Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Một số cách tiếp cận về đổi mới nội dung Giáo dục Mầm
non.
Ts. Bùi Thị Việt- lược dịch
Đổi mới nội dung giáo dục mầm non trước hết cần chú
trọng đến việc nâng cao chất lượng của nội dung, đồng thời sử
dụng những phương pháp mới, cải tiến những phương pháp
truyền thống. Nội dung giáo dục bao gồm rất nhiều kiến thức về
các hoạt động khác nhau của trẻ, với những phương pháp,
phương tiện trẻ sử dụng, các hoạt động tạo ra sản phẩm, hoạt
động nhận thức,… Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc
chọn lựa nội dung giáo dục để giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện, đảm bảo cơ sở cho phát triển sau này.
Thứ nhất: Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính phát triển
để giúp khám phá các tiềm tàng của trẻ. Nhiều công trình đã chỉ
ra rằng: Trẻ học được nhiều điều không phải chỉ từ người lớn
mà còn chính ở trong quá trình hoạt động cùng với trẻ khác. Trẻ
phát triển trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế và sử
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
dụng những đồ vật khác nhau. Thế nhưng nội dung của quá trình
hoạt động và hoạt động với các đồ vật của trẻ lại có giáo viên tổ
chức. Vì vậy, giáo viên cần phải biết nội dung giáo dục nào, trực
tiếp hay gián tiếp, giúp cho từng các nhân trẻ phát triển tốt hơn.
Thứ hai: Nội dung giáo dục cho trẻ mầm non cần phải có
tính hệ thống, có nghĩa là vẫn phải đảm bảo mối liên hệ giữa
các sự vật và hiện tượng trong một hệ thống, giúp trẻ mở rộng
tầm hiểu biết của mình. Cuối 5-6 tuổi, trẻ có thể nắm được kỹ
năng xây dựng những hoạt động mới dựa trên hệ thống kiến
thức, kỹ năng đã có. Kỹ năng đó chính là phương tiện nhận thức,
giúp trẻ vượt qua khỏi được những sự vật, hiện tượng riêng lẻ
xuất phát từ những cái chung, tổng thể. Trên cơ sở đó trẻ có thể
xây dựng được những cái chung trọn vẹn.
Thứ ba: Tính hệ thống trong nội dung giáo dục tạo điều
kiện cho giáo viên tích hợp chúng. Đối với trẻ mầm non, nhiệm
vụ phát triển dựa trên sự phối hợp, hợp lý giữa kiến thức và tình
cảm nhưng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Thông qua việc tổ
chức tích hợp nội dung giáo dục trẻ mầm non mà giáo viên có
khả năng:
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Không chỉ làm phong phú kiến thức, kỹ năng của trẻ
trong lĩnh vực hoạt động mà còn giữ được giá trị của từng cái
riêng rẻ.
- Đạt được kết quả cần thiết trong thời gian tối ưu nhất.
Thứ 4: Nội dung giáo dục mầm non cần dẫn dắt trẻ làm
quen với cả văn hóa của dân tộc mình và văn hóa của các dân
tộc khác. Cho trẻ làm quen với phong tục, tập quán quê
hương…. Ta dạy trẻ thái độ tôn trọng bố mẹ, người thân , những
người xung quanh, yêu quý làng xóm, trường học,… tự hào về
quê hương đất nước. Biết văn hóa dân tộc mình, trẻ sẽ có thái độ
tôn trọng văn hóa dân tộc khác. Tích hợp nội dung giáo dục thể
hiện ở chỗ làm quen với văn hóa chung, giữ gìn truyền thống,
bản sắc và văn hóa dân tộc.
Quá trình giáo dục trẻ hiện nay càng gắn chặt với sự phát triển
xã hội của trẻ. Với việc tiếp thu quy tắc hành vi ứng xử trong xã
hội. Trẻ nhận thức được “Tôi là ai” “ Tôi có thể làm được gì?”
hiểu được bạn, khả năng của bạn và trên cơ sở đó xây dựng các
mối quan hệ- tất cả những diều đó đều diễn ra trong tập thể trẻ
và thông qua tập thể trẻ.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đề cập đến vấn đề giáo dục hiện nay , cần chú ý đến hai quan
điểm sau đây :
- Một mặt cần dạy cho trẻ có thái độ khoan dung với ý
kiến của người khác, có kỹ năng thừa nhận và tôn trọng quyền
với người khác. Bởi vì chỉ có thái độ khoan dung, độ lượng với
người của dân tộc khác, với những tôn giáo, niềm tin khác thì
mới có thể chống lại sự thù hằn dân tộc.
- Mặt khác cần phải giáo dục trẻ kỹ năng trình bày ý
kiến không đồng tình, không hài lòng, sự bực mình một cách có
văn hóa. Trong trường hợp ngược lại, có thể dẫn trẻ đến tình
trạng thù nghịch và khủng hoảng lâm lý.
Thứ 5: Cơ sở của nội dung giáo dục mầm non phải là các hoạt
động khác nhau, trẻ phát triển chính trong hoạt động, và qua các
thành phần cơ bản của hoạt động như xác định mục đích, lựa
chọn phương tiện, tìm kiếm phương pháp, cách kiểm tra… Cách
tiếp cận hoạt động bảo đảm cho trẻ tiếp thu nội dung kiến thức
một cách khách qua thông qua người lớn, bạn bè…Môi trường
hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, nó
không những đảm bảo cho trẻ hoạt động mà còn kích thích trẻ
tích cực, sáng tạo trong môi trường hoạt động đó.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Thứ 6: Lựa chọn nội dung giáo dục mầm non cần chú ý đảm
bảo sức khỏe cho trẻ, củng cố và bảo vệ tâm lý trẻ, hình thành
cho trẻ lối sống khỏe mạnh, các kỹ năng vệ sinh, nhu cầu tắm
rửa sạch sẽ, đánh răng mỗi buổi sáng và tối, chú ý rửa tay trước
khi ăn, thường xuyên luyện tập thể thao. Bên cạnh đó cần tổ
chức cuộc sống của trẻ ở trường mầm non, có những điều kiện
thuận lợi cho trẻ hoạt động sáng tạo, ở đó trẻ tin tưởng rằng trẻ
sẽ được bảo vệ, những điều tốt đẹp luôn chờ trẻ ở đó.
Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục đảm bảo sức khỏe cho
trẻ- đòi hỏi trước hết phải tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt
động đa dạng của trẻ. Ví dụ, để củng cố cho trẻ kiến thức về
dinh dưỡng hợp lý, giáo viên nên lể cho trẻ nghe loại dinh
dưỡng có lợi cho sức khỏe. Khi đi dạo chơi, cần hướng trẻ chú ý
đến các vườn cây, công viên, cho trẻ cảm nhận được sự sảng
khoái khi hít thở không khí trong lành dưới những tán cây mát
mẻ. Nên hạn chế thông tin tiêu cực, vì chúng làm cho trẻ lo lắng
Trên đây là 6 cách tiếp cận và đổi mới và lựa chọn nội dung
giáo dục mầm non, chúng có liên quan mật thiết với nhau. Để
thực hiện, đòi hỏi người giáo viên phải hết mình, phải nắm vững
chuyên môn. Trường mầm non cần phải đổi mới và nâng cao
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
yêu cầu đối với nội dung giáo dục, tập trung chú ý cho trẻ chuẩn
bị vào trường phổ thông. Thực tế hiện nay cho thấy, do yêu cầu
trẻ vào học lớp Một ngày càng nâng cao, thiếu căn cứ nên nhiều
bậc phụ huynh cho trẻ đi học quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức
khỏe và giảm hứng thú đi học của trẻ.
( Thông tin Khoa học giáo dục mầm non.)