24
sau mổ gặp trong 10,5% tổng số bệnh nhân được cắt đoạn dạ dày cực
dưới, sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng giữa hai nhóm bệnh nhân được
nối theo hai phương pháp không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
2. Kết quả phẫu thuật
Có 18,9% bệnh nhân nối theo phương pháp Roux-en-Y cải tiến và
43,6% bệnh nhân nối theo phương pháp Polya có biểu hiện viêm niêm
mạc dạ dày và miệng nối 3-6 tháng sau mổ (p < 0,01, OR = 3,31). Sau 6-
12 tháng, các tỷ
lệ này lần lượt là 14,6% và 40,8% (p < 0,01, OR =
4,02). Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện trào ngược dịch mật vào mỏm cắt dạ
dày ở nhóm bệnh nhân nối theo phương pháp Polya cao hơn so với
nhóm nối theo phương pháp Roux-en-Y cải tiến (p < 0,01).
7,4% bệnh nhân nối theo phương pháp Roux-en-Y cải tiến và
20,8% bệnh nhân nối theo phương pháp Polya có biểu hiện hội chứng
Dumping sớm 3-6 tháng sau mổ (p < 0,05, OR = 3,27) Sau 6-12 tháng,
các tỷ lệ này lần lượt là 7,1% và 22,4% (p < 0,05, OR = 3,76). Hội
chứng ứ đọng Roux g
ặp ở 7,5% bệnh nhân nối theo phương pháp Roux
cải tiên sau 3-6 tháng và 4,9% sau 6-12 tháng.
78% bệnh nhân sau cắt đoạn dạ dày cực dưới và nối theo phương
pháp Roux-en-Y cải tiến và 69,4% sau nối theo phương pháp Polya có
chất lượng cuộc sống thuộc loại I theo tiêu chuẩn của Visick (p < 0,05).
90,2% bệnh nhân nối theo phương pháp Roux-en-Y cải tiến và 79,6%
bệnh nhân sau nối theo phương pháp Polya có chất lượng cuộc sống sau
phẫu thuật từ 8-10 điểm theo thang điểm 10 của Spitzer (p < 0,05).
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Cắt đoạn dạ dày là một trong những phương pháp ngoại khoa
điều trị triệt để bệnh ung thư dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Phẫu
thuật cắt đoạn dạ dày được thực hiện lần đầu tiên vào những năm đầu
thế kỷ XX và cho đến nay đã trở thành phẫu thuật thường quy trong
thực hành chuyên ngành phẫu thuật bụng.
Tái lập lư
u thông tiêu hoá dạ dày-ruột sau phẫu thuật cắt đoạn dạ
dày được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như Billroth I
(Pean hay Von Haberer), Billroth II (Polya hay Finsterer), hoặc Roux-
en-Y. Do tính chất đơn giản và dễ áp dụng của các phương pháp Billroth
I, II nên trong hơn một thế kỷ qua, phần lớn phẫu thuật viên đều lựa
chọn một trong hai phương pháp này để tái lập lưu thông tiêu hoá sau
phẫu thuật cắt đoạn dạ dày. Tuy nhiên, trong những năm g
ần đây, nhiều
nghiên cứu đã cho thấy rằng các phương pháp tái lập lưu thông dạ dày-
ruột này mang lại không ít các rối loạn hay di chứng sau mổ ảnh hưởng
đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Năm 1897, Cesar Roux đề xuất phương pháp tái lập lưu thông tiêu
hoá sau cắt đoạn dạ dày bằng cách đưa một quai ruột lên nối với mỏm dạ
dày còn lại và ông cho rằng phương pháp này cho phép giảm hay tránh
được các di ch
ứng hay nhược điểm mà các phương pháp trước đây gặp
phải. Phẫu thuật Roux-en-Y đã giải quyết những tồn tại của phương pháp
Billroth II để lại như hội chứng quai tới, viêm niêm mạc dạ dày hay ung
thư mỏm cắt do trào ngược dịch mật.
Mặt khác, trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày và loét dạ dày
mong muốn chung của các phẫu thuật viên là không chỉ an toàn,
giả
m thiểu tai biến, biến chứng, kéo dài cuộc sống mà còn một yêu
cầu rất quan trọng là làm sao mang lại chất lượng sống tốt nhất cho
2
bệnh nhân sau phẫu thuật. Vì vậy, nhiều nghiên cứu về các phương
pháp tái lập lưu thông dạ dày-ruột sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực
dưới cũng đã được nghiên cứu và thực hiện với mục đích chọn được
phương pháp tái lập lưu thông tiêu hoá tốt nhất giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, cho đến nay các công trình nghiên cứu đánh giá
về kết qủa của phương pháp tái lập lưu thông dạ dày-ruột theo kiểu
Roux-en-Y sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới chưa được công
bố nhiều, do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
miệng nối Roux-en-Y cải tiến sau cắt đoạn dạ dày cực dưới để
điều trị loét dạ
dày - tá tràng và ung thư dạ dày” nhằm mục tiêu:
1. Xác định những đặc điểm cải tiến trong kỹ thuật tái lập lưu
thông tiêu hoá kiểu Roux - en – Y sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực
dưới để điều trị ung thư dạ dày và loét dạ dày-tá tràng.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt đoạn dạ dày có tái lập lưu
thông tiêu hoá theo kiểu Roux - en - Y cải tiến so với phẫu thuật cắt
đoạ
n dạ dày tái lập lưu thông tiêu hoá theo kiểu Polya.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử điều trị phẫu thuật cắt dạ dày
Jules Emile Pean, một phẫu thuật viên nổi tiếng người Pháp, đã
thực hiện phẫu thuật cắt đoạn dạ dày đầu tiên cho một bệnh nhân bị
ung thư môn vị vào ngày 9/4/1879, phẫu thuật này chỉ lấy đi môn vị
nhưng đáng tiếc là bệnh nhân này đã chết sau mổ 5 ngày. Vào ngày
6/11/1880, Ludwig R von Rydygier đã tiến hành cắ
t đoạn dạ dày cho
một bệnh nhân bị ung thư hang vị, bệnh nhân này đã chết vào ngày
23
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 124 bệnh nhân (gồm 114 ung thư và 10 loét dạ
dày-tá tràng) được phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới tại bệnh viện
Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế từ tháng
1/2003 đến tháng 06/2006, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới do ung thư dạ dày và loét dạ
dày gặp ở nam nhiều hơn nữ vớ
i tỷ lệ nam/nữ là 1,64 lần. Tuổi trung
bình của các bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới là
55,47 ± 12 năm, trong đó hay gặp nhất là độ tuổi từ trên 40 tuổi đến 60
tuổi.
- Đau thượng vị chiếm tỷ lệ 93,5%, sờ được khối u vùng thượng
vị chiếm 29,1%. 77,4% bệnh nhân được phẫu thuật giai đoạn T
3
,
T
4.
1. Đặc điểm phẫu thuật
Những đặc điểm kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hoá theo kiểu Roux-
en- Y cải tiến như sau:
- Sau khi cắt phần xa của dạ dày, cần thu hẹp mỏm cắt dạ dày phía
bờ cong vị bé khoảng 3-4cm, chiều dài miệng nối ruột non với dạ dày
còn lại 7-8cm, khâu một lớp mủi rời.
- Chọn quai đi là đoạn đầu của hỗ
ng tràng dài 40-45cm. Một đầu
quai đi đóng lại theo kiểu Mayo.
- Quai ruột từ góc tá hỗng tràng đến miệng nối tận-bên hỗng tràng,
hỗng tràng dài 15-20cm, miệng nối rộng 3-3,5cm, khâu mủi rời.
Thời gian phẫu thuật trung bình của bệnh nhân cắt đoạn dạ dày cực
dưới là 188,71 ± 20,53 phút, trong đó thời gian mổ của nhóm bệnh nhân
nối theo phương pháp Roux-en-Y cải tiến dài hơn so với nhóm nối theo
phương pháp Polya (p < 0,01). Thời gian hậ
u phẫu trung bình của bệnh
nhân cắt đoạn dạ dày cực dưới là 9,51 ± 1,73 ngày. Biến chứng trong và
22
lần tái khám thứ 2 sau đó 3 tháng, kết quả có 3 bệnh nhân nhóm I (7,1%) và
11 bệnh nhân nhóm II (22,4%) có biểu hiện hội chứng Dumping sớm ở lần
tái khám thứ 2 và sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Như vậy kết quả chúng tôi cho thấy bệnh nhân nối theo kiểu Roux-en-Y cải
tiến có biểu hiện hội chứng Dumping sau mổ thấp hơn nhiều so với y văn
trước đây khi sử dụng kỹ thuật củ
a Roux kinh điển. Nguyên nhân được
chúng tôi giải thích có lẽ là do chúng tôi cải biên làm giảm chiều dài miệng
nối theo kiểu Finsterer, chỉ còn 6-8cm.
4.6 Đánh giá chất lượng sống sau phẫu thuật
4.6.2 Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật cắt dạ dày
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổng cộng chỉ có 8,3% số bệnh
nhân sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới có giảm khả năng sinh hoạt so
vớ
i trước mổ ở lần tái khám thứ nhất và sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê ở 2 nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng lên 14,4% ở lần tái khám
thứ hai, nhưng cũng vẫn chia đều cho cả hai nhóm bệnh nhân.
Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật được
đánh giá bằng cách sử dụng 2 phương pháp đánh giá: tiêu chuẩn Visick và
thang điểm Spitzer. Kết quả cho thấy: Theo tiêu chuẩn Visick có 32/41 b
ệnh
nhân thuộc nhóm I (78%) có chất lượng cuộc sống thuộc loại I và 34/49
bệnh nhân thuộc nhóm II (69,4%) có chất lượng cuộc sống thuộc loại I. Sự
khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau cắt đoạn dạ dày theo
thang điểm Spitzer, chúng tôi nhận thấy: 37/41 bệnh nhân thuộc nhóm I và
39/49 bệnh nhân thuộc nhóm II chiếm tỷ lệ lần lượt là 90,2% và 79,6% có
chất lượ
ng cuộc sống sau mổ theo tiêu chuẩn Spitzer từ 8 điểm trở lên. Chỉ
số Spitzer càng cao thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật
càng được cải thiện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có
nghĩa là chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân được phẫu thuật theo
phương pháp Roux-en-Y có chất lượng cuộc sống sau mổ tốt hơn so với các
bệnh nhân được nố
i theo phương pháp Polya.
3
thứ 9 sau phẫu thuật. Vào ngày 22/1/1891, Theodor Billroth - một
phẫu thuật viên người Pháp đã thực hiện phẫu thuật cắt đoạn dạ dày
thành công cho một bệnh nhân bị ung thư vùng hang vị. Từ đó đến
nay sau hơn 100 năm kể từ trường hợp cắt đoạn dạ dày đầu tiên này,
kỹ thuật cắt đoạn dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày ngày càng
được hoàn thiện h
ơn, đem lại những kết quả điều trị phẫu thuật ngày
càng tốt hơn cho bệnh nhân.
Ở Việt Nam, trước năm 1945 phẫu thuật điều trị loét và ung thư
dạ dày còn chưa phổ biến. Tháng 11/1961 Hội nghị chuyên đề về
phẫu thuật dạ dày đã được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, từ đó
cho đến nay, phẫu thuật cắ
t đoạn dạ dày đã trở thành phổ biến. Đặc
biệt từ sau 1975 trên khắp các bệnh viện tỉnh và thành phố của cả
nước, phẫu thuật cắt đoạn dạ dày theo Billroth II được coi như phẫu
thuật hàng ngày.
1.2. Các phương pháp tái lập lưu thông tiêu hoá sau cắt đoạn dạ
dày cực dưới
1.2.1. Nối mỏm cắt dạ dày- tá tràng
- Ưu điểm: tái lập lưu thông phù hợp với sinh lý
- Nhược điểm: đôi lúc không thể thực hiện được, miệng nối căng
và hệ quả là tỷ lệ dò miệng nối tăng.
Kỹ thuật: Nối kiểu Billroth I (Phương pháp Péan và phương
pháp Von Haberer)
1.2.2. Nối mỏm c
ắt dạ dày- hỗng tràng
- Ưu điểm: đây là phương pháp luôn thực hiện được cho dù có
các thay đổi lớn về mặt sinh lý.
- Nhược điểm: nhìn chung không lớn lắm. Nối theo phương
pháp này đưa tá tràng khỏi đường đi của thức ăn và vì vậy không
giống như sinh lý bình thường. Hơn nữa ngoài việc tạo thêm một
4
miệng khâu nối ở ống tiêu hoá có nguy cơ gia tăng nguy cơ dò bục
miệng nối thì phương pháp này còn có nguy cơ gây nên tắc ruột do
thoát vị nội nếu như phẫu thuật được thực hiện xuyên mạc treo đại
tràng ngang.
Kỹ thuật: Nối kiểu Billroth II (Phương pháp Polya và phương
pháp Hofmeister – Finsterer)
Năm 1897, Roux đã đề xuất phương pháp tái lập lưu thông tiêu
hóa sau cắt đoạn dạ dày cực dưới bằng kỹ thu
ật mang tên ông (Roux-
en-Y). Tuy nhiên, trong một thời gian dài, phương pháp này đã không
được sử dụng rộng rãi do bởi những khó khăn về vấn đề kỹ thuật. Chỉ
cho đến gần đây, khi nhiều công trình đề cập đến tính ưu việt của
miệng nối Roux-en-Y thì sự áp dụng trở lại phương pháp này ngày
càng phổ biến. Phẫu thuật theo phương pháp Roux-en-Y đã giải quyết
được những tồn đọng của phươ
ng pháp Billroth I và Billroth II để lại
như hội chứng quai tới, viêm niêm mạc dạ dày hay ung thư mỏm cắt
dạ dày do trào ngược dịch mật.
1.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật cắt đoạn dạ
dày cực dưới
Trong thời gian gần đây, mặc dù tỷ lệ tử vong sau mổ đã giảm
đáng kể cũng như tỷ lệ sống thêm ở những bệnh nhân được cắt dạ
dày do ung thư dạ dày gia tăng nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần
giải quy
ết, trong đó có việc làm sao cải thiện được chất lượng sống
cho những bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày. Kỹ thuật tái lập lưu
thông tiêu hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Cho đến nay, có rất nhiều cách đánh giá khác nhau về chất
lượng cuộc sống sau phẫu thuật bệnh lý dạ dày-tá tràng, trong đó
bảng đánh giá theo Visick và theo thang điểm Spitzer là đơn giản
nhất và dễ thực hiện.
21
bệnh nhân nhóm II. Như vây, nhìn chung, hơn 40% bệnh nhân sau cắt
đoạn dạ dày cực dưới và tái lập lưu thông tiêu hóa kiểu Polya có hình
ảnh viêm niêm mạc dạ dày do dịch mật sau mổ.
Như vậy, sau cả 3 lần xét nghiệm, tỷ lệ bệnh nhân có Amylase và
Bilirubine trong dịch dạ dày của nhóm II đều rất cao chiếm tỷ lệ 35,4%. Hơn
nữa, tỷ lệ bệnh nhân có Amylase và Bilirubine trong dịch dạ dày đều cao hơn
hẳn ở nhóm II so với nhóm I với p < 0,01.
Điều này giải thích được tại sao kết
quả nội soi có hình ảnh viêm dạ dày trong hơn 40,8% bệnh nhân nhóm II sau
các lần tái khám trong nghiên cứu của chúng tôi. Fukuhara [50] chỉ ra rằng tái
lập lưu thông Roux-en-Y tốt hơn so với kỹ thuật Billroth I hay II trong việc
ngăn ngừa sự trào ngược dịch mật vào phần dạ dày còn lại và thực quản sau
khi cắt đoạn dạ dày cực dưới.
4.3.2 Hội chứng ứ đọng Roux
Hội ch
ứng ứ đọng Roux được cho là gây nên bởi các rối loạn vận động
của quai Roux, và hội chứng này xuất hiện trên khoảng 30% bệnh nhân
được tái lập lưu thông tiêu hóa theo phương pháp Roux-en-Y.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 4 bệnh nhân có biểu hiện hội
chứng ứ đọng Roux trên lâm sàng vào lần tái khám thứ nhất sau 3 tháng,
chiếm 7,5%. Chúng tôi cho rằng sỡ dĩ nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ bệnh
nhân bị hội chứng Roux ít hơn so với y v
ăn là vì quai Roux trong phẫu thuật
của chúng tôi được rút ngắn xuống còn 40-45cm thay vì 60-70cm như trong
phương pháp Roux kinh điển. Tuy nhiên, ở lần tái khám thứ 2 sau đó hơn 3
tháng, chỉ còn 2 bệnh nhân có biểu hiện hội chứng này chiếm 4,9%, còn 2 mất
đi triệu chứng. Điều này có thể được giải thích dựa vào tình trạng rối loạn vận
động cơ thoáng qua sau cắt nối ống tiêu hóa và thời gian cần cho các đầu mút
thần kinh vượt qua được miệ
ng nối là 6 tháng [81].
4.5.3 Hội chứng Dumping
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 7,5% bệnh nhân nhóm I và 19,8%
bệnh nhân nhóm II có biểu hiện của hội chứng Dumping sớm ở lần tái
khám thứ nhất. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ngoài ra, ở
20
Kyzer. S [64] cho thấy phương pháp Polya, dò mỏm tá tràng có 2 bệnh
nhân, chiếm 4,65%, chảy máu miệng nối gặp trong cũng 2 trường hợp.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 2 bệnh nhân nhóm I có tai biến
vỡ lách trong mổ phải cắt lách, 2 bệnh nhân cũng trong nhóm này có bục
miệng nối dạ dày ruột góc bờ cong vị nhỏ và bục miệng nối ruột-ruột cần
mổ lại vào ngày thứ 5 và thứ 6 sau mổ. Tổng cộng, biến chứng trong và sau
m
ổ gặp trong 6,4%. Có 9 bệnh nhân trong nhóm II có tai biến trong mổ và
biến chứng sớm sau mổ, chiếm 14,5%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biến
chứng giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Nghiên cứu của các tác giả Kyzer. S cho thời gian tái lập lưu thông tiêu
hóa trung bình sau mổ của bệnh nhân hai nhóm Roux-en-Y và Polya là
3,30±1,39 ngày và thời gian hậu phẫu trung bình là 8,95±5,62 ngày. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian hậu phẫu trung bình của bệnh nhân hai
nhóm I và II lần lượt là 9,74 ± 1,71 ngày và 9,27 ± 1,74 ngày. Sự khác bi
ệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
4.3 Theo dõi và tái khám
Chúng tôi tiến hành tái khám bệnh nhân hai lần sau mổ, một lần vào
khoảng tháng thứ 3-6 sau mổ và lần thứ 2 khoảng tháng thứ 6-12 sau mổ.
4.3.1 Viêm dạ dày do trào ngược dịch mật
Theo Hà Văn Quyết, kiểm tra bằng nội soi bệnh nhân sau phẫu thuật
cắt 2/3 dạ dày và nối kiểu Polya thì sau 5 năm ghi nhận: viêm niêm mạc dạ
dày chiếm tỷ lệ 32,4%, viêm thực quản chiếm 7%, loét miệng nối chiế
m
2,4%. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 13,2% bệnh nhân thuộc nhóm I
và 30,9% bệnh nhân nhóm II có biểu hiện ợ đắng và nóng sau xương ức.
Theo Madura JA, sau nối theo kiểu Billroth II, tần suất bệnh nhân
bị trào ngược dịch mật vào mỏm cắt dạ dày lên đến 30-40%. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy 43,6% bệnh nhân nhóm II có hình ảnh
viêm dạ dày do mật sau lần tái khám thứ nhất sau 3 tháng, tương
đương với nhận định của Madura JA. Ngoài ra, khi tái khám lần thứ 2,
sau hơn 6 tháng, hình ảnh viêm niêm mạc dạ
dày còn gặp trong 40,8%
5
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 124 bệnh nhân (114 bệnh nhân ung thư dạ dày và 10 bệnh
nhân loét dạ dày) được phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới tại Bệnh
viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế từ
tháng 1/2003 đến tháng 06/2006. Chia thành 2 nhóm:
* Nhóm 1: Gồm 62 bệnh nhân (7 loét và 55 ung thư dạ dày) được
cắt đoạn dạ dày c
ực dưới và tái lập lưu thông tiêu hoá theo kiểu Roux-
en-Y.
* Nhóm 2: Gồm 62 bệnh nhân (3 loét và 59 ung thư dạ dày) được
cắt đoạn dạ dày cực dưới và tái lập lưu thông tiêu hoá theo kiểu Polya.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên và có so sánh.
2.2.1 Cách chọn nhóm
Làm 124 thăm hoàn toàn giống nhau, được đánh số theo thứ tự từ 1
đến 124. Cho các thăm này vào hộp kín và bốc hoàn toàn ngẫu nhiên bởi
một phẫu thuật viên bất kỳ trong khoa đượ
c chứng kiến bởi Ban Chủ
nhiệm Khoa. Những bệnh nhân có số thăm lẽ sẽ được phẫu thuật theo
nhóm I (nối kiểu Roux-en-Y cải tiến). Những bệnh nhân được thăm số
chẵn sẽ được phẫu thuật theo nhóm II (nối kiểu Polya).
2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm chung Tuổi, giới, nơi sinh sống
2.2.3 Nghiên cứu đặc diểm lâm sàng
2.2.3.1 Lý do vào viện
2.2.3.2 Triệu chứng toàn thân: Cân nặ
ng, thiếu máu
2.2.3.3 Triệu chứng cơ năng: Đau bụng, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn
hoặc nôn, đi cầu phân đen hay nôn ra máu
6
2.2.3.4 Triệu chứng thực thể: Sờ được u thượng vị, cứng chắc không
di động, gan lớn, hạch thượng đòn trái
2.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng
2.2.4.1 Sinh hoá - Huyết học: Nhóm máu, công thức máu, Protid
máu, Urê máu, đường máu.
2.2.4.2 Nội soi dạ dày: Đại thể (loét, u sùi, thâm nhiễm), vị trí, kết
quả sinh thiết.
2.2.5 Nghiên cứu về đặc điểm phẫu thuật
- Kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hoá theo kiểu Roux-en-Y cải ti
ến
+ Chuẩn bị bệnh nhân và phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới
theo phương pháp mổ mở kinh điển.
+ Sau khi cắt đoạn dạ dày cực dưới, lấy quai hỗng tràng đi từ
miệng nối vị tràng đến miệng nối hỗng-hỗng tràng dài 40-45cm, đầu
quai hỗng tràng đóng kiểu Mayo, khâu một phần mỏm dạ dày từ phía
bờ cong nhỏ để khẩ
u kính dạ dày còn khoảng 7-8cm và nối tận-bên
với quai hỗng tràng một lớp mũi rời với chỉ Vicryl 3.0.
+ Quai đến của hỗng tràng từ góc Treitz đến miệng nối hỗng
tràng dài 15-20cm miệng nối tận-bên ở mặt trái của hỗng tràng. Bề
dài miệng nối bằng khẩu kính của quai ruột tương ứng, được thực
hiện với chỉ Vicryl 3.0 một lớp, mũi rời.
+ Xử lý mạch máu m
ạc treo quai ruột để bảo đảm tưới máu tốt
cho miệng nối dạ dày-ruột đặt trước đại tràng ngang.
- Kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hoá theo kiểu Polya
+ Sau khi cắt đoạn dạ dày cực dưới, đo chiều dài mỏm cắt dạ
dày còn lại bằng dây rồi đối chiếu lại trên thước cm. Đưa quai đầu
hỗng tràng, quai đến cách góc tá-hỗng tràng 15-20cm, độ dài tuỳ
thuộc vào độ dài mạc treo phầ
n xa đầu hỗng tràng. Quai đến được đặt
ở phía bờ cong vị bé, miệng nối nghiêng về bên trái, được làm với chỉ
19
4.2.2 Kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hóa theo kiểu Roux-en-y cải tiến
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kỹ thuật tái lập lưu thông theo
Roux được cải tiến ở hai điểm: chiều dài của quai Roux và chiều dài
miệng nối dạ dày hỗng tràng. Chiều dài quai Roux của bệnh nhân trong
nghiên cứu từ 40-45cm, ngắn hơn nhiều so với Roux kinh điển. Điều
này cũng phù hợp với quan điểm của một số tác giả
khác là rút ngắn
chiều dài quai Roux, thậm chí có tác giả rút ngắn chỉ còn 30cm
Fukuhara. K [50]. Sỡ dĩ chúng tôi rút ngắn quai Roux như vậy với mong
muốn tránh hay giảm thiểu được hội chứng Roux do quai quá dài nhưng
cũng phòng ngừa được tình trạng trào ngược do quai quá ngắn. Điều này
phù hợp với tổng kết Y văn thế giới của Gustavson, những trường hợp
hội chứng Roux sau mổ thì chiều dài trung bình của quai Roux ở những
bệnh nhân có hộ
i chứng Roux là 41-50cm, so với 38-40cm ở những
bệnh nhân không có hội chứng ứ đọng Roux .
Cũng với mong muốn hạn chế được sự xuất hiện hội chứng Dumping
sau mổ, chúng tôi rút ngắn chiều dài của miệng nối vị-tràng xuống còn
chừng 7-8cm theo kiểu Finsterer, chứ không dài như Roux kinh điển, đến
10-12cm, nhất là khi bệnh nhân đến muộn như trong điều kiện ở cơ sở
chúng tôi, phần nào d
ạ dày đã dãn và mất trương lực cơ.
4.2.3 Thời gian phẫu thuật và biến chứng liên quan đến kỹ thuật tái lập
lưu thông tiêu hóa
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian mổ trung bình của bệnh
nhân nhóm I là 197,58±18,72 phút. thời gian mổ trung bình của bệnh nhân
nhóm II là 179,84±18,42 phút. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,01. Kết quả này tương tự kết quả của tác giả Kyzer. S [64] với thời gian
mổ trung bình của bệnh nhân n
ối kiểu Polya sau cắt đoạn dạ dày cực dưới là
175±38 phút, ngắn hơn so với nối kiểu Roux nhưng dài hơn có ý nghĩa
thống kê so với nối kiểu Billroth I.
Bàn về tai biến và các biến chứng sớm sau mổ của các phương pháp
tái lập lưu thông tiêu hóa sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới, tác giả
18
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1 Các đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ là nam/nữ là 1,64. Tuổi trung
bình chung cho cả hai nhóm phẫu thuật là 55,47 ± 12 tuổi. Nghiên cứu của
Trịnh Hồng Sơn [30] cho tỷ lệ nam/ nữ là 2,01. Nghiên cứu của Jentchura.
D[58] với 1310 bệnh nhân trong 33 năm, tỷ lệ của nam so với nữ là 1,59
cho giai đoạn sớm và 1,52 cho giai đoạn tiến triển với độ tuổi trung bình là
60,9 ± 18,2 tuổi. Trong khi nghiên cứ
u Kyzer. S [64] lại cho tỷ lệ nhỏ hơn
với nam/ nữ là 1,21 với độ tuổi trung bình là 66,4-68 tuổi.
Có 93,5% bệnh nhân vào viện do triệu chứng đau thượng vị. 20,2%
bệnh nhân vào viện do biến chứng chảy máu tiêu hóa và hẹp môn vị.
Kết quả nội soi dạ dày-tá tràng trước mổ cho thấy tổn thương định khu
nhiều nhất ở góc bờ cong nhỏ dạ dày với 43,5%, ở hang vị với 33,9%. Điều
này c
ũng phù hợp với y văn thế giới đó là ung thư dạ dày gặp nhiều nhất ở
vùng hang-môn vị và góc bờ cong nhỏ dạ dày. Mặt khác, 92% bệnh nhân
ung thư dạ dày trong nghiên cứu của chúng tôi đều thuộc loại ung thư biểu
mô tuyến, ở các mức độ biệt hóa khác nhau, trong đó 65% có mức độ biệt
hóa tế bào tốt. Có 8% bệnh nhân là loét lành tính.
4.2 Đặc điểm phẫu thuật
4.2.1 Giai đoạn củ
a ung thư dạ dày vào thời điểm phẫu thuật
- Giai đoạn ung thư: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh
nhân vào viện ở giai đoạn u T
3
,T
4
với 84,2%. Theo Jentchura. D: 19,2%
được chẩn đoán ung thư dạ dày ở giai đoạn < T
1
. Còn theo Fukuhara. K. thì
có 69,6% vào viện và được phẫu thuật ở giai đoạn T
1
.
- Thâm nhiễm hạch: Có 14 bệnh nhân (chiếm 12,3%) được phẫu thuật
ở giai đoạn chưa có thâm nhiễm hạch hay N
0
. Theo Fukuhara. K có 69,6%
vào viện ở giai đoạn Ia hoặc Ib, có nghĩa là chưa có thâm nhiễm hạch.
Ngược lại, nghiên cứu của các tác giả ở Yugoslavia Budisin. N [40] lại cho
kết quả với chỉ 21% bệnh nhân được phẫu thuật là ở giai đoạn N
0
.
7
Vicryl 3.0 mũi rời, một lớp. Chiều dài miệng nối tuỳ thuộc vào chiều
dài mỏm cắt dạ dày còn lại
+ Miệng nối dạ dày-ruột đặt trước đại tràng ngang.
- Kiểm tra sự lưu thông của miệng nối và đánh giá miệng nối về
màu sắc của miệng nối.
- Trước khi đóng bụng, luồn một ống thông dạ dày qua đường
mũi xuống ngang vị trí miệng n
ối. Cố định vững ống thông dạ dày
vào cánh mũi. Đánh dấu khoảng cách từ cánh mũi đến miệng nối vị-
tràng trên ống thông, để hút dịch dạ dày sau mổ. Đóng thành bụng 2
lớp bằng Vicryl 1.0 mũi rời.
Trong phẫu thuật, ghi nhận: Thời gian phẫu thuật, thời gian
làm miệng nối, chiều dài của mỏm cắt dạ dày còn lại.
2.3. Nghiên cứu đặc điểm thương tổ
n trong mổ
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm ổ loét: Vị trí, số lượng, tính chất, biến
chứng.
2.3.2. Đặc điểm thương tổn về ung thư
+ Phân loại đại thể trong mổ theo Borrmann
+ Phân loại giai đoạn UTDD theo TNM
2.4. Theo dõi hậu phẫu
- Theo dõi sự trở lại của nhu động ruột
- Theo dõi ống thông dạ dày: lấy dịch dạ dày sau khi bệnh nhân
đã trung tiện để xét nghiệm tìm Bilirubin và Amylase và đ
ánh giá kết
quả cả 2 nhóm nhằm mục đích xác định sự hiện diện của dịch mật và
tụy ở trong mỏm dạ dày còn lại để tìm Bilirubin và Amylase phối
hợp với khoa Sinh hoá để thực hiện.
- Theo dõi các biến chứng sau mổ: chảy máu trong ổ phúc mạc,
bục mỏm tá tràng, bục miệng nối vị-tràng, hẹp miệng nối, chảy máu
miệng nối.
8
- Thời gian hậu phẫu: Đánh giá thời gian hậu phẫu cho cả hai
nhóm kể từ sau phẫu thuật đến khi ra viện.
2.5. Theo dõi bệnh nhân sau mổ
Hẹn bệnh nhân tái khám từ 3-6 tháng và 6-12 tháng sau mổ.
Khám và theo dõi các thông số:
- Lâm sàng: cân nặng, hội chứng Dumping, ợ nóng và đắng sau
xương ức, khả năng lao động sinh hoạt
- Cận lâm sàng:
+ Nội soi dạ dày: đánh giá đại thể niêm mạc dạ dày, niêm mạc
miệng nối. Đánh giá viêm dạ dày b
ằng nội soi dựa vào bảng phân
loại của hệ thống Sydney.
+ Sinh thiết niêm mạc dạ dày trên miệng nối và niêm mạc miệng
nối làm giải phẫu bệnh, đánh giá các thay đổi về mặt vi thể. Viêm dạ
dày được phân thành viêm nông, viêm mạn teo hay quá sản.
+ Lấy dịch dạ dày để xác định sự hiện diện của Bilirubine và
Amylase
- Đánh giá về chất lượng cuộc sống:
+ Đánh giá chất lượng cuộ
c sống theo tiêu chuẩn A.H. Visick:
Visick I : Bệnh nhân hoàn toàn hết đau, không có biến chứng.
Sinh hoạt lao động bình thường.
Visick II : Đau rất ít, chỉ thỉnh thoảng mới đau. Có một vài rối
loạn tiêu hoá nhẹ. Sinh hoạt lao động bình thường.
Visick III : Đau vừa phải, so với trước số lần đau ít hơn. Có các
rối loạn tiêu hoá khó chịu. ảnh hưởng sức khoẻ toàn thân.
Visick IV : Đau nhiều hay loét tái phát. Có các rối loạn tiêu hoá
nặng. Gầy sút nhi
ều, thiếu máu.
17
3.6.2.8. Thay đổi về sinh hoạt của bệnh nhân Khả năng thực hiện các
sinh hoạt thường ngày nhóm I có 3 trường hợp giảm chiếm 7,3%,
nhóm II có 10 trường hợp chiếm 20,4%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p >0,05.
3.6.3. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật theo
tiêu chuẩn Visick
Bảng 3.39 Chất lượng cuộc sống theo tiêu chuẩn Visick
Phân độ Visick
Nhóm
I II III IV
N 32 4 5 0
Nhóm 1
% 78 9.8 12.2 0
N 34 7 8 0
Nhóm 2
% 69.4 14.3 16.3 0
Tổng 66 11 13 0
Có 78% bệnh nhân nhóm I và 69,4% bệnh nhân nhóm II có chất
lượng cuộc sống thuộc loại I theo tiêu chuẩn của Visick. Sự khác biệt
giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Bảng 3.40 Chất lượng cuộc sống theo Spitzer
Chỉ số Spitzer
Nhóm
5-7 8-9 10 Tổng
N 4 6 31 41
Nhóm 1
% 9.8 14.6 75.6 100
N 10 6 33 49
Nhóm 2
% 20.4 12.2 67.3 100
Tổng 14 12 64 90
Nhóm I chiếm 90,2% và nhóm II chiếm 79,6% có chất lượng
cuộc sống sau mổ theo tiêu chuẩn Spitzer từ 8 điểm trở lên. Chỉ số
Spitzer càng cao thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng được cải
thiện. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
16
3.6.2.5. Sự thay đổi về cân nặng Sự khác nhau về thay đổi cân nặng ở
hai nhóm bệnh nhân ở lần tái khám thứ 2 không có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05.
3.6.2.6. Kết quả Amylase dịch dạ dày
Bảng 3.35 Kết quả Amylase dịch dạ dày
Amylase dịch dạ dày P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 35 6 41
Nhóm I
% 85.4 14.6 100
N 32 17 49
Nhóm II
% 65.3 34.7 100
N 67 23 90
Tổng
% 74.4 25.6 100
< 0.05
3.09
Có 6 bệnh nhân nhóm I (14,6%) và 17 bệnh nhân nhóm II
(34,7%) có hiện diện Amylase trong dịch dạ dày ở lần tái khám thứ 2.
Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.6.2.7. Kết quả xác định Bilirubin trong dịch dạ dày
Bảng 3.36 Kết quả xác định Bilirubin trong dịch dạ dày
Bilirubin dịch dạ dày P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 37 4 41
Nhóm I
% 90.2 9.8 100
N 32 17 49
Nhóm II
% 65.3 34.7 100
N 69 21 90
Tổng
% 76.7 23.3 100
< 0.01
4.93
Nhóm I chiếm 10% và nhóm II chiếm 35,4%. Sự khác biệt giữa
2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,01
9
+ Đánh giá chất lượng cuộc sống dựa theo thang điểm Spitzer:
Bảng 2.2 Đánh giá chất lượng cuộc sống dựa theo thang điểm Spitzer
STT Triệu chứng Điểm
1 Công tác
Như bình thương hay gần như bình thường
Cần giúp đỡ nhiều hay hạn chế nhiều
Bỏ công tác hoàn toàn
2
1
0
2 Sinh hoạt thường nhật
Tự chăm sóc cá nhân được bao gồm cả đi lại
Cần giúp đỡ mới làm được
Không thể tự chăm sóc cá nhân dù là nhỏ
2
1
0
3 Sức khỏe
Cảm giác luôn khỏe khoắn
Thường cảm thấy hụt hơi hay yếu sức khi sinh hoạt
Cẩn thấy rất yếu, đôi khi như đang bệnh nặng
2
1
0
4 Khả năng chịu đựng và hổ trợ
Quan hệ tốt và có thể hổ trợ tốt khi cần
Khả năng chịu đựng bị giới hạn
Chỉ có thể chịu đựng được khi nào quá bắt buột
2
1
0
5 Tâm trạng chung
Yêu đời
Thỉnh thoảng lo âu hay trầm cảm
Thường xuyên lo âu và trầm cảm
2
1
0
Tổng số điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 10. Đánh giá theo thang
điểm 10, điểm càng cao thì chất lượng sống càng cao.
2.2.6 Xử lý số liệu
Theo thuật toán thống kê, sử dụng phần mềm thống kê Y học
SPSS, phiên bản 12.0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,01
hoặc p<0,05.
10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm chung
3.1.1 Tuổi và giới: Tỷ lệ nam/nữ = 1,64. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về phân bổ giới và tuổi ở hai nhóm I và II (p > 0,05).
3.1.2 Nơi sinh sống 76% bệnh nhân sống ở thành thị, 24% bệnh nhân
sống ở vùng nông thôn.
3.2 Đặc điểm lâm sàng
3.2.1 Lý do vào viện: Đau thượng vị là lý do vào viện chính cho cả
hai nhóm với 93,5%. 20,2% vào viện do biến chứng, có 9,6% vào
viện do biến chứng xuấ
t huyết tiêu hóa.
3.2.2 Triệu chứng lâm sàng: 100% bệnh nhân vào viện có triệu
chứng đau vùng thượng vị, 29,1% bệnh nhân có u lớn vùng thượng vị
sờ thấy được.
3.3 Đặc điểm cận lâm sàng
3.3.1 Số lượng hồng cầu Số lượng hồng cầu trung bình cho cả hai
nhóm là 4,15 ± 0,61x10
12
/l.
3.3.2 Nhóm máu Bệnh nhân có nhóm máu O chiếm đa số với tỷ lệ
42,7%. Nhóm máu A chỉ chiếm 29,8%.
3.3.3 Đặc điểm nội soi dạ dày-tá tràng trước mổ
Bảng 3.7 Nội soi dạ dày-tá tràng trước mổ
Nhóm bệnh Góc BCVN Hang vị Môn vị p
N 23 25 14
Nhóm I
% 18,5 20,2 11,3
N 34 19 9
Nhóm II
% 27,4 15,3 7,3
N 57 44 23
Tổng
% 45,9 35,5 18,6
> 0,05
15
3.6.2. Tái khám lần 2 (90 bệnh nhân)
3.6.2.1. Ợ đắng và nóng sau xương ức
Nhóm I chiếm tỷ lệ 12,2% và nhóm II chiếm tỷ lệ 32,7%. Sự
khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,01
3.6.2.2. Hội chứng Dumping sớm
Bảng 3.31 Hội chứng Dumping sớm
Hội chứng Dumping sớm P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 38 3 41
Nhóm I
% 92.7 7.3 100.0
N 38 11 49
Nhóm II
% 77.6 22.4 100.0
N 77 14 90
Tổng số
% 85.6 14.4 100.0
< 0.05
3.76
3.6.2.3. Biểu hiện hội chứng ứ đọng Roux: có 3 bệnh nhân nhóm I
chiếm 4,9% giảm đi 1 trường hợp so với lần tái khám thứ nhất.
3.6.2.4. Kết quả nội soi và sinh thiết
Bảng 3.33 Kết quả nội soi và sinh thiết
Hình ảnh nội soi dạ dày P OR
Nhóm bệnh
Bình
thường
Viêm niêm mạc dạ
dày+miệng nối
Tổng
N 35 6 41
Nhóm I
% 85.4 14.6 100
N 29 20 49
Nhóm II
% 59.2 40.8 100
N 64 26 90
Tổng số
% 71.1 28.9 100
< 0.01
4.02
14
3.6.1.6. Kết quả nội soi-sinh thiết
Có 10 bệnh nhân nhóm I và 24 bệnh nhân nhóm II có hình ảnh
viêm niêm mạc dày và miệng nối ở lần tái khám thứ nhất, với tỷ lệ
lần lượt là 18,9% và 43,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,01. Nguy cơ viêm niêm mạc dày và miệng nối sẽ cao gấp 3,31
lần ở nhóm bệnh nhân thứ nhất so với nhóm 2.
3.6.1.7. Kết quả Amylase dịch dạ dày
Bảng 3.27 Kết quả Amylase dịch dạ dày
Amylase dịch dạ dày P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 45 8 53
Nhóm I
% 84.9 15.1 100
N 35 20 55
Nhóm II
% 63.6 36.4 100
N 80 28 108
Tổng
% 74.1 25.9 100
< 0.05
3.21
3.6.1.8. Kết quả Bilirubin dịch dạ dày
Bảng 3.28 Kết quả Bilirubin dịch dạ dày
Bilirubin dịch dạ dày P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 48 5 53
Nhóm I
% 90.5 9.5 100
N 35 20 55
Nhóm II
% 63.6 36.4 100
N 83 25 108
Tổng
% 76.8 23.2 100
< 0.01
5.52
Có 5 bệnh nhân nhóm I chiếm 9,6% và 20 bệnh nhân nhóm II
chiếm 37% có Bilirubine trong dịch dạ dày sau mổ. Sự khác biệt giữa
hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
11
3.3.4 Đặc điểm siêu âm bụng trước mổ có 35,5% bệnh nhân không
phát hiện được u, 54,8% bệnh nhân có hình ảnh dày thành dạ dày.
3.3.5 Đặc điểm tế bào học qua nội soi sinh thiết trước mổ
Bảng 3.9 Đặc điểm giải phẫu bệnh lý tổn thương
Ung thư Giải phẫu
bệnh l
ý
Nhóm
BM tuyến
BH tốt
BM tuyến
BH vừa
BM tuyến
BH kém
Mô liên
kết
Loét
N 24 15 11 5 7
Nhóm I
% 19,4 12,1 8,9 4,0 5,6
N 56 0 0 3 3
Nhóm II
% 45,2 0 0 2,4 2,4
N 80 15 11 8 10
Tổng
% 64,6 12,1 8,9 6,4 8,0
92% bệnh nhân là ung thư, trong đó dạng ung thư biểu mô tuyến
chiếm 85,6%. Chỉ 8% bệnh nhân có tổn thương lành tính.
3.4 Đặc điểm phẫu thuật
3.4.1 Vị trí tổn thương Tổn thương vùng hang môn vị chiếm 60,5%
3.4.2 Giai đoạn khối u (T) theo TNM Phần lớn bệnh nhân vào viện ở
giai đoạn u T3, T4 chiếm 84,2%.
3.4.3. Chiều dài miệng nối trung bình
Bảng 3.15: Chiều dài miệng nối trung bình
Nhóm bệnh N Chiều dài miệng nối TB Ngắn nhất Dài nhất P
Nhóm I 62 6.85 ± 0.82 cm 6 cm 8 cm
Nhóm II 62 9.84 ± 1.42 cm 9 cm 12 cm
Tổng 124 8.71 ± 1.03 cm 7 cm 10 cm
< 0.01
3.4.4. Thời gian mổ trung bình
Thời gian mổ trung bình của nhóm I là 197.58±18.72 phút dài
hơn nhóm II là 179.84±18.42 phút, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,01).
12
3.5 Kết quả sớm sau mổ
3.5.1 Xác định Amylase trong dịch dạ dày
Bảng 3.15 Amylase trong dịch dạ dày sau khi bệnh nhân trung tiện
Amylase dịch dạ dày P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 53 9 62
Nhóm I
% 85.5 14.5 100.0
N 43 19 62
Nhóm II
% 69.4 30.6 100.0
N 96 28 124
Tổng
% 77.4 22.6 100.0
< 0.05
2.60
Có 14,5% bệnh nhân nhóm I và 30,6% bệnh nhân nhóm II
xác định có Amylase trong dịch dạ dày sau mổ. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
3.5.2 Xác định Bilirubine trong dịch dạ dày
Bảng 3.16 Bilirubine trong dịch dạ dày sau khi bệnh nhân trung tiện
Bilirubin dịch dạ dày P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 56 6 62
Nhóm I
% 90.3 9.7 100
N 42 20 62
Nhóm II
% 67.7 32.3 100
N 98 26 124
Tổng
% 79 21 100
< 0.01
4.39
3.5.3 Tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ
- Trong nhóm I: 2 bệnh nhân có tai biến là tổn thương lách, 2 bệnh
nhân biến chứng dò miệng nối ruột-ruột và dạ dày-ruột.
13
- Trong nhóm II: 7 bệnh nhân có tai biến trong mổ (6 cắt lách và
1 cắt gan hạ phân thuỳ II, III) và 2 biến chứng sau mổ là dò mỏm tá
tràng và bục miệng nối dạ dày-ruột.
3.5.4 Thời gian hậu phẫu trung bình Thời gian hậu phẫu trung bình
của nhóm I và II lần lượt là 9,74±1,71 ngày và 9,27±1,74 ngày. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.6 Kết quả tái khám và theo dõi lâu dài
3.6.1 Tái khám lần 1
3.6.1.1 Ợ đắng và nóng sau xương ức
Nhóm I chiếm 13,2% và nhóm II chiếm 30,9%. Sự khác biệt
giữa hai nhóm có ý nghĩ
a thống kê với p < 0,01.
3.6.1.2. Hội chứng Dumping sớm
Bảng 3.21 Hội chứng Dumping sớm
Hội chứng Dumping sớm P OR
Nhóm bệnh
Không Có Tổng
N 49 4 53
Nhóm I
% 92.5 7.5 100
N 43 12 55
Nhóm II
% 78.2 19.8 100
N 92 15 108
Tổng
% 86 14 100
< 0.05
3.27
3.6.1.3. Ứ đọng Roux: 4 bệnh nhân thuộc nhóm I (nối kiểu Roux-en-
Y cải tiến) có biểu hiện ứ đọng Roux sau mổ chiếm 7,5%.
3.6.1.4. Sinh hoạt hàng ngày: 7,5% bệnh nhân nhóm I và 9,1% bệnh
nhân nhóm II có giảm khả năng sinh hoạt bình thường sau mổ. Sự
khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.6.1.5. Trọng lượng bệnh nhân: Sự khác biệt về thay đổi trọng lượng sau
mổ của hai nhóm bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.