này rõ giúp dễ xác định đường đỉnh sống hàm.
- Trường hợp sống hàm có dạng phẳng hoặc lõm không thấy vết tích đường
đỉnh sống hàm : Đường đỉnh sống hàm được quy ước là đường giữa của bề mặt
sống hàm.
- Chiếu 3 điểm chuẩn và đường đỉnh sống hàm lên một mặt phẳng nằm ngang
bằng phương pháp chụp hình với máy ảnh kỹ thuật số. Ta có hình chiếu của
cung hàm hàm dưới mất răng toàn bộ trong mặt phẳng chuẩn đã xác định (hình
4).
- Hình ảnh được chuyển từ máy ảnh vào máy vi tính để đo đạc.
- Đo các kích thước của cung hàm hàm dưới: dùng phần mềm AutoCAD 2004
để vẽ và đo các đoạn thẳng sau (hình 5a và b):

Hình 5 : Các kích thước cần đo đạc Hình 5a: Các đường thẳng và các điểm đã
được xác định Hình 5b : Các kích thước cung hàm hàm dưới cần đo: AA’ = a
1

= kích thước cung hàm theo chiều trước sau (tính đến giới hạn sau của gối hậu
nha), B
1
B
2
= b = kích thước chiều ngang cung hàm phía trước, C
1
C
2
= c = kích
thước chiều ngang cung hàm ở giữa, D

1
D
2
= d = kích thước chiều ngang cung
hàm phía sau, EE’ = e = kích thước chiều ngang cung hàm tại vị trí sau cùng,
max = kích thước chiều ngang lớn nhất của cung hàm, KK’ = k = kích thước
chiều ngang cung hàm tại vị trí điểm đỉnh gối hậu nha. AK =a2 kích thước
chiều trước sau cung hàm (tính đến giới hạn trước của gối hậu nha).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kích thước trung bình của cung hàm mất răng toàn bộ hàm dưới theo chiều
trước sau (a) là 43,93 ± 3,4 mm, theo chiều ngang tại vị trí 1/4 trước (b) là 34,91
± 2,83 mm, vị trí ở giữa (c) là 46,82 ± 3,09 mm, vị trí ¼ sau (d) là 54,71 ± 3,29
mm, vị trí sau cùng (e) là 59,99 ± 3,54 mm. Chiều ngang lớn nhất của cung hàm
(max) là 60,23 ± 3,39 mm với 97,14% trường hợp nằm ở vị trí ¼ sau. Kích
thước cung hàm của nam lớn hơn nữ ở mọi vị trí, nhưng chỉ có kích thước ngang
ở vị trí phía sau của cung hàm tính từ gối hậu nha trở đi thì sự khác biệt này mới
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng.1: Kích thước trung bình cung hàm mất răng toàn bộ hàm dưới (n=175)
Kích
thước
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn

Giá
trị
nhỏ

nhất

Giá
trị
lơn
nhất

Hệ
số
biến
thiên

a1(mm) 43,93 3,40 34,66

52,8 0,08

Kích
thước
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn

Giá
trị
nhỏ
nhất

Giá

trị
lơn
nhất

Hệ
số
biến
thiên

a2(mm) 34,82 3,27 27,4 45,42

0,09

b(mm) 34,91 2,83 29,06

45,39

0,08

c(mm) 46,82 3,09 38,45

54,79

0,07

d(mm) 54,71 3,29 45,36

62,95

0,06


e(mm) 59,99 3,54 50,71

68,46

0,06

k (mm) 55,38 3,00 45,99

63,57

0,05

max(mm)

60,23 3,39 50,71

68,46

0,06

Nhận xét
Chiều trước-sau của cung hàm và chiều ngang lớn nhất của cung hàm :
- a<max trong 100% trường hợp: toàn bộ cung hàm hàm dưới có kích thước
trước sau ngắn hơn kích thước ngang.
Vị trí của Max
97,14 % trường hợp cung hàm có chiều rộng lớn nhất ở vị trí ¼ sau.
64,57 % trường hợp càng về phía sau, cung hàm càng lớn dần
- Cung hàm được phân loại thành 3 dạng”nhỏ, trung bình, lớn”theo công thức
tứ phân: 25% đầu thuộc về cung hàm loại nhỏ, 50% giữa thuộc nhóm cung

hàm trung bình, và 25% cuối nằm trong nhóm cung hàm loại lớn.
Bảng 2: Thang phân loại các kích thước của cung hàm hàm dưới (n =175)
Kích
thước
Nhỏ Trung
bình
Lớn
a1(mm) 34,66-
41,62
41,64-
46,23
46,27-
52,8
b(mm) 29,06-
33,04
33,1-
37,04
37,12-
45,39
c(mm) 38,45-
44,73
44,81-
49,2
49,22-
54,79
d(mm) 45,36-
52,83
52,96-
56,85
56,87-

62,95
e(mm) 50,71-
57,85
57,87-
62,33
62,49-
68,46
max(mm) 50,71-
58,01
58,02-
62,58
62,74-
68,46
Chúng tôi đề nghị sáu kích thước có thể được sử dụng để góp phần sản xuất
khay lấy dấu toàn hàm hàm dưới phù hợp với kích thước cung hàm mất răng
toàn bộ người Việt (bảng 3).
Bảng 3: Sáu kích thước đề nghị để góp phần sản xuất khay lấy dấu toàn hàm
hàm dưới cho người Việt Nam
Kích thư
ớc

I

II

III

IV
V
IV


Chiều trước sau
a(mm) 38,28

40,85

42,89

45,23

46,98

49,43

Chiều ngang
b(mm) 30,40

32,29

33,98

35,87

37,54

39,66

c(mm) 41,79

44,21


45,66

47,93

49,78

51,79

d(mm) 49,12

52,15

53,65

55,82

57,63

60,11

e(mm) 53,94

57,03

58,95

61,11

63,27


65,82

max(mm) 54,53

57,34

59,15

61,39

63,32

65,82

Kích thước I và II ứng với cung hàm loại nhỏ, III và IV ứng với cung hàm loại
trung bình, V và VI ứng với cung hàm loại lớn.
Như vậy, những kích thước trong bảng phân loại trên khi kết hợp với kích
thước của sống hàm sẽ cho số liệu cần thiết để sản xuất được những khay lấy
dấu hàm dưới phù hợp với kích thước cung hàm mất răng toàn bộ hàm dưới
của người Việt Nam.
Nhận xét về phương pháp nghiên cứu
- Điểm chuẩn
- Điểm chuẩn phía trước: điểm đỉnh sống hàm tại vị trí thắng lưỡi (vì thắng lưỡi
dễ xác định hơn thắng môi do kỹ thuật lấy dấu). Chúng tôi chọn điểm mào
xương ổ trên đường giữa (A) làm điểm chuẩn phía trước. Ưu điểm là A nằm
trên đường đỉnh sống hàm. Điều này giúp việc đo các kích thước chiều trước
sau và chiều rộng cung hàm được thống nhất: các điểm xác định khoảng cách
cần đo đều thuộc đường đỉnh sống hàm và như vậy chúng tôi đo được chiều dài
và chiều rộng hiện tại của cung hàm.

Điểm chuẩn phía sau: điểm giới hạn trước gối hậu nha (vì gối hậu nha có cấu
trúc tuyến và niêm mạc nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tiêu xương ổ, vị
trí này có thể xác định bằng cách dùng thước chữ T nên có thể lặp lại nghiên
cứu với kết quả đo tương tự).
- Phương pháp chiếu
Chúng tôi sử dụng phương pháp chụp hình để chiếu đường đỉnh sống hàm lên
mặt phẳng chuẩn. So với phương pháp chiếu thông thường bằng mắt, việc chụp
hình có nhiều thuận lợi hơn và ít sai số hơn. Việc lưu trữ các mẫu nghiên cứu
được dễ dàng thuận tiện hơn
Hình thái cung hàm mất răng toàn bộ hàm dưới là vấn đề chưa được nghiên
cứu ở nước ta nên nghiên cứu của chúng tôi có thể còn nhiều hạn chế. Nghiên
cứu này cần được tiếp nối bằng nghiên cứu hình thái sống hàm hàm dưới để
cho số liệu đầy đủ về hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm.

×