Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BIẾN CHỨNG XÌ RÒ VÀ TỬ VONGSAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY TÁ TRÀNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.07 KB, 18 trang )

BIẾN CHỨNG XÌ RÒ VÀ TỬ VONG
SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY TÁ TRÀNG

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rò ống tiêu hoá trên (ROTH) là một biến chứng nặng sau phẫu
thuật điều trị bệnh dạ dày-tá tràng, việc điều trị rò tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Nghiên cứu này nhằm phân tích các biến chứng xì rò và tử vong sau phẫu thuật điều
trị bệnh dạ dày-tá tràng.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: phương pháp hồi cứu và phân tích
số liệu bệnh nhân rò tiêu hóa sau phẫu thuật điều trị bệnh dạ dày-tá tràng; đã được
điều trị tại khoa ngoại tiêu hoá bệnh viện Chợ Rẫy từ 1-2005 đến 12-2007.
Kết quả: 24 ca ROTH, gồm 20 nam và 4 nữ, tuổi trung bình là 56 ± 1,44,
trong đó mổ chương trình có 8 BN (33,3%) và mổ cấp cưú 16BN (66,67%).với các
thương tổn: Rò từ miệng nối vị tràng 6 ca, rò mõm tá tràng 6 ca, rò từ chỗ mở thông
dạ dày 2 ca, bục chỗ khâu ổ loét dạ dày-tá tràng 10 ca. Tử vong 8 ca (33,33%).
ABSTRACT
POSTOPERATIVE GASTRO-DUODENAL FISTULA
AND MORTALITY IN GASTRO-DUODENAL DISEASE
Phan Duong, Phung Tan Cuong, Ton That Buu, Pham Kim Hieu, Le Hoang Anh,
Huynh Thanh Hiep, Nguyen Dung, Tran Thi Mai Linh, Tran Tuan, Dinh Van Tuyen,
Duong Hong De, Nguyen Huu Toan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 3 - 2008: 62 – 67
Background: Post-operative gastro-duodenal fistula is a severe complication,
treatment for this is difficult. The study aimed at evaluting the complication of fistula
and mortality of the posoperative gasto-duodenal.
Methods: Retrospective and analytic study. All patients with post-operative
gastro-duodenal fistula in gastro-duodenal disease in the department of digestive
surgery, Chợ Rẫy hospital were included during 1/2005 – 12/2007.
Results: There were 24 patients with post-operative fistula, 20 men and 4
women, mean age is 56 ± 1.44. The operation of program: 5 patients and 19 patients
of operative urgent. There are 6 patients of gastro-enterotomie anastomose fistula, 6


duodenals leakages, 2 fistulas after gastrostomy, 10 fistulas after the operative of
gastro-duodenal perforation. Mortality 33.33%.
Rò ống tiêu hóa trên (ROTH) là một biến chứng không hiếm sau các phẫu
thuật điều trị bệnh lý của dạ dày tá tràng. Biến chứng này có khi đơn giản trong điều
trị, song cũng lắm lúc đễ lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Rò ống tiêu hóa là sự nối liền hai bề mặt biểu mô, thuộc hai tạng của ống tiêu hóa,
hoặc giữa một tạng của ống tiêu hóa với một khoang trong cơ thể, qua con đường
thông thương này dịch tiêu hóa qua lại, và có thể tồn tại trên con đường đó những ổ
nhiễm khuẩn. Tùy loại rò, tùy lượng dịch rò, bệnh có thể gây ra những hậu quả trầm
trọng, đe dọa sinh mạng người bệnh, tăng chi phí điều trị, giảm chất lượng sống của
không ít bệnh nhân (BN).
ROTH đã được nhận biết từ lâu, việc điều trị cũng được rất nhiều người quan
tâm, nhưng phải đến những năm 1960 của thế kỷ trước, người ta mới hoạch định
được một chiến lược điều trị dựa trên hai suy đoán: Thứ nhất, với những hiểu biết còn
hạn chế về sinh lý bệnh học, người ta giả định ROTH tương tự như thủng tá tràng
hoặc thủng ruột do chấn thương, nên điều trị trước hết bằng phẫu thuật với hy vọng
đạt được kết quả như khi giải quyết thủng tá tràng, thủng ruột.Thứ hai, người ta tin
rằng, chỉ có đóng kín lỗ rò bằng phẫu thuật mới có thể kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ
nhiễm khuẩn và tình trạng suy dinh dưỡng kèm theo thường gặp ở người bệnh
ROTH.
Gần đây chiến lược này đã phá sản vì có tới 80% những trường hợp phẫu thuật
sớm đã thất bại, tỷ lệ tử vong đạt tới con số kỷ lục từ 40% đến 60% các trường hợp
ROTH. Từ những năm 1970, người ta đã lựa chọn một chiến lược khác, đảo ngược
hoàn toàn chiến lược ban đầu, tận dụng triệt để liệu pháp dinh dưỡng, kiểm soát chặt
chẽ tình trạng nhiễm khuẩn, tạo thuận lợi cho việc đóng kín lỗ rò theo cơ chế tự bổ
khuyết cuả cơ thể, và chỉ cho phép phẫu thuật khi các giải pháp điều trị bảo tồn nói
trên đã thất bại, hoặc khi xuất hiện các biến chứng có nguy cơ đến mạng sống. Nhờ
vậy đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, nâng cao dần chất lượng sống cho người bệnh.
Điều trị bệnh vốn đòi hỏi sự hợp tác của nhiều lĩnh vực, điều trị ROTH càng
cần có điều kiện tiên quyết đó để có được một đội ngũ đồng thuận gồm nhiều chuyên

gia của các lĩnh vực như hồi sức nội khoa, dinh dưỡng lâm sàng, điều dưỡng và nhà
phẫu thuật. Với mong muốn như vậy, chúng tôi xem xét lại những vấn đề thực tế qua
24 trường hợp ROTH, nhấn mạnh những lợi ích và vị trí của những giải pháp kỹ thuật
trong việc điều trị ROTH để đạt tới những thành quả mong đợi.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích biến chứng và tử vong do ROTH sau phẫu thuật điều trị bệnh dạ dày
– tá tràng.
ĐỐi TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu các trường hợp ROTH sau phẫu thuật can thiệp những bệnh lý của dạ
dày tá tràng, từ 1-2005 đến 12-2007 tại khoa ngoại tiêu hóa BV CHỢ RẪY.
KẾT QUẢ
24 trường hợp ROTH được hồi cưú, gồm 20 nam và 4 nữ, tuổi trung bình là
56 ± 1,44 trong đó trên 50 tuổi có 19 BN, và từ 20 đến 50 tuổi có 5 BN, thấp nhất
là19, cao nhất là 89 tuổi, trong đó mổ chương trình có 5 BN (20,83%) và mổ cấp cưú
19BN (79,17%). Với các thương tổn:
Vị trí xì rò
Số

ca
Tỷ lệ
%
Miệng nối vị
tràng
6 25,00

Mõm tá tràng 6 25,00

Chỗ mở thông
dạ dày
2 08,33


Bục chỗ khâu

10

41,67

loét DD-TT

Thủ thuật và
phẫu thuật điều trỊ

Số

ca
Tỷ lệ
%
Cắt ½ dưới dạ
dày + mở hổng tràng
nuôi ăn
4 16,67

Cắt ½ dưới dạ
dày + nôí vị tràng theo
kiểu ROUX-En –
Y +
mở hổng tràng nuôi ăn

1 4,16
Cắt lọc và khâu

lại mõm tá tràng + nối
quai đến, quai đi hổng
tràng.
1 4,16
Thủ thuật và
phẫu thuật điều trỊ

Số

ca
Tỷ lệ
%
Đặt ống giảm
áp qua mõm tá tràng
+
khâu mõm TT + mở
hổng tràng nuôi ăn
4 16,67

Khâu chỗ mở
dạ dày + mở hổng
tràng nuôi ăn
2 8,33
Nối tá tràng –
hổng tràng (Roux-en-
Y) + dẫn lưu hổng
tràng giảm áp + mở
hổng tràng nuôi ăn
1 4,16
Khâu lại chỗ

thủng DD-TT + mở
3 12,50

Thủ thuật và
phẫu thuật điều trỊ

Số

ca
Tỷ lệ
%
hổng tràng nuôi ăn
Cắt lọc & khâu
miệng nối vị tràng
+
mở hổng tràng nuôi ăn

4 16,67

Đặt
Tube
Levin vào quai đi
hổng tràng nuôi ăn
,
qua miệng nối vị tràng

1 4,16
Điều trị nội
đơn thuần
3 12,50



Protide máu
Số

Tỷ
ca lệ%
< 4g / 1litre 10

41,67

< 5g / 1litre 06

25,00

< 6g / 1 litre 06

25,00

< 7g / 1litre 02

08,33


Hồng cầu
Số

ca
Tỷ lệ
%

< 2 Triệu
/
1mm
3

10

41,67

< 3 Triệu
/
1mm
3

07

29,17

< 4 Triệu
/
1mm
3

06

25,00

< 5 Triệu
/
1mm

3

01

04,16

Mổ theo
Số

ca
Tỷ lệ
%
Chương trình 08

33,3
Cấp cưu 16

66,7

Kết quả
Số

ca
Tỷ lệ
%
Khỏi bệnh
,
xuất viện
16


66,67

Tử vong 8 33,33

BÀN LUẬN
Thể trạng BN
Trong 24 ca ROTH, có 41,67% BN có Hct dưới 20% và 29,17% BN có Hct
dưới 30%, tổng số BN có Hct dưới 30% chiếm đến 70,84%. Như vậy trong nhóm
ROTH hơn 70% có thể trạng kém, chính yếu tố thể trạng của BN đóng vai trò quan
trọng trong sự liền vết thương. Nếu dựa vào yếu tố đạm máu, ta thấy 66,67% BN có
protide máu < 5g/l. Ngoài ra 66,7% BN được mổ cấp cứu, do đó việc bồi phụ đạm
máu thường không đủ. Trong những trường hợp có yếu tố thể trạng kém, trước mổ
chưa bù đủ thì sau mổ nên bù ngay đạm, dung dịch mở và đường. Công việc bù đạm
trong những ngày sau mổ, khi mà chức năng gan còn yếu, việc tổng hợp protéine
chưa hoàn chỉnh, việc bù đạm trong lúc này tốt nhất là Albumin.
Trong 8 trường hợp tử vong sau khi mổ lại ROTH, có 1 trường hợp chết sau
khi vào viện chưa kịp can thiệp lại, 2 ca sốc không hồi phục sau mổ do viêm phúc
mạc đến muộn, nhiễm trùng nhiễm độc nặng, 5 ca khác ngoài các yếu tố cơ điạ gầy
yếu, còn có yếu tố tuổi tác, các trường hợp này có độ tuổi trung bình là 65 (cá biệt có
1 ca 89 tuổi).
Nhận xét qua 8 ca tử vong chúng tôi thấy các yếu tố: Thể trạng kém + tuổi
cao + viêm phúc mạc đến muộn là những yếu tố thuận lợi cho tử vong.
Phẫu thuật điều trị
Trong 24 ca ROTH có 8 ca mổ theo chương trình chiếm tỷ lệ 33,3%, trong đó có
2 ca mở thông dạ dày nuôi ăn, 2 ca này có đạm máu > 5g/l, cả 2 ca đều do các PTV trẻ
mổ. Có lẽ cả 2 ca này ROTH do lỗi kỹ thuật hơn là do yếu tố thể trạng.
Trong 8 ca tử vong do ROTH, có 2 ca đã cắt dạ dày, BN chết vào ngày thứ 5
và 6 vì ROTH, chết trong bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc. Trong khi đó 16 ca điều
trị ROTH thành công và xuất viện, nhận xét của cuả chúng tôi là đa phần những
trường hợp này có can thiệp phẫu thuật đơn giản, thơì gian mổ ngắn (dưới 100 phút),

có trường hợp dù mổ đến 5 lần, lần thứ 5 chỉ can thiệp rò tá tràng bằng dẫn lưu giảm
áp qua mõm tá tràng + khâu kín mõm tá tràng, kết hợp với hồi sức hỗ trợ và nuôi ăn
sớm qua sonde hổng tràng, BN đã ra viện sau 39 ngày điều trị.
Vấn đề can thiệp lại ROTH, cần chỉ định đúng và kịp thời, làm thế nào không quá
sớm mà cũng không quá muộn. Khi BN bị ROTH có biến chứng viêm phúc mạc toàn
thể, hoặc đó là một rò tận thì sự can thiệp phẫu thuật cần phải được thực hiện ngay,
những trường hợp khác của ROTH đều cần cẩn trọng khi chỉ định can thiệp lại, tốt nhất
trong những trường hợp này là hồi sức hỗ trợ và kéo dãn thời gian điều trị nội bảo tồn
càng dài càng tốt. Một báo cáo nghiên cứu về thơì điểm mổ lại, người ta khuyên nên can
thiệp lần sau cách lần trước càng xa càng tốt, ít nhất cũng phải trên 6 đến 8 tuần sau lần
mổ trước (loại trừ những trường hợp có chỉ định can thiệp lại cấp cứu), vì khi đó các mô
quanh chỗ rò sẽ bớt viêm và giảm phù nề, khi mà các vi mạch của cơ quan rò đã tái lập
tưới máu trở lại với cung lượng cao nhất, giúp sự liền vết thương tốt hơn.
Vấn đề can thiệp phẫu thuật lại ROTH, ngoài vấn đề chọn thời điểm tốt nhất để
can thiệp lại. Phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm, thao tác nhẹ nhàng, tránh can
thiệp thô bạo và nhất là chọn chiến lược can thiệp đơn giản nhưng có hiệu qủa cao nhất,
không nhất thiết phải cầu toàn và triệt để, phẫu thuật phải đảm bảo một nguyên tắc
chung là: Giảm áp lực tối đa trong lòng cơ quan bị rò + giảm cung lượng dịch đi qua
chỗ rò bằng cách dẫn lưu tốt và hút liên tục với áp lực nhẹ sau mổ (p < 10Cm H
2
O).
Một vấn đề khác cần lưu ý là việc dùng chỉ trong phẫu thuật, trong 24 ca ROTH đa
phần (>80%), các phẫu thuật viên dùng chỉ không thích hợp với các mô của cơ quan rò,
dùng chỉ quá to (chỉ Soie số 1,2) để đóng mõm tá tràng làm tổn thương mô tá tràng,
hoặc dùng chỉ quá nhỏ gây xé mô sượng của ổ loét xơ chai dạ dày – tá tràng. Kinh
nghiệm của chúng tôi, những ca can thiệp lại nên khâu nối những chỗ có mô sượng và
có sức căng ít thì nên dùng chỉ nhỏ, đơn sợi (monofil) tiêu chậm 4.0, ngược lại những
nơi có sức căng lớn khi khâu nối hoặc dễ xé rách bấy giờ nên dùng chỉ đơn sợi tan
chậm có đường kính lớn (chỉ 1.0 - 2.0).
Điều trị nội khoa bảo tồn

Điều trị nội bảo tồn ROTH là điều chỉnh rối loạn dinh dưỡng, rối loạn điện
giải và cân bằng kiềm toan cùng tình trạng nhiễm trùng là nguyên nhân chính làm
nặng thêm bệnh, tăng tỉ lệ tử vong. Tuy quan hệ của những rối loạn này là mối quan
hệ nhân quả, nhưng người ta dễ nhận thấy 50-90% bệnh nhân ROTH có những biểu
hiện suy dinh dưỡng Protein-năng lượng (PCM)
(6)
, và hậu quả tất yếu là gia tăng tình
trạng nhiễm trùng, hoặc tạo điều kiện nảy sinh nhiễm trùng, và cũng chính vì nhiễm
trùng, những rối loạn về dinh dưỡng, điện giải, vitamin, khoáng chất, các yếu tố vi
lượng càng trầm trọng hơn.
Điều trị bảo tồn là điều trị toàn diện, trước hết là dùng những phương sách
để phục hồi dinh dưỡng(bao gồm phục hồi nước, điện giải, cân bằng toan kiềm và
cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, các vitamin, các yếu tố vi lượng, nuôi ăn
sớm qua sonde…), tích cực phòng và chống nhiễm trùng tại chỗ cũng như nhiễm
trùng toàn thân, phẫu thuật khi những phương sách này thất bại, hoặc nảy sinh
những biến chứng.
Trước hết nói về rối loạn dinh dưỡng; có 3 yếu tố gây nên suy dinh dưỡng
protein-năng lượng ở những người ROTH:
* Một là do mất dịch tiêu hóa, hỗn hợp giàu Protein, các điện giải quan
trọng(Potassium, Sodium, Magnesium, Chlorid, Bicarbonate ) các vitamin (B12,
Folic acid…) những yếu tố vi lượng (kẽm, đồng, sắt…) và những thành phần khác.
Mất một lượng lớn dịch qua lỗ rò(>500ml/24 giờ), nhất là rò đường tiên hóa trên, cơ
thể sẽ mất nước ưu trương (mất nước trong tế bào), mất nhiều Protein (>75g/ngày),
Potassium, Bicarbonate, Sodium và nhiễm toan chuyển hóa…trong hồi sức, nhiều khi
phải truyền máu vì người bệnh dễ bị thiếu máu do giảm hồng cầu lưới, nhất là những
bệnh nhân có bệnh mãn tính ở đường tiêu hóa.
* Hai là - Suy dinh dưỡng Protein-năng kượng còn do lượng thức ăn đưa vào
không đủ, hoặc do người bệnh phải nhịn ăn lâu ngày sau phẫu thuật (vì cả thầy thuốc
lẫn bệnh nhân đều sợ xì, rò, bục chỗ nối, chỗ khâu…),hoặc khi nuôi ăn không được
tính toán chính xác, hay do những hạn chế về hoàn cảnh kinh tế của người bệnh, sự

thiếu thốn kinh phí của bệnh viện, hoặc bệnh nhân không còn cảm giác thèm ăn hay
không có khả năng hấp thu…chưa nói đến nhiều bệnh nhân đã sẵn có suy dinh dưỡng
ngay từ khi đến bệnh viện.
* Ba là - suy dinh dưỡng Protein-năng lượng do tăng dị hóa vì tình trạng
nhiễm trùng do hầu hết người bệnh ROTH bị nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm
trùng toàn thân. Dịch rò càng nhiều, khả năng nhiễm trùng càng tăng, quá trình dị
hóa càng mạnh, suy dinh dưỡng càng trầm trọng hơn.
Nuôi ăn qua ống tiêu hoá sớm
- Việc nuôi ăn sớm qua đường tiêu hoá, được trung tâm hồi sức CLAUDE –
BERNARD của Pháp cổ vũ từ thập niên 90 của thế kỹ trước. Khi nuôi dưỡng sớm,
đuờng tiêu hóa sẽ tái lập nhu động, quan trọng hơn là khi có tiếp xúc thức ăn với niêm
mạc ống tiêu hoá, tuyến nước bọt và tá tràng tiết ra EGF (Epithelium Growth Factor),
yếu tố này làm sự liền vết thương được chóng hơn nhất là việc mọc niêm mạc đường
tiêu hoá sẽ nhanh và mạnh.
- Kích thích tiết EGF: Khi vì một lý do nào mà không thể cho BN ăn qua
đường miệng, việc kích thích tiết EGF sẽ được thực hiện bằng cách cho BN nhai
kẹo cao su, việc nhai kẹo sẽ giúp tuyến nước bọt ở dưới lưởi và mang tai tiết ra
EGF, nếu thức ăn hoặc dịch nước miếng qua được tá tràng thì sự tiết EGF từ tá
tràng sẽ nhiều hơn.
- Thức ăn dùng để truyền qua ống thông hổng tràng thường được bắt đầu bằng
dung dịch đẳng trương, hoặc một hỗn hợp Amino acid + đường đơn + Monoglyceride
(Vivonex). Một kinh nghiệm của chúng tôi, trong những trường hợp BN không đủ
khả năng tài chính, thì có thể dùng cháo gồm: gạo nấu với tép + các loại rau củ, hỗn
hợp này xay và hoà lỏng nhỏ giọt qua ống mở thông hổng tràng hoặc qua ống tube
Levin (được nội soi và đưa vào quai đi cuả chỗ nối vị tràng, nếu BN chưa có mở hổng
tràng nuôi ăn).
Thời điểm nuôi ăn qua sone: chúng tôi thực hiện ngay sau khi có tái lập nhu
động ruột, thường thì ngày thứ 2-3 sau mổ.
Chống tiết acide + giảm cung lượng dịch tiết dạ dày, mật và dịch tụy
Dịch rò mang theo những mất mát lớn về Protein, điện giải, các dưỡng chất

khác, trong đó có các Enzyne tiêu hoá, mà phần lớn các Enzyne này đều có tính ăn
mòn. Do vậy kiểm soát và làm giảm lượng dịch rò phải được quan tâm thích đáng.
Năm 1979, Klempa và cộng sự đã chứng minh vai trò ức chế bài tiết dịnh tiêu
hoá, ức chế cả tụy nội và tụy ngoại, làm giảm dòng máu đến tụy, giảm khả năng vận
động của ruột, dạ dày và làm rỗng túi mật của Somatostatin, 1 Peptid Amino acid-14.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng Somatostatin kết hợp với TPN (Total
parenteral Nutrition) đã làm tăng tốc độ đóng kín tự phát lỗ rò và giảm một cách có ý
nghĩa thời gian sử dụng TPN (13.9 ± 1.84 ngày so với 20.4 ± 2.98 ngày nếu TPN đơn
thuần, P < 0.05). Nghiên cứu trên 37 bệnh nhân được điều trị với TPN và
Somatostatin -14, Di Costanzo và cộng sự đã phát hiện 68% bệnh nhân đáp ứng điều
trị sau ngày đầu tiên, không phụ thuộc thời gian hoặc vị trí rò. Octreotide, 1
Octapeptid tổng hợp tương tự Somatostatin-14 cũng có tác dụng điều trị, nhưng các
kết quả chưa thực sự có ý nghĩa vì hầu hết các công trình này thực hiện trên số ít đối
tượng, hoặc do bệnh nhân rò ở các vị trí khác nhau, thời điểm kết thúc lâm sàng khác
nhau được chọn để xác minh sự đáp ứng điều trị làm cho khó có thể so sánh.
Ngoài ra một số thuốc chống Anti-H2, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc chống
dị hóa… đem lại nhiều lợi ích ngoài mong đợi, như Reber và cộng sự cho biết rằng:
chỉ cần Anti-H2 tiêm tỉnh mạch đã làm giảm lưu lượng rò tá tràng từ 800ml xuống
còn 300ml/ngày. Kinh nghiệm của chúng tôi là việc sử dụng Durabolin liều cao, giúp
giảm lượng dịch rò một cách ngoạn mục, một khi BN không có khả năng dùng
Somatostatin-14. Nếu cùng một lúc dùng cả Anti-H2 + Somatostatin-14 + Durabolin
thì hiệu quả giảm cung lượng ROTH rất tốt.
KẾT LUẬN
Điều trị bệnh vốn đòi hỏi sự hợp tác của nhiều lĩnh vực, điều trị ROTH càng
cần có điều kiện tiên quyết đó, để có được một đội ngũ đồng thuận gồm nhiều chuyên
gia của các lĩnh vực như hồi sức nội khoa, dinh dưỡng lâm sàng, điều dưỡng và nhà
phẫu thuật.
Việc điều trị ROTH cần có chỉ định đúng lúc, không nên nóng vội song cũng
không để quá muộn, khi đã có biến chứng viêm phúc mạc toàn thể hoặc chảy máu
kèm theo ROTH thì chỉ định can thiệp cấp cứu là cần thiết. Điều trị phẫu thuật cần

chọn chiến lược đơn giản, đủ đảm bảo sự lành vết thương tốt nhất với áp lực trong
lòng ống tiêu hoá thấp nhất, không nhất thiết phải cầu toàn. Cần chọn chỉ khâu nối
thích hợp cho từng loại mô và sức căng của chỗ khâu nối. Nên luôn kèm mở hổng
tràng ra da để nuôi ăn sớm sau mổ. Cuối cùng là việc chăm sóc và nuôi dưỡng qua
đường tỉnh mạch cần đảm bảo đủ mở + đạm + đường và các chất vi lượng.

×