Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá một số mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có vối thuốc phân bố tại xã Chiềng Bôm hện Thuận Châu, tỉnh Sơn La pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 71 trang )

Luận văn
Đánh giá một số mô hình khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima
wallichii choisy) phân bố tại xã Chiềng Bôm –
huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ iii
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một hệ sinh thái có khả năng tự tái tạo, tự phục hồi và luôn vận
động phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Với diện tích trên 330 nghìn km với
2/3 diện tích đất là đồi núi lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nguồn tài
nguyên rừng nước ta rất giàu có, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích rừng bị
suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước cùng với sự gia tăng về dân số, ô
nhiễm môi trường, đô thị hóa, biến đổi khí hậu,… thì việc khôi phục lại hệ
sinh thái rừng là rất cần thiết.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của rừng, hiện nay nhà nước
ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án để phát triển trong đó đặc biệt là các
chương trình giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình của Chính Phủ, chương
trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng,… tốc độ phục hồi rừng đã tăng
nhanh. Các giải pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở lợi dụng triệt để khả năng tái
sinh, diễn thế tự nhiên của thảm thực vật cùng với các giải pháp đúng đắn về
chính sách đất đai, vốn, lao động đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng của
cả nước. Điều đó chứng tỏ tái sinh tự nhiên (TSTN) của thảm thực vật rừng
có vai trò quan trọng trong phục hồi rừng.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (KNXTTS) là quá trình lợi dụng tối đa


các quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên của thực vật, cộng với sự can thiệp
hợp lý của con người để trong khoảng thời gian nhất định, phục hồi được
những hệ sinh thái rừng có giá trị cao về kinh tế và phòng hộ môi sinh. Chính
vì vậy mà KNXTTS là một trong những giải pháp quan trọng mang lại hiệu
quả cao.
Cùng với các loài cây bản địa như Lát hoa, Lim xanh, Trám trắng,….
hiện nay Vối Thuốc (Schima wallichii choisy) là loài cây bản địa rất được
quan tâm, sử dụng cho việc trồng rừng và phục hồi lại hệ sinh thái rừng nhiệt
đới nước ta. Được xem như một cây đa tác dụng với ưu điểm là loài cây gỗ
3
lớn, phân bố rộng, gỗ Vối thuốc thuộc nhóm V nặng bền và chắc, không cong
vênh nứt nẻ, gỗ lõi và gỗ giác đều có màu nâu rất đẹp, gỗ được dùng làm cột
nhà, đồ gia dụng thân cây thẳng tròn đều, đơn trục không có bạnh vè, vỏ, lá
và rễ cây dùng làm thuốc chữa bệnh và chế phẩm công nghiệp.Có khả năng
chịu nhiệt tốt nên Vối thuốc còn được dùng làm băng xanh cản lửa rất có hiệu
quả (Phạm Ngọc Hưng, 2001). Ngoài ra, Vối thuốc còn được đề xuất là một
trong số ít loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn (Cẩm nang
ngành lâm nghiệp, 2004 ).
Sơn La là một tỉnh miền núi phía bắc với nhiều đồng bào dân tộc sinh
sống như dân tộc Thái, Dao, Mường,…vì vậy mà nhu cầu sử dụng cây Vối
thuộc là rất lớn. Gỗ Vối thuốc chủ yếu được lấy từ rừng tự nhiên nhưng do
khai thác quá mức chỉ còn lại những cây có đường kính nhỏ, giá trị sử dụng
chưa cao. Để giải quyết vấn đề này thì khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự
nhiên có Vối thuốc là giải pháp quan trọng và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên,
đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá một cách
hệ thống về vấn đề này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, khóa luận: “Đánh giá một số mô hình
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii
choisy) phân bố tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La ” là
rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn lớn. Trên cơ sở tổng kết các

biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với việc đánh giá
một số mô hình KNXTTS có cây Vối thuốc khóa luận sẽ đề xuất một số giải
pháp KNXTTS rừng tự nhiên có Vối thuốc tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận
Châu – tỉnh Sơn La.
4
Chương I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về tái sinh rừng
Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hàng trăm
năm nhưng với rừng nhiệt đới vấn đề này được tiến hành chủ yếu từ những
năm 30 của thế kỷ trước trở lại đây. Do sự phát triển của nền công nghiệp ở
thế kỷ 19, trong lâm nghiệp đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên
thành rừng trồng nhân tạo cho năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ cho
nguyên liệu công nghiệp và cuộc sống. Nhưng sau thất bại trong tái sinh nhân
tạo ở Đức và một số nước vùng nhiệt đới, nhiều nhà khoa học đã nêu khẩu
hiệu “Hãy quay lại với TSTN ”(dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [18]. Kết
quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên trên
thế giới được tóm tắt như sau.
Theo Aubréville (1949), trong các nhóm yếu tố sinh thái phát sinh quần
thể thực vật, nhóm yếu tố khí hậu - thủy văn là nhóm yếu tố chủ đạo, quyết
định hình thái và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật. Nhóm khí hậu - thủy
văn gồm các yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm,
chế độ gió,…
Bechse, nhà lâm học người Đức cho rằng “ánh sáng là chiếc đòn bẩy
mà nhà lâm học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hướng có lợi về
kinh tế”.
Độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống
của cây con. Andel.S (1981) chứng minh độ đầy tối ưu cho sự phát triển bình
thường của cây gỗ là 0,6 - 0,7 [23].

Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định mật độ cây tái sinh như:
ô dạng bản theo hệ thống do Lowdermilk (1927) đề xuất, với diện tích ô đo
đếm điều tra tái sinh từ 1 đến 4 m
2
. Do diện tích ô nhỏ nên việc đo đếm gặp
nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu
5
rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Richards P.W (1952) [30] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các
ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong
khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp
"điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo
giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự
nhiên rừng nhiệt đới châu Á như Bara (1954), Budowski (1956), có nhận
định, dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị
kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh
dưới tán rừng là rất cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này nhiều biện pháp tác
động vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và đem lại hiệu quả đáng kể.
Theo Van Steenis (1956), đối với rừng nhiệt đới có hai đặc điểm tái
sinh phổ biến là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống).
Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả rừng
thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới [33].
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả
của các phương thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây
mục đích ở các kiểu rừng. Từ kết quả nghiên cứu kiểu tái sinh các nhà lâm
sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh như: Công
trình của Bernard (1954, 1959), Wyatt Smith (1961, 1963) với phương thức
kinh doanh rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Taylor
(1954), Jones (1960) phương thức chặt dần tái sinh dưới tán ở Nijêria và
Gana; Barnarji (1959) với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở

Andamann; Donis và Maudouz (1951, 1954) với phương thức đồng nhất hóa
tầng trên ở Java [25],…
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về tái sinh rừng trên đây đã làm
sáng tỏ phần nào về các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng, các phương
pháp điều tra đánh giá tái sinh rừng từ đó sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp kỹ thuật lâm sinh đăc biệt là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.
6
1.1.2 Nghiên cứu về khoanh nuôi phục hồi rừng và xúc tiến tái sinh
Theo ITTO (2002), phục hồi rừng bằng khoanh nuôi là quá trình thúc
đẩy diễn thế đi lên của hệ sinh thái rừng, nâng cao mức độ đa dạng sinh học,
điều chỉnh cấu trúc, sản lượng của chúng thông qua việc bảo vệ không tác
động hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như xúc tiến tái sinh, xúc
tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, làm giàu rừng,…
Theo David Lamb (2003) quá trình phục hồi rừng có thể đưa cấu trúc
và sản lượng của hệ sinh thái tương đương với hệ sinh thái nguyên sinh. Tuy
nhiên, mức độ đa dạng sinh học của chúng không thể đạt được mức độ đó.
Như vậy, để xúc tiến quá trình phục hồi rừng con người có thể sử dụng các
biện pháp kỹ thuật tác động thông qua việc xúc tiến tái sinh cũng như xúc tiến
tái sinh có trồng bổ sung hoặc nuôi dưỡng rừng.
Khi nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng đã bị thoái hóa ở Châu
Phi, Dominic Blay và cộng sự (2004) đã xác định những giải pháp kỹ thuật
chủ yếu gồm: tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự
nhiên kết hợp trồng bổ sung và làm giàu rừng. Trong đó xúc tiến tái sinh tự
nhiên là giải pháp chặt phát những cây lớn và cây bụi cản trở để những cây
con tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi sinh trưởng, cho nên nó có ưu điểm là chi
phí ít, giữ được đất, hình thành một kết cấu rừng hỗn giao ổn định. Tuy nhiên,
khuyết điểm là cây con sinh trưởng chậm dẫn đến một số loài cây phi mục
đích lấn át. Đây cũng là biện pháp kỹ thuật được áp dụng phổ biến ở Trung
Quốc trong các chương trình phục hồi rừng thứ sinh nghèo.
1.1.3. Những nghiên cứu về cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy)

Là một cây đa tác dụng nên Vối thuốc được nhiều nhà khoa học trên
thế giới quan tâm và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc
điểm của loài cây này.
Các nghiên cứu về phân loại, tên gọi, mô tả hình thái và giải phẫu
Vối thuốc thuộc họ Chè (Theaceae), chi Schima (S. Bloembergen,
1952). Tên chi Schima được xuất phát từ tiếng Hy Lạp là Skiasma, có nghĩa là
7
che bóng hoặc có liên quan đến vương miện trong cung đình cổ xưa (Lahiri
AK, 1987) [28]. Tại tỉnh Xeng Khouang - Lào có tên là Khai so và ở một số
vùng khác tại Lào có tên là (Thalo) [29]. Tuy nhiên, danh pháp Schima
wallichii Choisy là tên gọi được sử dụng phổ biến nhất.
Vối thuốc đã được mô tả khá kỹ về hình thái bên ngoài và cấu tạo giải
phẫu. Đây là cơ sở khoa học cho việc định loại và phân biệt Vối thuốc với
những loài khác, đặc biệt là với những loài cùng chi với nó. Việc mô tả hình
thái loài nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các tác giả ở nhiều quốc gia và
tổ chức nghiên cứu khoa học khác nhau. Theo Trung tâm Nông lâm kết hợp
thế giới (World Agroforestry Centre, 2006) [34], Anon (1996) [24], Keble,
Sidiyasa (1994) [27], Forest Inventory and Planing institute (1996) [26] thì
Vối thuốc là cây thường xanh, kích thước từ trung bình đến lớn, có thể đạt tới
chiều cao 47m, chiều cao dưới cành có thể đạt 25m, đường kính D
1,3
đạt tới
125cm. Vỏ dày, bề mặt xù xì, màu nâu đến xám đen, mặt trong của vỏ có màu
đỏ nhạt, trong vỏ có sợi gây ngứa. Lá hình thuôn đến elip rộng, kích thước lá
từ 6-13cm x 3-5cm, đáy lá hình nêm, đỉnh lá nhọn, có từ 6-8 đôi gân, cuống lá
dài khoảng 3 mm. Hoa mọc tại nách lá nơi đầu cành với 2 lá bắc, đài hoa đều
nhau, cánh hoa có màu trắng hồng, có nhiều nhị. Nhụy hoa lớn, có 5 ngăn với
từ 2-6 noẵn mỗi ngăn. Quả nang hình bán cầu, đường kính từ 2-3 cm, vỏ quả
nhẵn. Vối thuốc có thể ra hoa từ tuổi 4, hoa và quả xuất hiện quanh năm, tuy
nhiên hoa ra tập trung theo mùa. Quả có cánh và phát tán nhờ gió.

Về cấu tạo giải phẫu, H. G. Richter và M. J. Dallwitz (1996) [31] đã
nghiên cứu và mô tả khá kỹ và đầy đủ về cây Vối thuốc.
Theo Tian - XiaoRui (2000), trong tất cả các loài cây, khả năng chịu
lửa của lá kém hơn khả năng chịu lửa của cành non và vỏ. Trị số nhiệt, độ
ẩm, điểm bốc cháy và lượng tro là chỉ tiêu chính ảnh hưởng đến sự cản lửa
của các loài cây. Trong số 12 loài nghiên cứu thì Vối thuốc (S. wallichii),
Castanopsis hystrix và Myrica rubra có sức chống lửa tốt nhất [32].
Như vậy, việc định loại, tên gọi và mô tả hình thái cũng như cấu tạo
8
giải phẫu loài Vối thuốc là tương đối rõ ràng, không chỉ có tác dụng nhận biết
và phân biệt loài mà còn có ý nghĩa gợi suy cho việc sử dụng một số sản
phẩm của nó thông qua những mô tả về hình thái cấu tạo giải phẫu các bộ
phận của cây.
Đặc điểm sinh lý – sinh thái
Qua những nghiên cứu ban đầu loài Vối thuốc có những nghiên cứu nổi
bật về đặc tính sinh lý – sinh thái như sau:
+ Vối thuốc là cây ưa sáng, nhưng lúc nhỏ có khả năng chịu bóng.
+ Vối thuốc chịu được nhiệt độ cao. Giới hạn sinh thái nhiệt của cây
lên tới 37 - 45
0
C.
+ Vối thuốc chịu rét tốt. Cây có thể sống được ở nhiệt độ không khí -
3
0
C, nếu nhiệt độ thấp duy trì trong thời gian dài thì ngưỡng sinh thái nhiệt là
0 - 5
0
C.
+ Vối thuốc có thể bị bệnh lở cổ rễ, sâu đục thân (Trachylophus
approximator) phá hoại, cũng do loài sâu đục thân này mà một số loài bệnh

khác dễ thâm nhập.
Các nghiên cứu về giá trị sử dụng
Vối thuốc thường được sử dụng làm cột, xà, cửa, đồ gia dụng, đóng tàu
thuyền, dụng cụ trong nông nghiệp, đồ chơi, đồ tiện, thanh đường ray, làm
cầu nơi núi cao. Gỗ còn được dùng để sản xuất ván lạng. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu cho thấy gỗ Vối thuốc bền và cứng, dễ gia công bằng tay hoặc
bằng máy móc. Gỗ chống được mối. Lá Vối thuốc có thể dùng làm thức ăn
cho gia súc (Kayastha, 1985). Bhatt và Tomar (2002) nghiên cứu lượng nhiệt
tỏa ra (calo) và kết luận rằng Vối thuốc có thể được sử dụng làm gỗ củi rất
tốt. Nhiệt lượng củi Vối thuốc đạt 19.800 kJ/kg (World Agroforestry Centre,
2006) [34]. Lá và rễ được dùng để điều trị bệnh sốt. Vỏ dùng để điều trị bệnh
đường ruột, làm thuốc nhuộm và trong công nghệ thuộc gia. Do vỏ chứa chất
độc là Alkaloid nên được dùng để diệt cá. Tràng hoa được dùng để trị chứng
rối loạn tử cung và chứng ictêri.
9
Các nghiên cứu về tạo giống và chăm sóc
Việc nghiên cứu chọn và nhân giống Vối thuốc mới chỉ bắt đầu trong
khoảng chục năm trở lại đây, nên kết quả nghiên cứu còn ít và mang tính
kinh nghiệm. Hiện nay, chưa có tài liệu nào đề cập đến kỹ thuật chọn giống
Vối thuốc. Đối với kỹ thuật nhân giống mới chỉ rút ra được một số nhận xét
ban đầu như sau:
+ Vối thuốc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp hữu tính (từ
hạt).
+ Tỷ lệ nảy mầm của hạt Vối thuốc có thể đạt 90%.
+ Ở các vùng địa lý khác nhau, mùa ra hoa và quả chín của loài Vối
thuốc cũng khác nhau. Những thông tin ban đầu về kỹ thuật nhân giống Vối
thuốc bằng hạt tuy còn sơ sài, nhưng rất hữu ích và là tài liệu tham khảo tốt
cho những nghiên cứu phát triển loài cây này ở Việt Nam.
Những thành tựu nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Vối
thuốc còn hạn chế, chủ yếu được rút ra từ hoạt động nghiên cứu thực nghiệm

mô hình.
Theo Phillips (1980), tỷ lệ sống của Vối thuốc trong trồng rừng năm
đầu có thể đạt 100%. Tại Malaysia, Vối thuốc được trồng với khoảng cách
1,8m x 1,2m hoặc 3,6m x 1,8m, với mật độ trồng thưa hơn đường kính cho
tăng trưởng gấp đôi so với mật độ dày.
Vối thuốc có thể trồng thuần loài hoặc hỗn giao với các loài khác. Tại
Indonesia, Vối thuốc được trồng hỗn giao với Thông nhựa (KeBler và
Sidiyasa, 1994) [27]. Vối thuốc cũng được trồng hỗn giao với Thông Luchu
(Pinus luchuensis Mayr) tại đảo Okinawa, Nhật Bản. Theo Xiaonui và Hirata
(2002)
10
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Ở Việt Nam, tái sinh rừng đã đươc quan tâm nghiên cứu từ những thập
kỷ 60 của thế kỷ trước. Kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau.
Theo Thái Văn Trừng (1978) [19] đã xây dựng quan niệm “Sinh thái
phát sinh quần thể ” trong thảm thực vật rừng nhiệt đới và vận dụng để xây
dựng biểu phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo tác giả một công
trình nghiên cứu về thảm thực vật mà không đề cập đến hoàn cảnh thì đó là
một công trình hình thức, không có lợi ích thực tiễn. Trong các nhân tố sinh
thái thì ánh sáng là nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình
TSTN cả ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.
Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa hình
và khả năng tái sinh tự nhiên của thực vật: Ngô Quang Đê, Lê Văn Toán,
Phạm Xuân Hoàn (1994) [11] nghiên cứu mật độ cá thể và số lượng loài cây
phục hồi sau nương rẫy bỏ hóa tại Con Cuông - Nghệ An; Lâm Phúc Cố
(1996) [8] nghiên cứu ở Púng Luông - Yên Bái; Phùng Tửu Bôi - Trần Xuân
Thiệp (1997) [2] nghiên cứu ở vùng Bắc Trung Bộ, Phạm Ngọc Thường
nghiên cứu ở tái sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở Bắc Kạn và thái nguyên.
Khi nghiên cứu về quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nguyễn Văn

Trương (1983) [20], [21] nhận xét: cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho
hợp lý vừa cung cấp được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Muốn
đảm bảo cho rừng phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên
hoạt động thì rõ ràng là số lượng lớp cây dưới phải nhiều hơn lớp cây kế tiếp
nó ở phía trên. Điều kiện này không thực hiện được trong rừng tự nhiên ổn
định mà chỉ có trong rừng chuẩn có hiện tượng tái sinh liên tục đã được sự
điều tiết khéo léo cua con người.
Mặt khác, theo Thái Văn Trừng, một kiểu thảm thực vật có xuất hiện
hay không trước hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều kiện khí hậu
thổ nhưỡng thích hợp.
11
Việc tái sinh phục hồi lại rừng trên đất chưa có rừng ngoài việc bị chi
phối bởi khu hệ thực vật thì nó còn chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách từ nơi đó
đến các khu rừng lân cận. Thực vật có khả năng tự phát tán để gieo giống
hoặc gieo giống nhờ gió, nhờ nước, nhờ động vật. Tuy vậy, phạm vi phát tán
để gieo giống của bất kỳ cách thức nào cũng không phải là vô hạn, nên
khoảng cách càng xa thì khả năng tái sinh của thực vật càng kém vì càng xa
thì mật độ hạt giống đưa đến càng thấp. Phạm Ngọc Thường đã nghiên cứu
mối liên quan giữa khoảng cách từ nguồn giống tự nhiên đến khu vực tái sinh
trên đất sau canh tác nương rẫy và kết luận: “khoảng cách từ nơi tái sinh đến
nguồn cung cấp giống càng xa thì mật độ và số loài cây tái sinh càng thấp”.
Đinh Quang Diệp (1993) [10] nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng khộp
vùng Easup, Đắc Lắc kết luận: độ tàn che của rừng, thảm mục, độ dầy của
thảm tươi, điều kiện lập địa, lửa rừng là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến
số lượng và chất lượng cây con tái sinh dưới tán rừng, trong đó lửa rừng là
nguyên nhân gây nên hiện tượng cây chồi. Về quy luật phân bố cây trên bề
mặt đất, tác giả nhận định khi tăng diện tích lên thì lớp cây tái sinh có phân bố
cụm.
Từ năm 1962 - 1967 Cục điều tra quy hoạch rừng (nay là Viện Điều tra
quy hoạch rừng) đã điều tra tái sinh tự nhiên trên một số vùng thuộc tỉnh

Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái và Quảng Ninh với sự tư vấn của
chuyên gia Hà Cự Trung - Trung Quốc. Phương pháp tiến hành là điều tra
khu tiêu chuẩn điển hình của các trạng thái rừng, trên cơ sở sử dụng ô điều tra
2.000m
2
diện tích đo đếm tái sinh 100 - 125 m
2
kết hợp với điều tra theo
tuyến. Dựa vào các tài liệu đã thu thập ngoài rừng, các tác giả tiến hành phân
tích, tính toán những chỉ tiêu cây đứng và cây tái sinh, phân chia các loại hình
thực vật rừng và dựa trên cơ sở đó nhận xét thực trạng rừng, đánh giá tình
hình TSTN và đề xuất biện pháp kinh doanh.
Dựa vào mật độ tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [16] đã phân chia khả
năng tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật
12
độ tái sinh tương ứng là trên 12.000 cây/ha, 8.000 - 12.000 cây/ha, 4.000 -
8.000 cây/ha, 2.000 - 4.000 cây/ha. Nhìn chung, nghiên cứu này mới chỉ chú
trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh.
Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và tái
sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (sông Hiếu,
Yên Bái và Lạng Sơn), Nguyễn Du Chiêm (1988) [5] đã khái quát đặc điểm phân
bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết.
Từ đó làm cơ sở định hướng các giai pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên
liệu.
1.2.2. Các nghiên cứu về khoanh nuôi phục hồi rừng và xúc tiến tái sinh
Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là
thảm thực vật cây gỗ. Sự hình thành nên thảm cây gỗ này sẽ tạo điều kiện cho
sự xuất hiện các thành phần khác của rừng như tầng cây bụi, tầng cỏ quyết,
khu hệ động vật, vi sinh vật,…và các yếu tố khác như chế độ nhiệt, chế độ
ẩm,…(Võ Đại Hải và cộng sự, 2003) [13].

Ngay từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ 20, vấn đề khoanh
nuôi phục hồi rừng đã được đặt ra với cụm từ “khoanh núi, nuôi rừng”. Đây là
một định hướng đúng đắn, tuy nhiên trong một thời gian dài sau đó lâm
nghiệp chủ yếu vẫn thực hiện khai thác kiệt tài nguyên rừng mà ít chú ý đến
nuôi dưỡng, tái sinh và phục hồi chúng. Cùng lúc đó mọi hoạt động lại chú
trọng vào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, nên khái niệm khoanh nuôi
phục hồi rừng vẫn chưa được hiểu biết một cách rõ ràng.
Mãi đến nửa cuối những năm 1980 khoanh núi nuôi rừng mới được hiểu
một cách chính xác khi người ta ý thức được ảnh hưởng của việc tàn phá tài
nguyên rừng và nguy cơ mất đi vĩnh viễn nguồn tài nguyên này ngày một hiện
hữu.
Tiếp theo, sự ra đời của thuật ngữ phục hồi rừng bằng “khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh” những năm 1990 được coi như một bước tiến vượt bậc về
khoa học trong phục hồi rừng khi hàng loạt công trình nghiên cứu về lĩnh vực
13
này được triển khai. Điển hình trong số đó là các đề tài của Viện sinh thái và
tài nguyên sinh vật, (1992) về “Khả năng tái sinh diễn thế, quá trình sinh
trưởng và phát triển của thảm thực vật trên đất rừng thứ sinh sau nương rẫy tại
Kon Hà Nừng ”; và đề tài “Một số loài cây bản địa có thể sử dụng trong
khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam” của Viện sinh thái và tài nguyên sinh
vật (1994).
Trần Cẩm Tú (1998) [24] tiến hành nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau
khai thác chọn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh và đã rút ra kết luận: áp dụng phương
thức xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng
mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên, những biện pháp tác
động phải có tác dụng thúc đẩy cây tái sinh mục đích sinh trưởng và phát triển
tốt, khai thác rừng phải đồng nghĩa với tái sinh rừng, phải chú trọng điều tiết
tầng tán của rừng, đảm bảo cây tái sinh phân bố đều trên toàn bộ diện tích
rừng.
Tuy các nghiên cứu về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh chưa nhiều nhưng

những kết luận trên đây có thể sử dụng để tham khảo cho những đề xuất biện
pháp kỹ thuật tác động vào rừng có Vối thuốc tái sinh.
1.2.3. Các nghiên cứu về cây Vối thuốc
Phân loại : Hiện nay, đã phân biệt được 3 loài Vối thuốc phổ biến ở
nước ta là Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) (còn có tên địa phương là
Khảo cài, Mạy thồ lộ, Vàng rậm - Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1996), Vối
thuốc răng cưa (Schima superba Gardn. et Champ) và Vối thuốc lá bạc
(Schima argentea Piitz. Ex Diels). Đây là 3 loài khác nhau mặc dù hình thái
và phân bố địa lý của chúng gần giống nhau
Mô tả : Là loài cây gỗ lớn, chiều cao đạt 25-35m, đường kính có thể đạt
50-60cm, thân thẳng, vỏ xù xì nứt dọc. Cành non và chồi phủ lông màu vàng
nhạt. Lá đơn mọc cách hình trái xoan hoặc thuôn, đầu lá nhọn, đuôi hình nêm
rộng, lá có kích thước 3 - 7cm x 8 - 17cm. Mép lá nguyên, mặt sau lá có lông
và phấn trắng. Cuống lá dài 1,3 - 3cm. Hoa lưỡng tính, mọc lẻ ở nách lá phía
14
đầu cành. Gốc hoa có 2 lá bắc hình trứng phủ nhiều lông. Đài hoa có 5 cánh,
mặt ngoài phủ lông, tràng 5 cánh màu trắng. Nhị nhiều. Bầu tròn phủ nhiều
lông, có 5 ô, mỗi ô có 2 - 3 noãn. Quả hình cầu bẹt, đường kính từ 1- 2 cm.
Quả chín vỏ hoá gỗ, nứt thành 5 mảnh. Cuống quả dài 1,3 - 2cm. Hạt hình
thận dẹt dài 8mm, có cánh mỏng (Cục Phát triển Lâm nghiệp, 1997 [9]; Lê
Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000 [4]).
Phân bố: Theo Ngô Quang Đê (2004) Vối thuốc thích hợp ở những
vùng đất có nền đá mẹ Sa phiến thạch, Hoa cương, đá biến chất, đá sỏi. Đặc
biệt, Vối thuốc không phân bố ở những vùng đất có đá vôi [12]. Vối thuốc
sinh trưởng tốt trên đất sét phát triển trên nền đá mẹ phiến thạch sét, phiến
thách mica, sa thạch, foophia, ưa đất thoát nước tốt, độ pH từ 5 - 5,6. Vối
thuốc thường xuất hiện sau nương rẫy (Bộ NN & PTNT, 2000) [1].
Đặc tính sinh lý và sinh thái: Vối thuốc là cây tiên phong ưa sáng,
thường xuất hiện trong rừng phục hồi và các lỗ trống trong rừng.
Khả năng chịu rét, chịu hạn tốt, tái sinh chồi mạnh. Cây mọc rải rác

trong rừng, đôi khi mọc thành quần thụ lớn (Cục Phát triển Lâm nghiệp,
1997) [9]. Vối thuốc có biên độ sinh thái rộng, thường xuất hiện ở những
nơi có độ cao từ 400 - 1.700 m, nhưng thường thấy ở các tỉnh miền núi phía
Bắc.
Giá trị sử dụng
Gỗ Vối thuốc được dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, làm thoi
dệt. Người dân vùng núi phía Bắc thường dùng gỗ Vối thuốc làm nhà sàn
(Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, 1997; Cục Phát triển Lâm nghiệp, 1997)
[9]. Ngoài ra, Vối thuốc còn được trồng tạo bóng mát. Trong trồng rừng, Vối
thuốc được trồng để cải tạo hoàn cảnh rừng, trồng làm băng cản lửa, đặc biệt
tốt cho rừng Thông (Công ty Giống và phục vụ trồng rừng, 1995 [7]; Vũ Văn
Hưng, 2004 [15]; Phạm Ngọc Hưng, 2001 [14]). Trong kế hoạch trồng rừng
từ năm 2007, Vối thuốc được trồng làm băng cản lửa là yêu cầu bắt buộc cho
một số loại rừng trồng (Chi Cục Lâm nghiệp Lạng Sơn, 2006).
15
Chọn nhân giống và chăm sóc
Hiện nay, Vối thuốc xuất xứ Lào Cai đã được công nhận là giống tốt để
cung cấp cho vùng Trung tâm phía Bắc Việt Nam. Vối thuốc xuất xứ Lào Cai
có nguồn giống là lâm phần xác định, mã nguồn giống 21- 06 - 02, dạng lâm
phần là rừng tự nhiên, được công nhận cấp quốc gia ngày 16 tháng 10 năm
2002. Đây là một thành tựu bước đầu rất có ý nghĩa cho hoạt động chọn và
nhân giống cũng như trồng rừng loài cây này trên phạm vi rộng ở nước ta.
Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, Vối thuốc là loài cây hiện đang
được trồng làm băng xanh cản lửa tại một số địa phương (Lê Mộng Chân, Lê
Thị Huyên, 2000 [4]). Có thể trồng làm giàu Vối thuốc theo rạch với băng
rộng 2 m, băng chừa 3m với mật độ 1.600 cây/ha trên đất có độ dày sâu trên
30cm, cây tái sinh còn 150-400 cây/ha (Nguyễn Xuân Quát, 1996 [17]) hoặc
mật độ 667 cây/ha với đất có độ dày trên 50 cm, mật độ cây tái sinh mục đích
dưới 150 cây/ha (Bộ NN & PTNT, 2000 [1]). Ngoài ra, Vối thuốc có thể
trồng hỗn giao theo băng hoặc theo hàng với một số loài cây bản địa. Tại Lục

Ngạn, Bắc Giang Vối thuốc được trồng hỗn giao theo hàng với Thông mã vĩ
theo tỷ lệ 50:50, mật độ trồng 2.000 cây/ha. Sau 8 năm, tỷ lệ sống của Vối
thuốc còn 57,4%, chiều cao trung bình đạt 8,59m, đường kính D
1,3
đạt 11,9
cm, đường kính tán lá đạt 3,13 m, trên 90% cây có sức sinh trưởng tốt, dáng
thân đẹp. Tuy nhiên, do bị chèn ép mạnh nên hầu hết Thông mã vĩ trồng cùng
đã bị chết (Trần Văn Con và các cộng sự, 2006 [6]).
1.3 Nhận xét và đánh giá chung
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu khá toàn diện và
hệ thống về tái sinh rừng và các kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Các
kết quả này đã góp phần quan trọng vào thực tiễn kinh doanh rừng những năm
qua. Vối thuốc là loài cây đa tác dụng nên cũng có nhiều công trình nghiên
cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu và phân bố, giá trị sử dụng, đặc tính sinh
vật học và kỹ thuật trồng, chăm sóc, Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát
triển rừng Vối thuốc.
16
Ở trong nước, nghiên cứu về tái sinh rừng cũng rất được quan tâm, đặc
biệt là cuối những năm 1980 trở lại đây. Những thành tựu về tái sinh rừng và
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh chưa nhiều nhưng cũng đủ làm cơ sở để đề xuất
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Nghiên cứu về Vối thuốc ở nước ta
còn hạn chế, các công trình nghiên cứu mới được tiến hành nhỏ lẻ trong một
vài năm gần đây chủ yếu tập chung phân loại, mô tả hình thái, đặc điểm sinh
lý - sinh thái. Cho đến nay, ở Việt Nam việc khoanh nuôi phục hồi rừng tự
nhiên có Vối thuốc phân bố đã được tiến hành khá nhiều trong thực tiễn sản
xuất, đặc biệt là ở Bắc Giang và Sơn La. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nghiên cứu nào đánh giá kết quả về vấn đề này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Đánh giá một số mô hình khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii choisy)
phân bố tại xã Chiềng Bôm - huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La ” được đặt

ra là rất cần thiết có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.
17
Chương II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận: Đánh giá được kết quả một số mô hình khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh tại xã Chiềng Bôm – huyện
Thuận Châu – tỉnh Sơn La.
- Về thực tiễn: Đề xuất được một số giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận
Châu – tỉnh Sơn La.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii
Choisy) ở xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
2.2. Giới hạn nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Giới hạn trong xã Chiềng Bôm – huyện Thuận
Châu – tỉnh Sơn La
- Về loài cây: Chỉ tập trung vào loài Vối thuốc (Schima wallichii
Choisy)
- Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu về cấu trúc tổ
thành, cấu trúc mật độ, cấu trúc tầng thứ, độ tàn che và độ che phủ của rừng
tự nhiên có Vối thuốc
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng kết các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đã áp
dụng tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
- Đặc điểm đối tượng rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh đưa vào
khoanh nuôi tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
- Đánh giá kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh một số mô hình rừng
tự nhiên có Vối thuốc tái sinh.

18
- Đề xuất và định hướng một số giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu –
tỉnh Sơn La
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
- Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh thảm thực vật của Thái Văn
Trừng (1978): “Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung
thành nhất, mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên, đã
thông qua sinh vật để hoàn thành những quần thể thực vật”. Do đó khi xem
xét vấn đề tái sinh cần chú ý đến tác động tổng hợp của các nhân tố hoàn cảnh
bên ngoài.
- Tái sinh rừng là quá trình diễn thế lâu dài, do đó vận dụng quan điểm
lấy không gian thay thế thời gian để nghiên cứu tái sinh.
- Cấu trúc thể hiện ngoại mạo và nội dung bên trong của rừng, thể hiện
qua các quy luật phân bố, tương quan giữa các đại lượng và các thành phần
của rừng. Tuy nhiên khóa luận chỉ đánh giá sự thay đổi các trạng thái rừng
sau khoanh nuôi về cẩu trúc tổ thành, mật độ, tầng thứ, chứ không đi sâu vào
các quy luật phân bố và tương quan giữa các đại lượng.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên rừng xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu
– tỉnh Sơn La
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về loài Vối thuốc, đặc biệt là nghiên
cứu về cấu trúc và tái sinh rừng.
- Làm việc với các cơ quan chức năng tại các địa phương như Trung
tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc thuộc Viện khoa học lâm
nghiệp Việt Nam, UBND các xã để nắm được đặc điểm của đối tượng nghiên
cứu như diện tích, phân bố rừng Vối thuốc

19
2.4.2.2. Thu thập số liệu ngoài hiện trường
* Đối tượng nghiên cứu là những diện tích đã được khoanh nuôi bảo vệ
trong một thời gian dài, không chịu tác động của con người.
* Tại mỗi trạng thái nghiên cứu lập 3 ÔTC. Diện tích các ÔTC là
2000m
2
( 50m x 40m ) cụ thể như sau:
+ Trạng thái Ic đưa vào khoanh nuôi 6 năm
+ Trạng thái Ic đưa vào khoanh nuôi 11 năm
+ Trạng thái IIb đưa vào khoanh nuôi 12 năm
Riêng đối với số liệu các ÔTC ở trạng thái Ic trước khoanh nuôi là
được kế thừa từ các số liệu trước đó nên diện tích các ÔTC này là 500 m
2
.
Trong mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản 4 m
2
(2m x 2m) ở 4 góc và ở giữa ô để điều
tra cây tái sinh.
Hình 2.1: Sơ đồ ô tiêu chuẩn và ô dạng bản
50 m
40 m
2 m
2 m
20
* Điều tra ÔTC và ô dạng bản nghiên cứu:
Trong mỗi ÔTC tiến hành thu thập các số liệu về địa điểm nghiên cứu,
độ dốc, hướng phơi, đặc điểm cây bụi thảm tươi, đặc điểm và loài cây tầng
cây cao (tái sinh dưới tán rừng), độ tàn che, độ che phủ,
+ Đối với tầng cây cao: Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng tầng

cây cao như loài cây, D
1,3
, Hvn, mật độ, độ tàn che, độ che phủ, Kết quả thu
thập ghi vào mẫu biểu 01
BIỂU 2.1: PHIẾU ĐIỀU TRA RỪNG TỰ NHIÊN
Địa điểm:
ÔTC :
Độ dốc :
Độ tàn che :
Hiện trạng rừng :
Diện tích ÔTC :
Độ cao :
Độ che phủ :
Biện pháp tác động :
STT TÊN CÂY D
1.3
Hvn
1
2
3
+ Đối với cây tái sinh dưới tán rừng: Thu thập các số liệu về loài cây,
nguồn gốc, chất lượng (tốt, trung bình, xấu), số lượng cây tái sinh. Các số liệu
thu thập được ghi vào phiếu điều tra rừng. Kết quả thu thập ghi vào biều 02
BIỂU 2.2: BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
thuộc ÔTC… Diện tích Ô dạng bản là 4m
2
Ô dạng bản Loài cây Nguồn gốc Chất lượng
1-1
… …. …
… …. …

+ Đối với trạng thái Ic thu thập số liệu về loài cây, nguồn gốc, chất
lượng. Các số liệu thu thập được ghi và biểu sau:
21
BIỂU 2.3: PHIẾU ĐIỀU TRA RỪNG TỰ NHIÊN
Địa điểm:
ÔTC :
Độ dốc :
Độ tàn che :
Hiện trạng rừng :
Diện tích ÔTC :
Độ cao :
Độ che phủ :
Biện pháp tác động :
ÔDB Tên cây D
1.3
Hvn Nguồn gốc Chất lượng
1
2
3
* Xác định độ tàn che
Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm bằng máy xác định độ tàn che
KB-2. Trên mỗi ÔTC, xác định 100 điểm phân bố đều, nhìn vào kính của máy
đo cường độ xác định độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm
đó ghi số 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi
ngờ thì ghi 1/2.
* Phân chia cấu trúc tầng thứ
Cấu trúc tầng thứ của lâm phần được phân chia theo phương pháp cơ
giới. Cụ thể như sau:
- Tầng vượt tán A
1

: có H > 15m
- Tầng ưu thế sinh thái A
2
: H = 5 - 15m
- Tầng dưới tán A
3
: H < 5m
2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được xử lí trên phần mềm Excel 5.0, một số chỉ tiêu
được quan tâm là:
22
+ Tổ thành cây tái sinh và tầng cây cao:
10
×=
n
m
A
Trong đó: A: Hệ số tổ thành tầng cây cao hoặc cây tái sinh
m: Số cá thể mỗi loài trong ô tiêu chuẩn
n: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn
+ Mật độ cây tái sinh và cây cao:
dt
S
n
haN
×
=
000.10
/
Với S

dt
là tổng diện tích các ÔTC và các ô dạng bản điều tra tái sinh
(m
2
) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
Hình 2.2 : Lập ÔTC nghiên cứu ở trạng thái Ic
Các bước thực hiện nghiên cứu được tổng hợp ở sơ đồ 2.
23
THU THẬP THÔNG TIN CƠ BẢN
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng
- Điều kiện kinh tế xã hội
- Thông tin về diện tích đất đai, rừng phục hồi
- Đặc điểm loài cây Vối thuốc
Hình 2.3: Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu
24
Làm việc với các cơ quan chức năng địa phương
để nắm tình hình chung
Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Tầng cây cao Tầng cây tái sinh
Phân tích, xử lý số liệu
Đề xuất các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh
Chương III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Chiềng Bôm là xã nằm ở phía Tây Nam của Huyện Thuận Châu, cách
thành phố Sơn La 43 km, cách thị trấn Thuận Châu 8km.
Về mặt địa giới: Phía Bắc Giáp với xã Phỏng Lăng và Phỏng lập

Phía Nam giáp với xã Cò Mạ và Nậm Lầu.
Phía Đông giáp xã Púng Tra.
Phía Tây giáp xã Long Hẹ.
3.1.2. Địa hình
Chiềng Bôm có địa hình đặc trưng của các xã miền núi phía Bắc, dốc
và địa hình chia cắt mạnh. Điển hình có các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam có độ cao trong vùng 650 - 700 m so với mực nước biển, xen kẽ
giữa các dãy núi là các thung lũng, bãi, ruộng nước tương đối bằng phẳng có
diện tích không lớn.
3.1.3. Khí hậu
Xã Chiềng Bôm có khí hậu mang tính chất chung của khu vực Tây
Bắc: Mùa đông lạnh, Mùa hè rất nóng. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 22
0
C, mùa hè nhiệt độ trung bình từ
24
0
C - 27
0
C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16 - 18
0
C. Nhiệt độ tối cao là
30,6
0
C vào tháng 5, nhiệt độ tối thấp là 11
0
C vào tháng 12.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.052 giờ/năm. Số giờ nắng

trung bình mùa hè là 6 - 7 giờ/ngày, mùa đông từ 4 - 5 giờ/ngày. Trung bình
số ngày nắng/tháng là 26 ngày.
Tổng lượng mưa trung bình là 1.371,8 mm/năm với lượng mưa phân bố
25

×