Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vấn đề tư duy trong Tâm lý học ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.18 KB, 9 trang )

Vấn đề tư duy trong Tâm lý học

Lôgic học với tư cách là khoa học về tư duy coi nhiệm vụ
nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức
chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao
tác lôgic của tư duy và phương pháp luận nhận thức chuẩn xác.
Lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm suy nghĩ
thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo,
hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn.

Dù biết hay không biết về lôgic học thì việc suy nghĩ của con
người cũng đều phụ thuộc vào các quy luật lôgic và các hình
thức tư duy. Và như vậy, lôgic học chiếu rọi vào kinh nghiệm tư
duy của mỗi người giúp cho con người tư duy chủ động và tự
giác hơn, thể hiện tính chính xác, tính đúng đắn, nâng cao hiệu
quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. Quan trọng hơn, việc
nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm
lôgic của chúng ta và những người khác, cũng như để tránh khỏi
sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải.

Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là suy
luận. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những
phán đoán mới. Cá nhân tôi qua quan sát tư tưởng của nhiều
người thông qua các tài liệu, sách báo, hay sinh hoạt đời sống,
công tác đã gặp và ghi nhận được rất nhiều loại lỗi suy luận.
Bên cạnh những lỗi về tính chân thực gắn với quan sát thực tế,
kiến thức của nhiều ngành, lĩnh vực tri thức khác nhau, còn có
một số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao tác
suy luận. Những lỗi này sẽ gây ra những kết luận sai ở bất kỳ ai.
Lỗi suy luận thậm chí có thể ở cả trường hợp kết quả cuối cùng
là đúng.



Trong phạm vi bài viết này, tôi phân loại lỗi suy luận căn cứ vào
sự vi phạm các nguyên lý và quy luật logic, gồm: 8 loại lỗi vi
phạm quy luật lôgíc hình thức và 6 lỗi vi phạm quy luật lôgíc
biện chứng.

Việc phát hiện, mô tả rõ những lỗi thường gặp này sẽ giúp
chúng ta sửa chữa cách suy nghĩ hàng ngày, nâng cao hiệu quả
hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.

I. Lôgic học

Lôgíc học là ngành khoa học nghiên cứu về tư duy với tư cách
là một quá trình nhận thức. Đây chính là sự tự ý thức về hoạt
động tư duy.

Tư duy với tư cách là một sự vật, hiện tượng đặc thù cũng có
quá trình vận động và phát triển của mình. Trong quá trình ấy,
bản thân tư duy cũng là sự thống nhất của hai trạng thái động và
tĩnh. Việc nghiên cứu tư duy cũng phải được xem xét với cả
trạng thái tĩnh và trạng thái động của nó. Trạng thái tĩnh là đối
tượng nghiên cứu của lôgic hình thức, còn trạng thái động là đối
tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng. Ví dụ, các loại hình tư
duy cổ đại, cổ điển – như những sự vật đồng nhất trừu tượng là
đối tượng của lôgic hình thức, ngược lại sự vận động của tư duy
từ loại hình cổ đại lên loại hình cổ điển là đối tượng của lôgic
học biện chứng.

Cũng tương tự như vậy, các hình thức của tư duy như khái niệm,
phán đoán, suy lý cũng nằm trong sự thống nhất của trạng thái

động và trạng thái tĩnh. Với mỗi hình thức này, lôgic hình thức
và lôgíc biện chứng cũng có những nhiệm vụ khác nhau. Lôgic
hình thức nghiên cứu chúng trong trạng thái tĩnh (Ví dụ, vạch ra
các thuộc tính, dấu hiệu được phản ánh tại một thời điểm cố
định, trong một quan hệ nhất định). Trái lại, lôgic biện chứng
nghiên cứu trạng thái động của chúng (ví dụ, sự vận động, phát
triển của khái niệm; sự vận động, phát triển của các thuộc tính,
dấu hiệu trong các khái niệm).

Lôgic học tập trung làm rõ tính chân thực của tư tưởng, nó
thống nhất giữa 2 bộ phận: lôgic học hình thức và lôgic học biện
chứng.

Những lý luận là hình thức của lôgic hình thức có cơ sở của thực
tế khách quan là sự đứng im tương đối và ranh giới xác định của
các sự vật. Khi con người nhận thức ở trong trạng thái ổn định,
không quan tâm đến mối liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic
hình thức với phạm trù cố định là cần thiết và có hiệu quả,
nhưng nếu tuyệt đối hoá vai trò của lôgíc hình thức thì sẽ dẫn
đến sai lầm.

Lôgic biện chứng vượt ra ngoài phạm vi của lôgic hình thức, nó
không chỉ phản ánh sự khác nhau giữa sự vật mà còn phải ánh
mối liên hệ giữa chúng, không chỉ phản ánh trong trạng thái yên
tĩnh của sự vật mà còn phản ánh quá trình vận động của sự vật.
Con người nhận thức các trạng thái vận động, quan tâm đến mối
liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic biện chứng với phạm trù
biến động sẽ là cần thiết và có hiệu quả.

Lôgic hình thức và lôgic biện chứng bổ sung cho nhau. Trong

quá trình nhận thức không thể vi phạm những quy luật của lôgic
hình thức, dẫn đến những mâu thuẫn làm cho tư duy rối loạn.
Mẫu thuẫn lôgic ở đây là do sai lầm chủ quan của con người
trong quá trình nhận thức, không phải là mẫu thuẫn trong hiện
thực khách quan. Để nhận thức được mâu thuẫn trong hiện thực,
trước hết phải theo những quy luật của lôgic hình thức, loại trừ
mâu thuẫn lôgic, trên cơ sở đó vận dụng phương pháp tư duy
biện chứng mới có thể nhận ra thức được biện chứng khách
quan, phát hiện ra mâu thuẫn của bản thân sự vật.

Ta gọi những quy luật cơ bản là những tính chất chung, đúng
đắn có hiệu lực và làm cơ sở cho mọi quá trình tư duy có lôgíc.

Bảng sau so sánh hệ thống nguyên lý và quy luật cơ bản của 2
học thuyết lôgíc hình thức và biện chứng.

Tiếp theo chúng ta khảo sát các nguyên lý và quy luật lôgic cụ
thể.

II. Những quy luật của lôgíc hình thức cổ điển

1. Quy luật đồng nhất. Mỗi tư tưởng (để phản ánh về đối tượng
ở phẩm chất xác định) phải đồng nhất với chính nó. A là A.

Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy có được tính xác định.
Tính xác định của khái niệm phản ánh tính xác định của sự vật
mà khái niệm đó phản ánh. Chừng nào sự vật vẫn còn là nó,
chưa biến thành cái khác thì nội hàm của khái niệm về sự vật đó
phải được giữ nguyên, phải được đồng nhất.


2. Quy luật phi mâu thuẫn. Một tư tưởng (đã được định hình)
không được đồng thời mang 2 giá trị lôgíc trái ngược nhau. Điều
này đảm bảo cho tư duy có tính nhất quán.

3. Quy luật loại trừ cái thứ 3 - luật bài trung. Một tư tưởng phải
mang giá trị lôgíc xác định, hoặc chân thực, hoặc giả dối không
có khả năng thứ 3.

4. Quy luật lý do đầy đủ. Bất kỳ một phán đoán nào muốn được
thừa nhận là chân thực thì phải có đầy đủ những luận điểm chân
thực khác làm căn cứ/lý do để xác minh. Các phương pháp lôgíc
giúp chúng ta tư duy đúng lôgíc và khám phá bản chất, quy luật,
phổ biến của sự vật tồn tại. Ngoài ra, tính thực tiễn cũng đóng
vai trò quan trọng không kém đối với việc kiểm tra, đánh giá
chân lý của tri thức con người.

III. Những quy luật của lôgíc biện chứng.

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng
đều tồn tại trong những mối liên hệ, tác động lẫn nhau.

2. Nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới đều tồn tại trong sự vận động, biến đổi và phát triển.

*
Quy luật 1: Chuyển hoá lượng - chất. Sự biến đổi về lượng
dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại. Quy luật giải thích
cách thức của sự phát triển.
*
Quy luật 2: Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mâu thuẫn nghĩa
là chứa những mặt đối lập. Những mặt đối lập này vừa thống
nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. Quy luật giải thích
nguyên nhân của sự phát triển.
*
Quy luật 3: phủ định của phủ định. Quá trình phát triển sự
vật, hiện tượng là quá trình phủ định của phủ định, phủ định để
tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Quy luật giải thích tính
chu kỳ, quá trình của sự phát triển, đổi mới.

ST

×