Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 84 trang )

Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 1




CẨM NANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHO DOANH NHÂN


Thạc sĩ Dương Tố Dung
10/2005


























Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 2
Mục Lục

Lời giới thiệu 4
Chương 1: Kiến thức chung về Internet và Mạng (Network) 5
1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 5
1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 6
1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 6
1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 7
1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 7
Chương 2: Kiến thức chung về Thương mại điện tử (TMĐT) 10
2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT 10
2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 11
2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT 13
2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 14
2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 15
2.6. So sánh e-Business và TMĐT 16
2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới 18
2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 20
2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010 23
2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 24
Chương 3: Website và các vấn đề liên quan 28
3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website? 28
3.2. Các mô hình website TMĐT 29
3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website 30

3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website 32
3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website 33
3.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng 36
3.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau 37
3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website 39
Chương 4: Marketing qua mạng Internet (e-Marketing) 42
4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 42
4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản 43
4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả 44
4.4. Cách thức thu hút người xem cho website 45
4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 47
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 3
4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ 47
4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm
của Google.com 48
Chương 5: Thanh toán qua mạng, An toàn mạng, Luật TMĐT 50
5.1. Cơ chế thanh toán qua mạng 50
5.2. Thanh toán qua mạng dành cho người bán ở Việt Nam 53
5.3. Thanh toán qua mạng dành cho người mua ở Việt Nam 54
5.4. Các rủi ro trong an toàn mạng 56
5.5. An toàn mạng dành cho doanh nghiệp VN tham gia TMĐT 58
5.6. An toàn mạng dành cho cá nhân tự bảo vệ mình 59
5.7. Tình hình luật TMĐT trên thế giới 60
5.8. Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam 61
Chương 6: Ứng dụng TMĐT cho từng ngành kinh doanh 65
6.1. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 65
6.2. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực 66
6.3. Ứng dụng TMĐT trong bán sỉ và lẻ qua mạng 67
6.4. Ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ 67
6.5. Ứng dụng TMĐT cho các ngành kinh doanh khác 68

Chương 7: Giới thiệu một số website TMĐT 70
7.1. Sàn giao dịch B2B
www.Alibaba.com 70
7.2. Cổng thông tin
www.Yahoo.com 71
7.3. Bộ tìm kiếm
www.Google.com 72
7.4. Website thông tin du lịch quốc tế
www.Lonelyplanet.com 74
7.5. Website thông tin kiến thức TMĐT
www.vitanco.com 75
7.6. Website bán lẻ nổi tiếng
www.Amazon.com 75
Kết luận 78
Giới thiệu về tác giả 79
Phụ lục: Một số thuật ngữ trong TMĐT 80
Tài liệu tham khảo 84







Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 4
LỜI GIỚI THIỆU
Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, rất được Chính phủ quan
tâm thúc đẩy phát triển. Cho đến giữa năm 2005, đã có rất nhiều lý do để doanh nghiệp phải
quan tâm ứng dụng TMĐT vào kinh doanh để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực
trạng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều tài liệu kiến thức TMĐT dành cho doanh

nhân: sách TMĐT trên thị trường không nhiều, hầu hết nghiêng về kỹ thuật lập trình hoặc
phương diện kỹ thuật, không phù hợp cho doanh nhân; các chương trình đào tạo TMĐT dành
cho doanh nhân không nhiều; kiến thức TMĐT cung cấp miễn phí trên mạng Internet còn rời
rạc, không đảm bảo sự chính xác, tính đúng đắn của nội dung, không tiện lợi cho doanh nhân
tham khảo theo hệ thống.
Từ thực tế trên, tác giả chủ ý biên soạn quyển Cẩm nang Thương mại điện tử cho Doanh
nhân cung cấp kiến thức TMĐT cho đối tượng độc giả là doanh nhân - những người rất bận
rộn, không nhất thiết phải am hiểu chi tiết về kỹ thuật mà quan trọng là phải có tầm nhìn tổng
quát và tập trung vào chiến lược, cách thức triển khai, áp dụng TMĐT để mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất. Sách gồm 07 chương, lần lượt giới thiệu các mảng kiến thức trong TMĐT.
Độc giả có thể đọc từ đầu đến cuối quyển sách hoặc chọn đọc những phần kiến thức mình
quan tâm. Sau khi đọc xong quyển sách này, độc giả sẽ có đủ kiến thức cơ bản cần thiết để ra
quyết định xây dựng, vận hành website TMĐT có hiệu quả, thực hiện marketing qua mạng
hiệu quả, chọn lựa mô hình TMĐT phù hợp, xúc tiến thanh toán qua mạng, áp dụng các biện
pháp an toàn mạng tối thiểu cần thiết v.v
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn có thiếu sót, rất mong độc giả lượng thứ và góp ý qua
email
hoặc Độc giả có thể đọc thêm những
bài viết, sách điện tử (e-book) về kiến thức TMĐT do tác giả viết, được đăng tải trên website
www.vitanco.com.
Tháng 10/2005
Trân trọng,
Dương Tố Dung



Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 5
CHƯƠNG 1
KIẾN THỨC CHUNG
VỀ INTERNET VÀ MẠNG (NETWORK)

Trong chương này độc giả sẽ lần lượt khám phá về Internet, World Wide Web (WWW),
Mạng (Network), Mạng nội bộ (Intranet), Mạng mở rộng (Extranet), Mạng không dây
(Wireless Network), Công nghệ không dây Bluetooth và Wi-Fi. Những kiến thức này bổ sung
cho sự hiểu biết chung về mạng và Internet, tạo tiền đề để độc giả hiểu tốt hơn về TMĐT.
Nội dung của chương:
1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet
1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW
1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW
1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet)
1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi
1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet
Có nhiều cách định nghĩa Internet. Một định nghĩa đơn giản về Internet như sau:
”Internet là mạng toàn cầu của các mạng kết nối các tổ chức chính phủ, các trường, các viện
và các tổ chức kinh doanh”. (Internet is the international computer network of networks that
connects government, academic and business institutions. –
www.media.ucsc.edu/glossary.html - Trường Đại học California Santa Cruz, Mỹ)
Lịch sử phát triển Internet
Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) được phát minh bởi các sinh viên các
trường Đại học ở Mỹ. Mạng có tên gọi là ARPAnet vì được ARPA (the Advanced Research
Projects Agency - Bộ phận Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ) tài trợ kinh
phí. Mạng này ban đầu được phát triển với ý định phục vụ việc chia sẻ tài nguyên của nhiều
máy tính, sau đó nó còn được dùng để phục vụ việc liên lạc, cụ thể nhất là thư điện tử (email).
Mạng ARPAnet được vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without
centralized control), cho phép nhiều người gửi và nhận thông tin cùng một lúc thông qua cùng
một đường dẫn (dây dẫn, như dây điện thoại). Mạng ARPAnet dùng giao thức truyền thông
TCP (Transmission Control Protocol).
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 6
Sau đó, các tổ chức khác trên thế giới cũng bắt đầu triển khai các mạng nội bộ, mạng mở
rộng, mạng liên tổ chức (inter-organization network) và nhiều chương trình ứng dụng, giao
thức, thiết bị mạng đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking Protocol –

giao thức liên mạng) để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet.
Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó quân
đội bắt đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng
Internet vào mục đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng Internet đã bùng nổ trên khắp
các châu lục với tốc độ khác nhau.
1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về WWW. Theo định nghĩa của Trường Đại học Kansa, Mỹ:
“World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau trên
toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng phải chạy
trình duyệt Web để truy cập Web.” (World Wide Web is a collection of documents on
computers located throughout the world that are connected to each other by clickable
hyperlinks. You need to run a browser program to access the Web.)
WWW được phát minh sau Internet khá lâu. Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the
European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) phát
minh ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có HTTP
(Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource
Locator - địa chỉ Internet).
Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ vì đã
có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triển Internet toàn cầu.
Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW
với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác
nhau v.v Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay.
1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW
Internet (hay mạng) là mạng của các mạng (network of networks). Internet bao gồm các máy
tính, dây cáp, và các thiết bị mạng. Mạng phục vụ việc truyền tải dữ liệu với các thiết bị phần
cứng (máy tính, máy chủ - server, hub, switch, backbone - những thuật ngữ dùng trong mạng,
chỉ các thiết bị phần cứng của mạng) và các giao thức truyền (HTTP, FTP – File Transfer
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 7
Protocol – Giao thức truyền file, TCP/IP, WAP – Wireless Application Protocol – Giao thức
ứng dụng không dây, v.v ) và các ứng dụng khác (email, telnet, chat, v.v ).

Trong khi đó, WWW (World Wide Web hay gọi tắt là Web) là một dạng ứng dụng phổ biến
của Internet. Web cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin, dịch vụ khi kết nối Internet.
Người sử dụng Web cũng có thể đăng tải thông tin cho bất kỳ ai (có kết nối Internet) truy cập
từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.
1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet)
Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của
Internet. Thông thường, chỉ những ai được cho phép (nhân viên trong tổ chức) mới được
quyền truy cập mạng nội bộ này. Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ
file, cung cấp thông tin dùng chung cho toàn tổ chức như chính sách, thông báo Những
thông tin này có thể hiển thị giống như một website trên Internet, tuy nhiên, chỉ những ai
được cho quyền truy cập mới có thể truy cập được.
Trong khái niệm mạng nội bộ, có các khái niệm LAN (Local Area Network - mạng cục bộ
trong một phạm vi vật lý giới hạn), WAN (Wide Area Network - mạng trên diện tích rộng).
Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức
truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. Mạng mở rộng giúp tổ chức liên hệ với đối
tác tiện lợi, nhanh chóng, kinh tế hơn. Ví dụ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty A có
thể truy cập vào Extranet của công ty A để biết mức tồn kho nguyên vật liệu và biết lúc nào
cần cung cấp thêm, do đó, công ty A tiết kiệm được nhân lực quản lý phần việc này, và các
thông tin mua hàng cũng được tự động ghi nhận, tiết kiệm nhân lực nhập liệu và tránh sai sót
khi nhập liệu.
1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi
Mạng không dây (wireless network), như tên gọi của nó, là mạng truyền thông không có dây
kết nối giữa các thiết bị. Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio. Các thiết bị không
dây có đặc điểm là “di động”, tức người sử dụng có thể sử dụng chúng ở bất kỳ nơi nào.
Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói giữa các thiết bị không
dây trong phạm vi nhỏ với tốc độ cao. Bluetooth được “thai nghén” bởi Ericsson năm 1994.
Đến năm 1998, nhóm Bluetooth Special Interest được hình thành, ban đầu gồm Ericsson,
IBM, Intel, Toshiba và Nokia, để phát triển chuẩn công nghệ và khả năng dùng Bluetooth trên
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 8
nhiều loại thiết bị không dây khác nhau. Hiện có hơn 2000 công ty hỗ trợ chuẩn và thiết bị

Bluetooth.
Bluetooth có khả năng truyền đến 1 Mbps (mega bit trên giây) giữa các thiết bị không dây
trong phạm vi tối đa 10 mét. Công nghệ Bluetooth không tiêu tốn nhiều năng lượng, nên phù
hợp với các thiết bị không dây dùng pin. Bluetooth cũng được dùng để kết nối các thiết bị
không dây trong văn phòng như các máy tính trong mạng không dây, chuột hay bàn phím
không dây với máy tính, máy tính và máy in mà không cần dây cáp. Bluetooth dùng sóng
radio với tần số phổ biến trên toàn cầu, do đó, có tính tương thích trên toàn cầu.
Wi-Fi là công nghệ không dây băng thông rộng với khả năng truyền dữ liệu gấp 10 lần của
Bluetooth. Những sản phẩm được chứng nhận là Wi-Fi có thể hoạt động tương tác với nhau
bất kể chúng được sản xuất bởi nhà sản xuất nào. Wi-Fi cho phép truyền dữ liệu trong 100
mét và lên đến tốc độ truyền 11 Mbps, rất lý tưởng cho việc truy cập Internet từ thiết bị
không dây.
So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi:
Đặc tính Bluetooth Wi-Fi
Tần số sóng 2,4 GHz 2,4 GHz
Phạm vi 10 mét 100 mét
Tốc độ truyền 1 Mbps 11 Mbps
Tiêu thụ năng lượng Thấp Vừa
Thiết bị chủ yếu Điện thoại di động, PDA (thiết bị
kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân)
Máy tính xách tay, máy tính để
bàn, máy chủ
Đối tượng sử dụng
chủ yếu
Du khách, nhân viên văn phòng Công ty, trường đại học, hội
nghị
Bảng 1.1: So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi.
Nguồn: Edwin S. Soriano. Nets, Webs and The Information Infrastructure








Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 9
Tóm tắt chương:
- Tiền thân của Internet là ARPAnet, được phát minh năm 1969.
- Internet là mạng toàn cầu của các mạng.
- WWW được phát minh bởi Tim Berners-Lee, người Anh, vào năm 1990.
- World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau
trên toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng
phải chạy trình duyệt Web để truy cập Web.
- Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, dùng giao thức TCP/IP của
Internet.
- Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ
chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau.
- Mạng không dây (wireless network) là mạng truyền thông không có dây kết nối giữa
các thiết bị. Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio.
- Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói giữa các thiết bị
không dây trong phạm vi tối đa 10 mét với tốc độ cao nhất là 1 Mbps.
- Wi-Fi là công nghệ không dây băng thông rộng với khả năng truyền dữ liệu gấp 10 lần
của Bluetooth (tốc độ tối đa 11 Mbps với khoảng cách tối đa 100 mét).


















Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 10
CHƯƠNG 2
KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Trong chương này độc giả sẽ nắm được những thông tin, kiến thức chung nhất về TMĐT như:
định nghĩa TMĐT, lịch sử phát triển TMĐT, ảnh hưởng và lợi ích của TMĐT lên việc kinh
doanh, những quan niệm sai lầm về TMĐT doanh nghiệp hay mắc phải. Độc giả cũng sẽ nắm
được tình hình TMĐT trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng, xu hướng TMĐT ở
Việt Nam, chiến lược áp dụng TMĐT cho doanh nghiệp Việt Nam từ đây đến năm 2010. Độc
giả cũng sẽ hiểu được sự khác biệt giữa e-Business và TMĐT (e-Commerce).
Nội dung của chương:
2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT
2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào?
2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT
2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp
2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT
2.6. So sánh e-Business và TMĐT
2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới
2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam
2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 - 2010
2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam

2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển
TMĐT là một khái niệm chưa được nhiều doanh nhân ở Việt Nam hiểu chính xác. Đa số
doanh nhân nghĩ rằng TMĐT phải là mua bán, thanh toán qua mạng. Nhận định trên không
hoàn toàn đúng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT, tác giả định nghĩa ngắn gọn như
sau “TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc
biệt là Internet và WWW.”
Các hoạt động thương mại bao gồm marketing, hỗ trợ khách hàng, cung cấp thông tin, mua-
bán, thanh toán Không cần phải thực hiện toàn bộ các hoạt động thương mại dựa trên các
công cụ điện tử mới là áp dụng TMĐT, doanh nghiệp có thể tận dụng TMĐT phục vụ một hay
nhiều hoạt động thương mại của mình để mang lại hiệu quả kinh tế. TMĐT nên được xem là
một công cụ bổ sung cho thương mại truyền thống để tăng hiệu quả kinh doanh.
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 11
Các khái niệm B2B, B2C, C2C
TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần tham gia
hoạt động thương mại, cụ thể:
- B2B (Business-to-Business): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh
nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp.
- B2C (Business-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người
bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng.
- C2C (Consumer-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các cá
nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân.
Lịch sử phát triển TMĐT
Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực
khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận
thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với
đối tác một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu
đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành
nên khái niệm TMĐT.
2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào?
Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay

đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:
- Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá
cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc
biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronic products)
hay dịch vụ cung cấp qua mạng.
- Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one-to-one)
với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí.
- Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo
qua mạng trước khi quyết định mua.
- Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung
cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế
kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng
- Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng
cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp
cho người mua qua mạng Internet.
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 12
- Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu.
- Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để
được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều.
- Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi
phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống.
- Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảm giá,
chọn lựa giá tốt nhất ) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mại
truyền thống.
- Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho những người
bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn.
- TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển
có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
- Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự động những
mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình, dựa trên những

thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua của khách hàng.
- Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụ tương tự đã,
đang và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức phục vụ khách hàng dựa
vào Internet và TMĐT.
- Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin liên lạc,
marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng
- Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơn nhiều.
- Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu khách hàng
đang bùng nổ. Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho các website nào dẫn
được khách hàng đến website Amazon.com và mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến
15% giá trị đơn hàng.
Tóm lại:
- Với Internet, TMĐT, quyền của người mua được gia tăng đáng kể: chọn lựa hàng hóa,
tham khảo thông tin, khảo sát giá, mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên mạng Internet,
yêu cầu đặc biệt theo sở thích cá nhân, mua rẻ hơn, chính sách trả lại hàng nếu không
hài lòng
- Với Internet, TMĐT, doanh nghiệp (người bán) phải cạnh tranh nhiều hơn, nỗ lực
phục vụ khách hàng tốt hơn, lợi nhuận trên món hàng ít hơn, song, phục vụ thị trường
lớn hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí kinh doanh hơn.

Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 13
2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT
TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Xin giới thiệu 02 cách phân chia sau:
Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT
• Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này,
website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà
không có các chức năng phức tạp khác.

Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức
tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem

có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện.
• Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ
qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ
các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn.

Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng
nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp
của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.
• Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không
dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi) v.v… sử dụng giao thức truyền
không dây WAP (Wireless Application Protocal).
• Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có
thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin
(hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch.
Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT
• Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh
nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ Các hoạt
động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.

Cấp độ 2 – thương mại giao dịch
(t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh
nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có
thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến.
• Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp,
kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của
doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp
của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 14
2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp
TMĐT nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt

Nam hiện nay. Bên dưới là những lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp:
- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: chỉ
với từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, doanh nghiệp có thể đưa thông tin
quảng bá đến với người xem trên khắp thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm
được cho doanh nghiệp. Chi phí cho website của doanh nghiệp mỗi tháng ước tính
(kinh tế nhất) là: 50.000 đồng chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), vài trăm nghìn đồng
cho chi phí quảng cáo trên mạng (đây chỉ là chi phí tối thiểu cho website của doanh
nghiệp). Doanh nghiệp sẽ thu được hiệu quả quảng bá cao hơn nếu đầu tư chi phí, thời
gian, nhân lực nhiều hơn cho việc marketing qua mạng.
- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với TMĐT, doanh nghiệp có thể cung cấp
catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực
kỳ nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng
trực tiếp từ trên mạng v.v… TMĐT mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài
lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, chất lượng dịch vụ, thái độ và tốc độ
phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng.
- Tăng doanh thu: với TMĐT, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp giờ đây không
còn bị giới hạn về mặt địa lý. Doanh nghiệp không chỉ có thể bán hàng cho cư dân
trong địa phương, mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Việt Nam hoặc bán ra toàn
cầu. Doanh nghiệp không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến mà tích cực và chủ động đi
tìm khách hàng cho mình. Vì thế, số lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng lên
đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Tuy nhiên, lưu ý rằng chất lượng và giá cả sản phẩm
hay dịch vụ của doanh nghiệp phải tốt, cạnh tranh, nếu không, TMĐT không giúp
được cho doanh nghiệp.
- Giảm chi phí hoạt động: với TMĐT, DN không phải chi nhiều cho việc thuê mặt
bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng
một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành và marketing website mỗi
tháng không quá một triệu đồng, DN đã có thể bán hàng qua mạng. Nếu website của
doanh nghiệp chỉ trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, DN tiết kiệm được chi phí
in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Nếu DN sản
xuất hàng xuất khẩu, doanh nhân có thể ngồi nhà tìm kiếm khách hàng quốc tế qua

mạng. Doanh nghiệp còn tiết kiệm được chi phí trong việc quản lý dữ liệu, quản lý
mối quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) v.v
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 15
- Lợi thế cạnh tranh: kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây,
doanh nhân tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến
lược tiếp thị v.v… Khi các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đều áp dụng TMĐT,
thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng riêng
(differentiation) cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và
giữ được khách hàng.
2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT
Khi doanh nhân còn nhận định chưa đúng đắn về TMĐT thì TMĐT còn chưa được ứng dụng
hiệu quả phục vụ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhận định sai đó gồm:
- Tin rằng xây dựng website xong là sẽ có khách hàng một cách dễ dàng và nhanh
chóng: thực tế doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều cho marketing, cập nhật thông tin
cho website, hỗ trợ khách hàng để có thể tìm được khách hàng qua website.
- Tin rằng doanh nghiệp có thể dùng website để quảng bá sản phẩm, thông tin đến với
mọi người trên khắp thế giới một cách dễ dàng: thực tế có hơn 8 tỷ trang web với hơn
40 triệu website trên Internet, nếu doanh nghiệp không đầu tư marketing website tốt
thì xác suất người xem tự tìm ra website của doanh nghiệp sẽ rất thấp.
- Tin rằng website sẽ thay thế các công cụ, phương tiện marketing khác: thực tế website
và TMĐT chỉ là công cụ hỗ trợ cho các công cụ sẵn có trong thương mại truyền thống.
- Không chú trọng và hiểu biết đúng đắn về thiết kế, giao diện, chức năng của
website: thực tế website hiệu quả phải là website dễ sử dụng, có các chức năng cần
thiết hỗ trợ cho người xem, tốc độ tải về nhanh, không quá nhiều màu sắc, hiệu ứng
- Không chú trọng những thông tin thuyết phục người xem ra quyết định mua hàng. Hãy
trả lời câu hỏi “Tại sao bạn nên mua hàng của chúng tôi?” để nêu ra được những lợi
thế của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp so với của đối thủ cạnh tranh.
- Không cập nhật thông tin thường xuyên.
- Tin rằng website đẹp về mỹ thuật sẽ mang lại nhiều khách hàng. Thực tế những
website nổi tiếng trên thế giới về doanh số bán đều là những website được thiết kế rất

đơn giản về mỹ thuật, quan trọng là bố trí thông tin sao cho người xem dễ dàng tìm
được điều họ muốn một cách nhanh nhất và cung cấp đủ chức năng đáp ứng nhu cầu
của người xem.
- Không có thói quen trả lời ngay những email hỏi thông tin của người xem. Như thế sẽ
làm khách hàng tiềm năng có ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp của doanh
nghiệp và sẽ đẩy họ đến với nhà cung cấp khác. Luật “bất thành văn” trong TMĐT là
doanh nghiệp nên trả lời mọi email của người xem trong vòng 48 giờ.
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 16
- Không quan tâm đến rủi ro trong thanh toán qua mạng. Thực tế, theo luật chung của
TMĐT thế giới, nếu có rủi ro trong thanh toán qua mạng, người bán sẽ là người chịu
mọi thiệt hại. (Xem thêm trong chương 5)
- Áp dụng rập khuôn những mô hình TMĐT đã có: thực tế không có cách tốt nhất để áp
dụng TMĐT cho tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải dựa trên đặc tính riêng
mình để tạo ra một mô hình TMĐT phù hợp cho riêng doanh nghiệp. Lưu ý: chìa khóa
thành công trong TMĐT nằm ở cụm từ “tạo nét đặc trưng riêng” (differentiation).
- Không quan tâm đúng mức về cạnh tranh trong TMĐT: doanh nghiệp có thể áp dụng
TMĐT thì đối thủ cạnh tranh cũng có thể áp dụng TMĐT. Chi phí triển khai TMĐT là
rất thấp nên hầu như ai cũng có thể áp dụng TMĐT, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong
lĩnh vực này. Vì thế, để thành công, doanh nghiệp phải biết cách đầu tư: rất quan tâm
đến tiếp thị qua mạng (Internet Marketing hay e-marketing), tiện ích và chất lượng
phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng cho riêng mình.
- Không quan tâm đến công nghệ mới: công nghệ thông tin là lĩnh vực mà sự lạc hậu
công nghệ diễn ra rất nhanh. TMĐT là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển
của công nghệ thông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra nhanh, đòi hỏi doanh
nghiệp tham gia TMĐT phải luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức
kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý v.v…
2.6. So sánh e-Business và TMĐT
Phần này là một phần bổ sung kiến thức cho độc giả vì ít nhiều liên quan đến TMĐT. Khái
niệm e-business cũng ít khi được định nghĩa chính xác. Có nhiều định nghĩa về e-business.
Theo định nghĩa của công ty ICONI của Anh như sau: “e-Business có hai ý nghĩa. Thứ nhất:

chỉ một công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng. Thứ hai: chỉ một công ty điện tử
hóa các hoạt động chức năng bên trong công ty dùng các công nghệ của Internet.”
(“Definition: e-Business can mean two things. Firstly if a company is set up and deals solely
online it is said to be an e-Business. Or for established companies e-Business means
transforming internal processes using Internet technologies” - www.iconi.co.uk/default.asp).
Một định nghĩa khác: “e-Business là hệ thống hay ứng dụng thông tin để phục vụ và làm tăng
hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Ngày nay việc điện tử hóa này chủ yếu dùng các công
nghệ web.” (“Electronic business is any information system or application that empowers
business processes. Today this is mostly done with web technologies” -
www.en.wikipedia.org/wiki/E-business)
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 17
Như vậy, có hai cách hiểu về e-business: tạm dịch tiếng Việt là:
- Kinh doanh điện tử: công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng.
- Doanh nghiệp điện tử: công ty điện tử hóa các hoạt động chức năng bên trong công
ty dùng các công nghệ của Internet.
Trong quyển sách này, khái niệm e-business được đề cập là khái niệm Doanh nghiệp điện tử.
Doanh nghiệp ứng dụng e-business để phục vụ việc liên kết tự động giữa các phòng ban chức
năng trong doanh nghiệp và liên kết với các đối tác như nhà cung cấp, khách hàng v.v một
cách tiện lợi và hiệu quả. e-Business truyền dữ liệu qua Internet, mạng nội bộ hay mạng mở
rộng.








Hình 2.1: mô hình ví dụ về e-Business.
Giải thích mô hình:

e-Business “rộng” hơn e-Commerce (TMĐT). e-Business bao phủ các quá trình hoạt động
trong doanh nghiệp như: mua hàng qua mạng điện tử (e-procurement, e-purchasing), quản lý
dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng bằng chương trình điện tử, phục vụ
khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa các
bộ phận chức năng trong doanh nghiệp v.v




Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 18
e-Business là một hệ thống thông tin gồm nhiều module (phần) như:
- HRM (Human Resource Management - Quản lý Nhân sự): dành cho phòng Nhân sự
- ERP (Enterprise Resource Planning - Hoạch định Tài nguyên Doanh nghiệp), MRP
(Material Reqirements Planning - Hoạch định Nhu cầu Vật liệu): dành cho bộ phận
sản xuất
- CRM (Customer Relationship Management – Quản lý Mối quan hệ Khách hàng),
Sales Management (Quản lý Bán hàng): dành cho bộ phận kinh doanh, bán hàng, hỗ
trợ khách hàng
- Document Management (quản lý thông tin, văn bản): dùng cho các bộ phận để chia sẻ
văn bản
bao chung quanh một cơ sở dữ liệu chung (Database) với chương trình EAI (Enterprise
Application Integration – Tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp).
Tùy theo nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể ứng dụng từng module
cho từng giai đoạn.
Trong khi khái niệm TMĐT chỉ bao gồm việc thực hiện các giao dịch thương mại dựa trên
các công cụ điện tử, gồm các hoạt động bán hàng, marketing, phục vụ khách hàng, quản lý
mối quan hệ khách hàng
2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới
Trên Internet hiện có hơn 8 tỷ trang web (theo ghi nhận của Google) với hơn 40 triệu tên miền
website đang hoạt động (theo ghi nhận của Whois). (số liệu cập nhật giữa năm 2005). Theo

Internet World Stats, năm 2004, số người truy cập Internet trên toàn cầu là hơn 800 triệu
người, chiếm tỷ lệ 12,7% dân số. Tỷ lệ này không đều nhau ở các châu lục. Bảng sau cung
cấp số liệu thống kê về số người sử dụng Internet ở các châu lục, tỷ lệ phần trăm người truy
cập Internet so với tổng dân số





Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 19
Châu lục
Số người truy
cập Internet
% tăng
trưởng so
với năm
2000
Chiếm tỷ lệ
% dân số
% so với
toàn cầu
Châu Phi 12.937.100

186,6 %

1,4 %

1,6 %

Châu Á 257.898.314


125,6 %

7,1 %

31,7 %

Châu Âu

230.886.424

124,0 %

31,6 %

28,4 %

Trung Đông 17.325.900

227,8 %

6,7 %

2,1 %

Bắc Mỹ 222.165.659

105,5 %

68,3 %


27,3 %

Mỹ Latin 55.930.974

209,5 %

10,3 %

6,9 %

Châu Đại
Dương
15.787.221

107,2 %

48,5 %

1,9 %

Toàn cầu 812.931.592

125,2 %

12,7 %

100,0 %

Bảng 2.1: Thống kê số người truy cập Internet trên toàn cầu năm 2004 theo châu lục.

Nguồn: Internet World Stats
Theo thống kê và ước tính của Forrester Research, doanh số TMĐT toàn cầu (B2B và B2C)
năm 2004 là 6,75 nghìn tỷ dollar Mỹ, trong đó phân bố như sau:
Châu lục Doanh số (nghìn tỷ dollar) % so với toàn cầu
Bắc Mỹ 3,5 51,9
Châu Á – Thái Bình Dương 1,6 23,7
Tây Âu 1,5 22,2
Mỹ Latin 0,08 1,2
Còn lại 0,07 1,0
Tổng cộng 6,75
100,0%

Bảng 2.2
: Doanh số TMĐT toàn cầu năm 2004 (B2B+B2C) phân theo châu lục.
Nguồn: Forrester Research




Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 20
Để thấy được sự tăng trưởng doanh số TMĐT toàn cầu theo các năm, bảng sau minh họa
doanh số B2B toàn cầu từ năm 2000 đến 2005 (ước tính):
Năm Doanh số (dollar Mỹ)
2000 $433 tỷ
2001 $919 tỷ
2002 $1,9 nghìn tỷ
2003 $3,6 nghìn tỷ
2004 $6,0 nghìn tỷ
2005 $8,5 nghìn tỷ
Bảng 2.3: Doanh số B2B toàn cầu từ năm 2000 – 2005

Nguồn: Gartner Group
Đối với thị trường Mỹ - nơi sinh ra TMĐT và cũng là nơi TMĐT phát triển mạnh mẽ nhất,
doanh số bán lẻ qua mạng từ năm 2002 đến 2006 được thống kê và ước tính như sau:
Năm Tỷ USD
2002 47.8
2003 63.9
2004 82.9
2005 104.4
2006 130.3
Bảng 2.4: doanh số bán lẻ qua mạng ở Mỹ từ năm 2002 đến 2006
Nguồn: Gartner Group
Trong đó các sản phẩm bán chạy nhất qua mạng như sau:

Sách 42%

CD/DVD/Video 38%

Khác 37%

Phần mềm máy tính 29%

Dịch vụ du lịch 28%

Quần áo, vải sợi 27%

Quà tặng 24%

Phần cứng máy tính 18%

Dịch vụ giải trí 17%


Vật dụng trong nhà 16%

Tạp hóa, thuốc 13%
(Nguồn: ACNielsen)
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 21
Tóm lại, tình hình phát triển TMĐT trên toàn thế giới vẫn gia tăng hàng năm, trong đó, thị
trường Mỹ phát triển chậm lại, nhường bước cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là
châu Á.
2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam
Theo thống kê mới nhất, tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu người truy
cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của
toàn cầu năm 2004.
Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, đến cuối
năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó,
con số này đã lên đến hơn 10 triệu, dự đoán đến cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập
Internet có thể lên đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước. Những
thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở Việt Nam trong giai
đoạn 2006 – 2010.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt
Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như
.com.vn, .net.vn, ) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004).
Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt,
các siêu thị trực tuyến B2C đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển
hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng
được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm
thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc ), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các
dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng
hợp, thông tin chuyên ngành ), giáo dục và đào tạo
Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ

trợ marketing, bán hàng qua mạng Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ Thương mại
điện tử về quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.


Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 22
Tác dụng của Website đối với
Doanh nghiệp
Điểm
(0 là thấp nhất, 4 là cao nhất)
Xây dựng hình ảnh công ty 3,2
Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 2,9
Thu hút khách hàng mới 2,6
Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,0
Tăng doanh số 1,9

Bảng 2.5
: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2004, Vụ TMĐT
Kết quả khảo sát trên phản ánh thực tế đa phần doanh nghiệp có website mới chỉ xem website
là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó,
doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích TMĐT có thể mang lại cho doanh
nghiệp. Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa
được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng
người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều tháng, nhiều năm, và đa số các website
giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên
500.000).
Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định
hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Do đó, sự đầu tư cho TMĐT ở
mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng có

nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website TMĐT (sàn giao dịch, website phục vụ
việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị điện tử ) để giành vị thế tiên phong, tuy
nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để
mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể.
Để TMĐT phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy, làm nền tảng như:
a. cơ sở hạ tầng công nghệ
b. số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet
c. nhân lực chuyên môn
d. kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư
e. nhận thức của cộng đồng
f. vai trò lãnh đạo của nhà nước
g. luật
Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 23
Theo khảo sát của tác giả, 7 yếu tố trên được xếp hạng như sau (thang điểm từ 0 đến 9, 0 là
hầu như chưa có gì, 9 là mức cao nhất thúc đẩy sự phát triển TMĐT)
Yếu tố Thang điểm (0-9)
Số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet 7
Cơ sở hạ tầng công nghệ 6
Vai trò lãnh đạo của nhà nước 5
Kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, và
nhận thức của nhà đầu tư
4
Nhân lực chuyên môn 3
Nhận thức của cộng đồng 2
Luật 1

Bảng 2.6
: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam
Nguồn: Khảo sát của tác giả
2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010

Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn TMĐT sẽ phát triển nhanh nhất, tốc độ nhất ở Việt Nam
vì một số yếu tố sau:
- Việt Nam sẽ gia nhập WTO, AFTA trong năm 2005 - 2006.
- TMĐT ở châu Á đang trên đà phát triển nhanh.
- Theo kinh nghiệm thực tế của các quốc gia đã có nền TMĐT phát triển, quá trình 5
năm đủ để TMĐT phát triển nhanh nhất, sau đó sẽ gần đến mức bão hòa và tốc độ
phát triển chậm đi.
- Chủ trương của Chính phủ thúc đẩy TMĐT phát triển trong giai đoạn này.
- TMĐT ở Việt Nam đã được phát triển cơ bản một cách tự phát, tức đã đi qua gần hết
giai đoạn “tự phát, trứng nước”.
- Các yếu tố CNTT, Internet, truyền thông đã và đang phát triển rất nhanh, tạo điều
kiện cho TMĐT phát triển với tốc độ nhanh trong 5 năm sắp tới.



Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 24
Doanh nghiệp nên áp dụng TMĐT như thế nào trong giai đoạn 2006 – 2010? Có thể chia
thành hai hướng:
a. Doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh truyền thống tận dụng TMĐT như
một kênh hỗ trợ marketing, chức năng, phục vụ khách hàng, mở rộng thị
trường :
Trước thực trạng toàn cầu hóa, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực tìm cách tồn tại
và phát triển, cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong đó, TMĐT giúp nhiều cho doanh
nghiệp về marketing, đặc biệt là marketing ra thị trường quốc tế, giảm chi phí (chi phí
marketing, chi phí nhân lực, chi phí bán hàng, chi phí liên lạc, chi phí mặt bằng ), bán
hàng qua mạng, hỗ trợ khách hàng từ xa
Doanh nghiệp nếu chưa có website thì nên xây dựng website cho mình, nên chú ý làm
thế nào để xây dựng website hiệu quả và marketing website hiệu quả. Doanh nghiệp
đã có website thì nên kiểm tra tính hiệu quả của website, nếu cần thì phải xây mới
website để đảm bảo tính chuyên nghiệp, vì website chính là show-room của doanh

nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cần đầu tư đúng đắn cho việc marketing website này.
Về yêu cầu nhân sự chuyên môn, tùy theo đặc trưng của ngành nghề, dịch vụ, sản
phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cần nhiều hay ít nhân sự có chuyên
môn về TMĐT (lập trình web, thiết kế web, cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng,
marketing qua mạng, an toàn mạng ). Nếu doanh nghiệp không chuyên về CNTT và
có quy mô không lớn thì doanh nghiệp nên chọn đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế, lập
trình website, an toàn mạng. Việc cập nhật thông tin, marketing qua mạng, hỗ trợ
khách hàng phải là việc do doanh nghiệp đảm trách thường xuyên và chuyên nghiệp
thì mới mang lại hiệu quả.
Cuối cùng, và cũng quan trọng nhất, lãnh đạo doanh nghiệp phải am hiểu về lợi ích
của TMĐT, cách áp dụng TMĐT vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả
nhất. Doanh nhân có thể tự trang bị kiến thức TMĐT về chiến lược kinh doanh,
marketing qua mạng bằng cách đọc sách, tham gia các lớp huấn luyện đào tạo ngắn
về TMĐT dành cho doanh nhân, tìm thêm kiến thức trên mạng Internet. Doanh nhân
cũng có thể nhờ tác giả tư vấn thêm về TMĐT, liên hệ tác giả qua email


Thc sĩ Dng T Dung – Công ty Thng mi đin t VITAN www.vitanco.com 25
b. Doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT và các lĩnh vực hỗ trợ TMĐT:
TMĐT mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới. Giai đoạn 2006 – 2010 sẽ có nhiều
doanh nghiệp xuất hiện hoặc nhảy sang lĩnh vực mới này. Sẽ có nhiều website lớn với
chức năng phức tạp xuất hiện, và nếu hoạt động tốt sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nhà
đầu tư, ví dụ:
- Website sàn giao dịch
- Website cung cấp thông tin (tin tức, thông tin chuyên ngành như du lịch, luật,
đào tạo, tư vấn )
- Website phục vụ nhu cầu quảng cáo của doanh nghiệp dựa trên cộng đồng
người xem sẵn có của mình
- Website bán hàng qua mạng (ít hay nhiều mặt hàng, kể cả phần mềm, chương
trình ứng dụng)

- Website đấu giá trực tuyến
- Website dịch vụ marketing qua mạng
-
2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam
Tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam là cao, vì các lý do sau:
- Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, TMĐT giúp doanh nghiệp tìm kiếm
khách hàng trên toàn thế giới.
- Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách
bán qua mạng Internet.
- Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh
toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng
- Nhà nước chủ trương thúc đẩy TMĐT phát triển.
- CNTT, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh.
- Chính những khả năng, lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư là
động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia TMĐT.
- Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là CNTT
Xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam:
Hiện nay TMĐT ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing, bán hàng cho doanh
nghiệp là chính. Ngoài ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website
C2C như rao vặt, đấu giá , website thông tin (tin tức là chính) đã được xây dựng và đưa

×