Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tham dự phỏng vấn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.97 KB, 6 trang )

Tham dự phỏng vấn
Bạn sẽ có cơ hội để nói với người tuyển dụng rằng bạn đích thực là người họ
đang cần. Người phỏng vấn sẽ so sánh bạn với những người khác cùng tham
gia phỏng vấn như bạn. Vì vậy, đây là cơ hội để bạn tự thể hiện mình. Vậy cần
chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn?!!


1. Chuẩn bị cho 1 ngày quan trọng :
Phỏng vấn làm cho nhiều người lo lắng, hồi hộp, nhưng nếu biết chuẩn bị thì kết
quả chắc chắn sẽ tốt hơn. Thử xem bạn có quên điều gì không nhé.
a.Chuẩn bị thủ tục :
- Xem lại hồ sơ xin việc, lưu ý các thông tin về kinh nghiệm, khả năng của bạn
đáp ứng được yêu cầu cụ thể của công việc mà bạn hướng tới;
- Chuẩn bị sẵn 1 bộ hồ sơ dự phòng;
- Xem lại tất cả các thông tin về đơn vị tuyển dụng mà bạn có, đặc biệt là
những lĩnh vực họ quan tâm.
b. Chuẩn bị những câu trả lời :
Bạn có thể điểm lại những câu hỏi mà người phỏng vấn có thể hỏi và suy nghĩ
trước câu trả lời. Nếu có điều kiện bạn nên luyện tập trước cách trả lời. Hãy nhớ
rằng người phỏng vấn sẽ không đòi hỏi ở bạn một câu trả lời thật đúng và chính
xác. Họ chỉ muốn kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng nghề của bạn có đáp ứng
được yêu cầu của công việc hay không, thái độ của bạn đối với cuộc sống ra sao
mà thôi.
Một số câu hỏi thông thường của người tuyển dụng tại các cuộc phỏng vấn:
? Tại sao bạn thích làm việc cho Công ty chúng tôi ?
? Bạn biết gì về Công ty ? Làm thế nào bạn biết được thông tin về chúng tôi ?
? Bạn cho biết rõ hơn trình độ học vấn hoặc tay nghề ?
? Sở thích của bạn là gì ?
? Khi đi học, bạn đã từng tham gia các hoạt động phong trào hay giữ chức vụ
gì?
? Bạn đã có kinh nghiệm gì ? Ai là người giúp cho bạn có kinh nghiệm ?


? Tại sao bạn muốn thay đổi lĩnh vực hoạt động công việc ?
? Bạn đã làm gì trong giai đoạn chờ xin việc ?
? Bạn có biết những yêu cầu cụ thể về vị trí việc làm mà bạn muốn xin vào
không ?
? Tại sao bạn nghĩ bạn có đủ điều kiện để làm vị trí này ?
? Những điểm mạnh và hạn chế của bạn trong công việc này ?
? Khả năng chịu đựng của bạn về cường độ làm việc ?
? Bạn thích làm việc độc lập hay trong tổ đội ?
? Những vị trí công việc bạn đã từng kinh qua ?
? Với vị trí công việc này bạn chấp nhận mức lương tối thiểu là bao nhiêu ?
Hoặc bạn nghĩ thế nào về tiền lương và thu nhập khi vào làm việc trong doanh
nghiệp của chúng tôi ?
? Nếu không được chấp thuận bạn nghĩ thế nào ?
c. Chuẩn bị tâm lý :
- Hãy tạo một giấc ngủ ngon trước ngày bạn tham dự phỏng vấn để có tinh thần
sảng khoái và sắc thái khoẻ mạnh và tươi tắn;
- Trước lúc vào phỏng vấn, giữ yên lặng ít phút, hít thở sâu vài lần để bớt hồi
hộp;
- Bình tĩnh và tự nhủ với mình : Hãy tự tin.
d. Chuẩn bị về ngoại hình :
Ấn tượng ban đầu là hết sức quan trọng. Bạn sẽ không có cơ hội để gây lại ấn
tượng lần thứ hai. Vì vậy, bạn cần lưu ý :
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, phù hợp với bối cảnh phỏng vấn;
- Đầu tóc gọn gàng;
- Không ăn mặc cầu kỳ, trang điểm loè loẹt hoặc quá xuềnh xoàng, luộm
thuộm;
- Không mang trên người quá nhiều trang sức;
- Không xức nặng mùi nước hoa.
2. Tại nơi phỏng vấn :
- Nên đến sớm giờ hẹn khoảng 10-15 phút để bạn có đủ thời gian chỉnh đốn lại

trang phục, đầu tóc, giữ tác phong ở trạng thái thong thả;
- Quan sát khung cảnh nơi phỏng vấn và người phỏng vấn ( nếu có điều kiện ).
Điều đó tạo cho bạn tâm thế sẵn sàng;
- Chào hỏi người phỏng vấn một cách lịch sự, tỏ rõ sự tôn trọng. Cách xưng hô
tuỳ thuộc vào tuổi tác và theo phong tục của người Việt ở từng vùng, miền;
- Hơi cúi đầu để chào và mỉm cười;
- Giơ tay ra bắt đáp lại nếu người phỏng vấn chủ động bắt tay trước; không nên
giơ tay ra bắt trước; không bắt tay một cách hững hờ hoặc quá chặt.
a.Ngôn ngữ không lời :
- Ngồi đối diện với những người phỏng vấn bạn, khoảng cách tốt nhất từ 0.7-
0.9m;
- Tư thế ngồi thẳng, không vắt chân chữ ngũ;
- Không nhấp nhổm hoặc làm các động tác như vuốt tóc hoặc bẻ ngón tay liên
tục;
- Nhìn vào người phỏng vấn nhưng đừng quá chăm chú;
- Nét mặt thể hiện sự thoải mái, tự tin, không căng thẳng; Nhưng không tỏ ra tự
tin một cách thái quá;
- Cố gắng nắm bắt tâm lý của người phỏng vấn; Thông qua cử chỉ, nét mặt của
họ để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp;
- Mỉm cười, tỏ ra chân thành và nhiệt tình. Sự chân thành luôn giúp bạn thành
công.
b. Ngôn ngữ bằng lời :
- Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc lí nhí, nhát gừng;
- Lắng nghe và bảo đảm rằng bạn hiểu rõ câu hỏi;
- Đề nghị người phỏng vấn nhắc lại câu hỏi nếu chưa hiểu;
- Không cắt ngang lời phỏng vấn;
- Không nói quá nhiều, nhưng trong cuộc phỏng vấn người nói khoảng 70%
thời gian sẽ là bạn;
- Không dùng tiếng lóng hoặc chửi thề;
- Không nói xấu về nơi làm việc trước đây;

- Trả lời ngắn gọn, rành mạch, không sử dụng từ có nhiều nghĩa;
- Không trả lời các câu hỏi đơn thuần bằng hai từ ‘’ có ‘’ hoặc ‘’ không ‘’
- Lái các câu hỏi theo hướng trả lời về kinh nghiệm của mình.
c. Những điều người tuyển dụng muốn biết :
- Vì sao bạn lại đến chỗ họ : Tại sao bạn chọn họ ?
- Bạn có thể làm được gì cho họ : Những kỹ năng và kiến thức đặc biệt của
bạn?
- Họ có đủ khả năng để tuyển dụng bạn không : Mức lương bạn yêu cầu ?
- Bạn là người như thế nào : Liệu bạn có hoà hợp với họ không ?
d. Những điều bạn cần nói :
- Nói rõ vì sao bạn thích làm việc ở đơn vị, công ty tuyển dụng, điều đó thể
hiện bạn đã tìm hiểu kỹ về họ;
- Khẳng định khả năng làm việc, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sự cầu
tiến của bạn;
- Khẳng định rõ ràng quan điểm của mình khi được hỏi;
- Nếu được đề nghị đưa ra mức lương, bạn có thể hỏi lại mức lương dự kiến
của đơn vị cho vị trí công việc đó;
- Nếu bạn có khả năng về thể thao, văn nghệ, nên khoé léo trình bày;
- Khi gặp những câu hỏi thử thách, lựa chọn cách trả lời khôn khéo, không đi
ngay vào trọng tâm của vấn đề, thăm dò ý đồ của người phỏng vấn, liên hệ với các
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và vị trí công việc để trả lời.
e. Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn :
Mỗi cuộc phỏng vấn là cuộc đối thoại giữa hai bên. bạn hãy tận dụng cơ hội để
tìm hiểu những điều mình muốn biết về đơn vị tuyển dụng. Hãy đặt những câu hỏi
nhằm thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc và biết rõ tại sao mình lại muốn xin
việc làm ở đơn vị họ. Câu hỏi cần được đưa ra một cách lịch sự, ngắn gọn và rõ
ràng.
5 điều nên hỏi
- Công ty mong chờ gì ở một ứng cử viên lý tưởng;
- Cơ hội học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề;

- Tay nghề và kinh nghiệm làm việc của các đồng nghiệp khác trong tổ;
- Đưa ra câu hỏi thể rằng bạn thực sự quan tâm đến đơn vị tuyển dụng chứ
không chỉ đơn thuần quan tâm đến vị trí làm việc của họ đang tuyển.
- Điểm ưu thế nhất của Công ty là gì. Điều này sẽ giúp bạn quyết định đây có
thực sự là nơi bạn muốn tìm đến không.
và 5 điều không nên hỏi :
- Về tiền lương, giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ;
- Vì sao người làm việc trước bạn lại chuyển đi nơi khác;
- Bạn có thanh toán một chi phí nào đó không;
- Bạn có đưa ra một điều kiện nào đó không;
- Liệu bạn có được nhận vào làm việc không.
f. Kết thúc phỏng vấn :
Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn
được tiếp nhận vào làm việc và sẽ chờ thông tin của cơ quan tuyển dụng. Hãy cám
ơn người phỏng vấn một cách chân thành, chào vui vẻ và hẹn gặp lại. Vào phút
cuối cùng bạn vẫn có thể để lại cho người phỏng vấn một ấn tượng đẹp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×