Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

CÁC LOÀI CANDIDA SPP. GÂY VIÊM ÂM ĐẠO TÁI PHÁTVÀ ĐỘ NHẠY VỚI THUỐC KHÁNG NẤM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.66 KB, 18 trang )

CÁC LOÀI CANDIDA SPP. GÂY VIÊM ÂM ĐẠO TÁI PHÁT
VÀ ĐỘ NHẠY VỚI THUỐC KHÁNG NẤM

TÓM TẮT
Mục tiêu: Định danh Candida spp và độ nhạy của một số thuốc kháng nấm
với các loài Candida spp này ở những bệnh nhân viêm âm đạo tái phát do vi nấm
tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP. HCM.
Phương pháp: các mẫu huyết trắng dược thu thập từ bệnh nhân bị viêm âm
đạo tái phát được cấy trên môi trường Sabouraud agar.
Kết quả: 17 trường hợp (14,9%) là C. albicans, 4 (3,5%) C. guilliermondii,
21 (18,4%) C. krusei, 7 (6,1%) C. parapsilosis, 5 (4,4%) C. pseudotropicalis, 8
(7%) C. tropicalis, 1 (0,9%) C. stellatoides, 50 (43,9%) Candida spp. khác và 1
(0,9%) vi nấm hạt men không phải Candida spp.
Kết luận:Trong các thuốc kháng nấm, thuốc nhạy với các loài Candida
spp. là nystatin, fluconazol và clotrimazol.
ABSTRACT
Objective: To identify taxonomic name of Candida spp and susceptility of
antifungal against Candida spp in patients who had recurrent vulvovaginal
candidiasis in Tu Du hospital.
Methods: The vaginal smear were taken from 114 patients recurrent
vaginal candidiasis were cultivated in Sabouraud agar.
Results: The 114 yeasts were C. albicans, 4 (3.5%) C. guilliermondii, 21
(18.4%) C. krusei, 7 (6.1%) C. parapsilosis, 5 (4.4%) C. pseudotropicalis, 8 (7%)
C. tropicalis, 1 (0.9%) C. stellatoides, 50 (43.9%) Candida spp khác và 1 (0.9%)
yeast non Candida spp.
Conclusions: The antifungal susceptibility of yeast causing recurrent
vulvovaginal candidiasis are nystatin, clotrimazol and fluconazol.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo do Candida spp. là bệnh thường gặp. Việc điều trị có thể chỉ
cần 1 liều duy nhất, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công, người ta ghi
nhận có các trường hợp kháng thuốc điều trị nấm


(3)
.
Tại Việt Nam có nhiều báo cáo về bệnh viêm âm đạo do vi nấm và các phác
đồ điều trị, nhưng chưa có nghiên cứu nào về định danh Candida spp. ở các bệnh
nhân viêm âm đạo tái phát do vi nấm. Định danh Candida spp. là việc quan trọng
để giúp việc điều trị có hiệu quả trong bệnh viêm âm đạo do Candida spp Vì vậy
chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm định danh Candida spp. và độ nhạy của một
số thuốc kháng nấm với các loài Candida spp này ở những bệnh nhân viêm âm
đạo tái phát do vi nấm tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
114 bệnh nhân thỏa các điều kiện:
1. Tuân thủ điều trị do bác sĩ đưa ra: uống thuốc và đặt thuốc đúng, đủ, tái
khám đúng hẹn.
2. Không đặt thuốc 1 tuần trước khi tái khám.
3. Phát hiện vi nấm khi soi tươi phết âm đạo sau 2 đợt điều trị với thuốc
kháng nấm.
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi được tư vấn.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Các bệnh nhân viêm âm đạo đến khám tại phòng khám Bệnh viện Phụ sản
Từ Dũ trong thời gian 1/8/04-28/2/05.
Cách tiến hành
Bệnh nhân khi tái khám sẽ được làm phết âm đạo để soi tươi, thông tin ghi
nhận qua hồ sơ khám phụ khoa và phỏng vấn theo phiếu thu thập thông tin với các
câu hỏi in sẵn.
Nếu bệnh nhân có 3 đợt điều trị nấm âm đạo trong 3 tháng liên tiếp trước
đó và lần này soi tươi vẫn còn phát hiện vi nấm sẽ được thu nhận vào nghiên cứu.
Khám: Đặt mỏ vịt quan sát âm hộ, âm đạo, màu săc huyết trắng, cổ tử cung.

Lấy bệnh phẩm bằng que gòn vô trùng từ thành bên ở phần trên âm đạo sau
đó soi tươi, cấy bệnh phẩm trên môi trường Sabouraud và thực hiện kháng sinh đồ
tại Bộ môn Ký Sinh trùng Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn để định danh Candida spp.
Cấy bệnh phẩm vào môi trường Sabouraud + chloramphenicol ủ ở nhiệt độ
phòng. Sau 3 ngày khúm mọc, lấy Candida spp. từ khúm cấy vào môi trường PCB
– tween 80 theo kỹ thuật Dalmau, sau 4 ngày vi nấm sẽ mọc.
Quan sát vi thể: có 3 trường hợp
1. Chỉ có vi nấm hạt men (VNHM): không phải Candida spp.
2. VMHM + sợi tơ nấm giả+ bào tử bao dầy: C. albicans
3. VNHM và sợi tơ nấm giả: các loài Candida spp. khác. Để định danh
Candida spp., cấy vi nấm vào môi trường Sabouraud lỏng, làm thử nghiệm lên
men đường và đồng hoá đường, với kết quả theo tiêu chuẩn
(16)
:

Lên men đường Đ
ồng hóa đ
Vi nấm Sabouraud

lỏng
G M S L G

M
C. albicans - AG

AG

A - +


+
C.
stellatoides
- AG

AG

- - +

+
C.
parapsilosis
- AG

A A - +

+
Lên men đường Đ
ồng hóa đ
Vi nấm Sabouraud

lỏng
G M S L G

M
C.
guilliermondii
- AG

- AG


- +

+
C.ttropicalis

+ AG

AG

AG

- +

+
C.
pseudotropicalis

- AG

- AG

AG

+

-
C. krusei +++ AG

- - - +


-

Ghi chú: G: glucose; M: maltose; S: saccharose; L: latose; Ga: galactose
Thực hiện kháng sinh đồ bằng đĩa kháng sinh với các thuốc nystatin,
clotrimazol, fluconazol, itraconazol, ketoconazol.
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPPP 10.0 để xử lý số liệu.
KẾT QUẢ
Kết quả soi tươi
Bảng 1: Kết quả soi tươi mẫu phết âm đạo của 114 bệnh nhân viêm âm đạo
tái phát do vi nấm tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ từ 8/2004-2/2005
Hình
ảnh
quan sát
Số
ca
T
ỉ lệ
%
N
ấm hạt
men
2 1,8
Sợi tơ nấm

112

98,2


Tổng 114

100
Khi soi tươi bệnh phẩm từ phết âm đạo của các bệnh nhân viêm âm đạo tái
phát do vi nấm, tỉ lệ thấy sợi tơ nấm giả rất cao.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Các triệu chứng lâm sàng của 114 trường hợp viêm âm đạo tái
phát do vi nấm tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ từ 8/2004-2/2005
Triệu
chứng lâm sàng
Số
ca
T
ỉ lệ
%
Ng
ứa âm
đạo
114

100
Rát âm
đạo
110

96,5
Tiểu đau 108

94,7
Đ

ặc điểm
huyết trắng

Huyet
trắng nhiều
16 14
Đ
ục, đặc,
98 86
dính
Huyết
trắng hôi
1 0,9
Triệu chứng của các trường hợp viêm âm đạo tái phát do Candida spp.
thường gặp là ngứa, rát âm đạo và tiểu đau. Đặc điểm của huyết trắng là đục, đặc
và dính.
Kết quả định danh Candida spp
Bảng 3: Kết quả định danh Candida spp. từ 114 mẫu bệnh phẩm của các
bệnh nhân viêm âm đạo tái phát do vi nấm tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ từ 8/2004-
3/2005
Candida spp Số
ca
Tỉ
lệ %
C. albicans

17 14,9

C.
guilliermondii

4 3,5
C.
krusei
21 18,4

C.
parapsilosis

7 6,1
C.
pseudotropicalis

5 4,4
C. stellatoides 1 0,9
C.
tropicalis
8 7,0
Candida
spp.
khác
50 43,9

VNHM

1 0,9
Tổng

114

100






Độ nhạy của thuốc kháng nấm với Candida spp.
Bảng 4: Bảng phân tích độ nhạy của Candida spp. và thuốc kháng nấm
Thuốc đặt Thu
ốc uống
Nystatin Clotrimazol
Itraconazol
Candida
spp.

Số
ca
nhạy

kháng

nhạy

kháng

nhạy

C.
albicans
17
17

100%

0
12
70,6%
5
29,4%

5
23,5%

Thuốc đặt Thu
ốc uống
Nystatin Clotrimazol
Itraconazol
Candida
spp.

Số
ca
nhạy

kháng

nhạy

kháng

nhạy


C.
guilliermondii

4 4 0 2 2 0
C. krusei

21
21
100%

0
13
61,9%
8
38,1%

3
14,3%

C.
parapsilosis

7
7
100%

0
3
42,8%
4

57,2%

1
14,3%
C.
pseudotropicalis

5
5
100%

0
3
60%
2
40%
1
20%
Thuốc đặt Thu
ốc uống
Nystatin Clotrimazol
Itraconazol
Candida
spp.

Số
ca
nhạy

kháng


nhạy

kháng

nhạy

C.
stellatoides
1 1 0 1 0 0
C.
tropicalis
8
7
87,5%
1
12,5%

3
37,5%
5
62,5%

2
25%
Candida
spp. khác
50
50
100%


0
38
76%
12
24%
8
16%

c
2
= 6,139 P=0,013
Thuốc đặt Thu
ốc uống
Nystatin Clotrimazol
Itraconazol
Candida
spp.

Số
ca
nhạy

kháng

nhạy

kháng

nhạy


VNHM 1 1 0 1 0 0
Tổng 114

113
99,1%
1
0,9%
76
66,7%
38
33,3%

20
16,7%


BÀN LUẬN
Kết quả soi tươi
Trong số 114 phết âm đạo của các bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái
phát, khi soi tươi đa số các trường hợp soi thấy sợi tơ nấm giả (bảng 1). Điều này
cho thấy trong bệnh viêm âm đạo do vi nấm tái phát, vi nấm phát triển nhiều, dễ
chẩn đoán bằng quan sát trực tiếp.
Các triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng đường sinh dục thường gặp là ngứa chiếm tỉ lệ 100%, rát
âm đạo chiếm tỉ lệ 96,5% (bảng 2). Đây là các triệu chứng chính khiến bệnh nhân
đi khám bệnh.
Triệu chứng tại đường tiết niệu: 94,7% (108/114) tiểu đau (bảng 2). Như
vậy nhiễm nấm tái phát cần khám về đường tiết niệu để xem bệnh nhân có thêm
bệnh nhiễm trùng tiểu không. Mặt khác có thể nấm lưu trú ở đường tiểu là nguồn

làm cho bệnh nhân nhiễm nấm tái phát.
Về đặc điểm huyết trắng của các bệnh nhân viêm âm đạo tái phát do vi
nấm, đa số các trường hợp là đục, đặc, dính (86%) (bảng 2). Trong nghiên cứu này
có 1 trường hợp huyết trắng có mùi hôi, nhiều gợi ý viêm âm đạo do kèm các
nguyên nhân khác, nhưng nghiên cứu này chúng tôi chưa có điều kiện để đi sâu
phân tích và khảo sát. Theo nghiên cứu của Salvat trong số những bệnh nhân viêm
âm đạo tái phát có 25% trường hợp nhiễm trùng phối hợp như Chlamydia
trachomatic, Gardnerella vaginalis, Trichomonas vaginalis
(9)

Kết quả định danh Candida spp. và C. albicans
Kết qủa cấy bệnh phẩm để định danh Candida spp. của 114 trường hợp
viêm âm đạo tái phát do vi nấm có 14,9% (17/114) trường hợp do C. albicans,
3,5% (4/114) do C. guilliermondii, 18,4% (21/114) do C. krusei, 6,1% (7/114) do
C. parapsilosis, 4,4% (5/114) do C. pseudotropicalis, 0,9% (1/114) do C.
stellatoides, 7% (8/114) do C. tropicalis, 43,9% (50/114) do các Candida spp.
khác và 0,9% (1/114) do VNHM không phải Candida spp. Như vậy viêm âm đạo
tái phát do vi nấm, Candida albicans chiếm tỉ lệ thấp (14,9%) so với Candida non
albicans. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Sandra S. Richte, Lynch,
Sobel và cs
(6, 8, 10, 13)
.
Trái lại, theo các nghiên cứu của Lancha MP, Gultekin B. Sandra S. Richter
và cs, trong các bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm thì nguyên nhân do C. albicans
chiếm tỉ lệ cao từ 51,1%-70,8%
(4, 5, 10)
.
Như vậy các nghiên cứu cho thấy trong bệnh viêm âm đạo do vi nấm thì C.
albicans là loài vi nấm thường gặp, còn trong bệnh viêm âm đạo tái phát do vi
nấm thì C. albicans là loài ít gặp hơn, có thể do C. albicans nhạy với thuốc kháng

nấm hơn các loài Candida non albicans nên tỉ lệ gây bệnh tái phát ít hơn
(6,10, 12, 13,
12)
.
Độ nhạy của thuốc kháng nấm
Nystatin vẫn còn nhạy với các loài C. albicans và Candida non albicans
(bảng 3.4). Nghiên cứu của Sandra, nystatin ức chế 90% các khúm nấm Candida
spp
(10)
.
Trong nhóm azol, thuốc nhạy cao với C. albicans là clotrimazol (76,5%),
fluconazol (58,8%), ketoconazol (47,1%). Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cũng nhận
thấy 96% C. albicans phân lập từ các phụ nữ bị viêm âm đạo nhạy vơi
fluconazol
(13)
.
Còn các nhóm Candida non albicans chúng tôi nhận thấy C. parapsilosis
nhạy với clotrimazol (42,8%), ketoconazol (42,8%); C. krusei nhạy với
clotrimazol (61,9%), và fluconazol (66,7%) ; C. tropicalis nhạy với clotrimazol
(37,5%), fluconazol (37,5%) và ketoconazol (50%). Như vậy, thuốc kháng nấm
thuộc nhóm azol nhạy với các loài Candida non albicans với các mức độ khác
nhau tùy theo các loài Candida spp.
Nghiên cứu của Richter SS và cs cho thấy Candida spp. nhạy với nhóm
azol như sau: 96,3% nhạy fluconazol, 83,8% nhạy itraconazol, 94,3%-98,5% nhạy
clotrimazol và ketoconazol
(8)
.

Nghiên cứu của Sandra, tỉ lệ nhạy itraconazol của các loài Candida spp.: C.
glabrata (25,9%), C. krusei (41,7%), C. parapsilosis (96,6%), S. cerevisiae (44,4%)

(10)
.
Nghiên cứu của Messer SA và cs, trong 315 loài Candida spp nhạy với Fluconazol thì
54% là C. krusei, 65% C. glabrata, 87% là C. albicans, 94% là các Candida spp
khác
(7)
.
Qua các nghiên cứu cho thấy các loài Candida spp nhạy với thuốc kháng nấm
khác nhau. Như vậy, cần cấy bệnh phẩm và làm kháng sinh đồ của những bệnh nhân
viêm âm đạo tái phát do vi nấm.
KẾT LUẬN
1. Về quan sát trực tiếp phết âm đạo: tỉ lệ tìm thấy sợi tơ nấm giả cao.
2. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ngứa, rát, tiểu đau, huyết trắng có đặc
điểm đục, đặc, dính.
3. Các loài Candida spp. gây viêm âm đạo tái phát do vi nấm là C.
albicans, C. krusei, C. tropicalis, C. parapsilopsis.
4. Với các thuốc kháng nấm: nystatin, clotrimazol và fluconazol nhạy với
Candida spp. với các mức độ khác nhau.

×