Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
MỘT SỐ BĂN KHOĂN KHI DẠY TRẺ VẼ THEO MẪU
Trẻ tuổi mẫu giáo chưa biết viết, vốn từ và khả năng diễn
tả bằng lời nói của trẻ còn rất sơ sài và hạn chế. Bởi vậy đa số
trẻ em rất thích được thể hiện cảm xúc của mình bằng những
nét vẽ, những bức tranh
Vậy tại sao sau một thời gian đến lớp, có nhiều trẻ tỏ ra
không thích học vẽ?
Trước tiên, chúng ta hãy đến lớp xem cô dạy trẻ vẽ như
thế nào. Trong các giờ tạo hình ở lớp lá, nhất là các giờ dạy vẽ
theo mẫu, cô và trò khá căng thẳng. Vì thế, hiệu quả của
những giờ học như thế này không cao. Trẻ không được phát
triển cũng như rèn luyện kỹ năng tạo hình, mà đặc biệt là kỹ
năng vẽ (theo mẫu hoặc sáng tạo), đây là bước đầu hình thành
khả năng thẩm mỹ, cảm thụ và làm ra cái đẹp.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Giờ vẽ theo mẫu yêu cầu trẻ vẽ giống như mẫu,
càng giống càng tốt. Bởi vậy cô ra sức gò trẻ làm theo hình
mẫu đó. Nhưng đáng tiếc là người vẽ mẫu tỏ ra không am
hiểu về khả năng tạo hình của trẻ và tùy tiện trong việc tạo
một mẫu vẽ. Các mẫu in sẵn có lúc rất khó cho trẻ làm theo.
Ví dụ như vẽ hai chân gà như ví dụ dưới đây. Trẻ sẽ cảm thấy
không biết phải thể hiện chúng như thế nào cho giống vì mẫu
vẽ đã phức tạp hóa hai bàn chân con gà thành một hình rất
khó nhìn và khó thể hiện lại. Cũng có lúc hình mẫu in sẵn tỏ
ra mơ hồ khó hình dung: như vẽ bộ phận cánh của con gà
trong cùng bài trên.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Ngoài ra, những mẫu vẽ trên cũng không đẹp nên
không gây hứng thú cho trẻ khi vẽ lại. Khả năng cảm thụ nghệ
thuật của trẻ còn rất yếu, hầu hết trẻ nhận xét về cái đẹp theo
quan điểm chủ quan của mình. Mẫu vẽ không đẹp, không làm
cho trẻ yêu thích thì trẻ không thể khơi gợi ý muốn được thể
hiện lại hình ảnh đó của trẻ.
Bài vẽ trang trí đường diềm nếu vẽ theo mẫu trong vở thì
quả là không đẹp, khó hướng dẫn. Nếu vẽ theo đúng quy luật
của trang trí đường diềm thì khi dạy trẻ sẽ vẽ dễ dàng và đẹp
hơn nhiều. Các họa tiết phải được nằm gọn và sắp xếp chặt
chẽ trong phạm vi 2 đường kẻ. Trẻ căn cứ vào giới hạn đó mà
vẽ. Nhưng với hình mẫu trên, vẽ như vậy không thể gọi là
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
trang trí đường diềm. Chỉ có thể gọi là vẽ hoa và lá nối tiếp
mà thôi.
Tương tự như vậy, bài vẽ trang trí hình tròn cũng cần
xem lại. Nhìn chung, cả 3 mẫu trang trí đều đơn điệu, nghèo
nàn về họa tiết. Nếu nhìn 3 mẫu vẽ cho trước để trẻ chọn 1, thì
mẫu đầu tiên không thể gọi là trang trí hình tròn. Hai mẫu sau
cũng không khá hơn bao nhiêu, chỉ có mấy hình vẽ được đặt
trong hình tròn, điều đó không có ý nghĩa với trẻ, không gây
hứng thú gì cho bé. Có những bài các cháu có thể vẽ khá hơn
vậy mà cô vẫn ép cháu vẽ cho thật đúng mẫu. Trẻ phải cố
gắng vẽ cho xong mà không mấy thích thú gì.
- Từ các ví dụ trên, ta có thể thấy được chủ đề trong
các cuốn bài tập vẽ mẫu trên rất xa lạ đối với trẻ, thậm chí còn
rất đơn điệu và thô kệch. Trẻ còn bé, chỉ thích những gì sinh
động, nhiều màu sắc và nhất là phải khơi gợi được trí tưởng
tượng của trẻ. Và nhất là trẻ lớp lá, đã biết làm việc có mục
đích, biết lập kế hoạch. Muốn như thế thì chúng ta phải đặt trẻ
vào tình huống có vấn đề mà các bài tập vẽ mẫu ở đây đã
không làm được.
Đối với hình mẫu con gà, tác giả chỉ đặt hình con gà vào
một trang giấy trắng và yêu cầu trẻ vẽ lại. Trong suy nghĩ và
hiểu biết của trẻ, con gà thì phải ở trong chuồng hoặc đang
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
kiếm ăn trong vườn. Trẻ nào khá hơn thì có thể tưởng tượng
ra những hoàn cảnh khác, như hình ảnh bạn gà và bạn vịt
cùng đi chơi chẳng hạn (từ câu chuyện “Đôi bạn tốt”). Vì thế,
hình ảnh con gà trong mẫu trên không ổn một chút nào. Trẻ
không biết con gà mình đang vẽ đang làm gì, đang ở đâu.
Còn bài tập vẽ đường diềm hay trang trí hình tròn lại
không phù hợp với hiểu biết của trẻ. Trẻ không hiểu thế nào là
qui luật đối xứng hay trang trí đường diềm mà chỉ biết xếp 1
đối 1 mà thôi. Cho nên những loại bài vẽ này không gây được
sự hứng thú cho trẻ, trẻ chỉ đơn giản thể hiện lại như một cái
máy mà không hiểu gì cũng không rèn luyện thêm gì cho kỹ
năng vẽ của trẻ.
- Các cô giáo không phải là họa sĩ, nên rất tuân thủ
các mẫu in trong vở BÉ TẬP VẼ có sẵn mà chưa biết vận
dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với với khả năng của
lớp mình. Kĩ năng tạo hình của các cô cũng hạn chế, đối với
những hình vẽ phức tạp trên thì các cô cũng không biết hướng
dẫn như thế nào cho đúng. Mẫu vẽ đã khó, cô lại không biết
hướng dẫn làm cho trẻ đã rối càng rối hơn. Trẻ nào khá giỏi
và sáng tạo theo ý của mình thì lại không đáp ứng yêu cầu của
cô là phải vẽ thật giống theo mẫu. Vì thế, trong giờ học vẽ
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
theo mẫu cả cô lẫn trò đều loay hoay, lúng túng và cuối cùng
thì không đạt được nhiều hiệu quả.
- Một nguyên nhân nữa làm cho giờ học vẽ của trẻ
lớp lá thiếu sinh khí, gây chán nản cho cả cô lẫn trò chính là
các cô đã quên mục đích chính của việc học vẽ ở lứa tuổi
mầm non. Chúng ta không yêu cầu trẻ vẽ thật đẹp, mà chỉ
hướng dẫn trẻ dùng tranh vẽ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và
đôi khi cho thấy được cả tính cách của trẻ để có hướng giáo
dục tốt hơn. Trình tự hướng dẫn trẻ hoàn thành một tác phẩm
là: rèn luyện trẻ có kỹ năng thể hiện từng đường nét, từ nhiều
đường nét kết hợp thành một hình đơn giản, và cuối cùng là
phối hợp nhiều hình đó để thành một hình phức tạp hơn. Ví
dụ, trẻ muốn vẽ con gà con thì phải biết kết hợp từ đường
tròn, đường lượn sóng, đường thẳng thành hình tròn, hình chữ
nhật, . . . Kỹ năng tạo hình của các cô còn yếu nên việc vận
dụng lý thuyết trên vào thực tế còn lúng túng là điều dễ thấy.
Theo tôi, không bó buộc các cháu vẽ thật là giống mẫu
cho sẵn bởi chưa bao giờ có cháu nào làm giống y như mẫu
được vẽ bằng phần mềm corel draw trong vở đã in sẵn được.
Các mẫu vẽ đó cần biên tập lại cho phù hợp với đặc điểm, khả
năng tạo hình của trẻ và in trong một tập hướng dẫn dạy tạo
hình dành cho giáo viên. Và giáo viên cũng cần chỉnh sửa lại
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
cho phù hợp với trẻ của mình. Nếu cháu có lỡ “sáng tạo” hơn
so với mẫu vẽ cô đưa ra, cô cũng không nên vì thế mà phê
bình trẻ. Điều đó gây mất hứng thú học vẽ cho trẻ. Hãy khen
ngợi cháu bất cứ khi nào có dịp.
Trên đây là một vài băn khoăn của tôi trước thực trạng
trong các giờ tạo hình theo mẫu cho trẻ ở các trường mầm non
mà tôi nhận thấy được trong quá trình công tác tại các trường.
Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho các giáo viên mầm
non trong việc tìm ra những điều bất cập trong việc hướng
dẫn trẻ mầm non làm quen với phương pháp tạo hình và có
những biện pháp khắc phục phù hợp.
Hòang Vi Mammon.com