Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TỈ LỆ TRẺ 8-11 TUỔI BỊ BẠO HÀNH TẠI GIA ĐÌNH potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.38 KB, 17 trang )

TỈ LỆ TRẺ 8-11 TUỔI BỊ BẠO HÀNH TẠI GIA ĐÌNH


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bạo hành trẻ em đang là vấn đề xã hội được quan tâm, đặc biệt là
bạo hành trẻ em tại gia đình. Đây là một trong những hình thức ít nhận thấy nhất,
nhưng khá phổ biến trong xã hội, hậu quả của nó không chỉ trên thể xác mà còn có tác
động lâu dài lên nhận thức và sự phát triển sau này của trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ trẻ 8-11 tuổi bị bạo hành tại gia đình tại
một phường ở thành phố Biên Hòa năm 2008, và các yếu tố liên quan đến tỉ lệ bạo
hành trẻ em tại gia đình.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi
soạn sẵn tại một phường thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trẻ bị cha mẹ hoặc người thân trong gia đình la
mắng bằng các từ ngữ nặng nề trước mặt nhiều người là 35,94%, bị hù dọa đánh,
hoặc ném đồ vật vào người là 20,31%. Tỉ lệ trẻ chứng kiến cha mẹ đánh/cãi nhau là
34,11%, trong đó tỉ lệ trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ đánh/cãi nhau trong tháng vừa qua
khá cao khoảng 38,17%. Đáng lưu ý là gần nửa số trẻ được hỏi (48,44%) trả lời từng
bị cha mẹ/người thân trong gia đình đánh, trong đó tỉ lệ trẻ cảm thấy bị đánh đau
nhiều đến đau rất nhiều là 38,05%, gần bằng với số trẻ bị cha mẹ đánh đến bầm
tím/trầy xước 41,94%. Công cụ cha mẹ và người thân dùng đánh trẻ chủ yếu là dùng
roi 78,49%, đánh trực tiếp bằng tay/chân 50%. Đối tượng đánh trẻ là mẹ chiếm tỉ lệ
cao nhất 74,73%, cha 44,09%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỉ lệ
trẻ bị la mắng, đánh đập ở các nhóm tuổi, giới, học lực khác nhau. Nghiên cứu cũng
cho thấy có mối liên quan giữa tỉ lệ trẻ bị cha mẹ la mắng, đánh đập với nghề nghiệp
của mẹ, gia đình có người uống rượu bia, việc trẻ chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha
mẹ.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp trường tiểu học, cũng như các cấp
chính quyền tại Biên Hòa có những giải pháp thích hợp cho hoạt động phòng chống
bạo hành trẻ em.
ABSTRACT


Background: Violence against children, especially, by child’s family
members is a social problem which is paid more attention in now a day. Violence by
parents and other family member is one of the least visible forms, but it is widely
prevalent in all societies. In addition, the long-term impact of violence is not only on
child’s physical development but also on emotional development of the child.
Objectives: To investigate the proportion of violence against children from 8
to 11 years old in a ward of Bien Hoa City, and the relationship between the
proportion of violence against children with some related factors.
Method: cross-sectional study. Collecting data by using structured
questionnaire to interview 384 pupils at one primary school in Bien Hoa City
Results: the proportion of children has been sworn or insult by parents or
other adults in family is 35.94%, threatening to hit or throw something is 20.31%. The
percentage of children witnessing violence between their parents is 34.11%, in last
month this is 38.17%. It is very interested in half of children is beated by their family
members, more than 38% of children said that they are beated hard or very hard. This
is also approximate the number of child has marks or injured in body (41.94%). The
majority of parents hit child by rod is 78.49%, by hand to slap or by foot to kick is
50%. Mother is a person who usually has a violence act to the child with 74.73% and
father is 44.09%. There are statistically significant difference in the proportion of
children having swear or threaten between age groups, learning capacity, and child’s
mother’ job. Witnessing family violence and drinking alcohol of family adults are
associated with violence against children.
Conclusion: The results will help either the board of managers of the primary
school in Bien Hoa City or the local officials in Bien Hoa city to give appropriate
solutions in order to prevent violence against children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là một tổ ấm để bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ phát triển hoàn thiện về
thể chất cũng như tinh thần. Nhưng trong những năm gần đây, nhiều trường hợp
bạo lực đối với trẻ em gây ra bởi cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình đã
được ghi nhận. Hậu quả của các hành vi bạo hành trẻ em có thể làm ảnh hưởng

đến sức khỏe cũng như sự phát triển tinh thần của trẻ.
Những nơi trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, và học tập như gia đình, trường
học, trại trẻ mồ côi, cũng là nơi mà trẻ có nguy cơ bị bạo hành. Bạo hành trẻ em tại
gia đình là hình thức khá phổ biến trong mọi xã hội nhưng lại ít nhận thấy nhất khiến
cho các nhà quản lý cho rằng bạo hành trẻ em không phải là vấn đề nghiêm trọng
trong xã hội của họ.
Trên thế giới đã có nhiều con số ghi nhận về bạo hành trẻ em, theo số liệu của
Tổ Chức Y tế Thế Giới, năm 2002 có khoảng 875.000 trẻ em và thanh thiếu niên dứới
18 tuổi bị tử vong do thương tích và bạo hành. Cứ một đứa trẻ bị tử vong thì sẽ có
hàng ngàn trẻ khác là nạn nhân của thương tích và bạo hành với các tổn thương về thể
xác và tinh thần. Điều tra tiến hành vào năm 2001 của UNICEF về trẻ em khu vực
Đông Nam Á và Thái Bình Dương, có khoảng ¼ thanh thiếu niên được hỏi nói rằng
các em bị cha mẹ đánh mỗi khi mắc lỗi. Tại Mỹ, năm 2003 có khoảng 906.000 trẻ em
là nạn nhân của bạo hành. Một nghiên cứu thực hiện trên nhiều quốc gia cho thấy có
80-98% trẻ em phải chịu các hình phạt thể xác tại nhà, trong đó 1/3 hình phạt thể xác
là nghiêm trọng. Các yếu tố như rượu bia, bạo hành gia đình có sự liên quan mạnh mẽ
bạo hành trẻ em. Ở Mỹ 35% trường hợp cha mẹ có hành vi bạo hành trẻ có sử dụng
rượu/bia, ở Đức tỉ lệ này là 32%. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Liên hợp quốc năm
2005 cho thấy đa số các trường hợp bạo hành trẻ em thường được giấu kín bởi nhiều
lý do như trẻ sợ hãi không dám nói ra vì sợ bị trừng phạt, một điểm quan trọng đó là
cả trẻ em và người bạo hành trẻ đều cho rằng bạo hành trẻ là điều bình thường không
thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, số liệu trẻ bị bạo hành được ghi
nhận thường thấp hơn thực tế là do vẫn chưa có một cơ quan đáng tin cậy để trẻ có
thể báo cáo vụ việc
(Error! Reference source not found.,2,3,4)
.
Tại Việt Nam, quan niệm “thương cho roi cho vọt” còn có giá trị ở nhiều bậc
cha mẹ, và đây được coi là biện pháp hữu hiệu để giáo dục con khi còn nhỏ. Tại Biên
Hòa trong thời gian qua đã có nhiều vụ bạo hảnh trẻ em được các phương tiện truyền
thông ghi nhận, phản ánh. Song chúng ta vẫn chưa có một số liệu nghiên cứu chính

thức nào về bạo hành trẻ 8-11 tuổi tại đây. Vậy tỉ lệ bạo hành ở trẻ em tại gia đình ở
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là bao nhiêu? Và yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bạo
hành trẻ em tại gia đình? Đó là câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu này
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ trẻ 8-11 tuổi bị bạo hành tại gia đình và các yếu tố liên quan đến
bạo hành trẻ em tại gia đình tại một phường thuộc thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ trẻ bị bạo hành về tinh thần (như: la mắng nặng đối với trẻ, đe
dọa, chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha mẹ)
2. Xác định tỉ lệ trẻ em bị bạo hành thể xác (đánh đập) bởi cha mẹ và các
thành viên trong gia đình (mức độ, dụng cụ, đối tượng, lý do)
3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo hành trẻ em: sử dụng rượu bia,
bạo hành gia đình, gia đình đông người, đông con, nghề nghiệp cha mẹ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Thời điểm nghiên cứu
Từ tháng 4-11 năm 2008
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức ước lượng cỡ mẫu theo tỷ lệ:

z = 1,96 khi chọn  = 0,05; p=0,5; độ chính xác mong muốn d = 5%.
Vậy n = 384
Phương pháp chọn mẫu
Phỏng vấn trực tiếp trẻ từ 8-11 tuổi tại trường tiểu học của phường. Chọn 4
khối lớp từ lớp 2- lớp 5, mỗi khối lớp có 4 lớp, riêng khối lớp 3 có 5 lớp, trung bình
một lớp có khoảng 40 học sinh. Mỗi khối bốc thăm 3 lớp, mỗi lớp chọn 32 học sinh

bất kì nằm trong nhóm tuổi nghiên cứu và đồng ý trả lời phỏng vấn
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Nhìn chung, mẫu nghiên cứu phân bố đồng đều ở các nhóm tuổi, giới. Hầu hết
trẻ trong mẫu nghiên cứu là dân tộc kinh (97,14%), và có học lực xếp loại giỏi
(44,53%), khá (42,71%), còn lại là học sinh trung bình (9,9%) và xuất sắc (2,86%)
Trong nhóm nghiên cứu, đa số trẻ sống chung với cha và mẹ (92%), khoảng
8% số trẻ sống trong gia đình thiếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ, không có trẻ nào
sống với cha/mẹ kế do đó nghiên cứu này không khảo sát vấn đề bạo hành trẻ do
những đối tượng cha/mẹ kế. Tỉ lệ gia đình có đông người (> 4 người) khá cao gần
36%, và gia đình đông con (> 2 con) là 17,45%, môi trường sống đông người, nhiều
va chạm cũng như áp lực về kinh tế có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ làm trẻ bị đánh
đập, la mắng. Song kết quả nghiên cứu lại cho thấy tỉ lệ trẻ bị la mắng ở những gia
đình này là 40,6% thấp hơn nhóm trẻ có gia đình ít người là 47,6%, tuy nhiên sự khác
biệt giữa các tỉ lệ này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Nghề nghiệp của cha mẹ chủ yếu là làm công nhân (cha 45,83%, mẹ 54,95%),
còn lại là làm tài xế, buôn bán, làm thuê.Trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm
thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp của cha với tỉ lệ trẻ bị la mắng đánh đập, song
nghề nghiệp của mẹ lại có mối liên quan với tỉ lệ này (p<0,05). Như vậy, ta có thể
nhận thấy người mẹ có vai trò chăm sóc và tiếp xúc với trẻ nhiều hơn nên các đặc
điểm của người mẹ thường có liên quan nhiều đến trẻ hơn là người cha. Nhóm bà mẹ
có nghề nghiệp ổn định như công nhân/công chức có tỉ lệ la mắng trẻ 43,6% thấp hơn
các nhóm còn lại làm nghề buôn bán/làm thuê 50,9%.
Tỉ lệ gia đình có người uống rượu bia khá cao (55,43%), đối tượng chính uống
rượu bia trong gia đình là người cha (93,78%), mẹ và các người thân khác chiếm tỉ lệ
không đáng kể. Một điều quan trọng là, gia đình có người uống rượu/bia cũng có mối
liên quan mạnh mẽ đến tỉ lệ trẻ bị la mắng và đánh đập (p=0,0001), trẻ trong gia đình
có người uống rượu bia có tỉ lệ la mắng, đánh đập lần lượt là 55,98% và 61,24% cao
gần gấp 2 lần nhóm không có người nhà uống rươu/bia là 32,0% và 33,14%. Người
uống rượu bia thường thiếu khả năng kiếm soát bản thân nên đây là một yếu tố dẫn

đến làm tăng nguy cơ của trẻ bị bạo hành, đồng thời cũng là yếu tố dẫn đến các bất
hòa trong gia đình.
Tỉ lệ trẻ bị bạo hành về tinh thần bởi cha mẹ và các thành viên trong gia
đình
Tỉ lệ trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ đánh/cãi nhau khá cao 34,11%, trong số
những trẻ từng chứng kiến cảnh bạo lực này của cha mẹ thì có 32,06% trẻ không nhớ
thời điểm xảy ra cha mẹ đánh/cãi nhau, như vậy đây là điều để lại cho trẻ ấn tượng rất
lớn. Và số trẻ nhớ mình chứng kiến cảnh cha mẹ đánh cãi nhau trong tháng qua cũng
không nhỏ khoảng 38,17%, con số này cho thấy mức độ thường xuyên của bạo lực
giữa cha mẹ. Nghiên cứu năm 2002 của Canada về thái độ của cộng đồng đối với bạo
lực gia đình có tới 54% số người tin rằng chứng kiến cảnh này sẽ có tác động tiêu cực
về mặt tâm lý
(3)
. Mặc dù chứng kiến những cảnh này có thể không gây ra tác động
nhiều lên thể xác song lại tác động xấu đến tinh thần, sự phát triển nhân cách và các
ứng xử trong xã hội, bởi trẻ có thể học nhiều hành vi bạo lực từ cha mẹ trong suốt
thời gian từ trẻ thơ đến trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên
quan giữa việc chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha mẹ với tỉ lệ la mắng/đánh đập trẻ
(p=0,0001)
Bảng 1: Mối liên quan giữa sự bất hòa của cha mẹ với tỉ lệ la mắng hù dọa trẻ
Cha
La mắng, hù d
ọa

2
p
trẻ
mẹ đánh/c
ãi
nhau


n(%)
Không
n(%)

95
(72,52)
36
(27,48)
Không

78
(30,83)
175
(69,17)
60,59

0,0001

Tổng
1
73
(45,05)
211
(54,95)

Tỉ lệ trẻ bị cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình la mắng nặng nề trước
mặt nhiều người khoảng 35,94%, hù dọa đánh đập khoảng 20,3 %. Tuy bị cha
mẹ/người thân trong gia đình la mắng song hầu hết trẻ (99,2%) vẫn cảm nhận cha mẹ
và mọi người trong nhà rất yêu thương mình. Có thể trẻ độ tuổi này cho rằng câu từ

không làm đau hay tổn thương đến cơ thể của trẻ, song cha mẹ la mắng nặng nề trẻ
trước mặt nhiều người có thể làm một số trẻ cảm thấy bị hắt hủi hoặc tổn thương lòng
tự trọng.
Tỉ lệ trẻ bị bạo hành về thể xác bởi cha mẹ và các thành viên trong gia
đình
Kết quả phỏng vấn 384 trẻ tuổi từ 8-11 tuổi cho thấy có 48,44% trẻ trả lời từng
bị cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình đánh đập cao hơn kết quả điều tra
gia đình Việt Nam, tỉ lệ cha mẹ trả lời đánh trẻ vị thành niên là 11,2%. Sự khác biệt
về tỉ lệ này có thể do nhóm trẻ 8-11 tuổi thì thời gian trẻ ở gia đình và chịu sự kiểm
soát của gia đình nhiều hơn, đồng thời nghiên cứu này khảo sát trực tiếp trẻ không
phải từ phía cha mẹ. Cảm giác của trẻ thấy bị đánh ở mức độ đau nhiều đến đau rất
nhiều gần 38%, khá tương đồng với số trẻ bị đánh bị bầm tím/trầy xước 41,94%. Điều
đáng lo ngại là trong số trẻ bị đánh bầm tím/trầy xước thì số bị đánh trong vòng tháng
qua lên đến 55,13%. Đây là số trẻ bị bạo hành thường xuyên về thể xác, với những
trận đòn roi thường xuyên như vậy sẽ gây ra các tác động tới không chỉ thể xác mà
còn cả tinh thần của trẻ, trẻ có thể trở nên ngang bướng hơn. Nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng trẻ lớn lên trong môi trường bị bạo hành làm tăng nguy cơ trẻ trở thành nạn
nhân hoặc kẻ bạo hành người khác khi trưởng thành
(6)

Bảng 2: Tỉ lệ trẻ bị cha mẹ/thành viên khác trong gia đình đánh đập theo tuổi,
giới, học lực của trẻ
Nội dung Đánh khi mắc lỗi 
2
p

n(%)
Không
n(%)
Nam


102
(52,85)
91
(47,15)
3,02 0,082
Giới

Nữ
84
(43,98)
107
(56,02)

8 tuổi

30
(25,42)
88
(74,58)

9 tuổi

44
(44,44)
55
(55,56)
51,58

0,0001


10
tuổi
51
(60,71)
33
(29,39)

Tuổi

11
tuổi
61
(73,49)
22
(26,51)

Xuất
sắc
2(18,18)

9
(81,82)
9,88 0,02
Giỏi
73
(42,69)
98
(57,31)


Khá
89
(54,27)
75
(45,73)

X
ếp
loại học lực

Trung
bình
22
(57,89)
16
(42,11)

Nghiên cứu nhiều quốc gia cho thấy trẻ nữ có nguy cơ bị bạo hành tình dục và
thất học cao hơn so với nam, nhưng trẻ nam thường bị các hình phạt thể xác mạnh
nhiều hơn nữ
(3)
. Nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự: trẻ nam có tỉ lệ bị đánh là
52,85% cao hơn trẻ nữ 43,98%, tuy nhiên khác biệt về tỉ lệ này không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
Về tỉ lệ trẻ bị cha mẹ/các thành viên trong gia đình đánh đập có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê theo từng tuổi và xếp loại học lực (p<0,05). Trẻ càng lớn thì tỉ lệ trẻ
bị cha mẹ đánh càng cao. Tỉ lệ trẻ 11 tuổi bị đánh (73,49%) nhiều gần gấp 3 lần tỉ lệ
trẻ 8 tuổi (25,42%). Điều này có thể do cha mẹ thấy trẻ đủ lớn để đánh đòn hoặc trẻ
lớn hơn thì bắt đầu có nhiều hoạt động không theo ý muốn của cha mẹ. Hơn nữa
những trẻ học kém hơn có tỉ lệ bị cha mẹ đánh nhiều hơn, cha mẹ nghĩ rằng con học

kém là do lười học nên cần phải đánh để trẻ siêng học hơn. Tuy nhiên, tài liệu nghiên
cứu của WHO cho thấy không có sự thay đổi hành vi như mong muốn bằng cách sử
dụng các biện pháp trừng phạt về thể xác
(6)
.
Tỉ lệ trẻ bị đánh bằng roi/que chiếm tỉ lệ cao nhất 78,49%, đánh/đá trực tiếp
lên người trẻ là 50%, chúng ta có thể nhận thấy rằng trẻ nhớ rất lâu đối với những trận
đòn bằng roi/que/chổi lông gà của cha mẹ/người thân trong gia đình.
Bảng 3: Mối liên quan giữa tỉ lệ trẻ bị đánh với các yếu tố gia đình trẻ
Đánh trẻ
Cha
mẹ đánh/c
ãi
nhau

n(%)
Không
n(%)

2
p

93
(70,99)
38
(29,01)
Không

93
(36,76)

160
(63,24)
40,49

0,0001

Tổng
186
(48,44)
198
(51,56)
Gia đình bất hòa, cha mẹ cãi/đánh nhau cũng là yếu tố liên quan đến tỉ lệ trẻ bị
đánh đập với p=0,0001. Trẻ từng chứng kiến cảnh cha mẹ đánh/cãi nhau có tỉ lệ bị
đánh gần 71% cao gấp hai lần trẻ không chứng kiến cảnh này giữa cha mẹ. Những trẻ
này bị tác động cả về mặt thể xác và tinh thần.
KẾT LUẬN
* Qua kết quả nghiên cứu trên 384 trẻ về tỉ lệ trẻ 8-11 tuổi bị bạo hành bởi các
thành viên trong gia đình tai một phường của thành phố Biên Hòa chúng tôi có một số
kết luận như sau:
Nhìn chung mẫu nghiên cứu được phân bố đồng đều theo tuổi và giới. Đa số
trẻ sống trong gia đình không đông người (< 5 người), có từ 1-2 con. Hầu hết trẻ sống
chung với cha mẹ, có một tỉ lệ nhỏ trẻ chỉ sống với cha/mẹ/không có cha và mẹ. Nghề
nghiệp của cha mẹ chủ yếu là công nhân/công chức nhà nước.
Tỉ lệ trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ đánh/cãi nhau khoảng 34,11%. Trong đó có
khoảng 38% trẻ chứng kiến cảnh cha/mẹ đánh/cãi nhau trong tháng qua. Trẻ bị
cha/mẹ hoặc người thân trong gia đình la mắng nặng nề trước mặt người khác
35,94%, bị hù dọa đánh/ném đồ là 20,3%.
Tỉ lệ trẻ bị cha mẹ/thành viên khác trong gia đình đánh là 48,44%, trong đó có
41,94% là bị đánh để lại vết bầm tím/trầy xước. Tỉ lệ trẻ bị đánh bầm tím/trầy xước
trong tháng vừa qua là 55,13%. Đa số trẻ bị đánh bằng roi (78%), đánh bằng tay/chân

50%, dùng đồ đạc để đánh hoặc ném khoảng 7,5%. Đối tượng đánh trẻ nhiều nhất là
mẹ 74,7%, cha (44,1%), ông bà/họ hàng (5,4%). Trẻ thường bị đánh do không nghe
lời (56%), học kém hoặc không như mong muốn của cha mẹ (31%)
Không có mối liên quan giữa điều kiện sống của gia đình như đông người,
đông con với tỉ lệ trẻ bị bạo hành
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ trẻ bị đánh/la mắng giữa các nhóm
tuổi và học lực của trẻ và các nhóm nghề nghiệp của mẹ (p<0,05). Tuy nhiên, không
có sự khác biệt tỉ lệ trẻ bị đánh/la mắng giữa trẻ nam và nữ, các nhóm nghề nghiệp
của cha.
Có mối liên quan giữa tỉ lệ trẻ bị đánh/la mắng với bạo lực giữa cha mẹ, và gia
đình có người uống rượu bia (p<0,005)
KIẾN NGHỊ
Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có một số đề xuất như sau:
Đánh trẻ để làm thay đổi hành vi của trẻ là một biện pháp kém hiệu quả, đồng
thời cũng vi phạm đến quyền của trẻ em. Cha mẹ gần gũi và tìm hiểu nhu cầu của trẻ
cũng như khuyến khích trẻ có các hành vi tích cực hơn. Để làm được điều này chúng
ta cần có các chương trình truyền thông về quyền trẻ em cũng như các chương trình
hướng dẫn cách chăm sóc và giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ, giúp thay đổi quan
niệm “thương cho roi cho vọt” của hầu hết cha mẹ.
Nhà trường cũng là nơi có thể hỗ trợ trẻ bằng cách phụ đạo cho các học sinh
học trung bình, hoặc học lực bị sa sút để loại bỏ lý do cha mẹ đánh trẻ vì học yếu.

×