Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Địa đàng ở phía Nam… doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.72 KB, 11 trang )

Địa đàng ở phía Nam…
Những dãy núi đẹp đến sững sờ, những khu rừng rậm nhiệt đới nguyên sinh,
những cánh đồng bằng phẳng chia cắt bởi các con sông đan xen vào nhau,
những hồ nước trong như pha lê và những đồng cỏ nuôi cừu trập trùng, tít
tắp… Tất cả đã tạo nên diện mạo của đảo quốc New Zealand – nơi được
mệnh danh là “địa đàng” ở bán cầu Nam.
Đất nước bình yên

Thành phố Auckland nhìn từ trên cao

Vịnh Cathedral yên ả
Chuyến bay của Royal Brunei Airlines đưa chúng tôi đến Auckland – New
Zealand vào một buổi sáng tháng 5. Không giống như Việt Nam đang ở vào những
ngày oi bức nhất, giai đoạn tháng 5 lại chính là những ngày cuối thu – đầu đông
của New Zealand. Tại đảo quốc xinh đẹp và thanh bình này, mùa xuân kéo dài từ
tháng 9 đến tháng 11, mùa hè từ tháng 12 đến tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đến
tháng 5 và mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8.
Giờ New Zealand đi trước giờ Việt Nam năm tiếng (trừ mùa hè khi ngày dài hơn
sẽ có thay đổi). Vì vậy, khi chúng tôi vừa bước ra khỏi phi trường, không ít thành
viên trong đoàn đã ồ lên xuýt xoa trước những làn gió lạnh tê của một ngày cuối
thu – đầu đông nơi gần cực Nam bán cầu.
Nếu ai đã từng đặt chân đến Úc – đất nước “láng giềng” của New Zealand – có lẽ
sẽ không thấy bất ngờ vì từ kiến trúc nhà cửa, trang trí quán xá trên đường đến
phong cách sống của người New Zealand không khác Úc là mấy. Thế nhưng, tinh
ý một chút, sẽ nhận ra ngay nhịp điệu cuộc sống ở New Zealand thanh bình và
thong thả đến nỗi người ta tưởng như mình được quay về với những thành phố của
Úc vài thập niên trước!
Cảm nhận được điều ấy, sẽ không thấy lạ khi biết rằng theo bảng xếp hạng “chỉ số
bình yên” toàn cầu do Tổ chức Thông tin tình báo kinh tế (EIU, Anh) công bố năm
2008, New Zealand là đất nước xếp thứ nhất thế giới.
New Zealand gồm Đảo Bắc (North Island) và Đảo Nam (South Island), có tổng


diện tích 270.534km2 (bằng khoảng 4/5 diện tích Việt Nam) nhưng dân số chỉ xấp
xỉ 4,3 triệu người. Khí hậu New Zealand mang đặc tính của cả vị trí địa lý và địa
hình của đất nước, do ảnh hưởng của vĩ độ và gần đại dương nên không bao giờ
quá nóng hay quá lạnh.
Đảo Bắc New Zealand – nơi chúng tôi đến – nổi tiếng với thành phố lớn nhất là
Auckland. Tuy nhiên, kể cả ở nơi này cũng không tìm thấy sự ồn ào hay náo nhiệt
như vẫn thường gặp ở các thành phố lớn của những quốc gia khác trên thế giới.
Auckland được mệnh danh là thành phố của những cánh buồm, vì nơi đây thường
xuyên tổ chức các cuộc đua thuyền buồm. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên
của chúng tôi tại đảo quốc xinh đẹp này.
Giáp với biển cả và được bao phủ bởi những ngọn đồi xanh được hình thành từ
các dòng dung nham núi lửa, Auckland mang một vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa kỳ bí.
Chúng tôi gần như sững sờ khi đặt chân đến Mount Eden – chóp núi lửa cao nhất
thành phố, rộng 196m, miệng sâu 50m, từ nơi này có thể phóng tầm mắt ngắm
toàn cảnh Auckland.
Thành phố Auckland có đại lộ Nữ Hoàng sầm uất, là trung tâm thương mại hiện
đại vào hàng bậc nhất, có tòa tháp Sky cao 328m, cao hơn tháp Eiffel của Pháp,
song đồng thời lại chứa đựng trong đó cả những nét nên thơ thanh nhã như Parnell
Village – ngôi làng nổi tiếng ở phía đông trung tâm thành phố với những ngôi nhà
gỗ xinh đẹp và độc đáo.
Huyền ảo hang động Waitomo Glow Worm

Huyền ảo hang động Waitomo Glow Worm – Ảnh: wayfaring.info
Những ngày tiếp theo, điểm đến của chúng tôi là Waitomo và Rotorua. Waitomo
cách Auckland hai giờ đi xe, nổi tiếng với những động đá vôi kỳ vĩ. Chúng tôi đã
“chuẩn bị tinh thần” trước cho điều đó, nhưng vẫn khó có thể nén được một tiếng
ồ lên kinh ngạc khi chiêm ngưỡng nét đẹp huyền ảo của hang động Waitomo
Glow Worm.
Có lẽ đây là một trong những “đặc sản du lịch” có một không hai của New
Zealand, khi trong hang động lại có sông suối chảy qua và có một loại côn trùng

phát sáng (tựa như đom đóm) sinh sống đông đúc khiến các hang động tối om ở độ
sâu hàng chục mét dưới mặt đất vẫn sáng lung linh như khung cảnh dưới một bầu
trời sao kỳ ảo.
Điều đặc biệt đáng trân trọng là hệ thống hang động ở đây được bảo quản đến mức
tuyệt vời với các thạch nhũ và măng đá còn “sống”, tức nước vẫn chảy, măng và
nhũ vẫn mọc trước mắt khách tham quan. Khách luôn được hướng dẫn viên nhắc
nhở không được chạm vào hiện vật, tuyệt đối giữ im lặng và đi lại khẽ khàng đến
mức tối đa. Ngoài ra, việc sử dụng toàn ánh sáng trắng để chiếu sáng cũng đã góp
phần giúp khách tham quan thấy rõ được màu sắc thật của từng măng đá, thạch
nhũ.
Ấn tượng nhất là việc từng tốp du khách (khoảng 20 người) được đưa xuống một
chiếc thuyền nhỏ, người chèo thuyền níu theo dây thừng căng sẵn để đưa khách đi
qua một khúc sông chảy xuyên qua lòng hang. Có thể nghe rõ từng giọt nước nhỏ
xuống. Trên trần hang, cả một vòm sáng rực màu xanh huyền ảo của loại côn
trùng phát sáng khiến người ta không tin được đây là một cảnh thật trong đời.
Với Rotorua, một thành phố khác cách Auckland khoảng ba tiếng rưỡi chạy xe,
đây là thành phố của nền công nghiệp nặng và của du lịch, nơi được gọi vui là
Thành phố Lưu Huỳnh. Thế nhưng, điều thú vị nhất mà chúng tôi cảm nhận được
tại đây lại chính là chuyến tham quan nông trường và những trang trại nuôi cừu
lớn bạt ngàn.

Những chiếc máy bay riêng của nông dân ở New Zealand
Đáng ngạc nhiên là ở đảo quốc này, những người giàu có vào hàng “khủng” hầu
hết lại là… nông dân! Nông dân chiếm khoảng 1/4 dân số New Zealand. Nhờ xuất
khẩu mặt hàng nông nghiệp (bơ, sữa, bò, cừu…), sở hữu trong tay rất nhiều đất đai
đắt đỏ nên việc một nông dân ở đất nước này có trong tay những tòa nhà tráng lệ,
những chiếc xe hơi đời mới hay cả… trực thăng riêng không có gì là hiếm.
Hiện New Zealand là quốc gia xuất khẩu thịt cừu số một cho thị trường châu Âu
và là quốc gia xuất khẩu thịt bò số một cho thị trường Mỹ. Xuất khẩu của New
Zealand chiếm 74% thị trường thịt cừu thế giới, 33% thị trường sữa thế giới và

33% thị trường len.

Một trang trại nuôi cừu để lấy lông và thịt – ngành xuất khẩu chủ lực
của nền kinh tế New Zealand

Tham quan nông trường và những trang trại nuôi cừu.

Những cánh đồng bằng phẳng chia cắt bởi các con sông đan xen vào
nhau
Ngoài bò và cừu, chúng tôi còn được tham quan khu vườn trồng cây Kiwi, thưởng
thức rượu Kiwi và… được thấy cả những chú chim Kiwi thật! Biểu tượng của
New Zealand là những chú chim Kiwi. Người New Zealand thường tự hào nói
rằng: “Tôi là chim Kiwi” với nghĩa “Tôi là người New Zealand”.
Những chú chim bé nhỏ, có hình dạng như quả lê, lông vũ nhỏ mọc lồng bồng này
không biết… bay! Chúng chỉ có những đôi chân ngắn khỏe, chạy rất nhanh và đặc
biệt là đẻ trứng rất to. Trứng Kiwi có thể bằng đến 20% trọng lượng cơ thể chim
mẹ. Nếu xét tỷ lệ giữa trọng lượng trứng và trọng lượng cơ thể, có thể xếp trứng
Kiwi vào hàng trứng khổng lồ nhất trong các loài chim.
Năm 2009, Kiwi là “nhân vật” được YouTube bầu chọn giải thưởng “Most adore”
(Đáng khâm phục nhất) của năm khi xuất hiện trong một đoạn phim ngắn thể hiện
ước mơ mãnh liệt dành cả cuộc đời mình cho khao khát một lần được “cất cánh”.
Rất nhiều người đã giật mình xúc động vì “bài học” được ẩn chứa từ đoạn clip ấy.
Và thêm một điều nữa mà những người dân bản địa đã nhiệt tình cho chúng tôi
biết: Chim Kiwi hiện đã được liệt vào sách đỏ cần được bảo tồn, là loài chim chỉ
có ở New Zealand mà thôi.

Những mạch nước ngầm đang phun ở dòng suối Te Puia, nơi được
những người dân địa phương tin rằng có khả năng chữa lành bệnh nhờ
tắm trong suối này


Chữ tiếng Anh và chữ Maori Latin hóa được dùng cùng lúc trong văn
thư và trên những tấm biển chỉ dẫn.
Ở Rotorua, chúng tôi còn được ghé thăm Te Puia, nơi có rất nhiều hồ bùn, mạch
nước phun và con suối mà những người dân địa phương tuyên bố rằng họ đã được
chữa lành bệnh nhờ tắm trong suối này. Đây cũng là nơi có những tòa nhà, cửa
hàng đặc trưng văn hóa Maori. Maori là dân bản xứ, được phát hiện có mặt ở New
Zealand vào khoảng thế kỷ thứ X và cho đến hôm nay vẫn có một địa vị đặc biệt
trong xã hội New Zealand.
Với mạng bay đang ngày
một mở rộng và nỗ lực
phục vụ khách hàng ngày
một tốt hơn, Royal
Brunei Airlines đã thiết
lập được thời gian nối
Ở những cơ quan công quyền và trường đại học, chữ
tiếng Anh và chữ Maori Latin hóa được dùng cùng lúc
trong văn thư và trên những tấm biển chỉ dẫn. Có một
điều thú vị sẽ làm bạn bất ngờ: Nếu bạn đến đây và
nhìn thấy một người thổ dân Maori… trợn mắt, nhăn
mặt, lè lưỡi thì xin đừng sợ. Họ chỉ đang biểu lộ
những cử chỉ thân ái, như lời chào đón nồng nhiệt
dành cho bạn thôi!
Quay về lại thành phố Auckland, sau đó tạm biệt New
Zealand với tất cả sự luyến lưu, những thành viên trong đoàn nói với nhau: “Giờ
thì đã hiểu vì sao rất nhiều bộ phim của Hollywood, điển hình như phim Chúa tể
của những chiếc nhẫn lại chọn cảnh quay tại New Zealand!”.
Tạm biệt New Zealand, chúng tôi còn được biết thêm một chi tiết đáng nhớ về đất
nước này: Một tên gọi khác (cách gọi bằng thổ ngữ) của New Zealand là Aotearoa,
có nghĩa là “Vùng đất của những áng mây trắng dài”. Với những gì đã tận mắt
cảm nhận, chúng tôi mới thực sự hiểu được vì sao đảo quốc với những con đường

ven vịnh đẹp như thiên đường này được xem như một “địa đàng” ở nửa bán cầu
Nam…

chuyến rất tốt (chỉ mất 50
phút cho việc nối
chuyến), giúp du khách
từ Việt Nam đến
Auckland – New Zealand
nhanh hơn, có nhiều thời
gian cho những chuyến
du lịch của mình.

×