Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.38 KB, 61 trang )

Dàn bài
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM 5
I.Rủi ro 5
1. Khái niệm 5
2. Bản chất 5
3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM 6
3.1. Rủi ro "n dụng 6
3.2. Rủi ro về lãi suất 8
3.3. Rủi ro hối đoái 9
3.4. Rủi ro thanh khoản 9
3.5. Các rủi ro khác 10
II.Quản trị rủi ro 11
1. Khái niệm 11
2. Quy trình quản trị rủi ro 11
3. Cấu trúc tổng quát hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng 13
3.1. Mô hình tổ chức trong hoạt động quản trị rủi ro 13
3.2. Chính sách quản trị rủi ro 13
3.3. Hệ thống công nghệ thông >n 14
4. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại 15
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTM
VIỆT NAM 17
A.RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 17
I.Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 17
1. Các khái niệm 17
2. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 18
2.1. Phương pháp xác định 18
2.2. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 19
II.Nguyên nhân rủi ro tỷ giá 20
1
1. Trạng thái ngoại tệ mở 20
1. Các hoạt động nội bảng 20


2. Các hoạt động ngoại bảng 21
3. Tổng trạng thái ngoại tệ mở 23
2. Sự biến động của tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối tại NHTM 24
3. Các nhân tố tác động đến trạng thái ngoại hối tại các NHTM 30
III.Đo lường, đánh giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá 31
1. Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn 32
2. Tổn thất ròng giao dịch gộp 34
IV.Các công cụ và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 39
B.RỦI RO TÁC NGHIỆP 49
I.Rủi ro tác nghiệp 49
1. Khái niệm 49
2. Các tác nghiệp của ngân hàng thương mại trong giao dịch hối đoái 49
II.Quản lý bằng công cụ hạn mức 51
1. Hạn mức đối với đối tác và khách hàng: 51
2. Hạn mức theo các đồng >ền kinh doanh: 52
3. Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể: 53
3.1. Trạng thái giao ngay: 53
3.2. Trạng thái kỳ hạn: 54
III.Quản lý bằng công cụ lệnh: 57
1. Lệnh thị trường (Market order): 58
2. Lệnh giới hạn (Limit order): 58
3. Lệnh dừng lỗ (Stop loss orders): 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của
nền kinh tế. hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả
là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích
thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên,
trong kinh tế thị trường, thì rủi ro là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong

hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của
các ngân hàng nói riêng.
Kinh doanh ngoại hối là một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện nay,
không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Kinh doanh ngoại hối tạo ra lợi nhuận cao
đồng thời gánh chịu nhiều rủi ro đáng kể. Vậy làm sao hạn chế được thua lỗ khi kinh
doanh ngoại hối đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay? Đó là lý do
vì sao chúng tôi chọn đề tài: “Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt
Nam.” Qua đề tài này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nhận biết và phân tích được rủi
ro tỷ giá, rủi ro tác nghiệp cũng như các tổn thất phát sinh trong quá trình kinh doanh
ngoại hối gây ra, cũng như đưa ra các công cụ và các giải pháp phòng ngừa , hạn chế
tối đa các thiệt hại khi rủi ro tỷ giá và rủi ro tác nghiệp gây ra.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÁC NHTM
I. Rủi ro
1. Khái niệm
Cụm từ “rủi ro” được các nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm.
Theo quan điểm truyền thống, “ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn
có thể xảy ra cho con người”. Thực tế cho thấy, chúng ta đang sống trong một thế giới
mà rủi ro luôn tiềm ẩn và ngày càng tăng theo nhiều hướng khác nhau. Xã hội loài
người càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phong phú và phức
tạp, thì rủi ro cho con người ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Vì vậy, con người cần
quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp
quản trị rủi ro, trong quá trình nghiên cứu đó nhận thức về rủi ro của con người cũng
thay đổi, trở nên khoan dung và trung hòa hơn.
Mặt khác, theo quan điểm trung hòa cho rằng “rủi ro là sự bất trắc không thể đo
lường được”. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro
có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát và nguy hiểm nhưng cũng có

thể mang đến cho chúng ta những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu
rủi ro, nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, quản trị rủi ro, chúng ta không chỉ tìm ra được
những biện pháp phòng ngừa, né tránh những rủi ro thuần túy, hạn chế những thiệt hại
do rủi ro gây ra mà còn có thể “lật ngược tình thế”, biến thủ thành thắng, biến thách
thức thành những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.
2. Bản chất
Như bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức nào khác, một NHTM thực hiện
mục tiêu kiếm tiền của mình và chấp nhận tất cả những rủi ro. Và rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng được hiểu như là một tất yếu và là những biến cố không mong đợi
5
mà khi xảy ra sẽ tác động trực tiếp tới kết quả lợi nhuận, nguy cơ phá sản của các ngân
hàng. Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó
tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ, hạn chế các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng.
Qua những nhận định trên ta có thể nhận xét một số điểm về bản chất của rủi ro:
• Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của một ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với
nhau trong một phạm vi nhất định.
• Khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng
của rủi ro là biên độ rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro (số trường hợp thuận lợi để rủi
ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng).
• Rủi ro là yếu tố khách quan, nên chúng ta không thể loại trừ được hoàn toàn mà
chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại mà chúng gây ra.
3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM
Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng có những đặc điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh
khác về mức độ và nguyên nhân. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền
và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả
các ngành khác trong nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia khác. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Những rủi ro

thường gặp đó là:
3.1. Rủi ro tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó thường chiếm phần lớn
trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như
mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng
chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp khi bên đi vay trong
6
một giao dịch nào đó không thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và
điều kiện trong hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính. Rủi
ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, cung bậc khác nhau, chúng
tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài
là món vay không thu hồi được, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn
Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người ta thường phải xét
đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỷ trọng nợ quá hạn, người ta lại chia ra tỷ
trọng nợ quá hạn dưới sáu tháng, nợ quá hạn dưới một năm, nợ quá hạn trên một năm,
nợ quá hạn khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi Các tỷ trọng này càng cao thì khả
năng bảo toàn vốn tín dụng của ngân hàng càng thấp.
Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, người ta đã đưa ra
một số nguyên nhân chủ yếu sau: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân bất khả kháng, thông tin không cân
xứng, sự điều khiển sai lệch của cơ chế thị trường. Nguyên nhân chủ quan là nguyên
nhân từ phía ngân hàng (mà chủ yếu là từ sự yếu kém của cán bộ ngân hàng, các nhà
quản trị điều hành không có năng lực, thiếu kiểm tra giám sát), nguyên nhân từ phía
khách hàng
Ngày nay, các Ngân hàng Thương mại dù đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực khác nhau, nhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của
ngân hàng. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam, hoạt động cho
vay chiếm tỷ lệ rất cao trong hoạt động của ngân hàng, và vì thế mà rủi ro tín dụng là

vấn đề cần được quan tâm đặc biệt trong hoạt động của các ngân hàng Thương mại ở
nước ta hiện nay. Về bản chất, rủi ro tín dụng là loại rủi ro đa dạng, phức tạp dẫn đến
việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn. Bất cứ một rủi ro nào đó của hoạt động
cho vay cũng đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi
ro, song nếu ngân hàng có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi
ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
7
3.2. Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa
lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm
thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là
yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong
việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi
ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi
suất là những tác động do biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro
lãi suất bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng
ngoại bảng.
Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của một ngân
hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có và tài sản
Nợ mà điển hình là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suất thay đổi
để đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất cố định. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi
lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập ở tài sản Có dài
hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có không bù đắp chi phí
nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mòn vào vốn. Ngược lại, khi nhận lại vốn
với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị
trường bị giảm xuống.
Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây:
- Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chi phí
cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi

lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.
- Rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việc
cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi
suất như cung, cầu, yếu tố khác của thị trường Khi ngân hàng có quyết định điều
chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả,
8
tức là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng, nên cũng dẫn đến rủi ro lãi
suất.
3.3. Rủi ro hối đoái
Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ
cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu hoạt động thuận lợi.
Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến
động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Những nghiệp vụ nghiệp vụ có liên quan đến ngoại
tệ của ngân hàng như: Cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ; Mua bán ngoại tệ; Đầu tư
chứng khoán bằng ngoại tệ… Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì
nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.
Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối
đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định,
đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. Trong các giao
dịch ngoại hối và trong cân đối tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng, bất cứ một trạng
thái ngoại hối “trường” hay “đoản” đều có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá ngoại tệ
thay đổi. Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ trường thì khi ngoại tệ tang giá ngân
hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ bị lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá. Nếu ngân hàng
ở trạng thái đoản về một loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ lên giá ngân hàng sẽ bị lỗ và
ngược lại.
Như vậy việc tạo ra các trạng thái ngoại tệ “trường” hay “đoản” chính là nguyên
nhân gây rủi ro hối đoái cho ngân hàng. Đây chính là kết quả của việc ngân hàng thực
hiện các giao dịch ngoại tệ phục vụ cho khách hàng và cho chính bản thân mình, hoặc
ngân hàng huy động vốn bằng ngoại tệ và đầu tư vào các tài sản Có bằng ngoại tệ.

3.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút
tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng phải
đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản Có của mình để đáp ứng
nhu cầu rút tiền của người gửi tiền.
9
Mọi ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán.
Khả năng chi trả là khả năng đáp ứng được nhu cầu chi trả hiện tại, đột xuất, và trong
tương lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, nếu không được giải quyết kịp thời có
thể dẫn đến mất khả năng chi trả. Khi ngân hàng thừa khả năng chi trả sẽ đẫn đến ứ
động vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.
Rủi ro thanh khoản nảy sinh do những nguyên nhân sau:
- Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn dư thừa quá lớn,
trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp, nên một số ngân hàng đã dùng vốn huy động
ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụt khả năng chi trả
tạm thời cho người gửi tiền.
- Khi đến hạn, các khoản cho vay khó thu hồi được, uy tín của ngân hàng giảm sút,
người gửi tiền và người đi vay thường phản ứng trước những khó khăn của ngân hàng
bằng cách sử dụng hết hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiền cho những nhu cầu về sau
hoặc rút hết số dư tiền gửi vì sợ có thể không rút được.
Tất cả những khía cạnh trên dẫn đến những rủi ro trong thanh khoản của ngân
hàng. Các nhà chuyên môn khẳng định rằng đây là loại rủi ro riêng của ngân hàng và
liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả của một hay
nhiều loại rủi ro mà ngân hàng không lường trước được. Trong trường hợp này, vốn tự
có của ngân hàng không có khả năng bù đắp hết tất cả các khoản mất mát, thiệt hại,
ngân hàng dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản.
3.5. Các rủi ro khác
Ngoài những rủi ro cơ bản trên hoạt động ngân hàng còn chịu nhiều rủi ro khác như:
Rủi ro hoạt động: Bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà
một Ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất

nhiều như: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn
vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô, thiếu các kế hoạch khôi
phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa
10
Rủi ro chiến lược: Rủi ro chiến lược phát sinh từ các thay đổi trong môi trường
hoạt động của ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro
chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Chẳng hạn,
chiến lược mở rộng thị trường, thâm nhập vào một thị trường mới mà ngân hàng chưa
có nghiên cứu đầy đủ thông tin và thiếu nguồn lực đủ trình độ cần thiết để khai thác,
nắm bắt thị trường mới này thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng thua lỗ.
Các rủi ro khác: rủi ro về công nghệ, rủi ro môi trường, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia,

II. Quản trị rủi ro
1. Khái niệm
Quản trị rủi ro (QTRR) là xác định mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp mong
muốn và nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của doanh nghiệp đang gánh chịu.
Mặt khác, sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để hạn
chế sự xuất hiện của rủi ro hoặc điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà
mình mong muốn.
Nói cách khác, QTRR là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ
hội thành công mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính- ngân hàng,
bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu
quả nguồn vốn hoạt động. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận
rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó quản trị rủi ro là
một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. Tuy vậy,
quản trị rủi ro trong các NHTM luôn là công việc khó khăn, phức tạp.
2. Quy trình quản trị rủi ro

Theo quan điểm kinh doanh ngân hàng hiện đại cho rằng cần quản trị tất cả các
loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện. Theo đó, quản trị rủi ro là
11
quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng,
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất
lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo
lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.
• Nhận dạng rủi ro: đây là điều kiện tiên quyết trong quản trị rủi ro. Nhận dạng rủi
ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ
hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo
những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai để có biện pháp kiểm soát, tài trợ
phù hợp cho từng loại rủi ro.
• Phân tích rủi ro: là việc tìm ra nguyên nhân gây rủi ro. Từ việc tìm ra các nguyên
nhân, các nhân tố tác động đến các nguyên nhân, phân tích rủi ro sẽ cho ta biện pháp
phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn.
• Đo lường rủi ro: công việc này đòi hỏi phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường
rủi ro và phân tích. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng,
người ta sử dụng hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro (mức
độ thiệt hại do rủi ro gây ra), đây là tiêu chí có vai trò quyết định.
• Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro, đó
là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt
động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng
không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp phòng tránh có thể là:
phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị
thông tin,…
• Tài trợ rủi ro: dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có
thể xảy ra, khi đó chúng ta cần phải theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài
sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lí. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ
phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc phục và

chuyển giao rủi ro.
12
3. Cấu trúc tổng quát hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng
3.1. Mô hình tổ chức trong hoạt động quản trị rủi ro
Ngân hàng cần thành lập bộ phận quản trị rủi ro độc lập, thông thường là Ban
Quản lý Rủi ro (Risk Management Committee –RMC) tại Hội sở chính theo mô hình
quản trị rủi ro tập trung. RMC sẽ báo cáo và tham mưu trực tiếp cho Ban lãnh đạo cao
cấp của Ngân hàng (BoD). RMC sẽ có trách nhiệm đánh giá tổng thể rủi ro và xác
định các cấp độ rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt.



3.2. Chính sách quản trị rủi ro
Chính sách quản trị rủi ro được Ban điều hành phê duyệt, chính sách này phải phù
hợp với chiến lược kinh doanh, năng lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và tính sẵn sàng
đối mặt với rủi ro. Xây dựng phương thức đo lường rủi ro thích hợp, chuẩn qui trình,
thủ tục, khung báo cáo quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro ngân hàng là nghiệp vụ phức tạp, nó đòi hỏi kỹ năng và kinh
nghiệm chuyên môn. Ngân hàng phải hướng tới mô hình đo lường và quản trị rủi ro
13
hiện đại, Các ngân hàng lớn tham gia vào thị trường quốc tế phải xây dựng cho mình
mô hình quản trị rủi ro phù hợp để cạnh tranh hiệu quả. Các chuyên gia quản trị rủi ro
ngân hàng phải được đào tạo và tiếp cận với mô hình rủi ro theo chuẩn quốc tế và có
kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh và chính sách ngân hàng tại Việt Nam.
3.3. Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro. Để
quản trị rủi ro hiệu quả cần có các dữ liệu, thông tin phục vụ rủi ro, các công cụ phân
tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. CNTT phải là công cụ mạnh phục vụ
tạo các báo cáo quản trị MIS, kiểm soát và giám sát các rủi ro.
Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị rủi ro bao gồm:

1. Các hệ thông cung cấp dữ liệu như core banking, CRM, Treasury, Trade Finance,
ERP, …
2. Giải pháp quản trị rủi ro (Risk Management System - RMS) bao gồm hệ thống đầy
đủ các công cụ tập hợp dữ liệu (ETL) từ các hệ thống trên, tổ chức kho dữ liệu (DW)
phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro, các công cụ phân tích dữ liệu (Data Analysis), hệ
thống cảnh báo (Alert) và công cụ tạo báo cáo (Report Tool) linh hoạt, kịp thời, chính
xác theo các mô hình quản trị rủi ro chuẩn quốc tế và đặc thù quản trị rủi ro của từng
ngân hàng.
Cùng với khả năng cung cấp và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin cho các
khách hàng, đặc biệt là các ngân hàng như giải pháp Core Banking, CRM, Treasury,
Trade Finance, ERP… Nắm bắt bối cảnh thị trường và xu hướng phát triển cũng như
nhu cầu nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực quản trị của các ngân hàng Việt Nam
trong thời gian sắp tới, FIS đã kết hợp với các đối tác tìm hiểu cũng như đảm bảo sẵn
sàng khả năng cung cấp, triển khai các giải pháp quản trị rủi ro cho các ngân hàng theo
mô hình hoạt động của các ngân hàng hiện đại trên thế giới cũng như tuân thủ các qui
định đặc thù môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam.
14
4. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại
Hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, các hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng mở rộng và phát triển
để có thể trở thành “người bạn đồng hành” với cuộc sống của doanh nghiệp và người
dân. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải chấp nhận thêm sự xuất hiện của nhiều loại
rủi ro có thể xảy ra. Và như thế việc chấp nhận rủi ro một cách tích cực và hiệu quả
nhất chính là ngân hàng đang thực hiện QTRR. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM có mối quan hệ với mức độ rủi ro xảy ra, nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh
doanh cao và ngược lại. Trong môi trường hoạt động kinh tế thị trường, các
NHTM không chỉ tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chính ngân hàng
mà còn phải chấp nhận những quy định, những yêu cầu chung như là một “quy luật
chơi” để đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống. Với xu hướng thị trường ngày càng
phát triển, sự cạnh tranh bình đẳng đòi hỏi các ngân hàng phải tự khẳng định bản

lĩnh, vì vậy nếu ngân hàng không chú trọng đến việc củng cố và nâng cao năng lực
QTRR thì các NHTM không thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.
Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Năng lực QTRR và hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng có tác động thúc đẩy lẫn nhau. QTRR tốt là điều kiện đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh ngân hàng, và kết quả kinh doanh tốt, ngân hàng sẽ có điều kiện
chú trọng và nâng cao chất lượng QTRR. Vì vậy người ta xem QTRR như một phần
của quản trị kinh doanh và là yêu cầu đối với nhà lãnh đạo.
Quản trị rủi ro để nâng cao năng lực trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện
nay, xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá là xu thế chung, chúng ta đang chủ
động hay bị cuốn theo thì cũng không có gì khác biệt, quan trọng là chúng ta ứng xử
và thích nghi nó như thế nào. Việc hội nhập về tài chính ngân hàng luôn là một vấn
đề hết sức quan trọng và nhạy cảm do các ngân hàng trong nước sẽ phải chịu áp lực
cạnh tranh ngày càng cao hơn cả về quy mô và năng lực cũng như phải tham gia hoạt
động trong một môi trường tự do ,bình đẳng và khắc khe hơn; đồng thời, phải đối mặt
với những nguy cơ rủi ro cao với những diễn biến phức tạp của thị trường. Đó là sự
cần thiết của việc quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, mà việc sống còn của toàn
15
hệ thống tài chính mỗi quốc gia lại phụ thuộc năng lực quản trị rủi ro của mỗi ngân
hàng trong quốc gia đó.
16
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
A. RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
1. Các khái niệm
Trạng thái ngoại tệ: Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về
ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Tiếng Anh: The Foreign Exchange Position
(EP)
Doanh số ngoại tệ trường (hay doanh số ngoại tệ dương): Các giao dịch làm tăng

quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh doanh số trường ngoại tệ đó. Doanh số
ngoại tệ trường được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phả ánh doanh số tăng
quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán.
Doanh số ngoại tệ đoản (hay doanh số ngoại tệ âm): Các giao dịch làm giảm
quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh doanh số đoản ngoại tệ đó. Doanh số
ngoại tệ đoản được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số giảm
quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán
Từ các khái niệm trên, ta liệt kê các giao dịch làm phát sinh doanh số ngoại tệ trường
và đoản như sau:
Các giao dịch làm phát sinh doanh số
ngoại tệ trường
Các giao dịch làm phát sinh doanh số
ngoại tệ đoản
1. Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ
hạn)
1. Bán một ngoại tệ (giao ngay, kỳ
hạn)
2. Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ 2. Trả lãi huy động vốn bằng ngoại tệ.
3. Thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ 3. Trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ
4. Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại
tệ
4. Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng
ngoại tệ
5. Nhận tiền lương, thưởng bằng
ngoại tệ
5. Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư
hỏng…
17
Trạng thái ngoại tệ ròng: là chênh lệch giữa TSC và TSN (nội bảng và ngoại
bảng) của một ngoại tệ tại một thời điểm. Nếu TSC > TSN thì ngoại tệ ở trạng thái

ròng dương; ngược lại, ngoại tệ ở trạng thái ròng âm. Vì là trạng thái tại một thời điểm
nên trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại thời
điểm tính toán.
Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại hối: Là ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng
chứ không phải tại thời điểm thanh toán
2. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
2.1. Phương pháp xác định
Với những nội dung phân tích trên, trạng thái ngoại tệ ròng của mội loại ngoại tệ
(i) tại thời điểm t được xác định theo các phương pháp sau:
Thứ nhất: Bằng chênh lệch giữa doanh số phát sinh trường và doanh số phát sinh
đoản của ngoại tệ (i) trong một thời kỳ nhất định
Thứ hai: Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời điểm cuối
mỗi ngày giao dịch, tức là không tính riêng cho từng thời kỳ (phương pháp cộng dồn
doanh số). Vậy trạng thái ngoại tệ (i) cuối ngày (t) được tính trên cơ sở trạng thái
ngoại tệ cuối ngày hôm trước (t-1) cộng với chênh lệch giữa doanh số phát sinh trường
và doanh số phát sinh đoản của ngoại tệ đó.

18
Doanh số
phát sinh
đoản trong kỳ
=
Trạng thái
ngoại tệ ròng
cuối ngày
giao dịch t
=
Trạng thái
ngoại tệ ròng
cuối ngày

giao dịch (t-
1)
_
Doanh số phát
sinh trường
trong ngày t
+
Doanh số
phát sinh
đoản trong
ngày t
Thứ ba: Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) tại thời
điểm t được xác định bằng chênh lệch giữa TSC và TSN (bao gồm cả nội bảng và
ngoại bảng) của ngoại tệ t tại thời điểm t
2.2. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
Tại thời điểm t, khi trạng thái ngoại tệ ròng khác 0, thì NHTM phải đối mặt với rủi
ro tỷ giá, cụ thể như sau:
Nếu trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) > 0, thì ngoại tệ đó đang ở trạng thái
trường/ dương (long position). Với tỷ giá được yết theo kiểu ngoại tệ đóng vai trò là
đồng yết giá và nội tệ đóng vai trò là đồng định giá, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi
ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
Nếu trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) < 0, thì ngoại tệ đó đang ở trạng thái
đoản/âm (short position). Đối với trạng thái ngoại tệ đoản thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra
lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.
Nếu trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) = 0, thì ngoại tệ đang ở trạng thái cân
bằng (squarephsition). Đối với trạng thái ngoại tệ cân bằng, thì những hay đổi của tỷ
giá đều không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối đối với NHTM.
Sau đây là một ví dụ về ý nghĩa kinh tế về trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch:
19
Trạng thái

ngoại tệ ròng
thời điểm t
=
TSC tại thời
điểm t
TSN tại thời
điểm t
-
Trạng thái
cuối ngày
hôm trước
Doanh số
mua vào
hôm nay
Doanh số
bán ra
hôm nay
Trạng thái
cuối ngày
hôm nay
Ý nghĩa kinh tế
-10 +50 -30 +10
Trạng thái ngoại tệ
trường:
• Lãi khi USD tăng giá
• Lỗ khi USD giảm giá
+10 +10 -40 -20
Trạng thái ngoại tệ đoản:
• Lãi khi USD giảm giá
• Lỗ khi USD tăng giá

+5 +15 -20 0
Trạng thái ngoại tệ cân
bằng:
Không phát sinh Lãi và lỗ
khi giá USD thay đổi
Vì trong số các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, thì hoạt động
mua bán ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối là chủ yếu, do đó, người ta
thường coi trạng thái ngoại tệ chỉ gồm trạng thái mua bán ngoại tệ của ngân hàng
II. Nguyên nhân rủi ro tỷ giá
1. Trạng thái ngoại tệ mở
1. Các hoạt động nội bảng
Các hoạt động nội bảng của NHTM sẽ gây ra rủi ro tỷ giá nếu TSC và TSN của
một ngoại tệ nào đó không cân xứng với nhau, tức ngoại tệ ở trạng thái mở. Các hoạt
động nội bảng liên quan đến TSC và TSN bằng ngoại tệ bao gồm:
20
TSC ngoại tệ TSN ngoại tệ
Các khoản cho vay bằng ngoại tệ Tiết kiệm và tiền gửi bằng ngoại tệ của
các cá nhân và tổ chức
Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ Phát hành giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
Tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NHTM
khác
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTM
khác
Tiền mặt bằng ngoại tệ Các khoản vay bằng ngoại tệ
TSC khác TSN khác
Trạng thái ngoại hối của hoạt động nội bảng: Là sự chênh lệch giữa tổng tài sản có
và tổng tài sản nợ của ngoại tệ đó bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tương ứng, các
khoản mua, bán ngoại tệ giao ngay và có kỳ hạn.
2. Các hoạt động ngoại bảng
Các hoạt động ngoại bảng làm phát sinh trạng thái ngoại tệ mở bao gồm các hợp

đồng mua bán ngoại tệ chưa đến hạn thanh toán. Thị trường ngoại tệ là thị trường lớn
nhất trong các thị trường tài chính trên thế giới, với doanh số mua bán hàng nghìn tỷ
đôla Mỹ mỗi ngày. Hơn nữa thị trường này thực chất hoạt động 24/24h mỗi ngày bắt
đầu từ Sydney, Tokyo, Singapore, London và đến New York. Do đó, rủi ro tỷ giá có
thể phát sinh vào bất cứ thời điểm nào nếu ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệ mở,
nghĩa là rủi ro tỷ giá phát sinh ngay cả khi ngân hàng đóng cửa ngừng giao dịch.
Sự tham gia thị trường ngoại tệ của một ngân hàng thường được phản ánh thông
qua bốn hoạt động sau:
21
Tổng tài sản
nợ bằng
ngoại tệ
=
1. Mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu
2. Mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài
trực tiếp và gián tiếp
3. Mua, bán ngoại tệ cho khách hàng và cho chính ngân hàng nhằm cân bằng
trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
4. Mua, bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động
Hai hoạt động đầu, ngân hàng thực hiện mua hộ và bán hộ cho khách hàng để thu
phí, do đó, rủi ro tỷ giá không phát sinh (nghĩa là ngân hàng đồng thời vừa mua vừa
bán một lượng ngoại tệ nhất định nên trạng thái ngoại tệ không phát sinh). Hoạt động
thứ 3, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, tức là nhằm giảm rủi ro tỷ giá
(ngân hàng tiến hành mua bán ngoại tệ nhằm cân bằng trạng thái ngoại tệ, tức triệt tiêu
rủi ro tỷ giá). Như vậy rủi ro tỷ giá chỉ thực sự liên quan đến trạng thái ngoại tệ mở,
tức hoạt động 4 (ngân hàng mua vào mà chưa bán ra, hoặc đã bán ra mà chưa mua
vào)
Các hoạt động mua bán ngoại tệ tồn tại dưới dạng các hợp đồng phát sinh tiền tệ
như: hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn

ngoại tệ và hợp đồng hoán đổi ngoại tệ. Các hoạt động này được hạch toán bảng tổng
kết tài sản nên người ta thường gọi hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động ngoại
bảng về ngoại tệ, chúng tạo ra một trạng thái ngoại bảng đối với từng loại ngoại tệ
được xác định như sau:
- Trạng thái ngoại hối của hoạt động ngoại bảng:
22
Tổng ngoại
tệ bán ra
=
_
3. Tổng trạng thái ngoại tệ mở
Hầu hết các dịch vụ NHTM hình thành nên tài sản nợ, tài sản có hay các khoản
thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro và tổn thất ngoại hối. Và kết
quả của tất cả các hoạt động kinh doanh trên đều có thể phản ánh qua bảng ví dụ sau:
Bảng: Doanh số mua bán ngoại tệ/ tuần và số dư tài sản có, tài sản nợ bằng ngoại
tệ của các ngân hàng Mỹ tại thời điểm 26/9/1990
Loại ngoại tệ
Hoạt động nội bảng Hoạt động ngoại bảng
Trạng thái
ngoại tệ ròng
(5)
Tài sản có
(1)
Tài sản nợ
(2)
Mua vào
(3)
Bán ra
(4)
CAD (triệu) 24.819 25.100 102.224 101.568 +375

DM (triệu) 124.442 126.870 1.094.497 1.104.173 -12.104
JPY (tỷ) 15.050 12.864 127.118 128.747 +557
CHF (triệu) 45.667 45.958 316.195 316.124 -220
GBP (triệu) 40.336 38.702 348.191 348.315 +1.510
Nguồn: US Treasury Bulletin, March 1991, pp.99-104
• Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một ngoại tệ được tính như sau:
Trạng thái ròng (5) = Trạng thái nội bảng + Trạng thái ngoại bảng
= (Tài sản có (1) – Tài sản nợ (2) ) + (Doanh số mua vào
(3) – Doanh số bản ra (4) )
Nếu trạng thái ròng của ngoại tệ lớn hơn 0, thì ta gọi là trạng thái trường (hay
trạng thái dương); nếu nhỏ hơn 0 thì là trạng thái đoản (hay trạng thái âm); nếu bằng 0
thì gọi là trạng thái cân bằng
Rõ ràng là để tránh được rủi ro ngoại hối đối với một ngoại tệ nhất định, tức là để
cho ngoại tệ này có trạng thái bằng 0, thì ngân hàng có thể tiến hành theo hai cách:
Thứ nhât, đồng thời làm cân xứng giữa “doanh số mua vào và doanh số bán ra” và cân
xứng giữa “số dư tài sản có và số dư tài sản nợ” đối với ngoại tệ này; Thứ hai, làm cho
trạng thái nội bảng và ngoại bảng ngược với nhau.
Chúng ta có thể thấy rằng, để một ngân hàng tránh được hoàn toàn rủi ro ngoại hối
thì ngân hàng này phải có trạng thái bằng 0 đối với tất cả các ngoại tệ. Từ bảng trên
23
cho ta thấy đối với ngân hàng Mỹ, trạng thái ngoại hối là dương đối với đồng Đôla
Canada, Yên Nhật và Bảng Anh; nhưng lại là âm đối với đồng Mác Đức và Franc
Thụy Sĩ. Khi trạng thái ngoại hối dương (trường) thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro
khi đồng tiền này giảm giá. Khi trạng thái ngoại hối âm (đoản) thì ngân hàng phải đối
mặt với rủi ro khi đồng tiền này lên giá. Như vậy khi trạng thái ngoại hối của một
ngoại tệ là khác 0 thì ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá ngoại tệ này
biến động.
Từ những nội dung đã trình bày, tóm lại có thể kết luận rằng có 2 nguyên nhân chủ
yếu làm phát sinh rủi ro ngoại hối là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan:

Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với
ngân hàng. Nguyên nhân của sự biến động này là: mất cân đối giữa cung – cầu ngoại
tệ trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế; chính sách thuế quan, năng suất lao
động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ…
Nguyên nhân chủ quan: Do trạng thái ngoại hối ngân hàng không cân xứng, tức là
có sự chênh lệch giá trị tài sản Có và tài sản Nợ ngoại hối hoặc chênh lệch giữa doanh
số mua vào và doanh số bán ra của đồng tiền nước ngoài. Từ sự không cân xứng đó,
khi ngân hàng thực hiện mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính ngân
hàng nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động thì rủi ro sẽ xuất hiện khi tỷ
giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.
2. Sự biến động của tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối tại NHTM
Nếu tỷ giá không biến động, thì cho dù duy trì trạng thái ngoại tệ mở, thì NHTM
cũng không chịu rủi ro tỷ giá.
Mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào:
- Độ lớn của trạng thái ngoại tệ.
- Mức độ biến động và hướng (tăng hay giảm) của tỷ giá.
Bằng toán học ra có thể viết:
Lãi/lỗ đối với ngoại tệ = Trạng thái ngoại hối ròng ngoại tệ x Mức biến động tỷ
giá của ngoại tệ
24
Ví dụ: Một ngân hang có trạng thái ngoại hối trường ròng là 100 triệu USD và giả
sử rằng sau một tuần tỷ giá giao ngay USD/VND tăng từ 1 USD= 20.050 VND lên
1USD = 20.107 VND.
Gọi So là tỷ giá của USD trước khi thay đổi, So= 20.050
Gọi S1 là tỷ giá của USD sau khi thay đổi, S1= 20.107
Ta tính được tỷ lệ % thay đổi tỷ giá (% thay đổi giá trị của USD):
(S1 – So)/ (So) = (20.107 – 20.050)/ 20.050 = +0,28 %
Do USD có trạng thái trường, mà USD lại lên giá nên ngân hàng thu được lãi hối
đối quy VND là :
100 triệu USD x (20.107 – 20.050) = 5700 triệu VND

Ý nghĩa: với trạng thái ngoại hối trường là 100 triệu USD thì khi tỷ giá tăng 0,28%
thì ngân hàng thu được lãi hối đối quy VND là 5700 triệu VND
Rõ ràng là , nếu ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệ mở (dương hoặc âm) với bất
kỳ ngoại tệ nào, thì khi tỷ giá của đồng tiền này biến động càng lớn thì khả năng thu
được lãi (hay lỗ) cũng càng lớn. Do đó, để hạn chế rủi ro trong hoạt động ngoại hối,
ngân hàng nhà nước buộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào
cuối ngày phải duy trì tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm cuối ngày không được
vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời
điểm vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo.
≤ 20%; ≤ 20%
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu
USD trở xuống được phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc
âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không vượt quá 5 triệu USD
∑ Trường thế ≤ 5 triệu USD ; ∑ Đoản thế ≤ 5 triệu USD
25

×