Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ RUỘT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.36 KB, 35 trang )

TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ RUỘT

TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Tìm hiểu các loại rau thủy sinh thường được dùng để ăn sống
hoặc chưa nấu chín có khả năng gây nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsis buski) ở
người ở phường Phú cát, TP. Huế, (2) Nhận xét biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân
nhiễm sán lá lớn ở ruột, đề xuất một số biện pháp dự phòng nhằm góp phần chăm
sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Phương pháp: Phỏng vấn các đối tượng đưa vào nghiên cứu bằng phiếu
điều tra đã soạn sẵn, và xét nghiệm phân tìm trứng sán Fasciolopsis buski bằng
phương pháp tập trung Formalin- ether.
Kết quả và kết luận: tỉ lệ nhiễm sán lá ruột (Fasciolpsis buski) ở phường
Phú Cát là:1,75%. Đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh ở vùng này là: do ăn các
loại rau thực vật trồng dưới nước chưa được rữa sạch hoặc nấu chín Sán lá ruột
có tuổi thọ thấp dưới một năm Biện pháp dự phòng là quan trọng có thể phòng
được nhiễm sán lá ruột cũng như sán lá gan lớn. Triệu chứng nhiễm sán lá ruột
không điển hình nên người cán bộ y tế cần quan tâm, khi bệnh nhân có các triệu
chứng đau bụng, rối loạn tiêu hoá cần cho làm xét nghiệm phân và dịch tá tràng
bằng phương pháp đặc thù để chẩn đoán
ABSTRACT
Objectives(1) Finding Fasciolopsis buski in the aquatic vegetables that Phu
Cat commune, Hue city, used to consume raw (2)Dicussing on clinical
manifestations of patients who had Fasciolpsis buski infection in Phu Cat
commune, Hue city, proposing some preventive measures in the communities
health.
Methods: interviewing subjects by interview paper, and examining stool to
find the eggs of Fasciolpsis buski through Formalin – ether methods.
Results and conclusions: the prevalence rate of Fasciolpsis buski in Phu Cat
commune is 1.75%, the main transmission of F. buski /F. hepatica in this area is
the eating of raw aquatic vegetable.The life span of an adult fluke is only a few
months.The prophylaxis is important, and the control F.buski as also F. hepatica


infection is easy. Infection with F. buski is often symptomless. Therefore the
physican should be aware of their presence. And formalin - ether concentration
method should be done should be done to examine stool of patients with digestive
symptoms.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sán lá ruột (Fasciolopsis buski) và sán lá gan lớn (Fasciola hepatica &
Fasciola gigantica) là loại sán lá lớn thuộc họ Echinostomatoidea ký sinh ở người
gây bệnh. Người ta ước tính khoảng 10 triệu người trên thế giới nhiễm
Fasciolopsis buski, thường gặp nhất ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh Fasciola hepatica gặp chủ yếu ở
vùng ôn đới có chăn nuôi cừu. Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á,
Châu Phi, Nhiệt đới(6,7).
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới là một trong những nước đang phát
triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn đã làm ảnh hưởng đến tình hình nhiễm
sán lá ruột. Năm 1947 Galliard và Đặng văn Ngữ đã gặp 5 trường hợp bệnh nhân
nhiễm sán lá ruột ở bệnh viện Hà Nội. Năm 1971 Phan Chung Sang phát hiện 6
trường hợp bệnh nhân nhiễm sán lá ruột ở đồng bằng sông Cửu Long và theo Đỗ
Dương Thái năm 1959 tỷ lệ người Việt Nam khoảng 0,08% bị nhiễm sán lá ruột.
Cho đến nay ít có công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta.
Theo điều tra của Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại Học Y Huế năm 2002
cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá ruột Fasciolopsis buski khá cao ở Phường Phú Cát
Thành phố Huế 1,75%. Những nghiên cứu chu kỳ sinh thái của Fasciolopsis buski
và Fasciola hepatica đều có giai đoạn ký sinh ở các loại thực vật thủy sinh; người
mắc bệnh do ăn các loại rau thủy sinh chưa được nấu chín(4,5). Vì vậy chúng tôi
đặt vấn đề thực hiện đề tài “Tình hình nhiễm sán lá ruột ở cộng đồng dân cư
phường Phú Cát - thành phố Huế” nhằm mục đích:
1. Tìm hiểu các loại rau thủy sinh thường được dùng để ăn sống hoặc chưa
nấu chín ở Huế có khả năng gây nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsis buski) ở người để
làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau.

2. Nhận xét biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm sán lá ruột, đề xuất một số
biện pháp dự phòng nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhân dân sống ở địa bàn đường Chi Lăng và bờ sông Hương thuộc phường
Phú Cát Thành phố Huế. Với địa bàn chật hẹp dân cư đông đúc đa số là nhân dân
lao động có tập quán và thói quen ăn uống chưa bảo đảm vệ sinh, hằng năm lại
phải chịu tác hại lớn của nhiều trận lũ lụt, vì lẽ đó đã làm ảnh hưởng không ít đến
vấn đề vệ sinh môi trường cũng như vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh giun
sán.
Từ số liệu có được qua kết quả nghiên cứu điều tra của Bộ môn Ký Sinh
Trùng Trường Đại Học Y Khoa Huế, chúng tôi đã chọn đối tượng để nghiên cứu
gồm:
- Số hộ gia đình có thành viên bị nhiễm sán lá ruột gồm 30 hộ. Trong đó có
34 người bị nhiễm và 126 người không bị nhiễm.
- Số hộ gia đình không có thành viên bị nhiễm sán lá ruột cũng như các loại
giun sán khác gồm 5 hộ chứng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Bằng cách phỏng vấn tất cả 160 thành viên của 30 hộ gia đình (Nhóm
bệnh) và 31 thành viên của 5 hộ gia đình (Nhóm chứng) bằng phiếu điều tra.
Phương pháp nghiên cứu bằng cách xét nghiệm phân
Chúng tôi xét nghiệm phân cho 34 bệnh nhân nhiễm sán lá ruột
(Fasciolopsis buski) bằng phương pháp Formalin- Ether để đánh giá khả năng tự
đào thải của sán lá ruột trong cơ thể người(1).
Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học.
KẾT QUẢ
Kết quả xét nghiệm phân
- Từ kết quả nghiên cứu được thực hiện năm 2004 với số bệnh nhân bị

nhiễm sán lá ruột cho là 35 người (hiện nay 1 người chuyển đi nơi khác), chúng tôi
tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm lại cho số bệnh nhân này thì chỉ còn 24/34
trường hợp (+) (70,59%) và 10/34 trường hợp (-) (29,41%).
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với y văn ghi nhận tuổi thọ của
Fasciolopsis buski khoảng 6 tháng đến 1 năm, cho nên không điều trị và không có
tái nhiễm thì sán sẽ được đào thải tự nhiên theo thời gian tuổi sống của sán.
Tình hình sử dụng các loại rau thủy sinh để ăn sống trong cộng đồng
Nhóm bệnh
Bảng 1. Tỷ lệ sử dụng 4 loại rau của 34 bệnh nhân có sán lá ruột
STT

Tên rau

Tên khoa học

Thuộc ho(4)

n (%)
1

Ngó sen

Nelumbonucifera gaerth

Nelumbonaceae

1
(2,94)
2


Rau ngổ

Enhydrafluctuans lour

Compositae

8
(23,53)
3

Rau muống

Ipomoea reptans

Convolvulaceae

17
(50,00)
4

Xà lách xoong

Rorippa nastarium aquaticum

Brassicaceae

33 (97,06)
Tỷ lệ người không sử dụng 1 trong 4 loại rau trên 0%. Người sử dụng rau
xà lách xoong chưa được rửa sạch và nấu chín chiếm tỷ lệ cao 97,06%, tiếp đến là
rau muống 50,00%,

Bảng 2. Tỷ lệ sử dụng 4 loại rau của 126 thành viên khác trong gia đình
bệnh nhân.
Stt

Tên rau

Tên khoa học

Thuộc ho

n
(%)
1

Ngó sen

Nelumbonucifera gaerth

Nelumbonaceae

13 (10,31)
2

Rau ngổ

Enhydrafluctuans lour

Compositae



57 (45,24)
3

Rau muống

Ipomoea reptans

Convolvulaceae

97 (76,98)
4

Xà lách xoong

Rorippa nastarium aquaticum

Brassicaceae

120 (95,24)
Tỷ lệ người không sử dụng 1 trong 4 loại rau 4/126: 3,17%. Số người trong
gia đình của bệnh nhân sử dụng rau không sạch không chín vẫn rất cao từ 10,31 -
95,24%. Qua những xét nghiệm chúng tôi không tìm thấy KST (sán lá ruột) vì vậy
chúng ta cần nghiên cứu thêm về vấn đề này trong các nghiên cứu tiếp để hiểu rõ
hơn về quá trình đào thải của loại KST này có gì khác biệt so với các nghiên cứu
trước đây.
Nhóm chứng
Bảng 3. Tỷ lệ sử dụng 4 loại rau của 31 người thuộc nhóm chứng
Stt

Tên rau


Tên khoa học

Thuộc họ

n (%)
1

Ngó sen

Nelumbonucifera gaerth

Nelumbonaceae

0
(0)
2


Rau ngổ

Enhydrafluctuans lour

Compositae


6 (19,35)
3

Rau muống


Ipomoea reptans

Convolvulaceae

8 (25,80)
4

Xà lách xoong

Rorippa nastarium aquaticum

Brassicaceae

26 (83,87)
Tỷ lệ người không sử dụng 1 trong 4 loại rau 4/31: 12,90%, trong đó 3 trẻ
em <5 tuổi và 1 người già. Tỷ lệ sử dụng rau sống trên tổng số người điều tra:
183/191: 95,81. Kết quả điều tra cho thấy tập quán sử dụng rau chưa sạch, chưa
được nấu chín chiếm tỷ lệ cao ở cộng đồng.
Bảng 4. So sánh tỷ lệ sử dụng rau của nhóm bệnh và chứng.
STT

TÊN RAU

Nhóm bệnh

Nhóm chứng
Số người

%


Số người

%
1

Ngó sen

1/34

2,94

0/31

0,00
2

Rau ngổ

8/34

23,53

6/31

19,35
3

Rau muống


17/34

50,00

8/31

25,80
4

Xà lách xoong

33/34

97,06

26/31

83,87
Hầu hết nhân dân trong vùng này đều sử dụng rau sống ít nhất là 2 loại rau
ở dưới nước, chỉ có một số ít không sử dụng đó là trẻ em <5 tuổi và người già.
Loại rau được sử dụng cao nhất là xà lách xoong, loại rau sử dụng ít nhất là ngó
sen. Trong nhóm bệnh thì tỷ lệ sử dụng rau của người bị bệnh và các thành viên
trong gia đình không khác biệt. Có tỷ lệ sử dụng rau sống cao ở nhóm bệnh so với
nhóm chứng nhất là rau muống.
Tình hình nuôi gia súc (Lợn)
Kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy chỉ có 1 hộ / 30 hộ: 3,33% rơi vào gia
đình có người nhiễm sán. Như vậy việc nhiễm sán lá ruột có thể gặp ở trong cộng
đồng dân cư không liên quan nhiều đến vấn đề chăn nuôi gia súc.
Tình hình nghề nghiệp
Bảng 5. Nghề nghiệp của các đối tượng nhiễm sán lá ruột

STT

Nghề nghiệp

Số người

Tỷ lệ %
1

Bán rau

12/34

35,29
2

Cán bộ công nhân viên

8/34

23,53
3

Học sinh

6/34

17,65
4


Nông nghiệp

4/34

11,76
5

Buôn bán khác

4/34

11,76
Không có sự khác biệt rõ rệt giữa nghề nghiệp và tỷ lệ nhiễm. Nhưng ở
những người bán rau thường có tỷ lệ nhiễm bệnh cao: 35,29%.
Bảng 6. Triệu chứng của người nhiễm sán lá ruột
STT

Triệu chứng

Số trường hợp

Tỷ lệ %
1

Số người có triệu chứng

24/34

70,58
2


Đau vùng thượng vị

21/34

61,76

×