Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cẩn trọng khi sử dụng nha đam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.23 KB, 6 trang )

Cẩn trọng khi sử dụng nha đam

Nha đam không tốt cho phụ nữ có thai và đang cho
con bú.
Vài năm gần đây, cây nha đam được nhiều người sử
dụng để làm đẹp và trị bệnh. Nha đam cung cấp hai
chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ
xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của
lá).
 Nha đam với nhiều công dụng bất ngờ
 Nước uống thanh mát từ nha đam
Gel nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong
những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng
cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau
điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương Còn
phần nhựa cây, là vị thuốc lô hội trong Đông y, vị
đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, là
chất tẩy xổ mạnh, chữa táo bón.
Tuy nhiên, không phải nha đam đều tốt cho mọi
người. Khi sử dụng cần thận trọng đối với những đối
tượng sau:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo
cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai,
dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú
không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp
bẻ và tiêu chảy.
- Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một
vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng
giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường
và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy


theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng
ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu
hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực,
run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập
trung, lú lẫn, hôn mê
- Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là
có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể
làm bệnh nặng hơn.
- Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao
hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi
tích lũy sẽ gây suy thận.
- Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên
nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức
đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng
dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

- Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim,
thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối
loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu
chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác
dụng phụ của thuốc.
- Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn
không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông
y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn,
không nên dùng nha đam.
Một số cách chế biến nha đam đơn giản, dễ thực hiện,
có tác dụng tốt trong các bệnh lý đường tiêu hóa như
nhiệt miệng, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm gan, hội
chứng đại tràng kích thích, táo bón đồng thời giúp
tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể:

- Sơ chế: gọt bỏ phần vỏ xanh và gai hai bên lá, rửa
kỹ với nước muối loãng nhiều lần để làm trôi sạch
phần nhựa màu vàng, sau đó xắt hạt lựu hay thành
từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Nha đam, mật ong (ba-bốn muỗng cà phê): dùng
tươi hoặc xay sinh tố.
- Nha đam trộn sữa tươi (200ml) hoặc sữa chua (một
hũ).
- Nha đam, nghệ vàng (dạng bột từ một-hai muỗng cà
phê), có thể kết hợp thêm cam thảo 6-8g.
- Canh nha đam, rong biển, có thể nấu với thịt hoặc
tôm, tép: sau khi nấu nước dùng, nêm vừa ăn, đợi
nước sôi lại, bạn hãy cho nha đam và rong biển vào
sau cùng.
Dùng nha đam làm thực phẩm sẽ đem lại nhiều tác
dụng tốt nếu chúng ta sơ chế đúng cách, loại bỏ sạch
phần nhựa màu vàng, đồng thời dùng phần gel nha
đam với lượng thích hợp, thường trong khoảng 100-
200mg trong một ngày.
Lưu ý, những thực phẩm chế biến có sử dụng nha
đam chỉ nên dùng hai-ba lần trong một tuần. Nếu
dùng với mục đích nhuận trường, chữa táo bón không
nên dùng quá hai tuần.

×