Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Viết bài tiểu luận về sự ra đời và phát triển của truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.51 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---------------
TIỂU LUẬN
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề bài: Viết bài tiểu luận về sự ra đời và phát triển của truyền hình
Bài làm
Truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng khá quen thuôc với mọi
người dân, dùng để truyền tải mọi thông tin, âm thanh hình anh mà con người quan
tâm. Truyền hình đã xuất hiện rất lâu trong đời sống và giữa vai trò quan trọng
không thể thiếu được. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của
truyền hình.
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ
bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin
quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu
cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc
bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỷ 50
của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức
năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và
giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức,
phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác. Sự ra đời của truyền hình đã
góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không
chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày
càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ,
truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa,
sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
Ngày 7/9/1970 là ngày phát sóng đầu tiên của chương trình truyền hình Việt


Nam. Thấm thoắt đã 37 năm. Ngày 7/9 trở thành ngày kỉ niệm truyền thống của
truyền hình Việt Nam. Từ ngày ấy đến nay, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành
nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc. Từ phát hình đen trắng chuyển sang
phát hình màu, từ phát thử nghiệm chương trình 4 giờ/ ngày vào ban đêm, đến năm
1995 phát 10 giờ/ ngày; đến nay Đài Truyền hình Việt Nam phát với tổng số thời
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lượng là 200 giờ/ ngày trên 5 kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 cùng với 6
kênh truyền hình cáp hữu tuyến và 64 đài phát thanh - truyền hình địa phương.
Ngành truyền hình Việt Nam đã có nhiều nỗ lực vượt bậc nhằm cải tiến, nâng cao
chất lượng các chương trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao
của công chúng. Truyền hình Việt Nam còn chú trọng đẩy mạnh việc đào tạo đội
ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên
tập nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và sự quy chuẩn của đội ngũ người làm
truyền hình hiện đại. Như vậy, cùng với sự phát triển của các loại hình truyền hình,
việc nâng cao chất lượng thông tin trên truyền hình ngày càng trở nên cấp thiết.
Tuy nhiên, ở Việt Nam các tài liệu nghiên cứu về lý luận và thực hành truyền hình
phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các trường, khoa còn quá
ít ỏi, chưa có hệ thống, chưa tương xứng với sự phát triển của truyền hình.
Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất
thế giới. Hầu hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ quốc
gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến hay xem một trận thi đấu thể
thao…với truyền hình, họ có được cơ hội làm những việc đó. Không chỉ là một
phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần tuý, ngày nay truyền hình còn
được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Bộ phận an ninh sử
dụng truyền hình như một công cụ bảo vệ, giám sát. Ngành tàu điện ngầm dùng
truyền hình để quản lý hệ thống đường tàu điện ngầm hay để điều khiển con tàu từ
xa. Các bác sĩ khám nội tạng bệnh nhân bằng camera hiển vi thay vì mổ. Ngành
giáo dục tiến hành đào tạo từ xa cũng thông qua truyền hình.
Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện từ

khoảng giữa thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được
phổ biến hết sức rộng rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây. Thế mạnh đặc
trưng của truyền hình là cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh (Kết hợp âm thanh
và ở mức độ nhất định cả với chữ viết) mang tính hẫp dẫn sinh động, trực tiếp và
tổng hợp. Từ đó, loại hình phương tiện truyền thông độc đáo, đặc biệt này tạo nên
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được ở người tiếp nhận thông tin hiệu quả tổng hợp tức thời về nhận thức và thẩm
mỹ, trước hết là ở trình độ trực quan, trực cảm. Bằng sự kết hợp các chức năng
phản ánh- nhận thức thẩm mỹ- giải trí với nhau, truyền hình ngày càng thu hút
được nhiều khán giả. Vai trò, vị trí, ảnh hưởng và tác động của truyền hình đối với
công chúng nói chung, quá trình hình thành và định hướng dư luận xã hội nói riêng
đã và đang tăng lên nhanh chóng.
1. Truyền hình thế giới
Truyền hình là hệ thống phát và thu hình ảnh và âm thành bằng những thiết
bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp, sợi quang và quan trọng nhất là sóng điện từ.
Những hệ thống truyền hình thật sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động chính thức
trong thập niên 40 của thế kỷ này, không lâu sau khi khái niệm "truyền hình" được
sử dụng với nghĩa như chúng ta vẫn hiểu ngày nay. Ngành truyền hình thế giới đã
phải trải qua một thời gian dài phát triển mới có được thành tựu đó.
Năm 1873, nhà khoa học người Scotland James Cleck Maxwell tiên đoán sự
tồn tại của sóng điện từ, phương tiện chuyền tải tín hiệu truyền hình. Cùng năm
này, nhà khoa học người Anh Willoughby Smith và trợ lý Joseph May chứng minh
rằng điện trở suất của nguyên tố Selen thay đổi khi được chiếu sáng. Phát minh này
đã đưa ra khái niệm "suất quang dẫn", nguyên lý hoạt động của ống vidicon truyền
ảnh. 15 năm sau, năm 1888, nhà vật lý người Đức Wihelm Hallwachs tìm ra khả
năng phóng thích điện tử của một số vật liệu. Hiện tượng này được gọi là "phóng
tia điện tử", nguyên lý của ống orthicon truyền ảnh.
Mặc dù nhiều phương thức chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện tử đã được
phát minh và hoàn thiện nhưng hệ thống truyền hình đầu tiên vẫn chưa đủ điều kiện

để ra đời. Vấn đề cốt yếu là dòng điện tạo ra còn yếu và chưa tìm sđược một
phương pháp khuyếch đại hiệu quả. Mãi cho tới năm 1906, khi Lee De Forest, một
kỹ sư người Mỹ đăng ký sáng chế ống triode chân không thì vấn đề mới được giải
quyết.
2. Sự ra đời của Truyền hình Việt Nam
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà được phát sóng. Chương trình này do Đài tiếng nói Việt
Nam thực hiện.
Trước đó, ngày 4/1/1968, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký quyết định số
01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành lập "Xưởng
phim vô tuyến truyền hình Việt Nam ". Đây là một xưởng phim nhựa 16 ly, có
nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền hình gửi ra nước ngoài nhờ đài truyền
hình các nước xã hội chủ nghĩa phát trên sóng của họ để tuyên truyền đối ngoại,
đồng thời hướng dẫn và hợp tác với các đoàn làm phim vô tuyến truyền hình nước
ngoài đến quay phim ở Việt Nam. Năm 1971, Chính Phủ đã quyết định chuyển
xưởng phim vô tuyến truyền hình từ Tổng cục Thông tin sang Đài Tiếng nói Việt
Nam, tăng cường cho truyền hình một đội ngũ làm phim thời sự tài liệu có kinh
nghiệm thực tế và có một số vốn tư liệu quý.
Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam. Khi nhận được thông
tin này, bộ biên tập và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Đài tiếng nói Việt Nam quyết tâm
lao vào cuộc đua chuẩn bị cho được truyền hình để có thể tiếp quản và điều hành
các Đài truyền hình miền Nam ngay sau khi giải phóng. Nhiều đoàn cán bộ, kỹ
thuật viên được gửi ra nước ngoài học truyền hình. Sau một thời gian dài nỗ lực của
cả một đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ thuật viên, ngày 7/9/1970 chương trình truyền
hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của
Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58 Quán Sứ. Chương trình gồm 15 phút tin tức do
phát thanh viên trực tiếp đọc trên micro và 45 phút ca nhạc.
Sau một thời gian làm thử, tối 30 tết Tân Hợi (27/1/1971), nhân dân Thủ đô

Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên. Chương trình ra mắt khán giả
Thủ đô lần đầu tiên, lại là đêm 30 Tết nên khá phong phú: 30 phút thời sự trong
nước và quốc tế do các phát thanh viên nam nữ thay nhau đọc trước micro, thu vào
camera điện tử chuyển thẳng lên sóng, chương trình ca nhạc 30 phút dùng phương
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
pháp playback; chương trình phim truyện, phim tài liệu được chiếu lên tường, dùng
camera điện tử thu lại và phát lên sóng qua máy phát.
Như vậy, ngay từ những chương trình truyền hình thử nghiệm cũng như
chương trình phát sóng phục vụ nhân dân đầu tiên, truyền hình Việt Nam đã dùng
hình thức phát trực tiếp là do những hạn chế về mặt thiết bị kỹ thuật. Lúc đó chúng
ta chưa có máy ghi hình dùng băng từ và cũng chưa có telecine (máy chiếu phim
truyền hình).
Sau khi thử nghiệm phát sóng thành công, chương trình thử nghiệm được
phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30' rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần. Kéo dài
đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không gian đánh phá ác
liệt vào Hà Nội . Trong thời gian này các phóng viên, biên tập viên của Đài truyền
hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của
quân và dân Thủ đô. Những bộ phim tài liệu được thực hiện trong thời gian này
như: Hà Nội - Điện Biên Phủ, Hà Nội 5 ngày đọ sức, Tiếng Trống Trường đã giành
được nhiều giải thưởng Bông Sen Bạc quốc tế và trong nước.
Sau khi hiệp định Pari được ký kết, các chương trình của đài THVN lại được
tiếp tục phát sóng. Các chương trình của đài lần lượt được ra mắt công chúng như:
Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu tiên của chương trình này là
tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật (21.2.1976) Văn hoá xã hội (21.3.1976)
Quân đội nhân dân (24-4-1976), Thể dục thể thao (26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976).
Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính
thức hàng ngày.
Ngày 31/3/1996, Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh VTV1,
VTV2, VTV3. Đây là một bước nhảy vọt của Đài truyền hình Việt Nam về cả nội

dung chương trình lẫn thời lượng phát sóng. VTV1 lấy nội dung trọng tâm là chính
trị - kinh tế - xã hội với thời lượng 11,5h/ngày trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh.
VTV2 chú trọng phần khoa học - giáo dục, phát sóng 13h/ngày trên kênh 9 và phủ
sóng qua vệ tinh. VTV3 là kênh giải trí - văn hoá thể thao, kinh tế, thời lượng
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
12h/ngày trên kênh 22 UHF và cũng được phủ sóng qua vệ sinh. Ngoài ra, đài
truyền hình Việt Nam còn có chương trình MMDS (9 kênh) và chương trình VTV4
dành cho cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, phát sóng qua vệ sinh, 4
giờ/ngày. Từ 10-12-2002 kênh VTV5 truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Trung
ương đã phát chính thức qua vệ tinh 3 lần/tuần và phát lại 3 lần/tuần với thời lượng
2 giờ để các đài địa phương thu lại và phát sóng phục vụ đồng bào vào thời lượng
thích hợp. Năm 2007, ra đời VTV6 dành cho thanh thiếu niên, VTV9 – kênh cho
vùng Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Đài Truyền hình Việt Nam là một tổ chức thuộc chính phủ hoạt động bằng
ngân sách nhà nước. Đài trực thuộc quản lý trực tiếp của Chính phủ.
*
VTV1
Kênh thông tin tổng hợp với nội dung thông tin về mọi mặt của đời sống như
chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội
Ngày phát sóng chính thức: 7/9/1970
Thời lượng: 18,5 tiếng / ngày
*
VTV3
Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế. Đây là kênh truyền hình rất được
ưa chuộng tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú, chất lượng cao
nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả thuộc mọi lứa tuổi từ các giải bóng đá
quốc tế cho những người hâm mộ bóng đá tới các cuộc thi kiến thức cho tầng lớp
sinh viên và những người lớn tuổi hay các cuộc thi về kỹ năng công việc gia đình
cho các bà nội trợ… Kênh chương trình này đóng góp một phần lớn vào việc tăng

doanh thu quảng cáo cho VTV.
Ngày phát sóng chính thức: 31/3/1996
Thời lượng: 18 giờ / ngày
*
VTV5
Chương trình đặc biệt cho các dân tộc thiểu số bằng tiếng của họ. Trên lãnh
thổ Việt Nam có hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu trên các vùng
7

×