Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiêng ăn gì khi loét dạ dày? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.68 KB, 7 trang )

Kiêng ăn gì khi loét dạ dày?

Người bị loét dạ dày nên kiêng ăn những loại quả
như chanh, cam, quýt
Cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang
nóng sôi, nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ
25°C - 30°C.
 Ăn uống khi bị viêm loét dạ dày
 Mật ong chữa viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thường có các
triệu chứng lâm sàng như vùng thượng vị đau âm ỉ,
đau lâm râm, có những đợt đau gia tăng mang tính
chu kỳ. Cơn đau xảy ra lúc đói hay gặp ở những
trường hợp loét hành tá tràng, thường xảy ra sau bữa
ăn khoảng 4-5 giờ, nếu ăn vào sẽ giảm đau.
Cơn đau lúc no hay gặp ở trường hợp loét dạ dày, xảy
ra sau bữa ăn 1-2 giờ. Cơn đau vào ban đêm hay gặp
ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc loét bờ cong nhỏ của
dạ dày, thường xảy ra lúc 1 giờ - 2 giờ kèm buồn nôn,
chảy nước miếng.
Trong ăn uống, người bị viêm loét dạ dày – hành
tá tràng nên kiêng hoặc hạn chế tối đa các thức ăn
sau:
- Chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê,
ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các
loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu
mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt
nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô,
mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một
loại acid.
- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể


như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò Nếu phải ăn cần
thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh
thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi;
nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.

- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh,
cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm
ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù
tạt
- Các loại nước trái cây có acid, nước có gas: lưu ý
là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có
nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi,
nho ) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng
mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích
thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.
- Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả
nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới
nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong
nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể
làm tổn thương dạ dày.

Hình minh hoạ
- Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng
trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa
protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng
đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa.
Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy
nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ
cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô,

khoai môn Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc
cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
- Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì
chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc
hại cho dạ dày.
Kết hợp tập luyện thân thể
Người bị viêm loét dạ dày - hành tá tràng không nên
để bụng trống. Nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần
trong ngày để trong dạ dày luôn có thức ăn, phòng
ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây đau xót.
Khi ăn nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn vì
nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét.
Ngoài ra, sẽ rất có ích cho việc chữa trị khi tạo cho
mình một chế độ làm việc điều hòa, không căng
thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan
tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi.
Kết hợp với việc tập luyện vận động thể lực vừa sức
hoặc tập dưỡng sinh, hít thở sâu để tăng cường chức
năng của hệ tiêu hóa.

×