Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH IMMANUEL thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.65 KB, 106 trang )

Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KẾ TOÁN
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI:
Hoàn thiện quy trình
kiểm toán khoản mục tiền lương
trong kiểm toán Báo cáo tài chính
do Công ty TNHH IMMANUEL thực hiện

Giảng viên hướng dẫn : TS. GIANG THỊ XUYẾN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HOÀI
Líp : CQ45/22.04
Hà Nội 2011
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
1
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 : Các bước trong quá trình đánh giá tính trọng yếu
Sơ đồ 1.2 : Quy trình kiểm toán BCTC
Sơ đồ 2.2 : Quy trình thực hiện kiểm toán tại IMMANUEL
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của IMMANUEL
Biểu 1.1 : Bảng thủ tục phân tích tổng quát khoản mục tiền lương
Biểu 2.1 : Danh sách khách hàng lớn của IMMANUEL
Biểu 2.2 : Danh sách KTV trực tiếp tiến hành kiểm toán công ty TNHH
ABC
Biểu 2.3 : Chương trình kiểm toán tiền lương áp dụng cho Công ty TNHH
ABC do IMMANUEL thực hiện
Bảng 1 : Giấy tờ làm việc E405- Kiểm tra hệ thống KSNB đối với khoản


mục tiền lương
Bảng 2 :Giấy tờ làm việc E406 phân tích biến động tiền lương qua cỏc
thỏng
Bảng 3 : Giấy tờ làm việc E407- Đối chiếu số dư khoản phải trả người lao
động trên sổ cái tài khoản 334 và số liệu trên BCTC
Bảng 4 : Giấy tờ làm việc E409- Kiểm tra việc xác định quỹ lương
Bảng 5 : Giấy tờ làm việc E410- Kiểm tra việc hạch toán chi phí tiền
lương
Bảng 6 : Giấy tờ làm việc E411- Kiểm tra các khoản trích theo lương
Bảng 7 : Giấy tờ làm việc E413- Kiểm tra việc tính toán và hạch toán thuế
thu nhập cá nhân
Bảng 8 : Giấy tờ làm việc E415- Tổng hợp sai sót và bỳt toỏn điều chỉnh
Bảng 9 : Giấy tờ làm việc E416- Biểu chủ đạo
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
2
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BCTC : Báo cáo tài chính
2. BHXH: Bảo hiểm xã hội
3. BHYT: Bảo hiểm y tế
4. CPBH: Chi phí bán hàng
5. CP QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp
6. CPTC: Chi phí tài chính
7. KSNB: Kiểm soát nội bộ
8. KTV: Kiểm toán viên
9. KPCĐ: Kinh phí công đoàn
10.QĐ: Quyết định
11.TK: Tài khoản
12.TNCN: Thu nhập cá nhân
13.TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

14.VNĐ : Việt Nam Đồng
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
3
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
4
Chương 1 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5
VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG 5
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5
TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 5
Chương 2 47
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN 47
KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 47
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN 47
Chương 3 89
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN 89
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN
BCTC TẠI IMMANUEL 89
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB 93

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
4
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
5
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BCTC
1.1.1 Khái quát về kiểm toán BCTC
1.1.1.1 Khái niệm kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC là hoạt động của các KTV độc lập và có năng lực
tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC
được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý của
BCTC được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.
Trong kiểm toán BCTC, đối tượng kiểm toán là các BCTC gồm:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Các báo cáo này chứa đựng những
thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông
tin không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình
hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người
sử dụng thông tin trên BCTC có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình
và kết quả kinh doanh của đơn vị.
Chủ thể của cuộc kiểm toán là các KTV độc lập và có năng lực. Độc
lập được đề cập trên cả 3 mặt: độc lập về trình độ chuyên môn, độc lập
trong các mối quan hệ gia đình, và độc lập về kinh tế. Đây là nguyên tắc cơ
bản đối với hoạt động kiểm toán, nó đảm bảo cho quá trình đánh giá cũng
như việc đưa ra ý kiến cuối cùng trên báo cáo kiểm toán là khách quan.
Còn năng lực là cơ sở đảm bảo cho KTV có thể tổ chức, triển khai và hoàn
thành cuộc kiểm toán hiệu quả. Đây là những điều kiện căn bản đối với
KTV để thực hiện cuộc kiểm toán thành công.
Cơ sở của BCTC là các quy định về kế toán, bao gồm cả quy định
pháp lý về kế toán như Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toỏn…
. Ngoài ra cơ sở của BCTC còn bao gồm cả các quy định pháp lý khác liên
quan đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
6
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Kết quả của kiểm toán BCTC là các báo cáo kiểm toán, trong đó nêu
rõ ý kiến của KTV về mức độ trung thực hợp lý của BCTC được kiểm toán.
Ngoài ra, kết quả kiểm toán còn có thể gồm cả thư quản lý, nêu lên những
tồn tại trong việc thiết lập và vận hành hệ thống KSNB, tổ chức công tác kế
toán và lập BCTC ở đơn vị đồng thời đề xuất hướng khắc phục để đơn vị
nâng cao chất lượng của các BCTC.
1.1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán BCTC
Việc xác định rõ hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở
mỗi quan hệ vốn có của đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán sẽ
giúp KTV thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ( Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản
chi phối kiểm toán báo cáo tài chính), khoản 11 xác định: “ Mục tiêu của
kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác
nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành ( hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản
ánh trung thực hợp lý trờn cỏc khía cạnh trọng yếu hay khụng”. Ngoài ra, “
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính cũn giỳp cho đơn vị được kiểm
toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng
thông tin tài chính của đơn vị.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của cuộc kiểm toán đó là đưa ra ý kiến
về tính trung thực hợp lí của các thông tin trên BCTC được kiểm toán, và
được trình bày trên Báo cáo kiểm toán và thư quản lí (nếu có).
1.1.1.3 Nội dung và nguyên tắc kiểm toán BCTC
Nội dung kiểm toán BCTC:
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
7
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa

Kiểm toán BCTC là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó
chứa đựng đầy đủ sắc thái “kiểm toỏn” ngay từ khi ra đời cũng như trong
quá trình phát triển. Trên cả lí luận cũng như thực tiễn, kiểm toán BCTC
không thể tách rời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức
quản lý của đơn vị, nhằm xác minh độ tin cậy của từng khoản mục cũng
như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản
ánh mối quan hệ bên trong các hoạt động tài chính. Trong kiểm toán
BCTC, cần khái quát được các mối quan hệ trờn cỏc BCTC để xem xét tính
“ hợp lí chung” và các hướng tổng quát trong việc xác minh các BCTC;
đồng thời phải đi sâu vào từng loại quan hệ cụ thể để nghiên cứu những “
nét đặc thự” trong việc xác minh và trình bày ý kiến của các quan hệ trong
kiểm toán tài chính liên kết với kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng
chung của kiểm toán đồng thời có tác dụng thiết thực trong phân chia công
việc kiểm toán thành các phần hợp thành để kiểm toán( phần hành kiểm
toán).
Trong một cuộc kiểm toán BCTC, thông thường có 2 cách cơ bản để
phân chia các BCTC thành các phần hành kiểm toán. Thông qua đó thực
hiện việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn của từng KTV tham gia cuộc
kiểm toán, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lí đối với cuộc kiểm toán. Có
2 phương pháp tiếp cận kiểm toán BCTC là phương pháp trực tiếp và
phương pháp chu kỳ.
Phương pháp trực tiếp: là phương pháp tiếp cận BCTC theo các chỉ
tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định,… Theo
phương pháp này, nội dung và đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toán
là như nhau nên dễ xác định. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên BCTC không
hoàn toàn độc lập với nhau nên việc triển khai kiểm toán theo hướng này
thường không đạt hiệu quả cao.
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
8

Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Phương pháp tiếp cận kiểm toán theo chu kỳ: theo phương pháp này,
những chỉ tiêu liên quan đến cùng một loại nghiệp vụ được nghiên cứu
trong mối quan hệ với nhau. Các nghiệp vụ, các chỉ tiêu có thể khái quát
thành các chu kỳ sau: chu kỳ mua vào và thanh toán, chu kỳ bán hàng và
thu tiền, chu kỳ tiền lương và nhân sự, chu kỳ hàng tồn kho- chi phí- giá
thành, chu kỳ huy động vốn và hoàn trả, và cuối cùng là tiền. Nội dung
kiểm toán trong mỗi chu kỳ này là kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán số dư
hay số tiền trên BCTC của các chỉ tiêu có liên quan. Do các nghiệp vụ ảnh
hưởng và kết nối số dư trong mỗi chu kỳ, giữa các chu kỳ lại có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau nên kiểm toán theo chu kỳ sẽ khoa học hơn và tiết kiệm
chi phí hơn so với phương pháp tiếp cận trực tiếp trên đây.
Nguyên tắc kiểm toán BCTC
Mục tiêu cuối cùng của cuộc kiểm toán là KTV đưa ra ý kiến về tính
trung thực hợp lý của thông tin được trình bày trong BCTC. Tuy không
phải là tuyệt đối nhưng ý kiến đó phải có mức độ đảm bảo cao. Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 200 (Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm
toán báo cáo tài chính) đã quy định và hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc cơ
bản chi phối quá trình kiểm toán để đạt được sự đảm bảo trên:
- Tuân thủ pháp luật
- Tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp: gồm độc lập, chính trực, khách
quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách
nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán
- KTV phải có thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
1.1.2 Những vấn đề cơ bản trong kiểm toán BCTC
1.1.2.1 Gian lận và sai sót
Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài
chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản trị, ban giám đốc, các
nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện làm sai lệch BCTC.

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
9
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Hành vi gian lận bao gồm gian lận thông tin và gian lận tài sản. Dù
là loại gian lận nào thỡ đõy cũng là một dạng sai phạm hành vi lừa dối của
những người có liên quan làm sai lệch thông tin trên BCTC nhằm mục đích
vụ lợi cho cá nhân.
Sai sót là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có ảnh
hưởng đến BCTC.
Có thể thấy việc phát hiện ra gian lận thường khó khăn hơn sai sót vì
gian lận là hành vi cố ý do đó sẽ có sự che giấu bằng những hành vi tinh vi.
Việc tồn tại gian lận sai sót trong BCTC là điều không thể tránh được và để
thực hiện được cuộc kiểm toán, KTV cần tìm kiếm gian lận sai sót và đánh
giá sự ảnh hưởng trọng yếu của những gian lận sai sót này đến BCTC để
làm cơ sở đưa ra ý kiến cho phù hợp. Đồng thời, đơn vị được kiểm toán
phải có trách nhiệm về những gian lận sai sót tồn tại trong BCTC của đơn
vị mình, đơn vị phải cung cấp kịp thời đầy đủ trung thực mọi thông tin, tài
liệu cần thiết cho KTV.
1.1.2.2 Trọng yếu và rủi ro
Trọng yếu: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 đó nờu rừ:”Là
thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế
toán) trong BCTC”.
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc
thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của
người sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng
và tính chất của thông tin, hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung
của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên
phương diện định lượng và định tính. Tuy nhiên, việc xét đoán tính trọng yếu
là một vấn đề nhạy cảm phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi KTV về tính

chủ quan và khả năng xét đoán nghề nghiệp.
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
10
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Rủi ro kiểm toán : Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán
đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm
toán cũn cú những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận:
rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. ( theo VSA 400- đánh
giá rủi ro và kiểm soát nội bộ).
Mức trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán luụn cú mối quan
hệ chặt chẽ với nhau; khi mức trọng yếu có thể chấp nhận được càng tăng
lên thì rủi ro kiểm toán càng thấp, khi đó khả năng BCTC còn chứa đựng
những gian lận sai sót trọng yếu càng giảm đi và ngược lại. Vì vậy khi lập
kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận
được và rủi ro kiểm toán để xác định về nội dung, phạm vi, thời gian của
các thủ tục kiểm toán cần áp dụng.
1.1.2.3 Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng
Cơ sở dẫn liệu: cơ sở dẫn liệu của BCTC là căn cứ của các khoản
mục và thông tin trình bày trong BCTC do Giám đốc ( hoặc người đứng
đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế
toán quy định. Các căn cứ này phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối
với từng chỉ tiêu trong BCTC( trích giáo trình Kiểm toán căn bản- Học
Viện Tài Chính).
Các khoản mục, bộ phận được trình bày trên BCTC khác nhau thì có
cơ sở dẫn liệu không giống nhau. Tuy nhiên, một cơ sở dẫn liệu phải bao
gồm các căn cứ để giải trình trờn cỏc khía cạnh chủ yếu sau:
- Sự hiện hữu
- Quyền và nghĩa vụ
- Sự phát sinh
- Sự tính toán và đánh giá

- Sự phân loại và hạch toán
- Tổng hợp và công bố
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
11
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Bằng chứng kiểm toán: là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu
thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV
hình thành nên ý kiến của mình( theo VSA 500- Bằng chứng kiểm toán).
Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thu thập bằng chứng đầy đủ và
thích hợp để phục vụ cho việc đưa ra ý kiến về sự trung thực hợp lí của
thông tin được trình bày trên BCTC. KTV phải tiến hành thu thập bằng
chứng cho từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.
1.1.3 Quy trình và phương pháp kiểm toán BCTC
1.1.3.1 Quy trình kiểm toán BCTC
Quy trình kiểm toán chung cho mọi cuộc kiểm toán bao gồm ba giai
đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
Lập kế hoạch kiểm toán được coi là bước công việc đầu tiên cho một
cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng đến các bước công việc tiếp
theo. Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toán một cách đúng
đắn: giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp; giúp giữ
chi phí kiểm toán ở mức hợp lý; và để tránh những bất đồng khách hàng.
Theo chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP): “Cụng
tỏc kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý kiểm toán (nếu
có), phải được giám sát đúng đắn”.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “ KTV và công ty
kiểm toán cần lập kế hoạch để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được
tiến hành một cách có hiệu quả”.
Thông thường kế hoạch kiểm toán bao gồm hai bộ phận: Kế hoạch
kiểm toán tổng thể (Overall Audit Plan) và Chương trình kiểm toán (Audit

Program). Đối với những cuộc kiểm toán quy mô lớn, tính chất phức tạp,
địa bàn rộng hoặc hợp đồng kiểm toán nhiều năm cần lập kế hoạch chiến
lược (General Strategy).
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
12
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện công
việc chuẩn bị kiểm toán, bao gồm: Xử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợp
đồng kiểm toán; Bố trí nhân sự của tổ (nhóm) kiểm toán và phương tiện
làm việc.
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Thu thập thông tin cơ sở: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
300 “Lập kế hoạch kiểm toỏn”, trước hết KTV phải thu thập hiểu biết về
ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ
thống KSNB và cỏc bờn liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm
toán.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Những
thông tin này được thu thập thông qua việc tìm hiểu các tài liệu như: Giấy
phép thành lập, điều lệ, quy chế của công ty, các biên bản họp hội đồng cổ
đông, hợp đồng giao khoán, quyết định thay đổi đơn giá tiền lương, các
BCTC, báo cáo kiểm tra…
Sau khi đã đạt được các thông tin theo các nội dung trên, cần thực
hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm hiểu biết về ngành nghề và công việc
kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh
doanh, chỉ ra những sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm tra chi tiết.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro:
Đánh giá trọng yếu: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV
phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài
chính có thể chấp nhận được. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu sẽ
giúp cho kiểm toán viên trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán thích

hợp hơn. Nếu KTV xác định mức trọng yếu là thấp nghĩa là mức sai sót có
thể chấp nhận được phải thấp như vậy số lượng bằng chứng kiểm toán cần
phải thu thập được sẽ nhiều hơn trong trường hợp KTV xác định mức trọng
yếu cao hơn.
Có thể đánh giá tính trọng yếu theo các bước sau:
Sơ đồ 1.1: Các bước trong quá trình đánh giá tính trọng yếu( trang bên)
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
13
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Đánh giá rủi ro: đây là việc KTV và công ty kiểm toán xác định mức
độ rủi ro kiểm toán xảy ra là cao hay thấp. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán
(AR) được đánh giá thông qua rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR)
và rủi ro phát hiện (DR) theo mối quan hệ:
DR = AR/(IR*CR)
Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được xác định cho cuộc kiểm toán
nói chung và thông thường được áp dụng giống nhau cho các chu kỳ, các
khoản mục kiểm toán. Trong khi đó, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
cần phải được xác định cụ thể cho từng chu kỳ, từng khoản mục của
BCTC, thậm chí cho từng cơ sở dẫn liệu
Sơ đồ 1.1: Các bước trong quá trình đánh giá tính trọng yếu
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
14
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
15
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
16

Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
cho từng bộ phận, từng khoản mục
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
17
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
18
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Ước lượng sai sót trong từng bộ phận
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
19
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
20
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
21
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa

Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
22
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
So sánh mức sai sót kết hợp với ước lượng ban
đầu (hoặc đã điều chỉnh) về tính trọng yếu.
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
23

Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro luôn có quan hệ
tỷ lệ nghịch với nhau. Việc nắm vững mối quan hệ này rất hữu ích, vỡ nú
sẽ giúp cho KTV xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục
kiểm toán, cũng như điều chỉnh kế hoạch và chương trình làm việc. Khi lập
kế hoạch kiểm toán, KTV thường ấn định mức trọng yếu có thể chấp nhận
được thấp hơn so với mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm
tăng khả năng phát hiện sai sót.
Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm
soát:
Đây là phần việc rất quan trọng mà KTV phải thực hiện trong cuộc
kiểm toán. Tại điều 2 trong 10 chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng
rãi (GAAP): “KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập
kế hoạch kiểm toán và xác định bản chất, thời gian, phạm vi của cuộc khảo
sát phải thực hiện”. Còn trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400
“Đỏnh giỏ rủi ro và KSNB” : “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống
KSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình
kiểm toán thích hợp, có hiệu quả”.
Dựa vào mục tiêu kiểm soát và các chế độ kiểm soát đặc thù, KTV
tiến hành xem xét, đánh giá những thủ tục kiểm soát được áp dụng cho
khoản mục tiền lương, từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát tương ứng.
- Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm
toán chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn
liệu cụ thể, trong đó xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn, thời gian
thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán và cả sự phân công lao động giữa các
KTV. Chương trình kiểm toán bao gồm ba phần là các khảo sát nghiệp vụ,
thủ tục phân tích và khảo sát chi tiết số dư.
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
24

Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: là quá trình sử dụng các phương
pháp, kỹ thuật kiểm toán thích hợp ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để
thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ
động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những
ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở
những bằng chứng đầy đủ và tin cậy. Đối với mỗi khoản mục khác nhau,
thì việc áp dụng các thủ tục trong giai đoạn thực hiện này lại khác nhau. Nó
tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng khoản mục, kiểm soát nội bộ đối với
khoản mục đú…
Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm
toán trong từng phần hành kiểm toán, KTV tiến hành tổng hợp kết quả, lập
Báo cáo kiểm toán. Để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình kiểm toán
và lập báo cáo kiểm toán, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán như:
soát xét các nợ bất thường, các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán
( khóa sổ kế toán, lập BCTC); xem xét giả định hoạt động liên tục và các
vấn đề khác.
- Chú ý đối với việc soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc
niên độ kế toán
Theo VSA 560 “Cỏc sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập
BCTC” quy định: KTV phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát
sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC và báo cáo kiểm toán.
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC là những
sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ
ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm
toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán.
Có hai loại sự kiện sau:
+ Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn
tại vào ngày khóa sổ kế toán lập BCTC.
+ Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự kiện phát sinh tiếp sau

ngày khóa sổ kế toán lập BCTC.
Sv: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: CQ45/22.04
25

×