Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHƯƠNG PHÁ P KHÁM TAI part 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.31 KB, 10 trang )

PHƯƠN G P HÁ P KHÁM TAI



Bộ môn tai mũi họng ĐH Y Dược TpHCM




Khám tai gồm có bốn phần : khám tai ngoài và màng nhĩ, khám các bộ phận kế cận như vòi
Ơxtasi, khám chức năng nghe và khám tiền đình.

Trước khi khám chúng ta nên hỏi bệnh nhân xem bệnh bắt đầu từ bao giờ, biến diễn thế nào và
có được điều trị hay chưa ?

Những triệu chứng chức năng như đau, điếc, ù tai, chóng mặt mà bệnh nhân kể, cần được phân tích
xem có đúng không. Vì bệnh nhân có thể dùng những từ không đồng nghĩa với từ của thầy thuốc.
Thí dụ có những bệnh nhân kêu là bị chóng mặt nhưng khi hỏi kỹ thế nào là chóng mặt, thì họ kể
rằng mỗi khi đứng dậy nhanh thì tối sầm mắt kèm theo nảy đom đóm mắt.

Chúng ta gọi hiện tượng này là hoa mắt (éblouissement) chứ không phải chóng mặt (vertige).
Ngoài ra, chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm về các hiện tượng bệnh lý ở những cơ quan khác như
tim, mạch máu, phổi, đường tiêu hóa Tất cả những cái đó giúp chúng ta nhiều trong việc chẩn
đoán nguyên nhân bệnh.

KHÁM TAl NG OÀI V À MÀNG NHĨ



Chúng ta bắt đầu bằng khám vành tai, cửa tai xem da ở trước tai và sau tai. Chúng ta dùng ngón tay
cái ấn vào những điểm kinh điển như : sào bào, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai, để tìm điểm đau. Đối


với trẻ nhỏ chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào sự trả lời của nó vì sờ vào chỗ nào nó cũng kêu
đau hoặc khóc thét lên. Trái lại chúng ta đánh giá cao hiện tượng nhăn mặt vì đau khi chúng ta ấn
vào tai bệnh.

Tay sờ giúp chúng ta phát hiện sự đóng bánh ở sau tai hoặc sưng hạch ở trước tai. Tiếp theo đó
chúng ta khám ống tai ngoài và màng nhĩ.
1. Tư thế của bệnh nhân :


Nếu bệnh nhân là người lớn chúng ta để họ ngồi đối diện với thầy thuốc, đầu quay về bên tai không
khám.

Nếu là trẻ em nhỏ, nên cho nó đi đái, xong rồi chúng ta nên để cho bà mẹ bế con ngồi lên đùi
của mình và ôm ghì đầu em bé vào ngực, như vậy em bé bớt sợ hãi và bớt giãy giụa.

Nếu là một em bé khó bảo, tốt hơn hết là nhờ một người hộ lý khỏe giữ chặt nó lại : hai chân kẹp
chân em bé, tay phải quàng trước bụng nó và cầm chặt hai tay bệnh nhân, tay trái ôm ghì đầu nó
vào ngực mình.

2. Sử dụng spêculum tai :

Thầy thuốc đầu đội đèn Clar hoặc gương trán tập trung ánh sáng vào cửa tai, dùng tay phải (đối với
tai trái) hoặc tay trái (đối với tai phải) kéo vành tai về phía sau và trên để đánh giá độ rộng của ống
tai sau đó chọn một cái spêculum vừa cỡ với ống tai.

Nếu khám tai phải, nên cầm spêculum bằng tay phải, nếu khám tai trái thì cầm bằng tay trái.
Nên hơ ấm dụng cụ trước khi cho vào tai. Trong khi đặt spêculum không nên đẩy thẳng từ ngoài
vào trong mà phải len lỏi theo chiều cong của ống tai, tránh làm thương tổn thành ống tai.

Khi bắt đầu thấy màng nhĩ thì dừng lại không vào sâu nữa. Nếu ráy tai hoặc mủ che lấp màng

nhĩ thì phải gắp ráy tai ra hoặc lau sạch mủ rồi mới xem tai. Động tác chùi sạch ống tai rất quan
trọng, nó tránh cho chúng ta không mắc sai lầm khi đánh giá màng nhĩ và giúp chẩn đoán chính
xác. Muốn thấy phần trên của màng nhĩ cần phải hướng phễu soi về phía trên và trước.

Ở hài nhi, ống tai có nhiều lông mịn che lấp màng nhĩ, chúng ta nên dùng dầu vaselin vuốt các lông
này nằm xuống trước khi soi.

3. Hình ảnh màng nhĩ bình thường :

Màng nhĩ hình trái xoan, màu trắng bóng như vỏ củ tỏi. Ở người lớn màng nhĩ nghiêng về phía
ngoài 45 độ so với trục đứng của ống tai ngoài, ở hài nhi góc này lên trên 60 độ. Vì vậy nên màng
nhĩ rất khó xem ở loại bệnh nhân này

Người ta chia màng nhĩ ra làm hai phần phần căng và phần chùng :

Ranh giới giữa hai phần là dây chằng nhĩ búa trước và dây chằng nhĩ búa sau. Giữa phần căng
chúng ta thấy có điểm lõm, đó là rốn màng nhĩ tương xứng với cực dưới của cán búa. Cán búa
làmột cái gờ dọc đi từ bờ trên của phần căng xuống đến rốn màng nhĩ, nó hơi nghiêng về phía trước
khoảng 15 độ.

Ở cực trên của cán búa có một điểm lồi bằng đầu kim ghim, được gọi là mỏm ngắn của xương búa.
Về phía dưới và trước của màng nhĩ có một vùng sáng hình tam giác mà người ta quen gọi là tam
giác sáng. Đó là sự phản chiếu ánh sáng đèn do mặt bóng của màng nhĩ.

Phần chùng bắt đầu từ phía trên dây chằng nhĩ búa, màng nhĩ ở đây màu hồng, dễ nhầm lẫn da của
ống tai. Phần chùng còn được gọi là màng Srapnen (Shrapnell) và ngăn cách thượng nhĩ với ống tai
ngoài.

Trong khi khám màng nhĩ chúng ta nên bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và nuốt nước bọt
(nghiệm pháp Toynhee) để xem màng nhĩ có di động không. Chúng ta có thể thay thế nghiệm pháp

này bằng cách bơm không khí vào ống tai với spêculum Sieglơ.

Trong trường hợp tai bị bệnh chúng ta sẽ thấy sự thay đổi về màu sắc, về độ bóng, độ nghiêng của
màng nhĩ. Chúng ta cũng có thể thấy sự giãn mạch máu ở dọc theo cán búa, hoặc mức nước ở
màng nhĩ. Trong trường hợp tai giữa tích mủ thì màng nhĩ sẽcăng. Sự vắng mặt của tam giác sáng
và của những nếp gờ nói lên rằng màng nhĩ bị phù nề. Màng nhĩ cũng có thể bị thủng hoặc có
những sẹo mỏng, sẹo dày, sẹo dính, sẹo vôi hóa.

Màng nhĩ bình thường ở mỗi người có thể khác nhau vì vậy cần phải xem cả hai tai để có cơ sở
so sánh.

4. Khám vòi Ơxtasi. Chúng ta có nhiều cách thử để xem vòi nhĩ Ơxtasi có bị tắc không.
Nghiệm pháp Valsava: Bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và xì hơi thật mạnh làm phồng cả
hai má. Nếu bệnh nhân có nghe tiếng kêu ở tai tức là vòi thông.

Nghiệm pháp Politzer: Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước, bịt một bên mũi. Thầy thuốc dùng
quả bóng cao su to bơm không khí vào mũi bên kia trong khi bệnh nhân nuốt nước. Nếu bệnh nhân
nghe tiếng kêu trong tai tức là vòi Ơxtasi thông.

KHÁM
CHỨC NĂNG NGHE



Khám chức năng nghe tức là trả lời hai câu hỏi : có điếc hay không, điếc thuộc về loại nào ? Muốn
trả lời một cách chính xác hai câu hỏi này cần phải có dụng cụ tinh vi, khám tỉ mỉ, và tốn nhiều thì
giờ.

Trong thực tế chúng ta không thể để hàng giờ khám chức năng nghe cho tất cả từng người bệnh và
cũng không cần phải làm như vậy. Đối với đa số bệnh nhân không có bệnh tai chúng ta chỉ cần

khám đại khái chức năng nghe cũng đủ. Riêng đốỉ với một số người điếc chúng ta cần phải khám
toàn bộ chức năng nghe thì mới tìm ra được căn bệnh. Vì vậy nên có hai cách khám chức năng
nghe : khám sơ bộ và khám toàn bộ.

KHÁM SƠ BỘ

Khám sơ bộ chức năng nghe được áp dụng trong những trường hợp thông thường như viêm tai,
chảy tiết nhầy, chảy mủ, rách màng nhĩ, hoặc những trường hợp nặng như viêm tai xương chũm
mạn tính hồi viêm, viêm mê đạo, viêm màng não, apxe não.

Trong trường hợp thiếu thính lực kế, phương pháp khám sơ bộ cũng có thể giúp chúng ta chỉ định
phẫu thuật điếc một cách tương đối chính xác.

Mục đích của phương pháp này là đánh giá mức độ điếc và phân loại điếc trong khoảng thời gian
ngắn (năm hoặc mười phút) bằng những phương tiện đơn giản như tiếng nói và âm thoa.

1. Bằng tiếng nói :

Đây là cách khám đơn giản nhất và thiết thực nhất. Đơn giản vì nó không đòi hỏi dụng cụ, thiết
thực vì nó đánh giá sự tiếp thu của tai đối với tiếng nói, điều kiện cần thiết cho sự tiếp xúc với xã
hội.

Chúng ta phải tôn trọng những quy tắc sau đây :

- Khám trong phòng yên tĩnh.
- Để người bệnh đứng gần tường, tai hướng về phía thầy thuốc, tuyệt đối không nhìn miệng thầy
thuốc.

- Thầy thuốc đứng ở bên cạnh bệnh nhân để cho luồng rung động thanh âm dội thẳng góc vào
màng nhĩ người bệnh.


- Tai đối diện phải được bịt kín lại.

- Nên bắt đầu bằng tai nghe rõ trước và sau đó đến tai điếc.

a) Tiếng nói thầm: Thầy thuốc đứng cách bệnh nhân 6 mét và bảo bệnh nhân nhắc lại những lời
mà họ nghe được. Nên dùng hơi thừa trong phổi để phát âm tức là phải thở ra một cách bình
thường rồi hãy nói.

Chúng ta bắt đầu bằng những câu đơn giản như : ăn cơm chưa, bao nhiêu tuổi làm nghề gì, nhà ở
đâu sau đó dùng những âm cao như : bẩy, tám mươi tám, thống nhất hoặc những âm trầm như
hòa bình, hồng hà, bò con

Nếu bệnh nhân không nghe thấy gì chúng ta bước tới 20cm và hỏi lại. Nếu bệnh nhân vẫn chưa
nghe thấy thì chúng ta tiếp tục đến gần bệnh nhân từng bước 20cm cho đến khi họ nghe được.
Chúng ta tính ra bằng centimet khoảng cách từ chân thầy thuốc đến chân bệnh nhân.

Tai bình thường có thể nghe tiếng nói thầm cách 600cm. Nếu chỉ nghe có 50cm là điếc nhiều.
Những người có thính lực dưới 50cm không được lái xe có động cơ (ô tô, môtô).

b) Tiếng nói to: Phương pháp này chỉ dùng cho những trường hợp điếc nặng chứ không dùng
cho tai bình thường hoặc điếc nhẹ.

Nói to tức là nói với cường độ bình thường như là nói chuyện trong nhà.

Tai lành mạnh nghe tiếng to cách 50 mét. Trên thực tế chúng ta ít khi có được phòng rộng 50
m t để thử tai.

Nhưng nếu bệnh nhân bị điếc nhiều không nghe tiếng nói thầm được thì khoảng cách nói to sẽ rút
ngắn lại còn dưới 10 m t và trong trường hợp này chúng ta có điều kiện để sử dụng tiếng nói to.


Cách khám bằng tiếng nói to cũng giống như cách khám bằng tiếng nói thầm.

Chúng ta sử dụng những câu đơn giản như trên. Chúng ta đánh giá thính lực bằng khoảng cách
giữa chân thầy thuốc và chân bệnh nhân.

Thí dụ : nếu tiếng nói thầm là 0 cm tiếng nói to sẽ là 3 mét.
2. Bằng âm thoa.

Âm thoa thường dùng là âm thoa 128 hoặc 256 rung động chu kz trong một giây. Thời gian rung
động của âm thoa có thể dài hay ngắn tùy theo chất kim khí và tùy theo đánh âm thoa mạnh hay
yếu, trung bình là 50 đến 60 giây. Không nên đập âm thoa vào gỗ hay sắt mà chỉ nên đập vào đầu
gối hay cùi bàn tay.

Chúng ta sẽ làm những nghiệm pháp sau đây :

a) Nghiệm pháp Svabach (Schwabach): Đo thời gian cốt đạo. Thầy thuốc đập âm thoa 128 vào
đầu gối của mình, rồi đặt chân âm thoa vào xương chũm bệnh nhân. Khi bệnh nhân nghe tiếng kêu
thì đưa ngón tay lên, lúc hết thì bỏ xuống.

Bình thường thời gian cốt đạo là 20 giây. Điếc tai giữa : thời gian cốt đạo trên 20 giây. Điếc tai
trong : thời gian cốt đạo dưới 20 giây.
b) Nghiệm pháp Bing : Nếu chúng ta đặt một cái âm thoa 256 đang kêu vào xương chũm của
người bình thường, sau 20 giây đương sự không nghe tiếng kêu nữa, nhưng nếu chúng ta bịt ngay
ống tai bên ấy lại, tiếng kêu của âm thoa sẽ xuất hiện trở lại.

Như vậy có nghĩa là bình thường khí đạo lấn át và làm lu mờ cốt đạo. Nếu chúng ta loại khí đạo ra
thì cốt đạo sẽ nổi bật lên.

Trong trường hợp điếc tai giữa thì tiếng kêu sẽ không xuất hiện khi bịt ống tai.


Trong trường hợp điếc tai trong nhẹ thì tiếng kêu có thể xuất hiện trở lại trong thời gian ngắn.

c) Nghiệm pháp Rinơ (Ruine) : so sánh khí đạo với cốt đạo.

Đối với người bình thường thời gian khí đạo là 30 giây, thời gian cốt đạo là 20 giây. Như vậy khi
so sánh chúng ta thấy rằng :

Khi tỷ số lớn hơn một, chúng ta gọi là dương tính.

Đốỉ với người bị điếc tai trong Rinơ cũng dương tính.

Đối với người bị điếc tai giữa tỷ số nói trên nhỏ hơn một tức là âm tính vì khí đạo bị rút ngắn lại
còn cốt đạo thì dài ra.

Trong thực tế khi làm nghiệm pháp Rinơ, chúng ta không cần đến đồng hồ để đếm giây, mà chúng
ta chỉ cần so sánh khí đạo với cốt đạo bằng cách đặt âm thoa 256 đang kêu vào xương chũm (cốt
đạo), sau khi bệnh nhân hết nghe kêu, chúng ta để âm thoa ở trước cửa tai (khí đạo).
Nếu bệnh nhân nghe kêu trở lại tức là khí đạo lớn hơn cốt đạo (Rinơ dương tính) và có nghĩa là tai
bình thường hoặc điếc tai trong. Nếu bệnh nhân không nghe trở lại tức là khí đạo nhỏ hơn cốt đạo
(âm tính) có nghĩa là điếc tai giữa.

Trong trường hợp điếc tai trong một bên chúng ta có thể thấy cốt đạo bên bệnh dài hơn khí đạo, đó
là hiện tượng Rinơ âm tính giả hiệu. Sở dĩ bệnh nhân nghe rõ bằng cốt đạo là vì rung động âm
thanh chuyển sang tai lành bằng đường sọ và bệnh nhân nghe bằng tai đối diện. Chỉ cần loại tai tốt
ra (bằng cách thổi không khí vào tai hoặc cho đeo ống nghe có phát tiếng ù) thì Rinơ sẽ dương tính.

d) Nghiệm pháp Vơbe (Weber) : so sánh cốt đạo hai bên.

Đặt một cái âm thoa đang kêu lên đỉnh đầu. Ở người bình thường, đương sự nghe được cả hai bên,

không phân biệt được bên nào rõ hơn bên nào. Trong trường hợp điếc một bên thì sẽ nghe như sau :

- Nếu điếc tai trong, tiếng kêu sẽ thiên về bên lành.
- Nếu điếc tai giữa tiếng kêu sẽ thiên về bên bệnh (tức là nghe tiếng âm thoa kêu bên tai điếc). Chú
ý : trong khi thử Vơbe không nên hỏi hệnh nhân "tai nào nghe rõ" vì như vậy họ sẽ theo
thói quen chỉ về bên tai lành.

Nên hỏi : khi đặt âm thoa lên đầu, nghe tiếng vang về bên nào ?

e) Nghiệm pháp Gơlê : phát hiện sự cố định của xương bàn đạp.

Nghiệm pháp Gơlê được áp dụng trong những trường hợp điếc tai giữa hoặc điếc hỗn hợp để
phát biện sự cứng khớp của xương bàn đạp do xốp xơ tai (oto-spongiose).

Ở người thường nếu chúng ta ấn xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục bằng cách bơm không khí
n n màng nhĩ thì thính lực sẽ giảm tức là Gơlê dương tính vì chúng ta làm trở ngại sự rung động
của nội dịch.

Trái lại nếu xương bàn đạp đã bịt cứng khớp sẵn rồi, không di động được thì sau khi nén màng
nhĩ thính lực sẽ không thay đổi, tức là Gơlê âm tính.

Cách làm :

Lắp cái Spêculum Sieglơ vào ống tai bệnh nhân. Đặt cái âm thoa 256 đang kêu lên xương chũm rồi
bơm không khí vào ống tai. Trong khi bơm nhớ ấn kín speculum vào ống tai, không cho không khí
thoát ra ngoài.

Nếu bệnh nhân nghe giảm thì chúng ta gọi là Gơlê dương tính tức là xương bàn đạp có di động.
Nếu bệnh nhân vẫn nghe tiếng âm thoa như trước khi bơm thì chúng ta gọi là Gơlê âm tính, lức
là xương bàn đạp bị cố định.




KHÁM ĐẦY ĐỦ

Ta phải dùng những dụng cụ tinh vi để đánh giá chức năng nghe về hai mặt số lượng và chất lượng.
Về số lượng chúng ta lìm ngưỡng thính lực của cốt đạo và khí đạo. Về chất lượng chúng ta xem
bệnh nhân bị điếc về loại nào, và nếu điếc tai trong thì thương tổn ở phần nào của tai trong (ở ốc tai
hay ở dây thần kinh thính giác )

Khám toàn bộ đòi hỏi nhicủ thì giờ và dụng ~l tinh vi, vì vậy phương pháp này chỉ dành cho những
trường hợp quan trọng như chỉ định mổ điếc, theo dõi kết quả mổ điếc, chẩn đoán u dây thần kinh
số VIII, phát hiện gian lận giả điếc, chỉ định đeo máy trợ thính

Khám toàn bộ gồm có khám bằng tiếng nói, bằng âm thoa, bằng độc huyền cấm Struycken, bằng
thính lực kế. Các phương tiện này sẽ giúp thầy thuốc định ranh giới của thính trường, nghiên cứu
thính lực đồ, làm thí nghiệm pháp trên ngưỡng.

1 Âm thoa.

Âm thoa giúp chúng ta tìm ngưỡng dưới của thính trường. Người ta dùng âm thoa thấp : 16, 32,
64 rung động trong một giây. .

Đối với loại âm thoa trầm này chúng ta chỉ cần xem bệnh nhân có nghe được bằng đường không
khí hay không.

Bình thường ngưỡng dưới của thính trường là 16 chu kz (C.K). Nếu bị điếc tai giữa ngường dưới
sẽ bị đẩy lên : 128 C.K. Nếu bị điếc liên hợp ngường dưới cũng bị đẩy lên. Nếu bị điếc tai trong
ngường dưới không bị đẩy lên hoặc bị đẩy lên rất ít : 32 C.K
2. Thính lực kế (audiomctre).


Thính lực kế là một cái máy điện tử dùng đo đo thính lực. Máy này phát ra những âm đơn ở các tần
số 128, 256, 5/2, 1024, 2048, 4096, 8192. Cường độ của mỗi âm đơn có thể thay đổi từ 100
dêxiben đến 100 đêxiben.

Đơn vị đo lường của thính lực là dexiben, tức là một sự thay đổi cường độ nhỏ nhất mà tai bình
thường có thể phân biệt được. Về lý học, dexiben là 1/10 của ben ; Đơn vị Ben là tương quan năng
lượng giữa một tiếng âm gây ra bởi 10
-15
W/cm
2
với ngưỡng 10
-16
W/cm
2
và được định nghĩa như
sau :

log10
-15
W/cm
2
.

1 ben =

10
-16

10

-15
W/cm
2
là năng lượng rung động gây ra cảm giác 1 ben ở tần số 1000 CK.

10
-16
W/cm
2
là năng lượng rung động tương xứng với ngưỡng 0 dêxiben ở tần số 1000 CK. Muốn
làm thính lực đồ chính xác phải có phòng cách âm thật im lặng.

Chúng ta bắt đầu đo các ngưỡng của khí đạo ở các tần số từ 128 đến 8192 bằng cách tìm cường
độ tối thiểu mà tai ta có thể nghe được ở 7 tần số nói trên. Chúng ta ghi những kết quả vào bảng
thính lực đồ in sẵn (kiểu mất đêxiben) và nối liền các điểm lại bằng bút chì xanh.

Điếc càng nặng thì số đêxiben càng lớn va đường biểu đồ càng xuống thấp. Sau đó chúng ta tìm
các ngưỡng của đường cốt đạo tương đốỉ cũng ở các tần số bằng cách đặt ống rung vào xương
chũm bên bệnh và đat ống gây ù ở tai đối diện. Chúng ta ghi kết quả vào bảng thính lực bằng bút
chì đỏ, cuối cùng chúng ta tìm các ngưỡng của đường cốt đạo tuyệt đối bằng cách đặt ống rung vào
xương chũm, ống ù vào tai đối diện và bảo bệnh nhân bịt kín lỗ tai có ống rung lại.

Chúng ta ghi kết quả vào bảng thính lực đồ và vẽ biểu đồ bằng bút chì đỏ, nét chấm. Kết quả của
đo thính lực là chúng ta có ba đường biểu đồ :
Đường khí đạo C A (biểu hiện bằng đường liên tục) Đường cốt đạo tương đối COR (màu đậm nét).
Đường cốt đạo tuyệt đối COA (màu nét chấm).
Xu hướng hiện nay, chỉ đo cốt đạo tương đối (biểu diễn bằng đường chấm).Qui ước : dùng bút

đỏ để vẽ thính lực đồ tai P và bút xanh để vẽ thính lực đồ tai T.
Chúng ta đựa vào hình dáng, vị trí và sự tương quan của ba đường biểu đồ này để đánh giá mức

độ điếc và phân loại điếc.

a) Điếc tai giữa hay điếc dẫn truyền :

- Đường khí đạo CA bị tut xuống dưới đường cốt đạo tương đối COR, ở các đoạn tương xứng với
giọng trầm (128) và giọng cao (4096) còn giọng trung (l024) tương đối đứng vững.

- Đường cốt đạo tương đối COR có hơi tụt xuống chút ít đo tăng vài đêxiben ở vùng giọng thấp
và không thay đổi Ở vùng giữa, vùng cao, tức là vẫn ở gán mức không đêxiben.

- Đường COR vẫn ở trên đường khí đạo CA. Vì vậy nên người ta gọi là Rinơ âm tính trên thính
lực đồ.

- Đường cốt đạo tụyệt đối COA không thay đổi tức là vẫn ở trên mức 0 độ 5 đêxiben ở vùng thấp.
Trong trường hợp điếc tai giữa lâu ngày, đường cốt đạo có thể bị tụt xuống dưới số không, năm đến
mười đêxiben nhưng vẫn nằm ngang.

Trong trường hợp có cứng khớp xương bàn đạp, hai đường cốt đạp COR và COA chập lại với nhau
ngay ở vùng lần số thấp ; chỉ số Sulivan (Sullivan) là 0. Chỉ số Sulivan là tổng cộng khoảng cách
giữa đường cốt đạo COR và COA ở ba tần số : 512, 1024, 2048. Bình thường chỉ số này phải trên
20 đêxiben.

Nguyên nhân của điếc tai ngoài và tai giữa thường là do ráy tai, do viêm tai giữa, do tắc vòi
ơxlasi, do thủng nhĩ, do cứng khớp tiểu cốt

b) Điếc tai trong hay điếc tiếp nhận.

Điếc tai trong thường ở mức độ khá cao.

Đường khí đạo CA ít bị giảm ở phần trầm trái lại sang giọng cao, nó tụt xuống rất nhanh (trên 60

đêxiben). Đường khí đạo CA tốt hơn đường cốt đạo COA (đường CA ở trên đường COR) do đó
người ta gọi là Rinơ dương tính trên thính lực đồ.

Đường cốt đạo tương đối COR tượng trưng cho giá trị của mê nhĩ luôn luôn bị hạ thấp, nhất là ở
vùng tần số cao, song song với đường khí đạo CA.

Thí dụ : mất 50 đêxiben ở 4096, 60 đêxiben ở 8192. Thỉnh thoảng lại có những lỗ thính giác tức là
những tần số mà cốt đạo không tiếp thu được mặc dù chúng ta tăng cường độ lên đến tối đa. Ở
những "lỗ thính giác" này khí đạo có thể còn nghe được. Nhìn chung, chúng ta thấy đường
cốt đạo tương đối bị cụp xuống ở vùng tần số cao.
Chúng ta nghĩ đến thương tổn tai trong khi thấy COR bị mất trên 10 đêxiben ở tần số 512, trên
20 đêxiben ở tần số 1024, 2048 và 4096. Tai không nghe được tần số 8192.

Đường cốt đạo tuyệt đối COA cũng bị giảm nhiều và nằm ở trên đường cốt đạo COR độ 10
đêxiben ởvùng tần số thấp. Nhưng đến vùng tần số cao thì hai đường cốt đạo trùng với nhau.

Trong trường hợp điếc tai trong người ta còn làm thêm nghiệm pháp "hồi thính" hay đuổi bắt
(recrutcmenl) để định khu thương tổn. Nếu điếc tai trong mà có "hồi thính" thì thương tổn khu trú
Ở ốc tai (loa đạo). Nếu điếc tai trong mà không có "hồi thính" thì thương tổn khu trú ở dây thần
kinh số VlII hoặc ở trung ương.

Nguyên nhân của điếc tai trong thường ra viêm màng não, viêm não, viêm dây thần kinh, giang
mai, nhiễm độc do streptomyxin, salixylat natri, quinin, chảy máu mê nhĩ, u dây thần kinh số VIII

c) Điếc hỗn hợp.

Đường khí đạo CA bị giảm nhiều ở hai đầu tức là ở vùng tần số cao và tần số thấp. Những tần số
trung bình như 512, 1034, còn nghe được khá. Đường CA ở dưới đường cốt đạo COR.

Khoảng cách giữa đường khí đạo CA và đường cốt đạo COR rất lớn (khoảng 60 đêxiben)


Đường cốt đạo tương đối COA bị giảm ít ở vùng tần số thấp (128, 256) và trung bình (512, l024).
Mức độ điếc ở vùng tấn số 1024 và 2096 trên đêxiben nhưng đến vùng tấn số cao 4096 trở lên) thì
tụt xuống rất nhiều, 30, 40 đêxiben như trong điếc mê nhĩ .

Đường cốt đạo COA thường hòa mình hoặc bám sát đường cốt đạo COR.

Không có hiện tượng "hồi thính" ở vùng tấn số thấp:điếc hỗn hợp gồm có hai nhóm : điếc hỗn hợp
nặng về tai trong và điếc hỗn hợp nặng về tai giữa.




BẢNG GHI THÍNH LỰC TAI PHẢI

Trong khi đọc thính lực đồ căn bản là phải dựa vào hình dáng chung và vị trí của các đường biểu
đồ phối hợp với lâm sàng. Nên gạt bỏ những chi tiết vụn vặt bất thường. Đặc biệt là phải
thường xuyên kiểm tra máy thính lực kế bằng cách đo cho người bình thường để phát hiện những
trục trặc bất ngờ của máy.

Nói chung thính lực đồ bằng tiếng âm đơn nói trên cho chúng ta biết được mức độ tiếp thu của loa
đạo (ốc lai) nhưng chưa đánh giá được đúng mức khả năng nghe và hiểu lời nói của bệnh nhân.
Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách làmthính lược đồ bằng lời nói.

×