Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.03 KB, 11 trang )

HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Cung cấp cho người đọc những kiến thức căn bản về:
 Hoạt động bán khống trên TTCK Việt Nam
 Lợi ích, tác hại của hoạt động bán khống.
 Lý do hoạt động bán khống bị cấm trên TTCK Việt Nam hiện nay.
 Giải pháp triển khai và hạn chế rủi ro hoạt động bán khống trên TTCK Việt Nam.
Do giới hạn về nguồn lực và thời gian, nhóm chỉ trình bày một cách tổng thể và ngắn gọn
những lý thuyết mà không đi sâu vào phân tích số liệu kỹ thuật.
II. Khái niệm “bán khống”
“Bán khống” (Short-selling) trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ
vọng giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ,
Trong giao dịch chứng khoán, bán khống có nghĩa là bán một loại chứng khoán mà người
bán không sở hữu tại thời điểm bán. Tức là khi nhà đầu tư cho rằng giá của một cổ phiếu
nào đó sẽ sụt giảm trong tương lai, họ sẽ đi vay cổ phiếu từ công ty chứng khoán để bán;
sau đó, khi giá hạ, họ sẽ mua lại cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản
chênh lệch giá. Tuy nhiên, khi đến thời hạn trả, nếu giá trên thị trường không giảm như
dự đoán mà lại tăng thì nhà đầu tư vẫn phải mua lại chứng khoán đó với giá cao hơn để
trả lại. Và dĩ nhiên trong trường hợp này thì nhà đầu tư chấp nhận bị lỗ.
Để đảm bảo an toàn, CTCK triển khai nghiệp vụ này thường yêu cầu người vay chứng
khoán phải có tài sản đảm bảo như ký quỹ một khoản tiền nhất định hay chứng khoán
khác, tuy nhỏ hơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong
quá trình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống (người vay
chứng khoán) phải bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giảm thì người vay có
thể rút bớt ra để sử dụng.
III. Lịch sử bán khống
1
Bán khống là một khái niệm tương đối mới mẻ đối với thị trường tài chính ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ở các nước phát triển trên thế giới, nghiệp vụ này đã được thực hiện một thời
gian khá lâu trên TTCK.


Nghiệp vụ bán khống đã được bắt nguồn ít nhất từ thế kỉ thứ 18 ở Anh. Năm 1773, hoạt
động bán khống diễn ra khi mà các nhà đầu tư ở nước này nhận thấy một công ty có tên
South Sea Company bằng cách nào đó đã thổi phồng quá đáng giá cổ phiếu của mình.
Năm 1929, bán khống được cho là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng hóa
thêm cuộc khủng hoảng tại phố Wall và tạo ra sự sụp đổ của TTCK Mỹ. Điều đó đã khiến
Tổng thống Hoover của nước này công khai chỉ trích hoạt động bán khống. Vào năm
1992, tỷ phú George Soros đã gây chấn động dư luận khi bỏ túi hơn 1 tỷ USD bằng cách
bán khống đồng Bảng Anh.
Tại các nước, bán khống được điều chỉnh theo các quan điểm quản lý khác nhau:
- Cho phép bán khống (ví dụ thị trường Mỹ, Nhật, Singapore): Các nước này cho
rằng bán khống làm tăng tính thanh khoản và giúp định giá lại các cổ phiếu vốn đã bị
đánh giá quá cao; đồng thời giúp phát triển các giao dịch phòng ngừa rủi ro và đầu cơ
hưởng chênh lệch giá (tăng tính hấp dẫn). Mặt khác, những nước này cho rằng rào cản
chi phí lớn (bao gồm chi phí chịu rủi ro lớn hoàn toàn có thể xảy ra nếu ước đoán giá
giảm không xảy ra cộng với chi phí đi vay chứng khoán) sẽ khiến cho ý đồ thao túng thị
trường không còn khả thi và vì thế không đáng lo ngại. Tuy nhiên, những nước áp dụng
mô hình này thường không cho phép bán khống khi giao dịch chứng khoán trên thị
trường có biểu hiện hỗn loạn.
Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, bán khống được xem là
một trong những nguyên nhân gây ra sự mất ổn định trên thị trường chứng khoán Mỹ
trong thời gian vừa qua. Vì thế vào tháng 9-2008, UBCK Mỹ (SEC) đã cấm bán khống
đối với cổ phiếu của 799 công ty tài chính trong vòng 3 tuần trong nỗ lực nhằm ổn định
giá cổ phiếu của những công ty này.
2
- Cấm bán khống hoặc cho phép có mức độ (ví dụ thị trường Úc, Hồng Kông):
Các nước theo quan điểm này nhìn chung không cho phép giao dịch bán khống chứng
khoán hoặc cho phép bán khống nhưng chỉ trong phạm vi các chứng khoán có tính thanh
khoản cao và với một tỷ lệ bán khống hạn chế (ví dụ không quá 10%) so với khối lượng
chứng khoán đang lưu hành, và không cho phép thực hiện bán khống trong thời gian
đang tiến hành thủ tục thâu tóm doanh nghiệp.

- Không có quy định cụ thể về bán khống (ví dụ thị trường chứng khoán Anh,
Đức): Cơ quan quản lý thị trường không có quy định nào về hành vi bán khống, đồng
nghĩa với việc không có hạn chế gì đối với việc bán khống cũng như không yêu cầu phải
công bố thông tin về bán khống. Tuy nhiên, trong tháng 9-2008, Cơ quan Quản lý dịch vụ
tài chính Anh (FSA) đã cấm bán khống cổ phiếu của 32 công ty tài chính.
IV. Tác động của bán khống đối với thị trường chứng khoán
1. Tác động tích cực
 Đối với nhà đầu tư
Trong giai đoạn thị trường giảm giá, nhà đầu tư chỉ có thể mua chứng khoán và chờ giá
lên để bán ra kiếm lời. Chính vì thế, khi có yếu tố bất lợi là nhà đầu tư sẽ ào ạt bán chứng
khoán ra trong khi lượng cầu rất yếu, điều này đã đẩy thị trường gây hoảng loạn và bất ổn
tâm lý đầu tư trên thị trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết. Do đó nghiệp vụ bán
khống đã giúp cho nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường suy thoái. Là
chiến lược nhằm hạn chế rủi ro từ việc giảm giá của những chứng khoán mà nhà đầu tư
đang sở hữu. Giá cổ phiếu giảm mà lợi nhuận thu được từ bán khống bao giờ cũng nhiều
hơn và nhanh hơn so với lợi nhuận thu được từ việc mua cổ phiếu có giá trị gia tăng trên
thị trường tăng trưởng. Khi thị trường suy thoái, cổ phiếu thường rớt giá rất nhanh, đôi
khi không lý do chính đáng mà đơn giản là ảnh hưởng chung trên thị trường hay là một
tin đồn thất thiệt nào đó. Không những vậy, với tư cách là chủ sỡ hữu thực sự của cổ
phiếu, người cho vay sẽ nhận được một khoản phí từ hoạt động cho vay của mình, mức
phí này dao động từ 0,08% đến 0,1%/ngày, tính trên tổng giá trị giao dịch thực hiện.
3
 Đối với thị trường
+ Giúp thị trường sàn lọc những công ty kinh doanh không hiệu quả:
Sự suy tính cẩn trọng về tài chính công ty của người thực hiện bán khống khi họ cho rằng
thị trường đang đánh giá quá cao CP cũng sẽ giúp phát hiện ra các tình huống lừa đảo hay
gian lận mà các nhà đầu tư giá lên che đậy hoặc bỏ qua. Nhà đầu tư nổi tiếng Warren
Buffet cho rằng bán khống có tác dụng phát hiện những gian lận hay lừa đảo về kế toán
và các vấn đề khác trong công ty.
+ Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường:

Tính thanh khoản của chứng khoán là khái niệm thể hiện khả năng chuyển đổi dễ dàng từ
tiền sang chứng khoán và ngược lại. Thông thường tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm
cho giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trường đi lên, nhà đầu tư
hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt
đầu lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi
xuống là cơ hội để mua vào. Riêng đối với nhà đầu tư bán khống thì họ sẽ tung tiền ra
mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu đó đang giảm, để hoàn trả lại các cổ phiếu đã vay của công
ty chứng khoán. Điều này đã khiến thị trường trở nên sôi nổi hơn, tránh được sự ảm đạm
khi thị trường đi xuống.
2. Tác động tiêu cực:
Vì bán khống cho phép nhà đầu tư bỏ ra một khoản ký quỹ nhỏ nhưng có thể giao dịch tài
sản lên gấp nhiều lần nên rất dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi đầu cơ gây nguy hiểm
cho nền kinh tế. Mặt khác, khi bán khống lợi nhuận cao nhất mà người bán khống có thể
kiếm được là toàn bộ số tiền do bán khống mang lại. Tuy nhiên, sau khi bán khống, giá
cổ phiếu tăng nhiều lần thì rủi ro thua lỗ tiềm tàng của nhà đầu tư là không giới hạn.
Nguyên nhân xuất phát từ chính những đặc điểm của nghiệp vụ này. Bên cạnh các lợi ích
nó mang lại không thể phủ nhận là nghiệp vụ bán khống cũng có những rủi ro nhất định
của nó.
4
 Với nhà đầu tư
Nếu nhà đầu tư còn một lượng cổ phiếu lớn trong tài khoản, nhưng không có ý định giao
dịch trong bối cảnh thị trường ảm đạm hiện nay, thì nhân viên môi giới không ngần ngại
hỏi vay chứng khoán. Những cổ phiếu được thu gom này dùng để cho một số nhà đầu tư
mạo hiểm vay để thực hiện bán khống, người cho vay sẽ nhận được một khoản phí cho
vay. Trong nghiệp vụ bán khống này nếu bị thua lỗ nhà đầu tư sẽ bị tổn thất lớn hơn so
với kinh doanh hoàn toàn bằng tiền của mình do họ kinh doanh theo dự đoán thị trường
giá xuống. Nếu trái với nhận định của nhà đầu tư, giá chứng khoán tăng lên thì đến hạn
thanh toán, họ sẽ phải mua lại chứng khoán để trả lại người cho vay với giá cao hơn giá
bán và chịu thua lỗ. Mặt khác nếu vào lúc đó, cũng có nhiều nhà đầu tư khác cùng mua
vào loại chứng khoán đó thì rất có thể làm giá chứng khoán tăng vọt và mức lỗ của nhà

đầu tư bán khống sẽ là không có giới hạn.
Ngoài ra, do bán khống làm tăng cung nên nó đặc biệt gây nguy hiểm cho thị trường
chứng khoán trong giai đoạn suy thoái. Bán khống làm cho giá chứng khoán càng suy
giảm nặng nề và gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư khác. Các nhà đầu cơ khác cũng có
thể trục lợi từ những người bán khống bằng cách tăng mua chứng khoán vào để làm cho
giá chứng khoán tăng lên, gây sức ép cho người bán khống phải mua chứng khoán để trả
lại cho công ty môi giới, khi đó họ bán ra kiếm lời.
 Với thị trường
Trên thị trường Việt Nam hiện nay thì hàng hóa niêm yết trên thị trường còn ít, chất
lượng chưa cao, quy mô vốn hóa thị trường thấp, tính thanh khoản kém nên dễ bị làm
giá, thâu tóm bởi các “đại gia”. Hơn nữa, đại đa số nhà đầu tư đều là nhà đầu tư cá nhân,
còn “non yếu”, có xu hướng đầu tư theo tâm lý bầy đàn và chủ yếu dựa vào thông tin
thậm chí là tin đồn chưa qua kiểm định. Trình độ quản lý, khả năng kiểm soát của sở
giao dịch, ủy ban chứng khoán Việt Nam lại chưa cao. Quy định pháp lý thì còn nhiều
bất cập, rườm rà lại chồng chéo, không cụ thể. Nhà đầu cơ có thể lợi dụng bán khống
đẩy giá chứng khoán xuống, thậm chí còn dưới mức giá trị thực để nhằm trục lợi. Điều
5
này sẽ làm thị trường chứng khoán còn non trẻ của ta suy thoái, gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực. Thứ nhất , trường hợp vay mượn quá nhiều để thực hiện hành vi bán khống sẽ
có thể gây khan hiếm chứng khoán nhất thời và đẩy giá chứng khoán lên quá cao điều
này gây sự bất lợi cho nhà đầu tư (thua lỗ) do thị trường tăng giá chứ không rớt giá như
nhà đầu tư dự đoán. Thứ hai, khi các nhà đầu tư lớn bắt tay nhau cùng bán khống một
lúc một lượng chứng khoán lớn sẽ có thể làm cho giá cổ phiếu rớt thảm hại nếu lúc này
họ lại mua vào thì họ sẽ hưởng một khoản chênh lệch rất lớn (hoạt động đầu cơ, làm
giá). Qua đó cho thấy, nếu không kiểm soát, các nhà đầu tư bán khống mà “thông đồng”
với nhau thì hậu quả thật khủng khiếp. Điều này gây khó khăn nhất định cho thị trường
chứng khoán vào một thời điểm nhưng rồi sẽ được bù trừ trong tương lai. Đó là khi nhà
đầu tư ồ ạt mua cùng một lúc sẽ làm giá cổ phiếu tăng cao. Nghiệp vụ bán khống nếu
xảy ra như trên sẽ tạo được khoản lợi nhuận khổng lồ, như chúng ta đã biết TTCK là nơi
huy động vốn cho nền kinh tế, cho nên nếu lợi nhuận này được rút ra và không được tái

đầu tư vào nền kinh tế thì đây sẽ là một sự lãng phí quá lớn. Ngoài ra, bán khống làm
cho tổng lượng vốn tham gia vào thị trường chứng khoán bị thổi phồng lên rất nhiều lần
gây nên nền kinh tế bong bóng.
V. Thực trạng của hoạt động bán khống trên thị trường chúng khoán Việt Nam:
1. Bán khống trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tuy có một số rào cản của Bộ Tài Chính, nhưng mua bán khống vẫn được diễn ra trên
thị trường OTC và thị trường niêm yết. Và các hoạt động này diễn ra dựa trên sự quen
biết, tin tưởng lẫn nhau giữa các nhà đầu tư. Trên thị trường OTC, do việc sang tên dễ
dàng và gói gọn trong từng nhóm những nhà đầu tư đã quen biết và tin tưởng lẫn nhau.
Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, chủ yếu tồn tại dạng vay chứng
khoán thật để bán, tức là bán chứng khoán thật, nhưng với sự cho phép và theo những
thỏa thuận với người có chứng khoán (về mức phí vay cũng như thời gian phải hoàn trả
chứng khoán về tài khoản). Do đó, nhiều người cho rằng, “bán khống” tại Việt Nam
thực ra là “bán nhờ” (trên tài khoản của người có chứng khoán).
6
Những người ủng hộ hoạt động này lý sự rằng, việc đó có ích cho cả người vay và người
cho vay, bởi khi thị trường giảm điểm mạnh, các nhà đầu tư (thường là nhà đầu tư dài
hạn) đang nắm giữ cổ phiếu luôn mong muốn cổ phiếu của mình sẽ trở về giá trị thực,
nên ít quan tâm tới giá cổ phiếu hiện thời, trong khi cho vay chứng khoán, họ thu được
một khoản phí nhất định. Với người đi vay, dù không đủ chứng khoán trong tài khoản,
nhưng chỉ với số tiền ký quỹ 25 - 35% giá trị chứng khoán, họ đã có thể tranh thủ cơ hội
để giao dịch, thu lời.
Trên thị trường niêm yết, cổ phiếu niêm yết cũng có thể lướt được theo cách này. Tuy
nhiên mọi chuyện sẽ phức tạp hơn vì NĐT muốn mượn cổ phiếu không thể trực tiếp đặt
lệnh mà vẫn phải thông qua NĐT có cổ phiếu. Sau khi bán cổ phiếu hai bên còn phải
tiếp tục chuyển tiền qua lại, nên rất bất tiện.
2. Việc cấm bán khống của chính phủ
Trước thực trạng này, UBCK Nhà nước (SSC) đã có Công văn số 2816/UBCK-QLKD
ban hành ngày 5 tháng 9 năm 2011, khuyến cáo các CTCK và công ty quản lý quỹ
không được thực hiện hoặc “tiếp tay” cho các hành vi bán khống chứng khoán. Cụ thể,

CTCK không được đứng ra làm trung gian cho việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng
khoán khi không sở hữu chứng khoán, cũng không được cho khách hàng vay chứng
khoán để bán khi chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn. SSC yêu cầu các công ty quản
lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ, danh mục đầu tư của khách hàng ủy
thác để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.
Sau khi SSC ban hành công văn nêu trên, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam
(VASB) mới đây cũng có văn bản kiến nghị gửi Bộ Tài chính, đề nghị cần ngăn chặn
hoạt động bán khống bằng việc các CTCK phải kết hợp kiểm tra chéo lẫn nhau.
7
VI. Một số đề xuất giải pháp triển khai bán khống trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
1. Ban hành hướng dẫn cụ thể triển khai nghiệp vụ bán khống
Tính đến nay, luật chứng khoán vẫn là nền tảng cơ bản trong điều hành và quản lý thị
trường chứng khoán, ngoài ra còn có Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật
chứng khoán. Với một thị trường chứng khoán ngày càng phát triển sôi động, nhiều yêu
cầu mới của thị trường và nhà đầu tư đặt ra, trong xu thế đó các quy định của pháp luật
vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tế, chúng ta vẫn còn thiếu một tầm nhìn xa chiến
lược cần thiết cho thị trường chứng khoán trong lĩnh vực làm luật.
Luật chứng khoán đã có quy định về bán khống. Tuy nhiên theo Công văn số
2816/UBCK-QLKD ban hành ngày 5 tháng 9 năm 2011, các CTCK và công ty quản lý
quỹ không được thực hiện hoặc tạo điều kiện cho các hành vi bán khống chứng khoán
nên cần phải có hướng dẫn cụ thể hoặc một Công văn cho phép của Bộ tài chính thì mới
có thể triển khai, đây chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động bán khống chứng khoán.
Các nghiên cứu đã củng cố nhận định về nhu cầu bán khống của nhà đầu tư Việt Nam là
rất lớn. Mặt khác bán khống ra đời vào thời điểm này sẽ tạo một lực mới giúp thị trường
chứng khoán Việt Nam phát triển sôi động hơn chứ không phải cảnh chợ chiều như hiện
nay. Ngoài ra Bộ tài chính cũng cần quy định cụ thể vai trò của các nhà tạo lập thị trường,
trung tâm lưu ký chứng khoán…
2. Tăng cường vai trò của Ngân hàng thương mại (NHTM)
NHTM đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thị trường bán

khống. NHTM sẽ là nhà cung cấp vốn chủ lực nhất trên thị trường, nếu nhà tạo lập thị
trường tạo điều kiện để TTCK hoạt động thì NHTM đóng vai trò là nơi góp phần kích
thích TTCK hoạt động, nó tạo cú huých ban đầu để các NĐT thực hiện vay tiền để ký
quỹ hoặc cầm cố chứng khoán họ có để lấy tiền. Về lâu dài, các CTCK cần thiết xây
dựng theo mô hình Ngân hàng đầu tư để họ dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ cung cấp
vốn cũng như tự tài trợ vốn trong nội bộ công ty chứng khoán giúp giảm chi phí, tiết
8
kiệm thời gian và thủ tục. Tuy nhiên cũng cần tuân thủ các quy định của NHNN để tránh
tình trạng lạm dụng khi mọi thứ đã quy về một mối rất dễ xảy ra khủng hoảng và sụp đổ.
3. Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm cần nghiên cứu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cho hoạt động của
các nhân viên công ty chứng khoán tại sàn (bảo hiểm rủi ro nghiệp vụ), bảo hiểm cho các
khoản cho vay liên quan đến chứng khoán của các NHTM nhằm hạn chế đổ vỡ trong hệ
thống tài chính. Chính vì vậy, vai trò của công ty bảo hiểm ở đây rất quan trọng, vừa tạo
điều kiện để nhân viên chứng khoán làm việc một cách hiệu quả, chính xác, vừa góp phần
giảm thiểu rủi ro các khoản vay của nhà đầu tư do NHTM cho vay. Đây là một yếu tố
quan trọng để TTCK hoạt động hiệu quả và tích cực hơn.
4.Thiết kế một trang web thân thiện - chính xác
Hiện nay, internet ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhờ vào những ích lợi
mà nó đem lại cho mọi người. Chỉ với một máy tính có kết nối internet, nhà đầu tư có thể
truy cập tìm hiểu thông tin một cách dễ dàng tại bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Thông tin trên
internet cũng rất phong phú, số lượng web đăng tải thông tin cũng rất nhiều. Vì thế,
internet đã trở thành kênh thông tin nhiều nhà đầu tư tìm đến. Tuy nhiên, chính vì có quá
nhiều website, sự liên kết giữa các trang web lại không cao, rời rạc nên dẩn đến sự rối
loạn về thông tin đối với nhà đầu tư. Họ không biết thông tin nào trung thực và chính xác.
Do đó nhu cầu hình thành một web chứa đựng thông tin đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, cập nhật
thường xuyên và có hệ thống. Ngoài ra, để tăng tính thu hút nhà đầu tư, hình thức trình
bày cũng phải bắt mắt, ấn tượng nhưng cũng phải dễ nhìn, dễ đọc. Tốt nhất, trang web
phải được trình bày bởi hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Việt để không những nhà đầu tư
trong nước mà nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tìm hiểu. Ngoài ra, nhà đầu tư trong

nước đa phần là nhà đầu tư nhỏ lẻ, trình độ chuyên môn chưa cao. Do đó, với mong
muốn nâng cao trình độ cho nhà đầu tư, đem lại diện mạo mới cho thị trường chứng
khoán Việt Nam, trang web cũng chú trọng đến phần kiến thức-hướng dẫn. Trang web
cần được giám sát bởi ủy ban chứng khoán để gia tăng mức độ tin cậy. Ngoài ra, trang
9
web cũng cần có sự quản lý của những chuyên gia về vi tính, quản trị mạng để xử lý sự
cố kĩ thuật kịp thời. Xét về khả năng hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện trang
web này. Sau khi thực hiện, trang web sẽ cải thiện được mối quan hệ tác động giữa thông
tin, nhà đầu tư và trình độ nhà đầu tư.
5. Nâng cao nguồn nhân lực của công ty môi giới chứng khoán
Trong giao dịch bán khống, công ty môi giới chứng khoán đóng vị trí trung tâm liên lạc,
kết nối giữa người đi vay và người cho vay. Khả năng, trình độ của broker, nhân viên
chứng khoán tác động rất lớn đến quá trình giao dịch. Vì thế, để thúc đẩy bán khống diễn
ra thuận lợi, nhanh chóng và ít rủi ro, cần phải nâng cao nguồn nhân lực của các công ty
chứng khoán.
− Mở các lớp nâng cao chuyên môn cho các broker cũng như tạo điều kiện cho họ
được tập huấn thường xuyên.
− Mời các chuyên gia nước ngoài về đào tạo cho nhân viên hay cử họ ra nước ngoài
học để tiếp thu kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.
− Khen thưởng xứng đáng cho broker ưu tú để thúc đẩy họ làm tốt công việc.
6. Nâng cao trình độ của nhà đầu tư
Để tránh bị người bán khống – nhà đầu tư chuyên nghiệp dẫn dắt, điều khiển thì nhà đầu
tư phải thoát khỏi tâm lý đầu tư theo quan điểm của số đông nhà đầu tư trên thị trường.
Muốn thế, nhà đầu tư phải được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu.
− Mời các chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy về chứng khoán và bán khống.
− Tổ chức các câu lạc bộ đầu tư để nhà đầu tư có thể giao lưu- học hỏi.
− Trình bày, phân tích thông tin về chứng khoán nói chung và bán khống nói riêng
trên tivi vào “giờ vàng” để nhà đầu tư luôn cập nhất những thông tin mới nhất để
từ đó có cái nhìn hợp lý về thị trường.
− Tuyên truyền giới thiệu về chứng khoán, bán khống qua kênh internet, thành lập

website.
10
7. Khuyến khích thành lập các công ty phân tích chứng khoán và thị trường chứng
khoán chuyên nghiệp
Các công ty này không chỉ đảm nhiệm vai trò phân tích doanh nghiệp mà còn phải đảm
nhiệm một vai trò khác khó khăn hơn nhiều, đó là phân tích chứng khoán và phân tích
TTCK. Đây là một loại hình dịch vụ được nhiều quốc qia trên thế giới sử dụng khá phổ
biến. Các nhà đầu tư thay vì phải tự phân tích các báo cáo tài chính và tình hình thị
trường thì họ sẽ tìm đến các công ty này. Do tính chuyên môn hóa các công ty này sẽ
phân tích chứng khoán hiệu quả với chi phí thấp hơn. Đồng thời, các nhà đầu tư, các tổ
chức sẽ bớt thời gian và chi phí để phân tích, dự báo chứng khoán bán khống. Ngoài ra,
các nhà đầu tư cá nhân có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn của các công ty chuyên nghiệp
này để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vietbao.vn
cafef.vn
dantri.com.vn
saga.vn
ssc.gov.vn
tuoitre.vn
inteves.com
atpvietnam.com
11

×