Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BÀI 9: MỘT SỐ LOẠI THUẾ, LỆ PHÍ VÀ PHÍ KHÁC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.47 KB, 30 trang )

BÀI 9:
MỘT SỐ LOẠI THUẾ, LỆ PHÍ VÀ PHÍ KHÁC

I. THUẾ NHÀ ĐẤT
1. Khái niệm
2. Phạm vi áp dụng
3. Căn cứ và phương pháp tính thuế
4. Miễn giảm thuế
5. Quản lý nhà nước về thuế nhà đất
II. THUẾ MÔN BÀI
1. Khái niệm
2. Phạm vi áp dụng
3. Căn cứ tính thuế và biểu thuế
4. Khai báo và nộp thuế
5. Quản lý nhà nước về thuế môn bài
III. THUẾ TÀI NGUYÊN
1. Khái niệm
2. Phạm vi áp dụng
3. Căn cứ tính thuế
4. Các trường hợp miễn giảm thuế
5. Quản lý nhà nước về thuế tài nguyên
IV. CHẾ ĐỘ THU VỀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm
2. Phạm vi áp dụng
3. Chế độ miễn giảm thuế
4. Trách nhiệm và thủ tục nộp
V. LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ
1. Khái niệm
2. Phạm vi áp dụng
3. Căn cứ tính lệ phí trước bạ
4. Kê khai nộp lệ phí trước bạ


5. Quản lý nhà nước về lệ phí trước bạ


I. THUẾ NHÀ ÐẤT

1. Khái niệm.
Trong lịch sử nước ta thuế đất đã được áp dụng từ thời Pháp thuộc với tên gọi
là thuế " điền thổ " thu vào đất ở, đất vườn của các chủ đất. Sau cách mạng tháng
tám năm 1945, thuế đất ở vùng tự do đã bị bãi bỏ. Năm 1956 Nhà nước ban hành
thuế thổ trạch đánh vào đất ở và nhà ở trong các thành phố, thị xã. Khi thực hiện
xong công cuộc cải tạo, ở thành phố, thị xã không còn đất thuộc sở hữu riêng nên
từ năm 1961 nguồn thu của thuế thổ trạch còn lại không đáng kể.
Trong cải cách thuế bước 1 năm 1990, thuế nhà đất đã được nghiên cứu và
ngày 31/7/1992 Pháp lệnh thuế nhà đất chính thức được ban hành. Tuy nhiên do
nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong tình hình hiện nay mới chỉ thực hiện phần
thuế đất, tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa có quy định vế thuế nhà. Ngày
19/5/1994 Nhà nước tiếp tục ban hành Pháp lệnh sửa đổi thuế nhà đất.
Như vậy: Thuế đất hiện nay ở nước ta là thuế thu vào việc sử dụng đất vào việc
xây dựng công trình để ở và các công trình không sản xuất kinh doanh.
Mục đích của việc áp dụng thuế đất:
 Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
 Thực hiện công bằng xã hội: trước đây chỉ thu thuế sử dụng đất nông
nghiệp, chưa thu thuế đất để ở, đất xây dựng công trình. Ðối tượng nào
sử dụng nhiều đất ở vị trí tốt phải nộp thuế cao.
 Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, có hiệu qủa qũy đất ở, đất xây dựng
công trình, hạn chế việc chuyển qũy đất sản xuất nông nghiệp sang xây
dựng nhà ở.
2. Phạm vi áp dụng.
2.1 Ðối tượng nộp thuế:
Pháp lệnh thuế nhà đất hiện hành quy định: các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để

làm nhà ở và xây dựng công trình đều là đối tượng nộp thuế đất, cho dù đất đó có
giấy chứng nhận hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó có
một số trường hợp cá biệt được quy định như sau:
 Trường hợp các tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nhưng được ủy quyền quản lý, sử dụng thì tổ chức và cá nhân
đó là đối tượng nộp thuế đất.
 Trường hợp các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền giao đất do tịch thu của đối tượng khác thì tổ chức, cá nhân đó là
đối tượng nộp thuế đất.
 Cán bộ, công nhân viên chức mua nhà đất hóa giá từ các nguồn hoặc
được cấp nhà, cấp đất để làm nhà ở có kèm theo quyền sử dụng đất, nay
nhà này thuộc sở hữu riêng của cán bộ công nhân viên chức thì cán bộ
công nhân viên chức này phải nộp thuế đất.
 Trường hợp các tổ chức, cá nhân đang thực tế sử dụng đất tranh chấp
chưa giải quyết xong thì cá nhân, tổ chức đó là đối tượng nộp thuế đất.
 Trường hợp cá nhân, tổ chức đang thực tế sử dụng đất lấn chiếm bất
hợp pháp thì cá nhân, tổ chức đó được coi là đối tượng nộp thuế đất
nhưng không được xem là hợp pháp hóa quyền sử dụng đất đó.
 Trường hợp cá nhân có nhà cho thuê là đối tượng nộp thuế đất của phần
đất thuộc nhà cho thuê.
 Trường hợp các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế và cá nhân
người nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam để xây dựng nhà ở và công
trình là đối tượng nộp thuế đất. Trừ trường hợp Ðiều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
 Trường hợp bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh được Nhà
nước cho góp vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất theo quy định của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì tổ chức hoặc người đại diện
bên Việt Nam phải nộp thuế đất.
2.2 Ðối tượng không phải nộp thuế.
Theo Pháp lệnh thuế đất hiện hành, những đối tượng đang thực tể sử dụng đất

thuộc diện không thu thuế đất thì không phải nộp thuế đất, cụ thể các đối tượng sử
dụng đất sau đây không phải là đối tượng nộp thuế đất:
 Ðất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng vì
mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện chung không vì mục
đích kinh doanh hoặc không dùng để ở như: đất làm đường sá, cầu
cống
 Ðất dùng vào việc thờ cúng chung của các tôn giáo, các di tích lịch sử,
đình, chùa, miếu, nhà thờ chung. Riêng đền, miếu, nhà thờ tu vẫn phải
nộp thuế đất.
 Ðối với các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo Luật đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, tiền thuê đất đã nộp vào ngân sách Nhà nước
thì không phải nộp thuế đất.
 Các cá nhân, tổ chức trong nước hay nước ngoài thuê đất thì không phải
nộp tiền thuế đất. Bên cho thuê đất phải nộp thuế đất.
 Ðối tượng sử dụng đất vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp thuộc đối
tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
2.3 Ðối tượng chịu thuế.
Ðối tượng chịu thuế đất là đất ở, đất xây dựng công trình không phân biệt là đã
xây dựng hay chưa xây dựng, có giấy chứng nhận hay không có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
 Ðất ở: là đất thuộc các khu dân cư thành thị và nông thôn gồm: đất đã
xây dựng nhà (kể cả mặt sông, hồ, ao, kênh rạch làm nhà nổi); đất làm
vườn, đào ao thả cá; là sân phơi, làm chuồng trại chăn nuôi; trồng cây,
làm đường đi hoặc để trống trừ phần đất đã nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp.
 Ðất xây dựng công trình: là đất xây dựng các công trình khoa học kỹ
thuật, giao thông, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản (không thuộc diện thu
thuế sử dụng đất nông nghiệp), văn hóa, xã hội, dịch vụ, quốc phòng an
ninh và các khoảnh đất phụ thuộc ( trừ đất thuộc diện nộp tiền thuê đất).
3. Căn cứ và phương pháp tính thuế.

+ Căn cứ tính thuế là diện tích đất, hạng đất và mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp của một đơn vị diện tích.
3.1 Diện tích đất tính thuế.
Diện tích làm căn cứ tính thuế là toàn bộ diện tích thuộc khuôn viên đất thực tế
đang sử dụng (trừ phần diện tích thuộc diện thu thuế sử dụng đất nông nghiệp nằm
trong khuôn viên đó).
3.2 Hạng đất tính thuế.
Thuế đất thực tế là thuế đánh vào khả năng sinh lời của đất dùng vào việc xây
dựng nhà ở và xây dựng công trình. Khả năng sinh lời của đất lại phụ thuộc vào vị
trí của đất và những điều kiện hưởng thụ các phúc lợi xã hội. Những điều kiện đó
càng tốt thì khả năng sinh lời của đất càng cao. Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời
của đất là giá cả quyền sử dụng đất hình thành trên thị trường thông qua việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để thuận
tiện khi tính thuế, Pháp lệnh thuế nhà đất quy định lấy hạng đất nông nghiệp và
định suất thuế của hạng đất nông nghiệp làm căn cứ tính thuế đất.
Hạng đất nông nghiệp làm căn cứ tính thuế đất được quy định khác nhau cho
từng vùng.
 Ðất thuộc khu vực đô thị, lấy hạng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng
và định suất thuế của hạng đất đó làm căn cứ tính thuế.
 Ðất thuộc khu vực ven đô thị loại I, lấy hạng đất và định suất thuế cao
nhất trong xã làm căn cứ.
 Ðất ven đô thị loại II trở xuống, lấy hạng đất và định suất thuế cao nhất
trong thôn ấp làm căn cứ tính thuế.
 Ðất thuộc khu vực trung tâm công nghiệp, thương mại nằm ngoài và đất
ven đầu mối giao thông, ven đường giao thông chính lấy hạng đất và
định suất thuế cao nhất trong vùng làm căn cứ tính thuế.
 Ðất thuộc khu vực nông thôn, đồng bằng trung điều ước quốc tế, miền
núi lấy thuế sử dụng đất nông nghiệp bình quân ghi thu của xã làm căn
cứ tính thuế.
3.3 Mức thuế đất.

Ðể hạn chế việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang làm nhà ở, Pháp lệnh
thuế đất quy định hệ số tính thuế nhằm mục đích nâng mức động viên thông qua
thuế đối với đất ở, đất xây dựng công trình cao hơn mức động viên thông qua thuế
sử dụng đất nông nghiệp.
+ Ðối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn là
toàn bộ diện tích đất thuộc nội thành, nội thị theo địa giới hành chính.
Mức thuế đất được quy định cho một đơn vị diện tích tại từng vị trí, từng loại
đường phố của từng loại đô thị.
Việc phân loại đô thị, loại đường phố, vị trí để xác định mức thuế căn cứ vào
các quy định hiện hành của Chính phủ.
Mức thuế đất được quy định như sau:
 Ðô thị loại I, mức thuế đất từ 9 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng.
 Ðô thị loại II, mức thuế đất từ 8 đến 30 lần mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng.
 Ðô thị loại III, mức thuế đất từ 7 đến 26 lần mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng.
 Ðô thị loại IV, mức thuế đất từ 5 đến 13 lần mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng.
 Thị trấn, mức thuế đất từ 3 đến 13 lần mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp cao nhất trong vùng.
+ Ðối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị, ven đầu mối
giao thông và ven trục giao thông chính, mức thuế quy định như sau:
 Ðối với đất khu dân cư, đất xây dựng công trình vùng ven đô thị, loại I
là diện tích đất của toàn bộ ngoại thành có mặt tiếp giáp trực tiếp với đất
nội thành. Mức thuế đất bằng 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp
của hạng đất cao nhất trong xã.
 Ðối với đất khu dân cư, đất xây dựng công trình vùng ven đô thị, loại I,
II, III, IV, V là toàn bộ diện tích đất của thôn ấp có mặt tiếp giáp trực
tiếp với đất nội thị, mức thuế đất bằng 2 lần mức thuế sử dụng đất nông

nghiệp của hạng đất cao nhất trong thôn ấp.
 Ðối với đất khu công nghiệp thương mại ngoài đô thị và đất ven đầu
mối giao thông ven đường quốc lộ chính mức thuế đất là 1,5 lần.
 Ðối với đất nông thôn đồng bằng trung du, miền núi, mức thuế đất bằng
01 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu bình quân trong xã.
+ Thuế đất đối với nhà nhiều tầng và khu tập thể thuộc nhiều tổ chức, cá nhân
quản lý sử dụng được quy định như sau:
 Ðối với nhà nhiều tầng do một tổ chức hay cá nhân quản lý thì tổ chức
hoặc cá nhân phải nộp thuế cho toàn bộ diện tích đất trong khuôn viên.
Trường hợp tổ chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác thuê thì
người thuê không phải nộp thuế đất.
 Trong một khoảnh đất có nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng, nguyên tắc
tính thuế là: tổng diện tích đất chịu thuế của các tổ chức, cá nhân này
phải bằng tổng diện tích đất của toàn bộ khoảnh đất đó.
 Ðối với đất xây dựng nhà nhiều tầng, do nhiều tổ chức, cá nhân quản lý,
sử dụng ở các tầng khác nhau thì tầng thứ 5 trở lên không phải nộp thuế
đất.
+ Phương pháp tính thuế.

4. Miễn, giảm thuế.
4.1 Tạm miễn thuế:
 Ðất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức xã
hội, công trình văn hóa, đất chuyên dùng vào mục đích quốc phòng và
an ninh. Nếu sử dụng vào mục đích kinh doanh thì phải nộp thuế.
 Ðất nhà ở thuộc vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thuộc
diện được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
 Ðất nhà ở thuộc vùng định canh, định cư, đồng bào xây dựng vùng kinh
tế mới được miễn thuế 5 năm kể từ khi chuyển đến.
 Ðất ở của gia đình thương binh hạng 1/4, 2/4, gia đình liệt sĩ có người
được hưởng trợ cấp của Nhà nước, đất xây nhà tình nghĩa, đất ở của

người tàn tật, sống độc thân, người chưa đến tuổi thành niên, người già
cô đơn không nơi nương tựa không có khả năng nộp thuế.
4.2 Các trường hợp được xét giảm, miễn thuế.
 Bị thiên tai,tai nạn bất ngờ: giảm 50% số tiền thuế khi bị thiệt hại từ
20% - 50% tài sản.
 Miễn thuế khi tài sản bị thiệt hại trên 50%.
5. Quản lý Nhà nước về thuế nhà đất.
Quản lý đối tượng nộp thuế là vấn đề phức tạp, liên quan đến hàng chục triệu
hộ gia đình thuộc nhiều tầng lớp dân cư. Thuế đất lại gắn với một loại tài sản rất
đa dạng về vị trí, diện tích. Vì vậy cần phải tổ chức chặt chẽ công tác quản lý thuế
để tránh thất thu thuế. Những vấn đề trọng tâm trong quản lý thuế đất:
 Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế.
 Tăng cường quản lý diện tích tính thuế.
 Tăng cường công tác tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ủy nhiệm
thu.
II. THUẾ MÔN BÀI

1. Khái niệm.
Thuế môn bài là một loại thuế thu vào khai trương nghề nghiệp trong một năm,
được tính vào đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất
kinh doanh. Thực ra đây là một khoản thu lệ phí có tính chất thuế, một loại lệ phí
nghế nghiệp mà các thể nhân và pháp nhân phải nộp trước khi bắt đầu hành nghề.
Sở dĩ gọi tên là thuế môn bài vì khi đóng thuế, các cơ sở được cấp một thẻ để treo
ở cửa tiệm, nên người dân quen gọi theo chử Hán " môn là cửa", " bài" là thẻ, lâu
ngày quen gọi là thuế môn bài vì loại thuế này có từ lâu. Thuế môn bài là một loại
thuế trực thu.
2. Phạm vi áp dụng.
Tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất
kinh doanh không phân biệt hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc hay hạch toán
báo sổ đều là đối tượng nộp thuế môn bài.

Trường hợp một cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc hay báo sổ còn có các
cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu cùng hoạt động kinh doanh trên địa bàn một quận,
huyện thì chỉ nộp thuế môn bài tại cơ sở chính.
Các cá nhân kinh doanh bao gồm các hộ cá thể, cá nhân và nhóm kinh doanh,
kể cả cán bộ công nhân viên, nhóm cán bộ công nhân viên nhận khóan tự chịu
trách nhiệm về vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh, phải đăng ký kinh doanh đều là
đối tượng nộp thuế môn bài.
3. Căn cứ tính thuế, biểu thuế.
3.1 Căn cứ tính thuế môn bài:
Căn cứ tính thuế môn bài là thu nhập bình quân tháng, năng lực và kết qủa
kinh doanh của cơ sở.
 Cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập ước lượng thực hiện bình quân tháng
trong năm nộp thuế của cơ sở để xác định được thu nhập làm căn cứ
định từng bậc thuế cho cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế phải dựa vào các
yếu tố như vốn, tài sản, nhà xưởng, máy móc dụng cụ đồ nghề sử dụng,
số nhân công làm việc, kết qủa kinh doanh
 Ðối với các cơ sở mới xin phép hoạt động, cơ quan thuế sẽ xác định quy
mô hoạt động, tính chất ngành nghề hoạt động, căn cứ vào số vốn và tài
sản cố định của cơ sở khai, đồng thời so sánh với các cơ sở cùng ngành
nghề cùng khu vục đang hoạt động, cùng quy mô tương đương để định
bậc thuế môn bài cho cơ sở.
 Ðối với các cá nhân, tổ chức kinh tế có thực hiện chế độ thu thuế thu
nhập doanh nghiệp hàng tháng, hàng qúy và quyết toán thuế cuối năm
thì cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập bình quân một tháng của cơ sở đã
quyết toán năm trước để làm căn bản định bậc thuế môn bài cho năm
tiếp theo.
 Ðối với cơ sở không giữ sổ sách kế toán hoặc sổ sách kế toán giữ không
đúng quy định thì cơ quan thuế sẽ ước tính thu nhập bình quân một
tháng của cơ sở để tính bậc thuế môn bài.
3.2 Biểu thuế:

Aùp dụng một biểu thuế và mức thuế do Bộ tài chính quy định. Biểu thuế và
mức thuế này có thể được bộ tài chính quy định lại hàng năm tùy theo tốc độ phát
triễn kinh tế, nhu cầu ngân sách Nhà nước và mức trượt giá.
Mức thuế và biểu thuế hiện hành được quy định như sau:
 Ðối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập nộp thuế môn bài theo
mức thống nhất là 850.000 đ/ 1 năm.
 Các cơ sở kinh doanh, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu hạch toán phụ
thuộc hoặc hạch toán báo sổ và các hợp tác xã, các tổ sản xuất nộp thuế
môn bài theo mức 550.000 đ/ 1 năm.
 Nếu các cơ sở kinh doanh (nộp theo mức 550.000 đ/ 1năm) nêu trên còn
có các quầy hàng, cửa hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh, dịch vụ ở
những địa điểm khác, không cùng địa điểm vớ cơ sở chính thì mỗi cửa
hàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch vụ phải nộp thuế
môn bài theo mức 325.000 đ/ 1 năm.
 Ðối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, cán bộ công nhân viên, xã
viên hợp tác xã, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh nhận khoán được xác định căn cứ vào thu nhập ước tính và nộp
thuế môn bài theo biêu sau:

 Ðối với những nghề hoạt động có tính chất thời vụ như đánh bắt thủy sản,
sản xuất muối, nước mắm, dù chỉ hoạt động 5, 6 tháng cũng phải nộp thuế
môn bài cho cả năm.
 Ðối với những cơ sở kinh doanh lưu động sẽ ước tính doanh thu bình
quân tháng và tỷ lệ nguyên lãi có đối chiếu tỷ lệ lãi của các đối tượng
kinh doanh cố định cùng ngành nghề, để trên cơ sở đó xác định thu nhập
bình quân/ tháng để định bậc thuế môn bài.
 Trường hợp chỉ có một người đăng ký kinh doanh, có địa điểm kinh
doanh rồi cho người khác đến mướn, thuê địa điểm để cùng kinh doanh
thì thuế môn bài tính riêng cho từng người.
4. Khai báo và nộp thuế.

4.1 Khai báo:
Các cơ sở đã được cấp thẻ môn bài và đang hoạt động, hàng năm phải khai báo
với cơ quan thuế trong thời hạn và theo mẫu của Bộ tài chính, kèm theo giấy phép
đăng ký kinh doanh.
4.2 Thể thức thu nộp thuế môn bài:
 Thuế môn bài được thu mỗi năm một lần vào đầu năm tại cơ quan thuế
nơi đặt địa điểm cơ sở sản xuất kinh doanh.
 Cơ sở ra kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp
thuế môn bài cả năm, của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn
bài cả năm.
 Những cơ sở đang sản xuất kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng
đầu năm dương lịch, cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay
trong tháng bắt đầu kinh doanh.
 Cơ sở đã nộp thuế môn bài, nếu di chuyển sang địa phương khác hoặc
thay đổi ngành nghề, mặt hàng kinh doanh thì phải khai báo lại và phải
nộp thuế môn bài như mới ra kinh doanh.
 Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc
nằm ở các địa điểm khác nhau trong cùng một địa phương thì cơ sở kinh
doanh nộp thuế môn bài của bản thân cơ sở đồng thời còn phải nộp thuế
cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc đóng trên cùng địa phương.
 Các cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế môn bài tại
cơ quan thuế nơi có cửa hàng, cưả hiệu kinh doanh.
 Trường hợp cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định, như kinh
doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự
do khác v.v thì nộp thuế môn bài với cơ quan thuế nơi người kinh doanh
cư trú hoặc nơi cơ sở được cấp giấp phép kinh doanh.
 Sau khi nộp thuế môn bài, cơ sở kinh doanh sẽ được cơ quan thuế cấp
cho một thẻ có ghi rõ ngành nghề kinh doanh làm cơ sở xuất trình khi
các cơ quan chức năng kiểm tra.
5. Quản lý nhà nước về thuế môn bài.

5.1 Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế.
 Hàng năm, cơ quan thuế phải lập sổ thuế và phải được thủ trưởng cơ
quan duyệt trước khi công bố, sau đó số thuế được trưng thu, khi đã thu
đủ số thuế theo giấy báo nộp thuế thì cơ quan thuế phải cấp biên lai thu
tiền và cấp thẻ môn bài cho cơ sở đương sự.
 Ðể tránh sự man khai, cơ quan thuế được quyền kiểm tra tờ khai đăng
ký nộp thuế môn bài và kiểm tra tại cơ sở hành nghề của đối tượng nộp
thuế, yêu cầu chứng minh giải trình các chứng từ nếu thấy cần thiết. Ðợt
kiểm tra thuế môn bài thường vào đầu năm để ấn định mức thuế hàng
năm. Tuy nhiên cơ quan thuế cũng được quyền kiểm tra đột xuất.
5.2 Xử lý vi phạm.
Các trường hợp kinh doanh không có giấy phép, không đăng ký nộp thuế môn
bài, trốn tránh hoặc gian lận trong việc khai báo, dây dưa trong việc nộp thuế, cản
trở việc thi hành của nhân viên thuế v.v tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử phạt
như sau:
 Bị phạt tiền đến 3 lần số thuế thiếu.
 Bị thu hồi giấy phép kinh doanh và môn bài.
 Nếu tái phạm nhiều lần hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng thì sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Nếu nộp chậm thì bị phạt 0,2 % trên số thuế phải nộp cho mỗi ngày nộp
chậm.
III. THUẾ TÀI NGUYÊN.

1. Khái niệm.
Thuế tài nguyên là một khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có
hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào cách thức tổ chức
và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của người khai thác.
Ơớ hầu hết các nước trên thế giới, vai trò của thuế đánh vào hoạt động khai
thác tài nguyên được đặc biệt coi trọng. Ơớ nước ta trước năm 1990 chưa áp dụng
thuế tài nguyên nhưng đã áp dụng một số hình thức thu mang tính chất của thuế tài

nguyên như chế độ thu tiền nuôi rừng, chế thu đối với vàng sa khoáng
Năm 1990 những mục tiêu và yêu cầu quan trọng của công cuộc cải cách thuế
bước I đã đòi hỏi hệ thống thuế đã bao quát đầy đủ các nguồn thu trong nước và có
tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy Pháp lệnh thuế tài
nguyên đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1991. Qua 06 năm
thực hiện, Pháp lệnh thuế tài nguyên đã bộc lộ một số nhược điểm về phạm vi và
phương pháp xác định.
Ngày 16/4/1998, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) đã được ủy ban Thường
vụ Quốc hội khóa X thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/6/1998. Chính phủ đã
có Nghị định số 68/1998/NÐ-CP ngày 03/9/1998 quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi). Bộ tài chính đã ra thông tư 153/1998/TT-BTC ngày
26/11/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NÐ-CP của Chính phủ.
2. Phạm vi áp dụng.
2.1 Ðối tượng nộp thuế:
Tất cả các tổ chức, cá nhân được phép khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt
Nam đều là đối tượng phải nộp thuế tài nguyên ( trừ đối tượng được miễn, giảm
theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành).
· Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đang trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài
nguyên theo mức cụ thể quy định trong giấy phép đầu tư cấp trước
ngày01/6/1998 thì tiếp tục được nộp tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên
theo mức quy định đó cho đến hết thời hạn của giấy phép được cấp. Sau đó
phải thực hiện theo Pháp lệnh thuế tài nguyên này nếu được gia hạn giấy phép
đầu tư.
· Trường hợp doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt độnng theo Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các
nguồn tài nguyên được ghi trong giấp phép đầu tư thì doanh nghiệp liên doanh
không phải nộp thuế tài nguyên mà bên Việt Nam dùng để góp vốn pháp định.
bên Việt Nam phải kê khai số tài nguyên phát sinh đã góp vốn, báo cáo Bộ tài
chính để ghi vốn ngân sách Nhà nước và quản lý vốn theo chế độ hiện hành.

· Trường hợp doanh nghiệp khai thác tài nguyên nguyên được thành lập trên
cơ sở liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng chia sản phẩm thì
thuế tài nguyên phải nộp của doanh nghiệp liên doanh hay bên nước ngoài phải
được xác định trong hợp đồng liên doanh và tính vào phần sản phẩm chia cho
bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thuế tài
nguyên cho ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
2.2 Ðối tượng chịu thuế.
Ðối tượng thuộc diện chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong
phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa thuộc chủ quyền của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở
hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Bao gồm:
· Khoáng sản kim loại.
· Khoáng sản không kim loại, kể cả khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng
thông thường; đất được khai thác; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc
đối tượng được quy định tại Luật khoáng sản.
· Dầu mỏ.
· Khí đốt.
· Sản phẩm của rừng tự nhiên.
· Thủy sản tự nhiên.
· Nước thiên nhiên ( trừ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên đã nêu ở phần
trên.)
· Tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai
thác, giá tính thuế và thuế suất.
3.1 Số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác.
Số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác dùng làm căn cứ tính thuế
tài nguyên được quy định là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên
khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích
khai thác tài nguyên.

· Ðối với loại tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hay khối
lượng thực tế khai thác do nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn thì
thuế tài nguyên được tính trên số lượng, trọng lượng hay khối lượng từng chất
thu được do sàng tuyển, phân loại.
· Trường hợp khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không
thường xuyên, khó khăn trong công tác quản lý thì có thể khoán số lượng tài
nguyên khác theo mùa vụ hoặc định kỳ.
3.2 Giá tính thuế.
Gía tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác
và được xác định cụ thể trong từng trường hợp sau:
· Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác và có thể bán ra
ngay sau khi khai thác thì giá tính thuế tài nguyên là giá thực tế bán ra tại nơi
khai thác chưa bao gồm thuế giaẽ trị gia tăng (nếu có) phải nộp. Nếu phát sinh
chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ thì
các chi phí đó được trừ khi xác định giá tính thuế tài nguyên. Trường hợp này
nếu không bán ra (đưa vào quy trình sản xuất tiếp theo) thì áp dụng giá tính
thuế do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
· Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng chưa thể
bán ra được mà phải qua sàng tuyển, chọn lọc mới bán ra thì giá tính thuế tài
nguyên là giá bán của sản phẩm đã qua sàng tuyển, phân loại trừ đi các chi phí
phát sinh từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ và quy đổi theo hàm lượng hay tỷ
trọng để xác định giá tính thuế là giá bán của tài nguyên thực tế khai thác
không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
· Loại tài nguyên không xác định được số lượng ở khâu khai thác tạp chất lớn,
có nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế là giá bán thực tế của từng chất tại nơi
khai thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
· Loại tài nguyên khai thác và được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất
sản phẩm thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm cuối cùng trừ đi các
chi phí sản xuất ra sản phẩm đó (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng phải nộp
nhưng không bao gồm chi phí khai thác tài nguyên) nhưng mức tối thiểu không

thấp hơn gía tính thuế do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
· Gía tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên sản xuất thủy điện là giá
bán điện thương phẩm.
· Riêng đối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính thuế tài nguyên được thực hiện theo
quy định tại luật dầu khí và văn bản hướng dẫn thi hành Luật dầu khí
3.3 Thuế suất thuế tài nguyên.
Thuế suất thuế tài nguyên được thực hiện theo biểu thuế ban hành kèm theo
Nghị định số 68/1998/NÐ-CP ngày 3/9/1998 cuả Chính phủ. Tùy theo loại tài
nguyên khác nhau mà thuế suất thuế tài nguyên được quy định là từ 1% đến 40%.
4. Các trường hợp miễn, giảm.
4.1 Các trường hợp được miễn thuế:
· Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn
xã có rừng được phép khai thác như gỗ cành, củi, tre, nứa phục vụ trực tiếp
cho sinh hoạt hằng ngày.
· Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thủy điện
đối với trường hợp sản xuất thủy điện không hòa vào mạng điện quốc gia.
· Miễn thuế tài nguyên đối với đất được khai thác để sử dụng vào các mục
đích sau:
- San lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh quốc phòng.
- San lấp, xây dựng các công trình đê điều, thủy lợi trực tiếp phục vụ
nông, lâm, ngư, nghiệp, làm đường giao thông.
- San lấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở miền núi phục vụ cho
phát triễn đời sống kinh tế xã hội trong vùng.
- San lấp, xây dựng các công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện hoặc
dành ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
- Khai thác trong phạm vi đất được giao, được thuê để san lấp, đắp, xây
dựng tại chổ trong phạm vi diện tích đó.
- San lấp, xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia theo quyết
định của Chính phủ cho từng trường hợp cụ thể.
4.2 Các trường hợp được xét miễn, giảm thuế tài nguyên.

· Các dự án đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật
khuyến khính đầu tư trong nước có khai thác tài nguyên (trừ dầu khí) thì được
giảm tối đa 50% thuế tài nguyên trong 03 năm đầu kể từ khi bắt đầu khai thác.
· Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên gặp thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ
gây tổn thất đến số tài nguyên khai thác đã kê khai nộp thuế thì được xét miễn
thuế đối với số tài nguyên đã bị tổn thất.
· Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ bằng
phương tiện có công suất lớn được miễn thuế tài nguyên trong 05 năm đầu kể
từ khi được cấp giấy phép khai thác và giảm 50% thuế tài nguyên trong 05 năm
tiếp theo.
Sau thời gian miễn và giảm thuế tài nguyên nêu trên (10 năm), nếu tổ chức, cá
nhân khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ còn bị lỗ thì sẽ được xét giảm thuế tài
nguyên tương ứng với với số lỗ của từng năm trong thời gian không qúa 05 năm
liên tục tiếp theo.
5. Quản lý nhà nước về thuế tài nguyên.
Việc áp dụng thuế tài nguyên góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính
sách quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của đất nước.
Ðồng thời việc thực hiện tốt thuế tài nguyên sẽ phát huy được các tác dụng
quan trọng của nó trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay.
Vấn đề đặt ra là phải thực hiện như thế nào để đạt được hiệu qủa cao nhất. Ðây
là yêu cầu cơ bản đặt ra cho công tác tổ chức, quản lý thuế tài nguyên.
Quản lý thuế tài nguyên được hiểu là việc tổ chức thực hiện những nội dung
công việc liên quan đến thuế tài nguyên của chủ thể quản lý (cơ quan quản lý thuế)
và đối tượng quản lý (các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế tài nguyên )
để đạt được hiệu qủa cao nhất của việc áp dụng thuế tài nguyên.
5.1 Các nội dung chủ yếu của công tác quản lý thuế tài nguyên.
 Quản lý đối tượng nộp thuế: Ðối tượng nộp thuế là người trực tiếp thực
hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Quản lý tốt các đối tượng
nộp thuế là yếu tố quan trọng đầu tiên dẫn đến sự thành công trong việc

áp dụng pháp luật thuế. Ðể thực hiện tốt các công tác này đòi hỏi cơ
quan thuế phải quản lý đầy đủ các đối tượng nộp thuế về số lượng, quy
mô, cách thức tổ chức, phương tiện khai thác, địa bàn khai thác và loại
tài nguyên khai thác, Công việc này được thực hiện thông qua việc
đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cũng như kiểm tra tình hình thực
tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
 Quản lý nội dung căn cứ tính thuế: Ðây là công tác quan trọng liên
quan đến việc xác định số thuế tài nguyên phải nộp của các đối tượng
nộp thuế. Quản lý nội dung căn cứ tính thuế bao gồm quản lý số lượng
tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác trong kỳ tính thuế; quản lý,
xác định đúng đắn giá tính thuế của từng loại tài nguyên; áp dụng thuế
suất cho từng loại tài nguyên đúng theo quy định của biểu thuế hiện
hành; Xác định chính xác số thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ tính
thuế đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng như quyền lợi và
nghĩa vụ của các đối tượng nộp thuế.
 Quản lý công tác thu nộp thuế tài nguyên: Việc thu thuế tài nguyên
được đầy đủ, chính xác, kịp thời là yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý
thu nộp thuế. Công tác này đòi hỏi cơ quan thuế phải có những biện
pháp hữu hiệu để các đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tài
nguyên vào ngân sách Nhà nước đầy đủ và kịp thời.
 Ngoài ra, việc quản lý các trường hợp miễn, giảm thuế tài nguyên, thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra qúa trình chấp hành pháp lệnh thuế tài
nguyên, là những nội dung cần thiết của công tác quản lý thuế tài
nguyên.
Ðế thực hiện tốt các nội dung công tác kể trên, đảm bảo thực hiện pháp lệnh
thuế tài nguyên đạt hiệu qủa cao nhất, yêu cầu cơ bản nhất là các cơ quan, tổ chức,
cá nhân phải thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định
của pháp lệnh thuế tài nguyên.
5.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên.
 Ðăng ký hoạt động khai thác tài nguyên với cơ quan thuế chậm nhất là

10 ngày kể từ ngày được phép khai thác tài nguyên hoặc chậm nhất là 5
ngày trước khi có sự sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hay
có sự thay đổi trong hoạt động khai thác tài nguyên.
Bảng đăng ký phải lập thành 02 bản, một bản gửi cho cơ quan thuế trực tiếp
quản lý thu thuế, một bản lưu giữ tại cơ sở khai thác tài nguyên.
 Chấp hành đúng chế độ lập chứng từ, hóa đơn, chế độ sổ sách kế toán
theo quy định hiện hành.
 Hàng tháng, trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày đầu của tháng tiếp
theo, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải kê khai thuế tài nguyên
phải nộp của tháng trước, kể cả trường hợp không phát sinh thuế tài
nguyên vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
Tờ khai dược lập thành 02 bản, có xác nhận của cán bộ trực tiếp quản lý thu
thuế, một bản gửi cho cơ quan thu thuế, một bản lưu tại cơ sở.
Trường hợp khai thác khoáng sản không có điều kiện kê khai hàng tháng thì
thời gian kê khai có thể dài hơn, phù hợp với đặc thù hoạt động khai thác theo
hướng dẫn bằng văn bản của Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác thủ công, phân tán, hoạt động không
thường xuyên được cơ quan thuế chấp thuận nộp thuế theo phương thức khoán
thì cơ quan thuế phải căn cứ vào tờ khai của cơ sở khai thác tài nguyên kết hợp với
tài liệu điều tra thực tế về nguồn tài nguyên, vốn, lao động, phương tiện khai thác,
giá cả tài nguyên để xác định đúng sản lượng tài nguyên khai thác thực tế và số
thuế thi công tài nguyên phải nộp. Việc ấn định mức khoán phải đảm bảo công
khai, dân chủ, đúng với khả năng hoạt động khai thác tài nguyên. Việc khoán thuế
tài nguyên có thể được tính toán để gắn liền với việc gắn liền với việc khoán thu
các loại thuế khác.
 Cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn theo yêu cầu của
cơ quan thuế.
 Thuế tài nguyên phải nộp đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ
quan thuế, nhưng chậm nhất không qúa ngày 25 của tháng tiếp theo phát
sinh thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên là khoản thu của ngân sách Nhà nước được nộp vào Kho bạc
Nhà nước tại địa phương nơi khai thác tài nguyên. Trường hợp cơ sở khai thác
nhỏ, phân tán, số thuế tài nguyên nhỏ và ở nơi xa Kho bạc Nhà nước thì cơ quan
thuế có thể trực tiếp thu thuế để chuyển nộp vào kho bạc. Căn cứ vào tình hình
thực tế, cơ quan thuế phải quy định rõ lịch nộp tiền theo số ngày và số tiền thuế
thu được.
Mọi tổ chức, cá nhân khi vận chuyển tài nguyên thiên nhiên đều phải có hóa
đơn bán hàng hoặc chứng từ chứng minh đã thực hiện chính sách thuế tài nguyên.
 Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc năm hoạt động hoặc hợp đồng
khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải quyết toán việc
nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế. Trong thời hạn 10 ngày sau khi
cơ quan thuế kiểm tra và thông báo, tổ chưcù, cá nhân khai thác tài
nguyên phải nộp đủ số thuế còn thiếu (nếu có) vào ngân sách; số thuế
nộp thừa sẽ được hoàn trả cũng trong thời gian quy định đó hoặc tính
trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ tiếp theo.
5.3.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế.
 Hướng dẫn, đôn đốc cơ sở khai thác tài nguyên đăng ký, kê khai, nộp
thuế tài nguyên.
 Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế của
cơ sở khai thác tài nguyên.
 Tính thuế hoặc tổ chức công tác điều tra, giám sát, ấn định mức khoán
thuế, lập và duyệt sổ bộ thuế; thông báo kịp thời số thuế tài nguyên phải
nộp và thời hạn nộp theo đúng quy định, cung cấp chứng từ thu thuế
hợp pháp.
 Xử phạt vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế tài
nguyên.
 Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và
hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế tài nguyên;
yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng và các tổ chức, cá nhân có liên
quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế

tài nguyên.
 Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác tài nguyên và các
đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
 Cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tài nguyên phải nộp đối với các
cơ sở khai thác tài nguyên trong các trường hợp sau:
· Cơ sở khai thác tài nguyên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế
độ hoá đơn, chứng từ.
· Không kê khai hoặc qúa thời hạn quy định gửi tờ khai mà đã được thông báo
nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ kê khai thuế nhưng kê
khai không đúng các căn cứ xác định số thuế tài nguyên.
· Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết
liên quan tới việc tính thuế tài nguyên.
· Có hoạt động khai thác tài nguyên nhưng không đăng ký mà bị phát hiện.
Cơ quan căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động khai thác tài nguyên
của cơ sở hoặc căn cứ vào số thuế tài nguyên phải nộp của cơ sở khai thác
cùng loại tài nguyên, có quy mô khai thác tương đương để ấn định thuế tài
nguyên phải nộp đối với từng cơ sở khai thác trong các trường hợp nêu trên
đây.
Trong trường hợp cơ sở khai thác không đồng ý với số thuế tài nguyên phải
nộp được ấn định thì có quyền khiếu nại tới cơ quan ấn định thuế hoặc cơ quan
thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan ấn định thuế. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở
khai thác vẫn phải nộp theo mức thuế đã được ấn định.
IV. CHẾ ÐỘ THU VỀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm.
Việc duy trì chế độ bao cấp về vốn của ngân sách Nhà nước đối với khu vực
kinh tế quốc doanh đã tạo nên tình trạng nhiều doanh nghiệp Nhà nước ỷ lại vào
vốn ngân sách Nhà nước, xin vốn Nhà nước càng nhiều càng tốt, không tính kỹ
đến nhu cầu và khả năng, sử dụng lãng phí vốn và kèm hiệu qủa.
Việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước không phải nộp khoản thu nào cho ngân

sách Nhà nước Nhà nước đã gây nên tình trạng thiếu công bằng hợp lý về giá
thành sản phẩm, không bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần
kinh tế.
Trước yêu cầu đổi mới về quản lý kinh tế, nhằm đảm bảo công bằng trong việc
sử dụng các nguồn vốn, thúc đẩy các tổ chức kinh tế sử dụng có hiệu qủa nguồn
vốn ngân sách cấp. HÐBT đã ban hành Nghị định số 22 -HÐBT ngày 24/1/1991
chế độ thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Như vậy, khoản thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là một khoản thu vào
yếu tố sản xuất, kinh doanh tính trên số vốn ngân sách Nhà nước cấp và có nguồn
gốc tư ngân sách Nhà nước bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động.
Do tính chất của khoản thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là một khoản
nộp bắt buộc không phụ thuộc vào kết qủa sản xuất kinh doanh trong kỳ, nên nó
có những tác dụng sau đây:
 Là nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước, góp phần vào việc quản
lý các nguồn vốn mà ngân sách Nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp
quản lý và sử dụng.
 Góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế tại các đơn vị cơ sở, khuyến
khích việc sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước một cách tiết kiệm và
có hiệu qủa kinh tế cao.
 Góp phần thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều
kiện cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay.
2. Phạm vi áp dụng.
2.1. Ðối tượng nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Các tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập có sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước, bao gồm:
 Các doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán
kinh tế toàn ngành, các tổng công ty, công ty, công ty hợp doanh, doanh
nghiệp liên doanh.
 Các công ty xổ số, công ty bảo hiểm, các Ngân hàng kinh doanh, các

cửa hàng kinh doanh vàng bạc.
 Các đơn vị làm kinh tế thuộc lực lượng vũ trang, các hội quần chúng,
các đoàn thể, các cơ quan hành chính sự nghiệp.
2.2. Ðối tượng tính tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Khoản thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tính trên số vốn của ngân sách
Nhà nước cấp trực tiếp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
a. Vốn ngân sách Nhà nước cấp bao gồm:
 Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát lần đầu khi doanh nghiệp mới hoạt
động.
 Vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung.
 Vốn được tiếp qủan từ chế độ cũ để lại.
b. Vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hình thành từ các nguồn:
 Chênh lệch giá bán hàng theo giá thỏa thuận được để lại bổ sung vốn
lưu động.
 Chênh lệch giá tài sản cố định, vật tư hàng hóa tồn kho qua các lần kiểm
tra, điều chỉnh giá ( kể cả nguồn vốn tín dụng Ngân hàng và chiếm dụng
nợ khách hàng).
 Các khoản lợi nhuận , khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước
được cấp có thẩm quyền cho phép giữ lại để bổ sung vốn.
 Khấu hao cơ bản để lại của tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách
Nhà nước cấp.
 Các nguồn vốn viện trợ, bao gồm vốn viện trợ của nhân dân, của Nhà
nước và các tổ chức quốc tế, qùa tặng theo quy định phải ghi tăng vào
vốn ngân sách Nhà nước cấp.
Các khoản vốn nói trên đều thuộc đối tượng tính tiền thu vế sử dụng vố ngân
sách Nhà nước cấp, không phân biệt vốn đó đang sử dụng tại doanh nghiệp hay
đưa đi liên doanh, liên kết với các tổ chức khác trong và ngoài nước.
1.1 Ðối tượng không thuộc diện tính tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước cấp.
 Vốn bổ sung từ nguồn qũy khuyến khích phát triển sản xuất hình thành

từ lợi nhuận để lại.
 Vốn cố định thuộc nguồn vốn do doanh nghiệp tự vay, trả trực tiếp mà
nguồn trả nợ lấy từ nguồn khấu hao của những TSCÐ không thuộc
nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp hoặc lấy từ lợi nhuận để lại sau khi
đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
 Vốn tín dụng, vốn nhận liên doanh, liên kết.
 Vốn huy động đóng góp của cán bộ công nhân viên chức.
 Vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn khấu hao cơ bản của tài
sản cố định thuộc nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung.
 Các khoản vốn khác ngoài phạm vi ngân sách Nhà nước cấp.
3. Chế độ miễn, giảm.
3.1 Các trường hợp được miễn, giảm.
+ Giảm thu:
 Đơn vị nộp khoản thu về sử dụng vốn được xét giảm thu do gặp khó
khăn khách quan trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nếu
nộp đủ khoản thu về sử dụng vốn thì sẽ bị lỗ.
 Bị thiên tai, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại đến tài sản, vật tư, hàng hóa
dẫn đến thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.
+ Miễn thu:
 Tài sản cố địng đang trong giai đoạn vận hành thử theo chế độ.
 Tài sản cố định và tài sản lưu động thuộc vốn dự trữ của Nhà nước giao
cho đơn vị quản lý.
 Tài sản cố định thuộc cơ sở hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn như
đường sá, cầu cống, đê điều
 Tài sản cố định và tài sản lưu động ứ đọng chờ thanh lý được xác định
trong các biên bản kiểm kê ngày 01/01/1990 và được Hội đồng giao vốn
chấp nhận.
3.2 Thủ tục xét miễn, giảm.
Ðể có cơ sở xem xét miễn, giảm mức thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
đơn vị phải làm đấy đủ thủ tục xin miễn, giảm thu gửi cho cơ quan thuế trực tiếp

quản lý doanh nghiệp.
Hồ sơ xin miễn, giảm gồm: văn bản đề nghị miễn, giảm, nêu rõ nguyên nhân
và thời gian miễn, giảm.
4. Trách nhiệm và thủ tục nộp
4.1 Trách nhiệm và thủ tục nộp tiền về sử dụng vốn của các tổ chức sản xuất
kinh doanh:
Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện nộp tiền về sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước phải thực hiện tốt các quy định sau đây:
 Phải thực hiện tốt chế độ kế toán hiện hành, phải ghi chép một cách
chính xác, kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, liên tục và có hệ thống về
hiện trạng và tình hình biến động các khoản vốn thuộc ngân sách Nhà
nước mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
 Khai báo trung thực, đầy đủ về tình hình vốn của ngân sách Nhà nước
tại doanh nghiệp theo đúng mẫu, biểu mà Bộ tài chính đã thống nhất
ban hành.
 Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế kiểm tra, tính số tiền
thu về sử dụng vốn theo đúng chế độ, chính sách.
 Phải nộp đầy đủ, kịp thời khoản tiền thu về sử dụng vốn cho ngân sách
Nhà nước.
4.2 Thủ tục khai báo và nộp tiền thu về sử dụng vốn được quy định như sau:
 Từ ngày 10 đến ngày 20 hàng tháng, đơn vị sử dụng phải lập tờ khai
nộp tiền thu về sử dụng vốn gửi cho cơ quan thuế, đồng thời làm giấy
nộp tiền và lập ủy nhiệm chi nộp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước.
 Số tiền thu về sử dụng vốn phát sinh trong tháng phải nộp vào ngân sách
Nhà nước chậm nhất là vào ngày 05 của tháng sau. Trường hợp cơ sở có
khó khăn không kê khai và nộp được hàng tháng thì phải báo cáo với
Cục thuế địa phương quản lý xem xét để quy định tạm nộp hàng tháng
và kê khai hàng qúy.
 Hàng qúy và cả năm, căn cứ vào số liệu về vốn phản ảnh trên sổ sách kế
toán và bảng tổng kết tài sản, đơn vị quyết toán với cơ quan thuế về số

tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Nếu nộp thiếu thì phải nộp
thêm, nếu nộp thừa thì được dùng để tạm nộp cho kỳ sau hoặc được
hoàn lại trực tiếp.
 Các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, các Tổng công ty, doanh
nghiệp trực thuộc trung ương kê khai và nộp tiền thu về sử dụng vốn tại
cục thuế nơi đơn vị đóng trụ sở chính.
 Các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc
Quận, Huyện kê khai và nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước tại các Chi cục thuế nơi đơn vị đặt cơ sở.
V. LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ

1. Khái niệm:
Trong qúa trình sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội, nhiều sản phẩm có giá
trị đã trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của mọi tổ chức và
cá nhân dưới hình thức mua, bán, nhượng, tặng, thừa kế Mỗi lần chuyển dịch tài
sản như vậy cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận để đảm bảo
về mặt pháp lý xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của pháp
nhân hoặc thể nhân.
Xác nhận việc sang tên quyền sở hữu tài sản như vậy gọi là trước bạ. Mỗi lần
sang tên như vậy thể nhân hoặc pháp nhân phải nộp cho cơ quan trước bạ một
khoản tiền gọi là lệ phí trước bạ.
Như vậy, lệ phí trước bạ là một khoản thu của ngân sách Nhà nước do người
có tài sản chuyển dịch quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của mình trả cho Nhà
nước để được công nhận tính hợp pháp của hành vi chuyển dịch.
Việc thu lệ phí trước bạ không chỉ có tác dụng góp phần tăng thu cho ngân
sách Nhà nước mà quan trọng là để Nhà nước tăng cường quản lý, kiểm soát hành
vi chuyển dịch tài sản trong đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho đối tượng có tài
sản chuyển dịch.
Cho đến nay, việc thu lệ phí trước bạ được thực hiện theo Thông tư số
28/2000/TT-BCT ngày 18/4/2000 của Bộ tài chính về hướng dẫn thi hành

NÐ176/1999/NÐ-CP của Chính phủ vể lệ phí trước bạ và có hiệu lực thi hành
ngày 01/01/2000.
2. Phạm vi áp dụng.
2.1. Ðối tượng chịu lệ phí trước bạ.
Theo quy định, các tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng với cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật đều là đối tượng chịu lệ
phí trước bạ. Các tài sản sau đây phải chịu lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
 Nhà, đất, bao gồm:
· Nhà gồm : nhà ở, nhà làm việc, nhà xuởng, nhà kho, cửa hàng, cửa hiệu và
các công trình kiến trúc khác.
· Ðất gồm: đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên
dùng (không phân biệt đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình).
 Phương tiện vận tải, bao gồm:
· Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, vỏ, tổng thành máy tàu thủy.
· Thuyền trừ những thuyền không gắn máy và không phải đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật).
· Ô tô, khung và tổng thành máy ô tô; trừ các máy, thiết bị không phải là
phương tiện vận tải, như xe lu, cần cẩu, máy xúc, máy ủi, máy kéo
· Xe máy (bao gồm các xe gắn máy 02 bánh, 03 bánh, kể cả xe lam), khung và
tổng thành máy xe máy.
· Súng săn, súng thể thao.
1.2 Ðối tượng nộp lệ phí trước bạ:
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có tài sản ở Việt Nam thuộc diện
chịu lệ phí trước bạ đều là đối tượng nộp lệ phí trước bạ mỗi khi đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
1.3 Ðối tượng không thuộc diện chịu lệ phí trước bạ:
Nói chung tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đều là
đối tượng chịu lệ phí trước bạ, song theo quy định có một số tài sản trong các

trường hợp sau đây không thuộc diện chịu lệ phí trước bạ:
 Nhà, đất là trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và
nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam.
 Tàu, thuyền, ô tô, xe gắn máy, súng săn, súng thể thao của tổ chức, cá
nhân nước ngoài sau đây:
· Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức
quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc.
· Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của
cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài, thành viên cơ quan
các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình
họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không thường trú tại Việt Nam được
bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại
giao ủy quyền cấp chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ.
· Tổ chức, cá nhân nước ngoài khác không thuộc đối tượng nêu trên nhưng
được miễn nộp hoặc không nộp lệ phí trước bạ theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết, tham gia hoặc thỏa thuận.
· Ðất được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào các mục đích
sau:
+ Xây dựng các công trình công cộng.
+ Thăm do,ỡ khai thác khoáng sản, nghiên cứu khoa học theo giấy phép của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối.

×