Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

xây dựng kế hoạch định giá và đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá của công ty hưng thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.94 KB, 22 trang )

Lời nói đầu
Hiện nay đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất thì việc tối đa hoá lợi
nhuận là một trong những mục tiêu hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, giữa các doanh nghiệp luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Để tồn tại và
phát triển thì các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của mình làm sao để chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng lợi nhuận thu lại là cao
nhất.
Chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan
trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì đây là chỉ tiêu phản
ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh
xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng
để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí và dự toán chi phí,
tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động,
Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh
tranh của nhà máy trên thị trường thì nhà máy không ngừng tìm cách cải tiến,
hoàn thiện hệ thống kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và
định giá sản phẩm.
Do vậy đề tài em chọn nghiên cứu là đề tài về :”xây dựng kế hoạch định
giá và đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá của công ty
TNHH NHỰA HOÀNG HÀ “
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu lấy từ cơ sở thực tiễn qua quá
trình sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích, phương pháp so sánh
kết hợp quan sát thực tế với lý thuyết đã học.
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
1
Trong thời gian thực hiện đề tài em có sử dụng các kiến thức đã học, các
loại sách, các bài giảng thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại nhà
máy.


Cơ cấu của thiết kế môn học như sau:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và công tác
định giá sản phẩm của công ty TNHH NHỰA HOÀNG HÀ
Chương II: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác định giá
sản phẩm công ty TNHH NHỰA HOÀNG HÀ
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
2
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÔNG
TÁC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA HOÀNG HÀ
I. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhựa
Hoàng Hà
Ra đời ngày 10/09/1990,công ty TNHH Nhựa Hoàng hà là một trong nhũng
đợn vị hàng đầu và uy tín trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nhựa PVC
Tên doanh nghiệp: công ty TNHH Nhựa Hoàng hà
Địa chỉ :khu công nghiêp vĩnh tuy,hoàng mai,Hà nội
SDT:04,36445812/13/14
Website:www.nhuahoangha.com
Quá trình hình thành phát triển của trung tâm có thể phân chia làm
hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I : Từ khi thành lập 1990 đến năm 2000
- Giai đoạn II : từ 2000 đến nay.
Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế xã hội trong nước và trên thế giới
cũng như sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế nên trong những giai đoạn phát
triển của trung tâm cũng có những đặc điểm khác nhau.
Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Công ty được xếp vào loại doanh nghiệp lớn, trực thuộc bộ công nghiệp với
số lượng công nhân lên tới gần 100 người, tổng số vốn trên 20 tỷ đồng
1.2 Chức năng và nhiệm vụ

- Sản xuất gia công kinh doanh các loại ống nhựa ,vật liệu xây dựng nhựa
PVC
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
3
- Nghiên cứu tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất, đặc biệt các kĩ thuật
của Đài Loan. công ty còn hỗ trợ sản xuất cho các đơn vị bạn.
- Kinh doanh thương mại dich vụ gồm: Nhập khẩu và xuất khẩu các mặt
hàng công nghệ phẩm, vật tư thiết bị nghành nhựa.
Quản lý các nguồn vốn huy động, vốn vay để phát triển sản xuất và vốn
liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân nhằm đầu tư và phát triển
1.3:cơ cấu tổ chức
* Chức năng của Bộ máy
+ Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý điều hành sản xuất
từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
của công ty luôn nhịp nhàng đều đặn. chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm và
tổ chức hệ thống khách hàng, chính sách quảng cáo, đảm bảo doanh số bán hàng
theo kế hoạch đã đề ra.
+ Phòng vật tư: Có nhiệm vụ cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh triển khai hoạt động kinh doanh phân phối
sản phẩm.
+ Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh các
số liệu kế toán phát sinh, sao chụp chính xác tình hình tài chính của HTX. Trên
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
4
cơ sở các số liệu đã có tham mư tài chính cho chủ nhiệm, cung cấp các thông tin
cần thiêt và chính xác giúp cho chủ nhiệm đưa ra các quyết định quản trị.
+Phòng kinh doanh :phụ trách hoạt đông kinh doanh của công ty
+ phòng quản lý sản xuất sản xuất: bao gồm các phân xưởng sản xuất va cơ diện
+ phòng kĩ thuật: phụ trách kĩ thuat gồm máy móc,công nghệ
1.4 Cơ cấu nguồn nhân lực

Bảng 1 : Cơ cấu nhân sự của công ty
ĐVT: Người
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
Tổng lao động 70 100 76 100 81 100
1. Phân theo tính
chất LĐ
70 100 76 100 81 100
-LĐ gián tiếp 24 34,29 26 34,21 30 37,04
-LĐ trực tiếp 46 65,71 50 65,79 51 62,96
2. Phân theo trình
độ
70 100 76 100 81 100
- Đại học 4 5,71 7 9,21 9 11,11
- CĐ và trung cấp 25 35,71 27 35,53 30 37,04
- LĐ phổ thông 41 58,57 42 55,26 42 51,85
3. Phân theo độ
tuổi
70 100 76 100 81 100
- Dưới 30 40 57,14 42 55,26 45 55,56

- Từ 30-45 20 28,57 24 31,58 26 32,09
- 45 trở nên 10 14,29 10 13,16 10 12,35
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
5
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng số LĐ của công ty tăng dần. Trong đó
LĐ trực tiếp chiếm trên 62% tổng số lao động toàn công ty, tỷ lệ này phù hợp
với công ty bởi công ty là một doanh nghiệp sản xuất. Lao động gián tiếp của
công ty chiếm tỉ trọng trên 34%. Qua 3 năm LĐ của công ty tuy tăng ít nhưng số
lượng lao động cũng được cải thiện, thể hiện ở chỗ lao động có trình độ đại học
hàng năm tăng dần, như năm 2007 là 4 người thì năm 2008 tăng lên 7 người, tức
là 75% và năm 2009 tăng lên 9 người so với năm 2008 là 28%. Trong đó lao
động có trình độ đại cao đẳng và trung cấp biến động năm 2008 so với năm
2007 tăng 8%( tăng 2 người), đến năm 2009 có biến tăng hơn so với năm 2003
là 5 người chiếm 37,04% trong tổng số lao động trong công ty. Lao động phổ
thông chiếm tỷ trọng trên 51% trong tổng số lao động trong công ty. Tuy công
nhân của công ty chủ yếu có trình độ trung cấp và LĐ phổ thông nhưng khi lao
động tuyển dụng vào công ty thì lao động phải học nghề trong 2 tháng sau đó
chính thức ký hợp đồng đối với người lao động. Nhưng do trình độ của cán bộ
và công nhân của công ty còn ở mức trung bình vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
mục tiêu của công ty, không đảm bảo được chất lưowng sản phẩm và tiết kiệm
chi phí sản xuất cho công ty.
1.5Tình hình hoạt động kinh doanh
* Về vốn kinh doanh :
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
6
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tăng

giảm
Tăng
giảm
GT TT GT TT GT TT
Tổng vốn 20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52
- Chia theo sở
hữu
20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52
+ Nợ phải trả 15.570 74,94 14.196 64,19 14.000 57,80 -8,82 -1,38
+ Vốn CSH 5.207 25,06 7.921 35,81 10.222 42,20 52,12 29,05
- Chia theo
tính chất
20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52
+ Vốn LĐ 8.857 42,63 10.545 47,68 12.592 51,99 19,06 19,41
+ Vốn CĐ 11.920 57,37 11.571 52,32 11.630 48,01 -2,93 0,51
Nhìn vào bảng 4 cho thấy được trong cơ cấu giá trị tổng nguồn vốn của công ty
qua 3 năm thì vốn cố định chiểm 1 tỷ trọng lớn nhất chiếm tới 57,4% năm 2007
trong khi đó vốn lưu động chỉ chiếm 42,6% tỷ trọng vốn cố định lại có xu hướng
giảm trong năm tiếp theo. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 52,3% giảm so với năm
2007 khoảng (97,08% tương đương với 348 triệu đồng). Sang năm 2009 vốn cố
định lại tăng hơn so với năm 2008 khoảng 0,50% nguyên nhân là do công ty
đầu tư thêm cơ sở vật chất là TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm có sự
biến động mạnh, năm 2007 tổng nguồn vốn ít nhất là 20.777 triệu đồng hai năm
còn lại thì tổng nguồn vốn của công ty đã được nâng lên. Nếu như năm 2008
tổng vốn 22.117 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 6,45% tức bằng 1.340 triệu
đồng. Nhất là sang năm 2009 so với năm 2008 mức tăng là 9,52% (tương đương
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
7
với 2.105 triệu đồng). Đây là một tốc độ tăng trưởng vốn của công ty trong 3

năm qua.
Nhìn vào bảng 4 cho thấy nguồn vốn CSH của công ty chiếm 1 tỷ trọng
thấp 5.207 triệu đồng. Năm 2007 nguồn vốn này chiếm 25,06%, năm 2008 tăng
so với năm 2007 là 25,12% và đến năm 2009 so với năm 2008 tăng 29,05%
chiếm tỷ trọng 42,20%. Nguồn vốn CSH có xu hướng tăng dần qua các năm về
mặt giá trị tỷ trọng và bình quân tăng 40,59%. Trong khi đó nợ phải trả của
công ty có xu hướng giảm qua 3 năm, đó là một điều đáng mừng cho công ty vì
số nợ phải trả giảm, năm 2008 so với năm 2007 giảm là 8,82%. Đến năm 2009
so với năm 2008 giảm 1,38%.
Qua đây cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
ngày càng tốt hơn và cũng thấy được trong cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty
thì nguồn vốn cố định chiếm một tỷ trọng cao và giữ vai trò quan trọng và đặc
thù của công ty là hoạt động sản xuất ra sản phẩm cho nên vốn cố định để hình
thành lên tài sản cố định là rất lớn. Tuy nhiên, để xem xét tình hình làm ăn của
công ty có hiệu quả chúng ta cùng xem xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty qua 3 năm.
* Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
So sánh 08/07 So sánh 09/08
Mức chênh
lệch
Mức
chênh
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
8
% lệch %
1. Tổng vốn Tr 20.777 22.117 24.222 1.340 6,45 2.105 9,52
2 Tổng doanh thu Tr 39.700 42.150 42.457 2.450 6,17 307 0,73
3. Tổng sản lượng Tấn 1.588 1.686 1.665 98 6,17 -21 -1,25
4. Tổng chi phí Tr 34.618 36.896 38.778 2.278 6,58 1.882 5,10

5. Tổng lợi nhuận Tr 5.082 5.254 3.679 172 3,38 -1.575 -29,98
6. Nộp ngân sách Tr 939 1.000 1.050 61 6,50 50 5
7. Tổng quỹ lương Nghìn 699.036 784.848 830.124 85.812 12,28 45.276 5,77
8. Tổng số LĐ Người 70 76 81 6 8,57 5 7,14
9. Mức lương BQ Đồng 9.986,232 10.326,947 10.248,444 340,715 3,14 -121 -0.76
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy
tổng vốn của công ty từ năm 2002 đến nay tăng gấp nhiều lần. Năm 2008 tăng
so với năm 2007 tăng 1.340 triệu đồng tức là 6,45% và đến năm 2009 tiếp tục
tăng so với năm 2008 là 2.105 triệu đồng tức tăng 9,52%. Tổng sản lượng sản
lượng của năm 2008 so với năm 2007 tăng 6,17% (tức là 98 tấn), năm 2009 so
với năm 2008 giảm 21 tấn (giảm là 1,25%). Doanh thu của công ty tăng đều qua
các năm với tốc độ tăng 2.450 triệu đồng năm 2008 so với năm 2007 tăng là
6,17%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 307 triệu đồng tức tăng 0,73%. Lợi
nhuận của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 172 triệu đồng tức tăng
3,38%, năm 2009 so với năm 2008 giảm -1.575 triệu đồng tăng. Lợi nhuận của
công ty giảm là do chi phí nguyên vật liệu và chi phí điện tăng… Chi phí của
công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.278 triệu đồng tức tăng 6,58% năm
2009 so với năm 2008 tăng 1.882 triệu đồng, chi phí tăng dẫn đến tổng chi phí
tăng 5,10% so với năm 2008. Chi phí tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, vì
vậy ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu của công ty. Mức lương bình quân của lao
động trong năm 2008 tăng so với năm 2007 tăng 340.715đ (tăng 3,41%), năm
2009 so với năm 2008 giảm 121.000đ (giảm 0,76%), mức lương bình quân của
công ty giảm do sản lượng của năm 2009 không đạt kế hoạch. Mức lương bình
quân của công ty so với mức lương của các doanh nghiệp khác thì mức lương
của công ty là trung bình khá. Có được kết quả như vậy do nỗ lực phấn đấu của
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
9
toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và khẳng định được vị thế của
công ty trên thị trường.
II. Tình hình định giá tại Doanh Nghiệp

2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí vật chất và hao
phí sức lao động của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một
loại sản phẩm nhất định
2.2. Nội dung
* Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm:
- Chi phí vật tư trực tiếp : Bao gồm chi phí nguyên liệu, nhiên liệu sử
dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí lương, tiền công, các
khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh
nghiệp phải nộp theo quy định như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo
hiểm y tế của công nhân sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung : Là các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất,
chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Bao gồm :
Chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng,
tiền lương các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng, chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng.
Giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí vật tư trực tiếp + Chi phí
nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung.
* Giá thành tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:
- Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ
- Chi phí bán hàng : Là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ, bao gồm các chi phí bảo hành sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp : Bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý
và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
10
của doanh nghiệp như : Chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định
phục vụ cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, tiền lương và các
khoản trích nộp theo quy định của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp,

chi phí mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở doanh nghiệp như chi phí
về tiếp khách, giao dịch, chi các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Giá thành tiêu thụ = giá thành sản xuất + chi phí bán hàng + chi phí
quản lý doanh nghiệp.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong công tác quản lý
chi phí
Trong công tác quản lý chi phí, cùng với việc tập hợp chi phí theo yếu tố
đúng theo quy định chế độ của nhà nước ban hành, công ty luôn luôn tập trung
nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa chi phí
trong hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó giá bán sản phẩm
của từng mặt hàng đã hạ mặc dù một số chi phí trong từng mặt hàng vẫn có xu
thế tăng lên.
Bên cạnh những ưu điểm mà công ty đã đạt được trong công tác quản lý
chi phí, công ty vẫn còn những nhược điểm cần được khắc phục.
Công tác lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh còn sơ sài chưa được
coi trọng trong công tác quản lý chi phí, chưa được vận dụng tốt trong công tác
quản lý chi phí hoạt động kinh doanh và hạ giá bán sản phẩm.
Hàng hoá của công ty sản xuât chi phi con cao nên gia thanh cao lam cho
sức cạnh tranh con thấp
Đối với việc sử dụng các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh thì
việc áp dụng các hình thức thưởng phạt chưa được tốt nên chưa taọ được sự thi
đua cạnh tranh nhau trong công ty
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác còn cao chưa tương
ứng với kết quả đem lại.
.2.2. Khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
11
Công ty TNHH nhựa hoàng hà tập hợp chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh theo yếu tố chi phí và được chia ra năm loại:
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu

- Yếu tố chi phí nhân công
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác.
Để đánh giá khái quát về thực trạng quản lý chi phí hoạt động kinh doanh
của Trung tâm ta đi phân tích đánh giá công tác quản lý chi phí hoạt động kinh
doanh của côngty trong hai năm qua ở bảng sau :
* Chi phí nguyên liệu, vật liệu:
Để đánh giá khái quát về thực trạng quản lý chi phí hoạt động kinh doanh
của công ty ta đi phân tích đánh giá công tác quản lý chi phí hoạt động kinh
doanh của công ty trong các năm qua ở bảng sau :
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
12
Bảng 4 : Tập hợp chi phí sản xuất 1 đơn vị sps(KG) theo yếu tố của công ty
TNHH Nhựa Hoàng hà
Đơn vị : đ
Khoản mục
2007
2008
2009
So sánh 08/07 So sánh 09/08
Mức
chênh
lệch
%
Mức
chênh
lệch
%
1. Chi phí NVL chính

16.150 16.150 17.100
0 0 950 5.88
2. Chi phí NVL phụ
2.250 2.306 2.520
56 2.5 214 9.28
3. Chi phí nhân công
400 400 400
0 0 0 0
4. Chi phí vận chuyển
100 100 100
0 0 0 0
5. Chi phí điện năng
1.000 1.000 1.200
0 0 200 20
6. Chi phí khấu hao
TSCĐ
1.000 1.000 1.000
0 0 0 0
7. Chi phí sửa chữa
máy móc, TB
100 100 139.7
0 0 39.7 39.7
8. Chi phí khác
800 827,5 827,5
27.5 3.43 27.5 3.43
Cộng
21.800
21.883,
5
23.289,2

83.5 0.38 1405.7 6.42
2.3Tình hình chi phí sản xuất và định giá cho sản phẩm ống nhựa *
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho sản phẩm
Sản phẩm ống nhựa là một trong 3 dòng sản phẩm chính của công ty. Chỉ cần
dựa vào sản phẩm này thông qua việc phân tích sự biến đổi chi phí trong giá
thành đơn vị sản phẩm, ta có thể so sánh được đối với việc đánh giá công tác hạ
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
13
giá thành sản phẩm. Việc lập kế hoạch giá thành cho sản phẩm này giúp công ty
thấy rõ tình hình tăng giảm của giá thành và tìm ra nguyên nhân.
sản lượng của sản phẩm ống nhựa năm 2008: 1686(chiếc), và năm 2009 là:
1665 (chiếc)
Bảng: Chi phí sản xuất và giá thành theo khoản mục sản phẩm ống
nhựa của công ty năm 2008
Sản lượng : 1686tấn
ĐVT: Đồng
Khoản mục Chi phí tính cho 1 đvsp Thành tiền
1. Chi phí vật liệu chính 16.150 27.228.900.000
2. Chi phí vật liệu phụ 2.306 3.887.916.000
3. Chi phí nhân công 400 674.400.000
4. Chi phí vận chuyển 100 168.600.000
5. Chi phí điện năng 1.000 1.686.000.000
6. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.000 1.686.000.000
7. Chi phí sửa chữa máy móc,
TB
100 168.600.000
8. Chi phí khác 827.5 1.270.400.000
Cộng 21.883,5 29.106.981.000
Bảng: Chi phí sản xuất và giá thành theo khoản mục sản phẩm ống
nhựa của công ty năm 2009

Sản lượng : 1665 tấn
ĐVT: Đồng
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
14
+ Chi phí tính cho 1 đvsp Thành tiền
1. Chi phí vật liệu chính 17.100 28.471.500.000
2. Chi phí vật liệu phụ 2.520 4.195.800.000
3. Chi phí nhân công 400 666.000.000
4. Chi phí vận chuyển 100 166.500.000
5. Chi phí điện năng 1.200 1.998.000.000
6. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.000 1.665.000.000
7. Chi phí sửa chữa máy móc,
TB
139,7 232.600.500
8. Chi phí khác 827,5 1.377.788.500
Cộng 21.883,5 38.773.189.000
III Lập kế hoạch giá thành cho sản phẩm ống nhựa năm 2010
Sản lượng bóng đèn tròn năm 2010 dự tính là:1900 tấn
Chi phí phát sinh của sản phẩm ống nhựa được dự tính trong năm 2010 được
tổng hợp trong bảng dưới đây
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
15
ĐVT:Triệu dồng
Khoản mục Chi phí sp(kg) Tỷ trọng(%)
1. Chi phí vật liệu chính 28.571.500.00
0
72.53
2. Chi phí vật liệu phụ 4.195.800.000 10.65
3. Chi phí nhân công 666.000.000 1.69
4. Chi phí vận chuyển 166.500.000 0.42

5. Chi phí điện năng 2.470.000.000 6.27
6. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.665.000.000 4.22
7. Chi phí sửa chữa máy móc,
TB
278.600.000 0.7
8. Chi phí khác 1.377.788.500 3.5
Cộng 39.391.188.50
0
100
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
16
Cũng với phương pháp như trên với mức chi phí dự định cho năm 2010 ta cũng
tính giá thành sản xuất đơn vị:
• Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của sản phẩm bóng đèn tròn
= chi phí NVL trrực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung
= 39.391.188.500(đồng )
• Giá thành sản xuất đơn vị =
= = 20732.2 ( đ)
Do đây mới chỉ là kế hoạch dự định sản xuất nêm ta chưa cho chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp vào, nghĩa là mới chỉ tính giá thành sản xuất
đơn vị
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
17
ChươngII:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ
SẢN PHẨM
I, Biện pháp lao động tiền lương
Như ta đã phân tích thì chi phí khoản mục lương luôn chiếm một tỷ trọng
tương đối lớn tronggiá thành sản phẩm của công ty. Do vậy việc tổ chức và quản
lý công tác lao động tiền lương một cách hợp lý có hiệu quả vừa làm tăng năng

suất lao động, tăng khối lượng sản xuất ra trong kỳ, đồng thời nếu giảm được chi
phí lương cũng sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Muốn như vậy thì phải đảm
bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí lương.
Như vậy cải tiến tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm hợp lý, cải
tiến tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nâng cao
trình độ cơ giới hoá, tự động hoá, hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỷ
luậtk lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm vật
chất để kích thích lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của người công
nhân.
Tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương
bình quân và tiền công sẽ cho phép giảm chi phí khoản mục tiền lương trong giá
thành sản phẩm và do đó sẽ làm cho tỷ trọng của tiền lương trong tổng giá thành
sản lượng.
Tiền lương còn là chỉ tiêu chất lượng quan trọng gắn liền voéi lao động.
Vì vậy khoản mục tiền lương đánh giá trình độ tổ chức, quản lý lao động trong
sản xuất. Từ v iệc phân tích khoản mục tiền lương ta thấy được các định mức lao
động có hợp lý hay không, khoa học phù hợp với tính chất nhiệm vụ của công
ty hay không.
Một số biện pháp ở đây có thể là:
- Nắm chắc kế hoạch sản lượng để chủ động trong việc tuỷên lao động, bố
trí sắp xếp nhân lực một cách hợp lý và khoa học. Bộ phận phục vụ chiếm tỷ lệ
lớn là điều không hợp lý. Cần có kế hoạch chuyển đổi lực lượng lao động này để
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
18
vừa đủ duy trì tốt hoạt động, mặt khác chuyển bớt lực lượng này sang bộ phân
sanr xuất trực tiếp để tăng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Việc trả lương theo sản phẩm tuy có tác dụng thúc đẩy sản xuất tăng
năng suất lao động. Tuy nhiên trả lương theo cách này khá phức tạp, cần phải
xem xét các hiện tượng cụ thể để có biện pháp khắc phục kịp thời. Phải bố trí
lực lượng lao động hợp lý tránh lãng phí tong vịêc trả lương cho công nhân, mặt

khác phải làm tốt công tác quản lý để tránh tình trạng công nhân chạy theo số
lượng mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm, lãng phí trong khi sử dụng
nguyên vật liệu. Bởi thế cần phải tổ chức giáo dục ý thức cuả công nhân một
cách nghiêm túc, có kế hoạch thưởng phạt rõ ràng, định ra một mức chất lượng
cần đạt để đu điều kiện trả lương.
II . Biên pháp về nguyên vật liệu
Biện pháp để hạ chi phí nguyên vật liệu là:
+ Cần thực hiện nghiêm túc và khoa học công tác định mức tiêu hao
nguyên vật liệu. Nghiên cứu kỹ thực tế sản xuất trong những kỳ trước để thấy
được mức tiêu hao nguyên vât liệu hợp lý nhất. Xác định các chỉ tiêu kỳ kế
hoạch , cũng như các nhu cầu mới. Đồng thời đánh giá các trang thiết bị máy
móc nhà xưởng… cũng như trình độ khai thác sử dụng của công nhân.
So sánh các chi phí kì thực hiện với các định mức để tìm ra nguyên nhân
gây biến động, đánh giá các nguyên nhân là chủ quan hay khách quan, tích cực
hay tiêu cực, nguyên nhân nào phải khắc phục nguyên nhân nào cần phát huy.
Sau đó căn cứ vào các nhu cầu mới và tình hình thực tế của công ty để đưa ra
các định mức thích hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh, giảm gía thành
sản xuất.
+ Thực hiện công tác quản lý nguyên vật liệu tôt để tránh tình trạng thất
thoát nguyên vật liệu, bảo quản tốt nguyên vật liệu đảm bảo hạn chế lượng
nguyên vật liệu hỏng do khâu bảo quản. Đồng thời nếu bảo quản tốt sẽ giữ
nguyên được chất lượng của nguyên vật liệu như thế sẽ đảm bảo chất lượng
sản phẩm là tốt nhất
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
19
+ Tổ chức công tác dự trữ và thu mua nguyên vật liệu tốt, đảm bảo cho
công ty tránh được tình trạng phải mua nguyên vật liệu với giá cao do biến
đông cung cầu trên thị trường.
+ Nâng cao ý thức tiết kiệm của nguời lao động trong quá trình sản xuất,
hạn chế lãng phí nguyên vật liệu do sử dụng sai mục đích . Đồng thời cần nâng

cao trình độ cho người lao động hạn chế những sản phẩm hỏng, những phế
phẩm trong quá trình sản xuất bằng cách tổ chức các lớp học cho công nhân,
hướng dẫn công nhân làm việc đúng quy trình công nghệ. Ngoài ra cần phải có
những khen thưởng kịp thời những cá nhân thực hiện tốt các quy định , sáng tạo
trong sản xuất góp phần tăng hiệu quả công việc, giảm chi phí sản xuất. Bên
cạnh đó cần có những biện pháp xử phạt những cá nhân không thực hiện các
nội quy gây hư hỏng máy móc thiết bị thất thoát nguyên vật liệu…ảnh hương tới
quá trình sản xuất.
+Chú ý đến việc đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại vừa
đảm bảo tăng năng suất vừa đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu.
III. Biện pháp đối với chi phí sản xuất chung.
Mặc dù giá điện nước là nằm ngoài tầm kiểm soát cuả công ty nhưng
cũng cần có những biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm những động lực này như
tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng các thiết bị điện, hạn chế
đến mức tối đa các thiết bị điện không cần thiết, thường xuyên nhắc nhở mọi
người có ý thức tắt các dụng cụ điện khi hoàn thành công việc của mình, cần có
một chế độ nhất định khi sử dụng điện nước trong khi sản xuất.
Đối với chi phí về năng lượng, hơi nước công ty cần kiểm soát để loại
bỏ những nguyên nhân tiêu cực, phát huy những nguyên nhân tích cực làm giảm
chi phí về năng lượng, điều chỉnh bổ sung định mức về tiêu hao nhiên liệu ch
phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị phì hợp với các quy trình sản xuất sản
phẩm. Đưa ra những biện pháp quản lý dự trữ nhiên liệu hợp lý, phục vụ cho kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo đáp ứng kịp thời cho sản xuất
góp phần làm giảm chi phí nhiên liệu của công ty. ở đây công ty cần chú ý đến
các vấn đề như việc định mức tiêu hao nhiên liệu, cần phải căn cứ vào tình trạng
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
20
trang thiết bị hiện có của công ty đang ở mức độ nào lạc hậu hay hiện đại để từ
đó có định mức hợp lý. Nếu tình trạng máy móc thiết bị của công ty lac hậu thì
cần có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế nếu cần, tiến hành thanh lý

những tài sản đã hết hặn sử dụng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mức tiêu hao
nhiên liệu quá lớn .
Phải thường xuyên có kế hoạch chủ động trong công việc quản lý máy
móc, thiết bị đưa máy móc vào sửa chữa đúng thời kỳ, đảm bảo khả năng sản
xuất, góp phần làm giảm mức tiêu hao nhiên liệu.
Khắc phục những điểm còn tồn tại trong khâu cấp phát nhiên liệu. Đầu tư
mua trang thiết bị cấp phát nhiên liệu, tránh tình trạng cấp phát nhiên liệu thừ
gây hao hụt mất mát
Có biện pháp khuyến khích khen thưởng công nhân trực tiếp làm công tác vận
hành máy tạo tiết kiệm nhiên liệu.
¬
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
21
KẾT LUẬN
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì việc phân tích chi phí sản xuất và
định giá sản phẩm góp vị trí quan trọng và mang tính sống còn. Và ảnh hưởng
trực tiếp tới khả năng sinh lời, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị
trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích chi phí sản
xuất và tính giá thành. Vì vậy em đã chọn và nghiên cứu tìm hiểu về tình hình
thực hiện phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty thiết bị
điện Minh Khai. Công tác kế phân tích tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trong công tác quản lý tại
Công ty
Dựa trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu ở nhà trường kết hợp với
quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến
nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại nhà máy . Đối với mỗi sinh viên, giữa kiến thức học được trong
sách vở và thực tế còn có sự khác biệt nhất định, do vậy những ý kiến, đề xuất
trong thiết kế khó tránh khỏi những thiếu sót .

Để hoàn thành thiểt kế môn học này, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối
với thầy giáo hướng dẫn –tiến sĩ – Vũ Thế Bình và các thầy cô giáo trong
trường, đã giúp đỡ tận tình để hoàn thành bài viết của mình.
Do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, em kính mong được sự
tiếp tục chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các anh chị cùng các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Tô Quốc Hiệp
22

×