1
I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục
chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với một số
ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội
của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo
dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ
tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên
việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo
phương châm "Chơi mà học". Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho
lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn
diện cho trẻ son.
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi Mẫu giáo
rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc
và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục
đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức
thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ
biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc c
òn hình thành cho
trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu th
ương con
người rộng lớn. Hình thành và phát tri
ển thói quen tốt trong
sinh hoạt tập thể: Đó là tính t
ổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh
dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện
2
nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong
cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc nh
ư
nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm
nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tốt của một nhân cách
phát triển toàn diện, hài hoà, đó là s
ự phát triển về thẩm mỹ,
đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ
thật không phải dễ.
Năm nay tôi được phân công dạy lớp lớn 4, tổng số là
30 cháu. Đã học mẫu giáo nhỡ là 19 cháu, chiếm tỷ lệ 64%,
chưa được học là 11 cháu, chiếm tỷ lệ 36%, nhiều cháu đến
lớp còn khóc nhè, trẻ chưa biết hát là nhiều, nói chưa trọn
câu. Hầu như trẻ chưa thích học môn âm nhạc là nhiều. Vào
những ngày đầu năm học tôi hay hát cho trẻ nghe, rồi tập
trẻ hát những bài ngắn, mau thuộc. Tôi nhận thấy nhiều trẻ
rất thích nghe tôi hát, còn nói: "Cô mình hát hay ghê". Dần
dần tôi nhận thấy trẻ bắt đầu ham thích đến lớp. Tôi tiếp tục
nghiên cứu, tìm tòi học hỏi vốn kinh nghiệm: Làm thế nào
để trẻ thích tìm hiểu về âm nhạc và hứng thú tham gia v
ào
các hoạt động có âm nhạc và tôi đã trực tiếp áp dụng vào
lớp mình.
3
III/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể
trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để
phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra
những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao
đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ Mẫu giáo là
vô cùng cần thiết; đòi hỏi cô giáo phải chu đáo, yêu ngh
ề,
cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
1/ Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi:
Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng
năng l
ực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự
nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Học -
chơi và mọi lúc mọi nơi.
Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen v
ới âm
nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc
những bài trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi
Mẫu giáo. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai
điệu của bài hát. Thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt
động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát
những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ
thông qua đề tài.
4
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trờ: "Quan sát cây bàng".
Sau khi quan sát xong tập cho trẻ hát b
ài "Em yêu cây
xanh" hoặc "Trồng cây" Qua đó trẻ sẽ đư
ợc củng cố lại
bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các
cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình
thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống Cùng trẻ trò
chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có
âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt
động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất
thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào
các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học
hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học âm nhạc
được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy bước đầu
trẻ có khả năng phát triển về âm nhạc.
2/ Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác:
Trong mọi tiết học đều tích hợp giáo dục âm nhạc, có
thể là những bài đã học, những bài chưa học theo từng đề
tài bài dạy.
Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ "Làm anh".
Phần tích hợp cho trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau, cho
con". Cô hát cho trẻ nghe bài: "Tổ ấm gia đình, ba g
ọn nến
5
lung linh ". Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới
hoặc củng cố những bài đã học, không những giúp trẻ làm
quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ
học.
Hoặc dạy trẻ học: Khám phá khoa học.
Tìm hiểu "Vật nuôi trong gia đình" tích hợp hát bài "Gà
trống, mèo con và cuốn con, ai cũng yêu chú mèo, con gà
trống ". Qua đó còn hình thành cho trẻ tình cảm đối với
các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi các con vật nuôi đối
với cuộc sống con người. Cách chăm sóc và bảo vệ các con
vật nuôi .v.v
Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc,
ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn
giúp cho giờ học nhẹ nhàng, h
ấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham
thích học hơn.
3/ Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc:
Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các
cháu cần tiến hành theo phương châm "Học mà chơi - chơi
mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Một giờ
học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác
nhau, m
ỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong
6
một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập
cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc.
Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo
dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được
tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc
với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.
Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho
trẻ biểu diễn giống như một đêm văn nghệ, giúp trẻ ôn lại
những bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn
dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống,
giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.
Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn
trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn,
trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nh
àng theo
nh
ịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động
tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận
động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc
trở nên chính xác, nhịp nhàn hơn. Vận động theo nhạc tạo
cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.
Để thu hút vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt
động âm nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên
cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học
7
cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh có
chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm,
vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ.
Mọi giờ học hoạt động làm quen âm nh
ạc đều có phần nghe
hát và trò chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt
chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý,
quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm
thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi
nhớ những đặc điểm, tính chất cảu hình tượng âm nhạc. Trò
chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy trẻ
sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học.
Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi
hỏi cô giáo phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để
trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút
trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát,
cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả
bài. Cô phải chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Lớp tôi sử dụn
g
phách tre, phách bằng vỏ gáo dừa, trống lắc Do điều kiện
cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa có dụng cụ đồ chơi
ngoài trời chứ tôi rất thích cho trẻ hoạt động ngoài trời. Trẻ
hát đúng, hát hay chưa đủ mà còn d
ạy trẻ vận động theo
nhạc, biết phối hợp âm nh
ạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận
8
động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ
thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ
vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, d
ùng hình
thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác
phẩm. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời
nhau. Một bài hát cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác
nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại
hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang
phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng
miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe tôi ch
ọn
bài hát có nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của bài
dạy hát.
Ví dụ: Dạy hát bài "Làm chú bộ đội" thì tôi chọn bài
hát nghe: "Màu áo chú bộ đội" nhằm hướng trẻ vào nội
dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục cho trẻ. Trẻ
được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai
điệu, ý nghĩa đời sống văn hoá vùng miền qua bài hát. Khi
múa có thể mặc trang phục theo yêu cầu của bài hát.
Để tăng phần hấp dẫn của giờ học cho trẻ chơi trò chơi
âm nh
ạc nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ
năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng âm thanh khác nhau
để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hư
ớng dẫn
9
cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò
chơi. Tôi cho số đông trẻ được tham gia chơi, tôi nh
ận thấy
một giờ hoạt động âm nhạc cần đảm bảo các nội dung: Ca
hát, vận động theo lời ca, trẻ được nghe hát và được chơi
trò chơi âm nhạc. Trong một tiết học được tổ chức thực
hiện như trẻ được chơi với cô, được gần gũi trò chuyện vơi
cô, không gò bó trẻ. Về đội hình không cứng nhắc nh
ư
trước đây, có thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau:
Hình tròn, chữ u, tự do để trẻ đư
ợc thoải mái hoạt động
nhanh nhẹn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm
quen với một số bài hát khác, có nội dung phù hợp và phù
hợp với lứa tuổi có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.
Trong giờ học tôi luôn tuyên dương k
ịp thời những
cháu hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca
nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê
trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhà s
ửa sai đối với những trẻ thực
hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục.
Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là m
ột nội
dung cần dạy cho trẻ mà còn là một phương tiện giáo dục.
Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình
học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm
hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng chùng bạn để
10
có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dân dần tôi
thấy trẻ rất thích học giáo dục âm nhạc.
4/ Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc
và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ
nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi
lúc, mọi nơi và hoạt động ở góc. Tôi thấy giờ hoạt động góc
trẻ chơi rất hồn nhiên, m
ạnh dạn, thích hát múa lại những
bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người
lớn.
Ví dụ: Sau giờ hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc.
Đề tài: Cô giáo miền xuôi. Phần hoạt động góc - ở góc
phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo. Cô dạy hát
bài: "Cô giáo miền xuôi", "Cô và mẹ" hướng trẻ hát
những bài có nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ
điểm, nhằm củng cố những kiến thức đã học. Tôi thấy rằng
trẻ rất thích chơi ở góc, thể hiện được công việc ở mỗi góc.
Giúp trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, cứ nh
ư
trẻ đang chơi mà có học.
5/ Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội:
Cứ khoảng vào tháng tôi lại tổ chức Hội thi "Tiếng hát
11
mầm non" tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu
biểu diễn giống như biểu diễn một đêm văn ngh
ệ, cho một
vài cháu làm ban nhạc công sẽ có phần quà cho những cháu
đ
ạt giải. Trong Hội thi tôi có mời đông đủ phụ huynh tham
dự. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết
quả của con mình. Có tác dụng rất lớn đến việc đưa con đ
ến
lớp Mẫu giáo. Để phụ huynh có hư
ớng phát huy năng khiếu
ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham
gia vào các hoạt động có âm nhạc; trẻ thích biểu diễn và say
mê với âm nhạc. Trong các ngày Hội khai trường, ngày nhà
giáo Việt Nam, ngày bế giảng Tôi bàn bạc với nhà
trường nên dành nhi
ều thời gian cho các cháu biểu diễn văn
nghệ. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học
rất lớn. Trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát
triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người
và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc. Mặt khác
sự cảm thụ tích cực của trẻ về âm nhạc không nên dừng lại
ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được người lớn truy
ền
thụ mà tri thức và kỹ năng về âm nhạc sẽ được hình thành
và tồn tại lâu bền ở trẻ son: Nếu các cháu được rèn luy
ện
chu đáo và được tham gia biểu diễn Tất cả những hình
thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc như đồng ca, đơn
12
ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo
nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và n
ếu
biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Vì
sự giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật của âm nhạc chỉ được
coi là hoàn thiện khi một tác phẩm âm nhạc truy
ền thụ cho
trẻ và sau này chính nh
ững trẻ em đó tham gia tái hiện đầy
đủ tác phẩm âm nhạc đó.
Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ
học, lớp tôi chất lượng về môn giáo dục âm nhạc tăng lên
khá rõ, các cháu rất thích học môn này. Rất mạnh d
ạn tham
gia vào các hoạt động không chỉ có giáo dục âm nhạc.
IV /KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp
mình, chất lượng về hoạt động giáo dục âm nhạc lớp tôi
tăng lên rõ rệt.
100% cháu hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc.
90% cháu hát thuộc bài hát, thể hiện tình cảm theo lời
ca, vận động thành thạo theo bài hát.
Đặc biệt trẻ rất mạnh dạn, tự tin biểu diễn trư
ớc mọi
người, trẻ rất thích đư
ợc tham gia biểu diễn trong những
ngày hội, ngày thi. Trẻ rất thích được nghe nhạc giúp trẻ
13
từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như s
ố
lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học thuộc sẽ đặt
những cơ sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạc. Trước kết quả
ấy tôi vô cùng phấn khởi.
V/BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Giáo dục âm nhạc cho các cháu Mẫu giáo là một vấn đề
mới và khó, chúng ta được biết rằng âm nhạc gắn liền với
con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống.
Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thư
ờng để
lại những dấu vết rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm
và nhận thức của con người. Âm nhạc có một sức mạnh vô
cùng to l
ớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội
tâm của con người. Đối với trẻ em âm nhạc trước khi là m
ột
đối tượng thẩm mỹ, có còn là đối tượng của giáo dục. Vì
vậy muốn tiến hành tốt việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, cô
giáo mẫu giáo cần phải:
- Hát đúng, hát mẫu chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc
thái, tình cảm của bài hát, hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bọ
minh hoạ cho bài hát.
- Cô phải biết sử dụng đàn trong giờ học và có nhạc cụ
cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học.
14
- Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ
cảm nhận giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt
động âm nhạc.
- Trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết tổ chức
và có kỹ thuật chỉ huy tập thể một cách sinh động v
à chính
xác. Nghiên cứu bài dạy, chuyển tiếp nhẹ nhàng lôgic mới
thu hút trẻ học tốt.
- Thông qua các hoạt động góc và hoạt động ngoài trời
giúp trẻ hiểu biết thêm về âm nhạc và c
ủng cố những kiến
thức đã học.
- Cần cho trẻ được biểu diễn văn nghệ trong các ngày
hội, ngày l
ễ. Tổ chức biểu diễn trong các cuộc thi nhằm gây
cho trẻ những hứng thú nhất định. Trẻ sẽ rất hào h
ứng, tự
tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
Trong những biện pháp ấy tôi nhận thấy biện pháp:
Giáo dục âm nhạc trong giờ hoạt động chung và giáo dục
âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi đ
ạt hiệu quả cao nhất. Tuy
nhiên, những biện pháp khác cũng góp phần quan trọng
giúp trẻ học tốt giáo dục âm nhạc. Nhìn kết quả trên trẻ, tôi
vô cùng phấn khởi với những gì mình gieo và gặt hát được.
Tôi nhận thấy câu nói cảu nhà giáo dục Xô Viết
ưu tú
Macarencô đã nhận được và khuyên nh
ủ chúng ta: "Không
15
có trẻ son nào là không dạy được, chỉ có phương pháp giáo
dục của ta tồi thôi" như một chân lý.
VI/KẾT LUẬN:
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể
trẻ. Trước hết âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để
phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra
những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao
đổi máu, nhưng giúp trẻ học tốt hoạt động âm nhạc thật
không phải dễ.
Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói trên
được thực hiện thông qua giờ hoạt động chính ở lớp và
được tích hợp vào một số hoạt động khác trong ch
ương
trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ những vốn kinh nghiệm tích luỹ ấy, tôi đã áp dụng
và có hiệu quả ở lớp mình nhằm hình thành
ở trẻ những yếu
tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự
phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ
thành những con người phát triển toàn diện, vì tr
ẻ em hôm
nay là thế giới của ngày mai ./.
16
VII/ĐỀ NGHỊ:
Đó là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trực tiếp
vào lớp mình. Nhưng bản thân cần phải nổ lực và học
hỏi nhiều hơn nữa.Bản thân tôi đề nghị:
Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho chị em học hỏi
thêm ở các trường bạn như:Sinh hoạt chuyên đề, dự giờ góp
ý.
Về trường tổ chức các chuyên đề, tổ chức thao giảng, các
lần sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên tổ chức kỷ niệm các
ngày hội, ngàylễ cho học sinh được tham gia để phát huy
được năng khiếu ở trẻ.Từ đó chị em có điều kiện bổ sung
thêm những kinh nghiệm nhằm giáo dục trẻ được tốt h
ơn./.
Đại Hưng:ngày 28 tháng 2
năm 2008
Người viết
17
Nguyễn Thị Lợi
NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐẠI HƯNG
18
19
20
NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
21
22
23
24